Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu là làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng về phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014, từ đó rút ra kinh nghiệm phục vụ cho quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng hiện nay. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- PHẠM VĂN THÔNG ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM GIÀNG (HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS NGÔ ĐĂNG TRI HÀ NỘI. 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả Phạm Văn Thông
- LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới PGS.TS Ngô Đăng Tri, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để em hoan thành luận văn tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn toàn thể thầy, giáo trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thƣ viện trƣờng, các thầy cô và các bạn trong tập thể lớp cao học Lịch sử Đảng QH-2013 đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, nhân viên kho lƣu trữ văn phòng Huyện ủy, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Phòng Cơ sở hạ tầng… của huyện Cẩm Giàng đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình khai thác và tìm kiếm tƣ liệu. Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình em học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Tác giả Phạm Văn Thông
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu.............................................................. 5 6. Đóng góp của luận văn................................................................................................. 5 7. Bố cục của luận văn ...................................................................................................... 6 Chƣơng 1. QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM GIÀNG (2000-2005) ..........................................................................7 1.1. Chủ trƣơng phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng (2000-2005) .. 7 1.1.1. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Cẩm Giàng trước năm 2000 .... 7 1.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng ........... 10 1.2. Quá trình Đảng bộ huyện Cẩm Giàng chỉ đạo phát triển kinh tế (2000-2005)... 15 1.2.1. Ngành nông nghiệp ............................................................................................. 15 1.2.2. Ngành công nghiệp và dịch vụ ............................................................... 20 Tiểu kết .....................................................................................................................25 Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM GIÀNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ (2005-2010) ........................................................27 2.1. Chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng (2006-2010) .......................................................................................................................... 27 2.1.1. Yêu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng 27 2.1.2. Chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng (2006-2010) ............................................................................................. 28 2.2. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế (2005-2010) 34 2.2.1. Ngành nông nghiệp ................................................................................. 34 2.2.2. Ngành công nghiệp và dịch vụ ............................................................... 38 Tiểu kết .....................................................................................................................45 Chƣơng 3. ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM GIÀNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ (2010-2014) .................................................................................46
- 3.1. Chủ trƣơng tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng .................................................................................................................................... 46 3.1.1. Yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng ............................................................................................................... 46 3.1.2. Chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng (2010-2014) .................................................................................... 48 3.2. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế (2010-2014) .......................................................................................................................... 55 3.2.1. Ngành nông nghiệp ............................................................................................. 55 3.2.2. Ngành công nghiệp và dịch vụ ............................................................... 58 Tiểu kết ......................................................................................................................63 Chƣơng 4. NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ..............65 4.1. Nhận xét chung ........................................................................................................... 65 4.1.1. Về các thành tựu ..................................................................................... 65 4.1.2. Về các hạn chế ......................................................................................... 71 4.2. Các kinh nghiệm chủ yếu ......................................................................................... 74 4.2.1. Kinh nghiệm trong xác định chủ trương ......................................................... 74 4.2.2. Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện .................................................... 79 Tiểu kết .....................................................................................................................83 KẾT LUẬN ..............................................................................................................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................88 PHỤ LỤC .................................................................................................................95
- BẢNG VIẾT TẮT 1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 2 Hội đồng nhân dân HĐND Hợp tác xã HTX Khu công nghiệp KCN Nhà xuất bản Nxb Quốc lộ QL Thị trấn TT Tiểu thủ công nghiệp TTCN Tỉnh lộ TL Trách nhiệm hữu hạn TNHH Ủy ban nhân dân UBND Vƣờn - ao - chuồng V.A.C Xã hội chủ nghĩa XHCN
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xƣớng công cuộc đổi mới đƣa đất nƣớc thoát ra khỏi khủng hoảng. Năm 1991 Đảng đã thông qua “Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Tiếp đó, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng đề ra nhiệm vụ “Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lƣợng, tranh thủ thời cơ, vƣợt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vƣợt mục tiêu đƣợc đề ra trong chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000: tăng trƣởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững” [39, tr. 6]. Tại các kỳ Đại hội IX, X, XI, Đảng tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đƣờng lối phát triển kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng phát triển kinh tế góp phần làm sáng tỏ đƣờng lối lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng. Tiếp thu quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về phát triển kinh tế, sau khi huyện Cẩm Giàng đƣợc tái thành lập (năm 1997), Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã từng bƣớc cụ thể hóa đƣờng lối của Đảng, thực hiện CNH, HĐH phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng. Tại Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Giàng lần thứ XXII (năm 2001), Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã đề ra mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020 đƣa huyện Cẩm Giàng trở thành một trong những huyện đứng đầu về phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dƣơng” [1, tr. 14]. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014 sẽ giúp cho Đảng bộ huyện Cẩm Giàng rút ra đƣợc những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế từ đó khắc phục những hạn chế, thiếu sót, phát huy những lợi thế nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH trên địa bàn huyện Cẩm Giàng. Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Đảng bộ huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014”. 1
- 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quá trình CNH, HĐH ngày càng đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn. Do đó, vấn đề này đã thu hút đƣợc sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các cơ quan nhà nƣớc tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá dƣới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Những công trình này gồm những nhóm sau: Nhóm công trình nghiên cứu đã đƣợc in thành sách gồm có: Trần Đình Thiên (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam phác thảo lộ trình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Trần Đình Giao (1996), Suy nghĩ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Thanh (2005) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia; Nguyễn Văn Bích (1994), Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thành tựu, vấn đề và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia; PGS. TS Nguyễn Điền (1994), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở các nước châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia; Trƣơng Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia; Nguyễn Xuân Thảo (2004) Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia… Các công trình này đã nêu ra đƣợc một số yếu tố tác động đến sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, các tác giả đã đƣa một số biện pháp, giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế trong đó chủ đạo là ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhóm các bài báo cáo khoa học, bài viết đã đƣợc đăng lên một số tạp chí gồm có: Võ Văn Kiệt (1996), Những giải pháp lớn nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Cộng sản, (số 21); Nguyễn Sinh Súc (2000), Sản xuất công nghiệp ở nước ta thực trạng và giải pháp, Tạp chí Cộng sản, (số 3); Hoàng Thị Bích Loan (2006), công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nước Đông Nam Á bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 1); Nguyễn Tấn Dũng (2002), Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững người dân giàu lên, Tạp chí Cộng sản tháng 10, (số 28); Nguyễn Tấn 2
- Dũng (28/7/2005), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thành tựu và giải pháp, Báo Nhân dân; Nguyễn Sinh Cúc (2002), Tổng quan nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đầu thế kỳ XXI, Tạp chí Lao động và xã hội, (số 197); Đặng Kim Oanh (2009), Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới, tạp chí Lịch sử Đảng, (số 8) … Các tác phẩm đã nghiên cứu sâu thực trạng của một số ngành kinh tế đồng thời đƣa ra những giải pháp nhằm phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các công trình đã làm rõ đƣợc chủ trƣơng của Đảng về phát triển các ngành kinh tế. Nhóm các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ: Nguyễn Thị Hồng Điệp (2008), Đảng bộ Hà Nam lãnh đạo xóa đói giảm nghèo trong những năm 1997-2005, luận văn thạc sĩ trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; Bùi, Đại học Quốc gia Hà Nội; Sĩ Lợi (2002), Phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010, luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân; Đào Trọng Bộ, Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp (1986-2000), luận văn thạc sĩ trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Tuấn Thành (2009), Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm 1997-2006, luận văn thạc sĩ trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Văn Vinh (2010), Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 2005, học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Hà Nội… Các công trình đã đi sâu nghiên cứu thực trạng vào giải pháp phát triển kinh tế ở một số địa phƣơng. Các công trình nghiên cứu, các bài viết liên quan trực tiếp đến phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Dƣơng gồm có: Vũ Mạnh Thìn (năm 2012), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Ngọc Anh (2003), Đội ngũ tri thức Hải Dương trong sự nghiệp CNH, HĐH - thực trạng và giải pháp, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Vũ Quỳnh Anh, Phạm Văn Thuấn, Đoàn Thị Thu 3
- Uyên (2003), Chào mừng đến với Hải Dương, Nxb Thông tấn; Tạ Duy, Hải Dương với chương trình giải quyết việc làm, tạp chí Lao động và xã hội, số 244. Sở Lao động Hải Dƣơng, Phân bổ và sử dụng hợp lý sức lao động - một vấn đề chiến lược; Hoàng Thị Ánh Nga (2006) Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2005, luận văn thạc sĩ trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Vũ Thị Lƣơng, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ trƣờng đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội… Các công trình đã trình bày, đánh giá về thực trạng nền kinh tế của Hải Dƣơng, đồng thời đƣa ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh phát triển các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng nói chung và của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng nói riêng về phát triển công nghiệp đã có nhiều bài nghiên cứu đề cập đến nhiều vấn đề, khía cạnh khác nhau. Những bài nghiên cứu đó là nguồn tƣ liệu quý giá cho bài luận văn tốt nghiệp. Đến nay, chƣa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu Đảng bộ huyện Cẩm Giàng lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014. Chính vì vậy, đây vừa là cơ hội nhƣng đồng thời cũng là thách thức không nhỏ cho tác giả trong quá trình tìm hiểu vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng về phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014, từ đó rút ra kinh nghiệm phục vụ cho quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu là làm rõ các điều kiện chủ quan, khách quan tác động đến quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng từ năm 2000 đến năm 2014. Làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng trong phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014. 4
- Đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014 của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn nghiên cứu là quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng từ năm 2000 đến năm 2014. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng về phát triển kinh tế. Về thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2014, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả có đề cập đến một số nội dung trƣớc năm 2000 và sau năm 2014. Về không gian: trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh. Nguồn tƣ liệu tác giả sử dụng gồm hai nhóm chủ yếu sau: Nhóm nguồn văn kiện: Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam; nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về phát triển công nghiệp (các khóa VII, VIII, XIX, X, XI); văn kiện các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng (Đại hội XII, XIII, XIV, XV); các báo cáo chính trị của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng (lần thứ XXII, XXIII, XXIV, XXV); các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, huyện về phát triển kinh tế; báo cáo tổng kết hàng năm của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cẩm Giàng, Hội đồng nhân dân huyện Cẩm Giàng, Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Giàng… Nhóm các sách, tạp chí, luận văn: Những công trình nghiên cứu, bài viết có đề cập đến vấn đề CNH, HĐH trên phạm vi cả nƣớc, tỉnh Hải Dƣơng và huyện Cẩm Giàng. 6. Đóng góp của luận văn 5
- Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng về phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014. Nêu bật đƣợc một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, góp phần làm sáng tỏ đƣờng lối lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng. Bên cạnh đó, luận văn góp phần vào công tác nghiên cứu lịch sử Đảng bộ địa phƣơng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm có 4 chƣơng: Chƣơng 1. Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng (2000-2005) Chƣơng 2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng về phát triển kinh tế từ (2005-2010) Chƣơng 3. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế (2010-2014) Chƣơng 4. Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu 6
- Chƣơng 1 QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM GIÀNG (2000-2005) 1.1. Chủ trƣơng phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng (2000-2005) 1.1.1. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Cẩm Giàng trước năm 2000 Khái quát về huyện Cẩm Giàng Vị trí địa lý: Huyện Cẩm Giàng nằm ở phía Tây tỉnh Hải Dƣơng, phía Bắc giáp huyện Lƣơng Tài (tỉnh Bắc Ninh); phía Đông Bắc giáp huyện Nam Sách; phía Đông giáp thành phố Hải Dƣơng; phía Đông Nam giáp huyện Gia Lộc; phía Nam giáp huyện Bình Giang; phía Tây giáp huyện Mỹ Hào (tỉnh Hƣng Yên), phía Tây Bắc giáp huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh). Địa hình và đất đai: Huyện Cẩm Giàng có địa hình bằng phẳng, đất đai do hệ thống sông Thái Bình bồi đắp nên tƣơng đối màu mỡ với tổng diện tích đất tự nhiên là 10.934,32ha. Khí hậu, sông ngòi: Huyện Cẩm Giàng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai loại gió chủ yếu là gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. Lƣợng mƣa trung bình là 1.500-1.700 mm/năm. Huyện Cẩm Giàng có hai con sông lớn bao quanh là sông Thái Bình ở phía Đông Bắc và sông Kẻ Sặt (sông Kim Sơn) ở phía Đông Nam. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hệ thống sông nhánh tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân chủ động nguồn nƣớc trong sinh hoạt và sản xuất. Tài nguyên thiên nhiên: Cẩm Giàng là huyện nghèo tài nguyên khoáng sản. Các nguồn tài nguyên chủ yếu của huyện gồm có: đất, cát, đá xây dựng, các loại tài nguyên khoáng sản khác không đáng kể. Sự nghèo nàn về tài nguyên là một trong những khó khăn mà huyện Cẩm Giàng gặp phải trong quá trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Về địa giới hành chính: Huyện Cẩm Giàng gồm có 2 thị trấn là thị trấn Lai Cách (huyện lị) và thị trấn Cẩm Giàng; 17 xã còn lại là: Cao An, Đức Chính, Cẩm Văn, Cẩm Đoài, Cẩm Đông, Cẩm Vũ, Cẩm Hoàng, Cẩm Phúc, Cẩm Sơn, Cẩm 7
- Điền, Cẩm Định, Cẩm Hƣng, Tân Trƣờng, Thạch Lỗi, Ngọc Liên, Lƣơng Điền và Kim Giang. Trên địa bàn Huyện có các trục giao thông đƣờng bộ đi qua nhƣ: QL5, QL38, Tỉnh lộ 394A, 394B, 394C, đƣờng 195, đƣờng 19 và đƣờng 5B. Về đƣờng sắt có tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa bàn huyện. Trong các tuyến đƣờng giao thông thì tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng, QL5 là hai tuyến quan trọng nhất góp phần rất lớn thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển đặc biệt là công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo xây dựng đƣợc các vùng sản xuất tập trung cho năng suất và giá trị cao. Đến cuối năm 2014, toàn huyện đã có 84 vùng sản xuất lúa và hoa màu. Các biện pháp khoa học - kỹ thuật đƣợc đƣa vào sử dụng rộng rãi, tốc độ cơ giới hóa ở mức cao. Điều này đã tạo thêm sức bật mới cho ngành nông nghiệp của huyện phát triển. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, cơ cấu ngành đa dạng. Năm 2014, trên địa bàn huyện có 3 cụm công nghiệp, 5 khu công nghiệp với 316 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, thu hút đƣợc hơn 20.000 lao động. Bên cạnh đó, huyện Cẩm Giàng có 4 làng nghề, một số ngành nghề truyền thống đang dần đƣợc khôi phục. Ngành dịch vụ - thƣơng mại phát triển với tốc độ nhanh nhờ khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng cũng nhƣ vận dụng tốt cơ chế thị trƣờng. Dịch vụ vận tải phát triển, khối lƣợng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn huyện tăng nhanh. Ngành bƣu chính viễn thông phát triển nhanh chóng, 100% số xã đã xây dựng đƣợc điểm bƣu điện văn hóa xã. Năm 2014, toàn huyện Cẩm Giàng có 135.159 nhân khẩu, mật độ dân số là 1.241 ngƣời/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện là 1,07%. Tổng số dân trong độ tuổi lao động là 90.556 ngƣời, trong đó, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp là 41,2%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 58,8% [31, tr. 7]. 8
- Tình hình kinh tế huyện Cẩm Giàng trước năm 2000 Trong những năm đầu thực hiện đƣờng lối CNH, HĐH, nền kinh tế của huyện Cẩm Giàng đã có những bƣớc tiến bộ mới. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch còn diễn ra chậm, tốc độ phát triển kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng. Từ năm 1996-2000, tốc độ phát triển kinh tế của huyện trung bình đạt 6,9 %/năm [1, tr. 1]. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bƣớc vào thời kỳ CNH, HĐH, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã chú trọng phát triển công nghiệp và coi đây là một trong những ngành kinh tế chủ đạo của địa phƣơng. Do tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện không nhiều nên ngành công nghiệp khai thác còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Cẩm Giàng lại là huyện có mạng lƣới giao thông khá hoàn thiện, vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp khác dọc theo QL5 nối hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Đây là tiền đề quan trọng để hình thành nên các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng. Huyện đã hình thành hai làng nghề truyền thống chuyên sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ (làng Đông Giao, xã Lƣơng Điền) và sản xuất rƣợu (làng Phú Lộc, xã Cẩm Vũ). Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển đã thu hút nguồn nhân lực khá lớn góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Bên cạnh những mặt tích cực trên, các ngành công nghiệp, TTCN cũng gặp phải một số vấn đề khó khăn: Đảng bộ huyện Cẩm Giàng chƣa xác định đƣợc mặt hàng chủ lực, các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, chƣa tập trung. Trang thiết bị sản xuất còn lạc hậu, yếu kém dẫn đến năng suất lao động thấp, thu nhập của ngƣời lao động chƣa cao, đời sống của công nhân đƣợc cải thiện nhƣng không đáng kể. Huyện Cẩm Giàng đã tập trung lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn, tận dụng tối đa các nguồn lực phát triển ngành nông nghiệp. Nhờ áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật, từng bƣớc đƣa cơ giới hóa vào sản xuất nên ngành nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực cả về năng suất và sản lƣợng. Bƣớc đầu 9
- huyện đã tổ chức triển khai quy hoạch các vùng chuyên canh trồng lúa, hoa màu. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng cũng tạo điều kiện thuận lợi về giống, vốn nhằm phát triển chăn nuôi, từng bƣớc đƣa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Mô hình kinh tế V.A.C ngày càng phát huy hiệu quả mang lại nguồn thu lớn cho nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, kết quả tích cực đã đạt đƣợc thì ngành nông nghiệp cũng gặp phải không ít khó khăn: Cơ giới hóa đƣợc đƣa vào sản xuất nhƣng chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi. Tại nhiều địa phƣơng trong huyện, nhân dân vẫn sử dụng phƣơng thức canh tác truyền thống, sửa dụng sức lao động của con ngƣời, vật nuôi là chính. Mặt khác, chất lƣợng sản phẩm nông sản chƣa đƣợc nâng cao qua đó đã ảnh hƣởng đến giá trị của một số mặt hàng đặc biệt là lúa gạo. Ngành chăn nuôi đã bƣớc đầu chuyển biến tích cực tuy nhiên tốc độ phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của địa phƣơng. Số lƣợng các hộ gia đình phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại chƣa nhiều, chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ. Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là khi đƣờng lối CNH, HĐH, cùng với các ngành kinh tế khác, ngành thƣơng mại, dịch vụ của huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã phát huy đƣợc thế mạnh về vị trí địa lý để phát triển ngành thƣơng mại. Hệ thống các chợ đƣợc xây dựng và phân bố rộng khắp đã thúc đẩy các hoạt động buôn, bán phát triển. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Cẩm Giàng có khá nhiều các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống nhƣ: Văn Miếu Mao Điền, khu di tích đền Bia, lễ hội chùa Tân Sơn đã thu hút hàng nghìn du khách thập phƣơng về dự. Xuất phát từ thực tế trên đã đòi hỏi Đảng bộ huyện Cẩm Giàng phải nhanh chóng đƣa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu xót, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng. 1.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế Trên cơ sở “Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và chủ trƣơng phát triển kinh tế của Đảng đƣợc đề ra tại Đại hội VIII 10
- (1996), tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX (năm 2001), Đảng đã khẳng định đƣờng lối phát triển kinh tế ở Việt Nam: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp; ƣu tiên phát triển lực lƣợng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trƣởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng quốc phòng - an ninh” [44, tr. 12]. Đảng đề ra kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2001-2005) nhằm từng bƣớc hiện thực hóa chiến lƣợc phát triển kinh tế trong 10 năm (2001-2010) là: “Tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con ngƣời. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cƣờng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bƣớc quan trọng thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia” [44, tr. 12, 13 ]. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển kinh tế Trên cơ sở đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng đã đƣa ra phƣơng hƣớng để phát triển kinh tế trong thời gian từ năm 2001-2005: “Phát huy mọi nguồn lực, vƣợt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu tăng trƣởng kinh tế cao hơn thời kỳ 1997-2000 và mức bình quân cả nƣớc. Từng bƣớc tăng cƣờng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững và có hiệu quả, tạo tiền đề vững chắc cho bƣớc phát triển cao hơn vào những năm sau” [7, tr. 38, 39]. 11
- Về nhiệm vụ phát triển kinh tế Đối với ngành nông nghiệp: Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn toàn diện và vững chắc, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt; từng bƣớc thực hiện chƣơng trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp; phát triển các loại hình kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại; thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến nông, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ sản xuất, đặc biệt là cung ứng giống cây, con, phân bón, phòng trừ dịch bệnh, tƣới tiêu, làm đất [7, tr. 40, 41]. Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Phát triển theo hƣớng nâng cao hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng. Tập trung khai thác năng lực sản xuất của các cơ sở công nghiệp hiện có, thực hành tiết kiệm, tăng tích lũy nội bộ và tranh thủ nguồn vốn đầu tƣ để phát triển công nghiệp trên địa bàn. Ƣu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và đồ uống để tiêu thụ ngày một nhiều hơn sản phẩm cho nông dân. Có chính sách gắn đầu tƣ công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu. Khuyến khích phát triển các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ về vốn, đào tạo, tƣ vấn kỹ thuật... để mở rộng hoạt động các nghề, làng nghề truyền thống [7, tr. 42, 43]. Đối với ngành du lịch: Đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống, khai thác tốt hơn năng lực hiện có, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng liên kết giữa các ngành kinh tế. Tạo bƣớc phát triển mới cho ngành kinh tế du lịch. Hoạt động du lịch phải gắn việc khai thác với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử địa phƣơng. Tạo điều kiện cho các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, tƣ vấn pháp luật... phát triển. Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng Tại Đại hội lần thứ XXII (21 - 22/11/2000) của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã xác định rõ mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế trong thời kỳ mới. 12
- Về phƣơng hƣớng: “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực, tăng hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, củng cố và phát triển làng nghề truyền thống, khuyến khích phát triển thêm nhiều ngành, nghề mới. Phấn đấu tăng trƣởng kinh tế cao hơn thời kỳ 1996-2000, gắn phát triển kinh tế xã hội với củng cố an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định về chính trị, nâng cao chất lƣợng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh” [4, tr. 15]. Mục tiêu cần đạt đƣợc trong 5 năm tới là: “Đẩy mạnh phát triển sản xuất ở các làng nghề, đầu tƣ công nghệ mới, nâng cao chất lƣợng sản phẩm để từng bƣớc chiếm lĩnh thị trƣờng trong nƣớc, có nhiều mặt hàng xuất khẩu nhƣ chạm khắc gỗ ở Đông Giao, nghề mộc ở Cẩm Điền, Cẩm Phúc và Cẩm Hoàng. Tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ nhƣ Lai Cách, Tân Trƣờng, Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Cẩm Văn, Cẩm Phúc. Tất cả các xã trong huyện đều xây dựng chƣơng trình phát triển ngành nghề dịch vụ ở từng xã, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các liên doanh nƣớc ngoài đầu tƣ vào địa bàn” [1, tr. 16]. Phấn đấu nhịp độ tăng trƣởng kinh tế 8,7 - 9%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 4,7 - 5,5%/năm, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 10,6 - 11,2%/năm (tiểu thủ công nghiệp địa phƣơng tăng 5%/năm); dịch vụ tăng 13 - 13,5 %/năm. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - thƣơng mại, dịch vụ đến năm 2005 là 40% - 32% - 28%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2005 từ 6,5 đến 7,5 triệu đồng [1, tr. 16]. Nhiệm vụ trong 5 năm là tích cực phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện, gắn với việc tạo điều kiện về đất đai, hợp đồng cung cấp nguyên liệu chế biến… với các cơ sở sản xuất công nghiệp của Trung ƣơng, của tỉnh quản lý (kể cả liên doanh với nƣớc ngoài) và các thành phần kinh tế khác, phát triển mở rộng sản xuất nhằm thu hút, giải quyết đƣợc vấn đề việc làm cho ngƣời lao động [1, tr. 16]. 13
- Các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Giàng “Mạnh dạn xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh của địa phƣơng nhƣ may mặc, đồ thủ công mỹ nghệ. Thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp của huyện đã từng bƣớc đƣợc mở rộng ra các vùng xung quanh, thị trƣờng nƣớc ngoài cũng đã đƣợc Đảng bộ huyện chú ý đến. Nền kinh tế thị trƣờng đang ngày càng phát triển do đó đòi hỏi các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng phải tăng cƣờng đầu tƣ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trên các thị trƣờng nhất là những sản phẩm thế mạnh của huyện: hàng may, da - giầy, đồ gỗ. Tăng cƣờng công tác quản lý thị trƣờng, kiểm tra, kiểm soát lƣu thông hàng hóa, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm sản xuất, lƣu thông hàng giả, hàng kém chất lƣợng, gian lận thƣơng mại. Rà soát nguồn nhân lực của huyện để có kế hoạch và biện pháp bố trí, sử dụng và đào tạo lại đáp ứng với sự phát triển của ngành, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Ƣu tiên đào tạo nghề cho nguồn nhân lực bổ sung vào sản xuất công nghiệp hàng năm. Huyện giao cho trƣờng Cao đẳng Nghề thƣơng mại và công nghiệp, trƣờng Cao đẳng Khách sạn và du lịch đào tạo theo kế hoạch các loại công nhân kỹ thuật bổ sung cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Gấp rút cử cán độ đi đào tạo, bồi dƣỡng, bổ sung kiến thức mới, hiện đại về quản lý Nhà nƣớc, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ, tin học đối với cán bộ, chủ doanh nghiệp và lao động chủ chốt trong các ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp phối hợp với các cơ quan, các trƣờng của huyện, của tỉnh mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức cần thiết và mạnh dạn đứng ra thành lập doanh nghiệp sản xuất. Bố trí, sử dụng hợp lý, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng với một số cán bộ có năng lực, trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm, chuyên gia đầu ngành, thợ đầu đàn. Xây dựng hệ thống giao thông thuận lợi, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng nhƣ sản phẩm sau quá trình sản xuất. Có đề án, chƣơng trình quy hoạch đất công nghiệp cụ thể vừa đảm bảo có thể mở 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (12/1989 - 5/2008)
144 p | 250 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 241 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 204 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ XX
216 p | 165 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 151 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 173 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 153 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 153 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 211 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 181 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 69 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn