intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2013

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ huyện Chợ Đồn quán triệt chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta vào việc lãnh đạo xóa đói giảm nghèo ở huyện từ năm 2001 đến năm 2013, qua đó rút ra những kinh nghiệm để vận dụng vào giai đoạn cách mạng tiếp theo. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2013

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- MẠCH THỊ LIÊN ĐẢNG BỘ HUYỆN CHỢ ĐỒN (TỈNH BẮC KẠN) LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội-2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- MẠCH THỊ LIÊN ĐẢNG BỘ HUYỆN CHỢ ĐỒN (TỈNH BẮC KẠN) LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2013 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội-2015
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ...................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ........................ 5 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6 7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 6 Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN CHỢ ĐỒN LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 ........................................ 7 1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, con người, kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn và công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện trước năm 2001 ............... 7 1.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, con người, văn hóa và kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn........................................................................................... 7 1.1.2 Công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện Chợ Đồn trước năm 2001 . 11 1.2 Chủ trương của Đảng và Đảng bộ Tỉnh Bắc Kạn về xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2005 ......................................................................... 13 1.3 Chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Chợ Đồn về xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2005 ............................................................... 14 1.3.1 Chủ trương của Đảng bộ huyện về xóa đói, giảm nghèo ................ 14 1.3.2 Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện về thực hiện xóa đói, giảm nghèo . 16 1.3.3. Kết quả lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Chợ Đồn . 20 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................. 34 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN CHỢ ĐỒN LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2013................................................. 35 2.1 Đảng bộ huyện Chợ Đồn lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 2006 đến 2010 ...................................................................................................... 35
  4. 2.1.1 Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn về xóa đói, giảm nghèo ........................................................................................................ 35 2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ huyện Chợ Đồn về xóa đói, giảm nghèo 37 2.1.3 Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện về thực hiện xóa đói, giảm nghèo . 39 2.1.4 Kết quả lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện ........... 44 2.2 Đảng bộ huyện Chợ Đồn lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 2011 đến năm 2013...................................................................................................... 60 2.2.1 Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn về xóa đói, giảm nghèo ........................................................................................................ 60 2.2.2 Chủ trương của Đảng bộ huyện Chợ Đồn về xóa đói, giảm nghèo 63 2.2.3 Sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ huyện Chợ Đồn về xóa đói, giảm nghèo ............................................................................................... 65 2.2.4 Kết quả việc thực hiện xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Chợ Đồn ........................................................................................................... 67 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 77 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ... 80 3.1 Đánh giá chung về sự lãnh đạo, chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Chợ Đồn ....................................................................................... 80 3.1.1 Về thành tựu .................................................................................... 80 3.1.2 Về hạn chế ....................................................................................... 86 3.2 Một số kinh nghiệm ............................................................................... 90 3.2.1 Nhóm kinh nghiệm trong xác định chủ trương ............................... 90 3.2.2 Nhóm kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện ................................... 93 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 97 KẾT LUẬN .................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 103 PHỤ LỤC
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở nước ta, công tác xóa đói giảm nghèo được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước, đã và đang trở thành một nội dung quan trọng của chương trình công tác của các cấp đảng ủy, chính quyền, đoàn thể. Trong quá trình thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế nâng cao mức sống của nhân dân nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và được thế giới biết đến. Đó là nhờ từ rất sớm (từ năm 1991), vấn đề xóa đói, giảm nghèo đã được đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu và triển khai thành phong trào xóa đói giảm nghèo sâu rộng trong cả nước. Theo tổng kết của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), trong điều kiện kinh tế, xã hội của mình so với những nước có cùng mức GDP, Việt Nam đã sử dụng những nguồn lực có được một cách hiệu quả vào việc nâng cao mức sống người dân, trình độ dân trí, tuổi thọ, bình đẳng giới…Điều này nói lên những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tồn tại tình trạng đói, nghèo ở nhiều nơi trên cả nước, nhất là ở các huyện, tỉnh miền núi. huyện Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn cũng nằm trong những nơi như vậy. Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, ít dân nhất cả nước, có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và kinh tế chưa phát triển. Chợ Đồn là 1 trong 8 huyện thị của tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn. Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, huyện có diện tích 912 km2 , 100% là núi cao và dân số là 48.122 người (năm 2009) , có tới hơn 95% đồng bào là dân tộc thiểu số , trình độ dân trí thấp chưa đồng đều giữa các dân tộc, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Huyện Chợ Đồn có một thị trấn (Bằng Lũng) và 21 xã. 1
  6. Huyện Chợ Đồn có nhiều dân tộc như Mông, Dao, Nùng, Tày, Hoa, Kinh, Sán Chí cùng chung sống đoàn kết trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Điều đó chứng tỏ Chợ Đồn luôn là vùng đất có truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước và cách mạng. Chợ Đồn là một phần của chiến khu Định Hoá, hiện còn nhiều di tích lịch sử về cuộc kháng chiến chống Pháp cần được lưu giữ và tôn tạo. Với 10 xã thuộc ATK, nhiều danh lam thắng cảnh, hệ thống sông suối với hệ sinh thái phong phú và mạng lưới giao thông thuận lợi là những điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch trên địa bàn, từ du lịch văn hoá lịch sử đến du lịch sinh thái .v.v... Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn, gian khổ về kinh tế, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng huyện Chợ Đồn giàu, đẹp, văn minh. Quán triệt chủ trương của Đảng và nhà nước về xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ngay từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, Đảng bộ huyện Chợ Đồn đã lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong địa bàn huyện. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện và sự nỗ lực của các ngành các cấp, Chợ Đồn đã đạt được thành tựu đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên công tác xóa đói giảm nghèo vẫn gặp nhiều khó khăn cả về chủ quan và khách quan, những nguồn lực sẵn có chưa phát huy hết hiệu quả… Để công tác lãnh đạo này đạt hiệu quả cao hơn, vấn đề quan trọng hàng đầu là cần tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm, vạch ra những phương hướng tối ưu nhất để công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới đạt kết quả cao hơn. Nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi cấp bách đó, tôi chọn thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ : 2
  7. “ Đảng bộ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2013”. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đói, nghèo và xóa đói, giảm nghèo là vấn đề lớn, bức thiết ở nước ta hiện nay, đã và đang thu hút các cơ quan, các nhà khoa học nghiên cứu tìm giải pháp. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ quan chuyên trách đã được đăng tải trong các sách, tạp chí và trong các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Sau đây là các công trình khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài: - “Xóa đói giảm nghèo” của Bộ Lao động - Thương binh xã hội (1993). - “Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Hằng (NXB chính trị quốc gia Hà Nội - 1997) - “Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Vỉêt Nam” chủ biên GS. PTS Vũ Thị Ngọc Phùng (NXB chính trị quốc gia Hà nội - 1999); - “Đói nghèo ở Việt Nam”, Chu Tiến Quang chủ biên (NXB Nông nghiệp Hà nội - 2001); - “Một số chính sách quốc gia về việc làm và xoá đói giảm nghèo” của Lê Quyết (NXB lao động, Hà nội - 2002); - “Đánh giá chương trình Mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và chương trình 135” của Bộ Lao động - Thương binh xã hội và UNDP - 2004. - “Cuộc chiến chống đói nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” , Nguyễn Trịnh Bằng (Tạp chí Lao động và Xã hội, 2005, số 272). - “Đói nghèo và tách biệt xã hội ở Việt Nam hiện nay” , Đỗ Hoàng Long (Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 2006, số 3). - “Tác động của chính sách xóa đói, giảm nghèo đối với sự phân hóa xã hội ở nước ta” của Trần Văn Phong (Tạp chí Lý luận chính trị, 2006, số 4). 3
  8. - “Đảng bộ tỉnh Kon tum lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay ”, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam của Lê Như Nhất, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007). - “Hoàn thiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015 ” (Luận án Tiến sĩ Kinh tế - Nguyễn Thị Hoa, 2009). - “Các huyện ủy ở tỉnh Hà Giang lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam của Trịnh sơn, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2010). - “Bước ngoặt mới trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo”, Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư trung ương Đảng – Bộ trưởng Bộ lao động thương binh xã hội (Tạp chí cộng sản, 2011, số 821). - “Phát triển khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai”, Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế phát triển của Giàng Thị Dung, Viện nghiên cứu kinh tế quản lý trung ương (2014)... Nhìn chung từ cách tiếp cận và nghiên cứu của các chuyên ngành khác nhau các công trình trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các công trình đó có giá trị tham khảo tốt để thực hiện đề tài luận văn. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện dưới góc độ của khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Chợ Đồn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện từ năm 2001 đến năm 2013. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu 4
  9. Luận văn làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ huyện Chợ Đồn quán triệt chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta vào việc lãnh đạo xóa đói giảm nghèo ở huyện từ năm 2001 đến năm 2013, qua đó rút ra những kinh nghiệm để vận dụng vào giai đoạn cách mạng tiếp theo. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Chợ Đồn từ năm 2001 đến năm 2013. - Rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm từ công tác lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Chợ Đồn trên địa bàn huyện. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình Đảng bộ huyện Chợ Đồn lãnh đạo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện từ năm 2001 đến năm 2013. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Chợ Đồn trên địa bàn của huyện. - Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2013. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 5.1 Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng pháp chủ yếu 5
  10. là phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra, khảo sát thực tiễn... 5.3 Nguồn tư liệu có 3 nguồn tư liệu chính: Văn kiện các Đại hội Đảng bộ huyện Chợ Đồn lần thứ XVII, XVIII và XIX; các Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Huyện ủy Chợ Đồn; các Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ hàng năm của Huyện ủy huyện Chợ Đồn, của UBND huyện Chợ Đồn và phòng dân tộc, phòng thương binh và xã hội Huyện Chợ Đồn về xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra còn sưu tầm các tư liệu trong cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Đồn, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và nhiều tài liệu tham khảo khác được liệt kê trong mục TÀI LIỆU THAM KHẢO. 6. Đóng góp của luận văn - Góp phần làm sáng tỏ những thành công, hạn chế và những bài học kinh nghiệm trong thực hiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Chợ Đồn trong những năm 2001 - 2013. - Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là nguồn tư liệu tham khảo để công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện đạt kết quả tốt hơn trong những năm tới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm: 3 chương. Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN CHỢ ĐỒN LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005. Chương 2 : ĐẢNG BỘ HUYỆN CHỢ ĐỒN LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2013. Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU 6
  11. Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN CHỢ ĐỒN LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, con ngƣời, kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn và công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện trƣớc năm 2001 1.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, con người, văn hóa và kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn * Điều kiện tự nhiên Nằm ở phía tây của tỉnh Bắc Kạn, Chợ Đồn có vị thế chiến lược hết sức quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Huyện có diện tích tự nhiên 91.293 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Chợ Đồn có một thị trấn (Bằng Lũng) và 21 xã. Có ranh giới tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Ba Bể. - Phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới. - Phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Bằng Lũng cách thị xã Bắc Kạn khoảng 46km theo tỉnh lộ 257. Huyện Chợ Đồn có hệ thống giao thông khá đầy đủ với đường tỉnh lộ 254, 254B, 255, 257… các tuyến liên xã tương đối hoàn thiện tạo thuận lợi cho huyện trong giao lưu thương mại, phát triển kinh tế xã hội, du lịch... Huyện Chợ Đồn là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với các dạng địa hình phổ biến: Địa hình núi đá vôi, Địa hình núi đất, Địa hình thung lũng. Ngoài ra 7
  12. có hệ thống sông suối khá dày đặc nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn sông Cầu, sông Năng, sông Phó Đáy, sông Bình Trung với đặc điểm chung là đầu nguồn, lòng sông ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. Giao thông đường sông ít phát triển do sông suối dốc, lắm thác ghềnh. [37, tr.10-11] Khí hậu huyện Chợ Đồn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Bắc Việt Nam và mang tính chất đặc thù của khí hậu lục địa miền núi cao thể hiện rõ bốn mùa trong năm. mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm, mưa nhiều. * Con người và văn hóa Trải qua các thời kì lịch sử, Chợ Đồn hiện nay là nơi sinh sống của các tộc người Tày, Dao, Kinh, Mông, Nùng, Hoa…. Trong cộng đồng dân cư, dân tộc Tày là tộc người có nguồn gốc từ Tày cổ, là chủ nhân có mặt sớm và lâu đời nhất ơ huyện Chợ Đồn. Đồng bào Tày hiện nay có số dân đông nhất huyện, sống tập trung thành thôn bản. [36,tr.16] Dân tộc Dao đứng thứ hai dân số của huyện. Người Dao có mặt tương đối sớm ở Chợ Đồn, cách đây khoảng hơn 200 năm. Trước đây đồng bào du canh du cư, thực hiện cuộc vận động định canh định cư của Đảng và Chính phủ, được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành trong huyện, đồng bào Dao đã từng bước ổn định cuộc sống. Dân tộc Kinh có dân số đông thứ ba ở huyện. Người Kinh có mặt ở Chợ Đồn chủ yếu là trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất và thứ hai của Pháp. Trong kháng chiến chống Pháp, nhiều cán bộ, công nhân theo cơ quan, xưởng máy, kho tàng của Trung Ương chuyển lên Chợ Đồn, ngoài ra còn có một số đồng bào tản cư từ miền xuôi lên.[37,tr.17] Người Mông do di cư tự nhiên từ nơi khác đến cách đây không lâu, có số dân đứng thứ tư trong dân số của huyện, họ sống rải rác trong hầu hết các xã. 8
  13. Người Nùng có dân số đứng thứ năm của huyện, phần lớn có mặt cách đây hơn hai thế kỷ, một bộ phận nhỏ di cư đến vào những năm cuối thế kỷ XX.[37,tr.18] Dân tộc Hoa có số dân ít nhất, ngoài ra còn có một số ít người mang tộc danh Sán Chí. Các dân tộc trong huyện luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau về mọi mặt. Đồng bào có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng đời sống, luôn vươn lên để tự hoàn thiện mình và đã tạo nên những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc. Các dân tộc đều có những sinh hoạt văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, được thể hiện trong các dịp Tết, lễ hội, đám cưới, ma chay, chợ phiên… Người Dao có hát páo dung, người Mông có múa khèn, người Nùng hát sli, người Tày hát ví (phuối pác), hát lượn. Hát lượn của người Tày được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là “viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian”. Đồng bào Tày - Nùng và các dân tộc ít người khác sinh sống ở Chợ Đồn là những dân tộc ở thời kì cổ đại không có chữ viết riêng của dân tộc mình, nên không có văn học thành văn thời cổ đại. Cách đây vài chục năm, một số người biết chữ Nôm Tày (có từ thế kỷ XV) thường đọc các truỵên, thơ bằng chữ Nôm Tày nay đã thành cổ văn ít người đọc được. Năm 1960, được sự giúp đỡ cuả Nhà nước, đồng bào Tày - Nùng có chữ viết của mình trên cơ sở chữ Quốc ngữ. Sự kết hợp giữa chữ Quốc ngữ và chữ Tày Nùng đã góp phần nâng cao sự hiểu biết và sinh hoạt văn hóa trong nhân dân. Về thơ ca, trước đây một số người Tày biết hát Loàn (như hát lượn) trong lễ hội Lồng Tổng (xuống đồng). Ngày nay trong đồng bào Tày – Nùng còn lưu truyền khá phổ biến các bài ca cúng bái của: Pụt, Tào, Then dùng trong các lễ kỳ yên (lễ cầu cho sự bình an), trong ma chay có các thể loại thơ 9
  14. ca nghi lễ như: mại xe, văn tế, văn than. Trong nhân dân có các thể loại thơ đám cưới (thơ lẩu) với các vần văn hoa ý nhị, thơ ca sinh hoạt có sli, lượn phong slư, câu đố, hát đồng dao, ru em… [37, tr.19-21] Những giá trị văn hóa được sản sinh trong quá trình lao động, xây dựng cuộc sống của các đồng bào dân tộc đã góp phần làm phong phú nền văn hóa dân gian Việt Nam. Đó còn là một trong những nhân tố làm nảy sinh truyền thống đoàn kết, đấu tranh, dựng nước và giữ nước của đồng bào trong tiến trình phát triển của lịch sử. * Điều kiện kinh tế - xã hội Chợ Đồn là một trong những huyện giàu tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bắc Kạn, ngoài kẽm, quặng, còn có chì, vàng sa khoáng… có giá trị to lớn về mặt kinh tế. Nền kinh tế Chợ Đồn khá phong phú đa dạng. Toàn huyện có diện tích tự nhiên là 91.293 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệplà 4.417 ha, riêng trồng lúa nước là 2.599 ha. Kinh tế công nghiệp có khai thác quặng kẽm và một số nghề thủ công truyền thống.[37,tr.14] Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, cơ sở hạ tầng đang được đầu tư, mở rộng xây dựng, cơ cấu kinh tế thay đổi, hình thành nhiều cơ sở sản xuất, một số sản phẩm tham gia giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh, hoạt động dịch vụ cũng có bước phát triển đáng kể. Mặc dù vậy, tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, lực lượng sản xuất trong xã hội huyện chủ yếu là nông dân. Là huyện miền núi, rừng chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, xen kẽ rừng là các thung lũng lòng chảo, chạy dọc theo các con sông, suối, nhân dân đã khai phá, cải tạo thành ruộng bậc thang trồng lúa nước. Nhiều xã có cánh đồng rộng lớn như Đông Viên, Phương Viên, Bình Trung, Đồng Lạc, Nam Cường trở thành những vựa lúa của huyện. Các soi, bãi được đồng bào khai 10
  15. thác để trồng ngô và các loại hoa màu. Có đồi núi, soi, bãi và nguồn lương thực khá dồi dào đã tạo điều kiện cho sự phát triển các đàn gia súc, gia cầm. Có thể nói điều kiện tự nhiên đã tạo cho Chợ Đồn có nền kinh tế tự cung tự cấp cao, có tác dụng đảm bảo đời sống tại chỗ cho đồng bào nơi đây. Tuy nhiên với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, Chợ Đồn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự chênh lệch trong mức sống của các bộ phận dân cư còn rất lớn, tỉ lệ họ đói, nghèo còn rất cao. 1.1.2 Công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện Chợ Đồn trước năm 2001 Ở Việt Nam, xoá đói giảm nghèo được coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để giải quyết vấn đề đói nghèo, một trong những vấn đề cơ bản là phải đưa ra được những chính sách để thực hiện có hiệu quả. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: chính sách xóa đói giảm nghèo phải bao trùm tất cả mọi mặt của cuộc sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, chính trị, đạo đức… Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đã khẳng định: “Thực hiện tốt chương trình giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Là một huyện nghèo trong một tỉnh miền núi còn rất nhiều khó khăn, Chợ Đồn nhận thức rõ thực trạng đói nghèo của huyện, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI (nhiệm kỳ 1995-2000) đã xác định xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ cấp bách của huyện. Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 1996-2000, và trong quá trình thực hiện đã triển khai lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trong địa bàn huyện.[ 3, tr.141-142] Ngay từ khi tái lập tỉnh Bắc Kạn (1997), dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, huyện ủy Chợ Đồn đã đặt mức phấn đấu đến năm 2000 giảm tỷ lệ hộ đói 11
  16. nghèo từ 10-15% , bằng mức phấn đấu của tỉnh. Năm 1997 tỷ lệ hộ đói nghèo toàn huyện có 46,3%, đến năm 2000 giảm còn 37,6%. Huyện Chợ Đồn ngoài thị trấn Bằng Lũng còn lại 21 xã đều là xã vùng cao, đều được hưởng Chương trình 135 là chương trình của Nhà Nước hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội những vùng đặc biệt khó khăn. Với chương trình 135, các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đã từng bước được giải quyết xây dựng cơ sở hạ tầng điện – đường – trường – trạm. Riêng năm 2000, tổng số vốn đầu tư của 135 đạt 7,7 tỷ đồng, chủ yếu dùng để xây dựng trường học và đường điện lưới quốc gia. Cùng đồng thời với chương trình 135, huyện ủy và ủy ban nhân dân huyện đã triển khai tích cực chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm. Chương trình xóa đói giảm nghèo ngoài hỗ trợ các đối tượng đặc biệt khó khăn, thực sự nghèo, chủ yếu là đầu tư cho dân vay vốn để phát triển kinh tế xã hội với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, các chính sách chế độ ưu đãi, thực hiện chuyển giao khoa học kĩ thuật, giải quyết việc làm tạo cho họ tự xóa đói giảm nghèo. Trong những năm 1998 – 2000, huyện đã triển khai 7 chương trình, dự án lớn, trong đó có: dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án tín dụng, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, dự án định canh định cư, dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn…Ngoài ra huyện còn thực hiện phối kết hợp các chương trình đầu tư nước ngoài trên địa bàn với nhiều quy mô thử nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt; mở các lớp tập huấn về chuyển giao khoa học kĩ thuật về cây trồng, vật nuôi… Kết quả sau 5 năm thực hiện, đời sống của những thôn, bản nghèo được cải thiện hơn, bớt khó khăn hơn, hạ tầng cơ sở được đầu tư đáng kể. Đồng bào các dân tộc trong huyện bước đầu có nhận thức về chuyển dịch cơ cấu cây 12
  17. trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa để vươn lên thoát đói nghèo. Sự điều hành của các cấp Đảng ủy và chính quyền cũng có nhiều đổi mới. Tuy vậy, nhưng tình trạng đói nghèo ở huyện vẫn còn rất gay gắt, số hộ phát sinh nghèo mới và tái nghèo còn cao, chênh lệch mức sống giữa các vùng dân cư chưa được thu hẹp, tiến độ xóa đói giảm nghèo chuyển biến chậm, kết quả đạt được chưa bền vững, còn nhiều yếu tố dẫn đến đói nghèo. 1.2 Chủ trƣơng của Đảng và Đảng bộ Tỉnh Bắc Kạn về xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2005 Năm 1998 lần đầu tiên giảm nghèo đã trở thành một chính sách nằm trong hệ thống chính sách xã hội của quốc gia. Từ đó đến nay, công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác xóa đói giảm nghèo trong phạm vi cả nước. Điều đó được thể hiện rõ trong các chủ trương, chính sách của Đảng và chính phủ. Nghị quyết đại hội Đảng lần IX họp hội nghị lần 5 năm 2001 đã nêu rõ: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo. Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo; đồng thời nâng cấp, cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã nghèo với nơi khác, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn phát triển. Đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phải rất coi trọng việc tạo nguồn lực cần thiết để dân cư ở các vùng nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng nhanh thu nhập…Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo”.[29, tr.72] Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005… Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn khẳng định xóa đói 13
  18. giảm nghèo là chương trình quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại Bắc Kạn, đại hội lần thứ VIII nhiệm kỳ 2000-2005 đã đưa ra mười mục tiêu chủ yếu nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nông, lâm, công nghiệp, thương mại, du lịch – dịch vụ, ra sức xóa đói giảm nghèo, tạo bước ngoặt ổn định và cải thiện đời sống các dân tộc, phấn đấu bình quân mỗi năm giảm từ 4 đến 5% tổng số hộ đói nghèo. Ngoài ra cũng đẩy mạnh thực hiện tốt chương trình 135 giai đoạn I của Chính Phủ là phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; thực hiện nghiêm túc các dự án, chương trình đầu tư của Nhà nước vào Mục tiêu cụ thể của Chương trình 135 là: Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số; Phát triển cơ sở hạ tầng; Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch Nâng cao đời sống văn hóa. Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 31/2002/QĐ – UBND “về việc quy định giúp đỡ các xã nghèo thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2002 – 2005”… 1.3 Chủ trƣơng, sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Chợ Đồn về xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2005 1.3.1 Chủ trương của Đảng bộ huyện về xóa đói, giảm nghèo Bám sát đường lối của Đảng và Đảng bộ tỉnh nói chung, cùng với các chính sách xóa đói giảm nghèo nói riêng, Đảng bộ và chính quyền huyện luôn quan tâm giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện. Nghị quyết của đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2000- 2005) đã khẳng định: 14
  19. “Trong những năm tới cần khai thác hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh đặc thù của huyện để phát triển kinh tế xã hội, tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển. Cải thiện một bước vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là các dân tộc ở vùng hẻo lánh. Tập trung tốt các mục tiêu đề ra, nhất là chương trình xóa đói, giảm nghèo…xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.[44, tr.8] Đại hội đã thảo luận và thông qua phương hướng nhiệm vụ và các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng giai đoạn 2001-2005. Đại hội đã đề ra những mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 15%/năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỉ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, 100% số xã có điện quốc gia, 100% trường học được xây dựng kiên cố, 70% số hộ nông thôn được dùng nước sạch, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%...[44, tr.12] Hội nghị lần thứ III của Ban chấp hành Đảng bộ huyện cũng đã ra nghị quyết 06-NQ/HU ngày 20/1/2001 về chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005, nêu lên những vấn đề quan trọng cơ bản cần thực hiện như mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản, các giải pháp và tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2001-2005 nhằm thực hiện tốt chương trình giảm nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo; tăng cường xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh, đào đạo nguồn lao động cho nông thôn, tạo mọi điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo nhanh chóng thoát nghèo thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.[4, tr.1-5] Ngày 22/4/2003, Hội nghị lần thứ 12 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVII ra nghị quyết “về nhiệm vụ định canh định cư và xóa đói giảm 15
  20. nghèo giai đoạn 2003 – 2005”. Hội nghị nhận định: công tác định canh, định cư và xóa đói giảm nghèo đã có bước chuyển biến tích cực; một số dự án về tổ chức sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng đã được thực hiện; một bộ phận dân cư từ chỗ thiếu đói đã dần ổn định cuộc sống; công tác xóa đói giảm nghèo đã từng bước đi vào chiều sâu…[6, tr.3] Trong giai đoạn 2001 – 2005, Đảng bộ huyện Chợ Đồn luôn xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những công tác cơ bản. Trong quá trình thực hiện Đảng bộ cũng như các phòng, ban đã không ngừng tổng kết thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm, từng bước nâng cao nhận thức về vấn đề xóa đói giảm nghèo. 1.3.2 Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện về thực hiện xóa đói, giảm nghèo Chợ Đồn vốn là một huyện nghèo nên xóa đói, giảm nghèo luôn là mục tiêu quan trọng trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Và trong tất cả các chương trình nhằm phát triển kinh tế - xã hội đó, xóa đói giảm nghèo được chỉ đạo xuyên suốt và tập trung vào các vấn đề sau: Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chợ Đồn khóa XVII ngày 16-7-2001 ra Nghị quyết “Về phát triển nông nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu kinh tế - xã hội nông thôn giai đoạn 2001 – 2005” nhấn mạnh: “Tổ chức huy động mọi nguồn lực cho xóa đói, giảm nghèo, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (xây dựng cơ bản) ở các xã đặc biệt khó khăn.” [5, tr.2] Trên cơ sở nhận định tình hình, Hội nghị Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVII đề ra mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế là chuyển dịch cơ cấu theo hướng lâm – nông nghiệp, tạo cơ sở cho sản xuất hàng hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội huyện trong giai đoạn 2001 – 2005. Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, Hội nghị đề ra các nhiệm vụ cụ thể: 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2