Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Hưng Hà (Thái Bình) lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội từ 1996 đến 2005
lượt xem 11
download
Mục đích của luận văn là trình bày một cách hệ thống quá trình Đảng bộ huyện Hưng Hà lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1996 đến năm 2005. Thông qua đó, nêu lên những thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ huyện Hưng Hà trong những năm 1996-2005. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Hưng Hà (Thái Bình) lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội từ 1996 đến 2005
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Nguyễn Thị Thu Hà Đảng bộ huyện Hưng Hà (Thái Bình) lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội từ 1996 đến 2005 Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 56 Nghd. : PGS.TS. Phạm Xanh 1
- 125 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HƯNG HÀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000 ........... 6 1.1. Tình hình kinh tế - xã hội Hưng Hà trước năm 1996 ....................... 6 1.1.1. Vài nét về huyện Hưng Hà và Đảng bộ huyện Hưng Hà................ 6 1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Hưng Hà trước năm 1996 ................... 11 1.2. Sự lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ huyện Hưng Hà từ năm 1996-2000 ................................................................................ 20 1.2.1. Về phát triển kinh tế ...................................................................... 23 1.2.2. Về phát triển văn hóa - xã hội ....................................................... 36 Chương 2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HƯNG HÀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỪ NĂM 2001-2005 ............................ 46 2.1 Những chủ trương chung của Đảng bộ huyện Hưng Hà về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2005 ............................................... 46 2.1.1. Kinh tế - xã hội huyện Hưng Hà trước thời cơ và thách thức mới ....... 46 2.1.2.Những chủ trương chung của Đảng bộ huyện Hưng Hà về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2005 .............................................. 50 2.2. Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ huyện Hưng Hà từ năm 2001 đến năm 2005 ...................................................... 60 2.2.1. Về xây dựng và phát triển kinh tế ................................................. 61 2.2.2. Về phát triển văn hóa - xã hội ....................................................... 72 Chương 3. NHẬN XÉT CHUNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU....................................................................................................... 80 3.1. nhận xét chung.................................................................................... 80 3.1.1. Những thành tựu đạt được ............................................................ 80 3.1.2. Những hạn chế, yếu kém ............................................................... 83 3.2. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu ................................................ 86 3.2.1. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu ............................................ 86 3.2.2. Một số vấn đề đặt ra ...................................................................... 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103
- 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cũng là đòi hỏi tất yếu khách quan đưa đất nước phát triển, góp phần ổn định vững chắc tình hình chính trị của đất nước. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã coi trọng và xác định phát triển kinh tế - xã hội là một trong những mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam. Được tái lập từ năm 1969, cho đến nay, huyện Hưng Hà đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Là nơi dựng nghiệp của nhà Trần và là quê hương của nhà bác học Lê Quý Đôn, Hưng Hà đã mang trong mình tố chất của một vùng quê văn hiến. Trước đây, nền kinh tế huyện chủ yếu là phát triển nông nghiệp, sau hơn 30 năm tái lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hưng Hà, kinh tế - xã hội Hưng Hà đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Từ một huyện nghèo, ít các nguồn lực tự nhiên để phát triển, hiện nay Hưng Hà đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Trong quá trình phát triển, các ngành kinh tế - xã hội của huyện đã tạo nền tảng, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Hưng Hà với việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1996-2005 là điều cần thiết. Hoạt động kinh tế - xã hội của Hưng Hà giai đoạn 1996-2005 là sự phản ánh khá toàn diện, trung thực một chặng đường lịch sử gian khổ, khó khăn, từng bước tìm tòi trên con đường đổi mới. Chặng đường đó cũng hết sức vẻ vang với nhiều thành tựu quan trọng mà Đảng bộ và nhân dân trong toàn huyện đã đạt được. Nghiên cứu hoạt động kinh tế - xã hội ở Hưng Hà nhằm góp thêm những căn cứ thực tiễn giúp lãnh đạo có thêm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn hiện nay. Việc nghiên cứu cũng nhằm hiểu rõ những đặc điểm, thế mạnh và định hướng phát triển của Đảng
- 2 bộ huyện. Những kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ huyện Hưng Hà sẽ mang lại nhiều điều bổ ích trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện và nhiều địa phương khác trong cả nước. Với nhữmg lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Đảng bộ huyện Hưng Hà (Thái Bình) lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội từ 1996 đến 2005" làm luận văn thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bước vào thời kỳ đổi mới, các ngành kinh tế - xã hội đã có bước phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực kinh tế - xã hội đã được nhiều người quan tâm. Trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Vấn đề kinh tế - xã hội Hưng Hà cũng có một số công trình nghiên cứu. Có thể chia thành 2 nhóm công trình sau: Nhóm thứ nhất: là các công trình chung, tiêu biểu là các cuốn sách: Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Đảng lãnh đạo kinh tế và đảng viên làm kinh tế; Kinh tế - xã hội Việt Nam các tỉnh - thành phố - quận - huyện năm 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội v.v... Những tác phẩm này chủ yếu đề cập đến quan điểm, chủ trương, đường lối lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng. Đây là kho tư liệu quý mà luận văn có thể kế thừa khi giải quyết đề tài. Nhóm thứ hai: là các công trình trực tiếp liên quan đến lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở Hưng Hà như: Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Hà (1927-1954), (xuất bản năm 2002); Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Hà (1954-2000), (xuất bản năm 2005); Hưng Hà đất ngàn năm văn hiến (Nxb Văn hóa thông tin, 2004) và một số sách Lịch sử Đảng bộ các xã, thị trấn của huyện Hưng Hà. Đây là những công trìng rất quan trọng, cung cấp những số liệu, nhận định, đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở Hưng Hà.
- 3 Nhìn chung, các nhóm công trình nói trên là rất cần thiết đối với việc thực hiện đề tài, tác giả có thể kế thừa được nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là vấn đề tư liệu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập đến nội dung của đề tài. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Mục đích: Mục đích của luận văn là trình bày một cách hệ thống quá trình Đảng bộ huyện Hưng Hà lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1996 đến năm 2005. Thông qua đó, nêu lên những thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ huyện Hưng Hà trong những năm 1996-2005. - Nhiệm vụ: Sưu tập và hệ thống hóa các tư liệu lịch sử liên quan đến vấn đề Đảng bộ Hưng Hà lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội trong những năm 1996-2005, trên cơ sở đó trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ Hưng Hà đối với vấn đề này. Nêu lên những thành tựu, hạn chế trong lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ Hưng Hà trong những năm 1996-2005 và rút ra một số kinh nghiệm để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Hưng Hà hiện nay. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nhận thức, chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Hưng Hà trong lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và những thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm trên lĩnh vực này của Đảng bộ Hưng Hà trong những năm 1996-2005. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Lĩnh vực kinh tế - xã hội là lĩnh vực rộng, bao gồm toàn bộ nền kinh tế - xã hội của huyện. Nội dung luận văn nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ huyện trên toàn bộ lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhưng tập trung đi
- 4 vào phân tích, làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Hưng Hà đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; giáo dục, y tế; an ninh quốc phòng cũng như những kết quả, kinh nghiệm trong sự lãnh đạo phát triển của Đảng bộ huyện. Về thời gian: Từ năm 1996 đến năm 2005. Về không gian: nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế - xã hội nói trên tại địa bàn huyện Hưng Hà bao gồm các xã, thị trấn trong những năm 1996-2005. 5. CƠ SỞ LÝ LUẬN, NGUỒN TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của luận văn là dựa vào những quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. - Nguồn tài liệu: Quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu sau: các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các văn kiện, báo cáo của Huyện ủy Hưng Hà, ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tài liệu của các công trình đã trình bày ở trên. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logíc. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, so sánh kết hợp với phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát thực tế để đánh giá tình hình với những số liệu đã được khẳng định. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1996 đến năm 2005 của Đảng bộ huyện Hưng Hà. Nêu lên một số kinh nghiệm của Đảng bộ Hưng Hà trong lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội những năm 1996-2005.
- 5 Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Hưng Hà nói riêng và lịch sử Đảng nói chung trên lĩnh vực lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hưng Hà trong phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1996 đến năm 2000. Chương 2: Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hưng Hà trong phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2001 đến năm 2005. Chương 3: Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu.
- 6 Chương 1 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HƢNG HÀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000 1.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HƢNG HÀ TRƢỚC NĂM 1996 1.1.1. Vài nét về huyện Hƣng Hà và Đảng bộ huyện Hƣng Hà * Huyện Hưng Hà Hưng Hà là vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm trong địa vực đồng bằng sông Hồng mang nét độc đáo của tỉnh đồng bằng duy nhất không có đồi núi. Đất đai Hưng Hà ngày nay là vùng sâu của biển Đông trước đây hình thành chủ yếu qua quá trình bồi tụ phù sa của sông Hồng và sông Trà Lý, cùng với công cuộc quai đê, lấn biển của nhiều thế hệ cư dân. Hưng Hà ngày nay vốn là vùng đất cổ của tỉnh Thái Bình, cư dân đến sinh sống từ cách đây trên 2000 năm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, vùng đất Hưng Hà có lịch sử từ 2500 đến 3000 năm. Hưng Hà là một huyện phía Bắc tỉnh Thái Bình, cách thành phố Thái Bình khoảng 27 km. Phía Đông huyện giáp huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lý Nhân (Hà Nam), phía Nam giáp huyện Vũ Thư, phía Bắc giáp huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Trong quá trình hình thành và phát triển, vùng đất Hưng Hà đã nhiều lần thay đổi địa giới và tổ chức hành chính. Thời Văn Lang, nhà nước có 15 bộ lạc, đất Hưng Hà khi ấy thuộc bộ lạc Lục Hải (19; tr.11). Đầu Công nguyên Hưng Hà nằm trong vùng đất phía Nam cuối cùng của huyện Chu Diên quận Giao Chỉ với tên gọi là "Đa Cương Hương" (3; tr.19). Đầu thế kỷ thứ X, khi Ngô Quyền xưng Vương, Hưng Hà thuộc đất Đằng Châu. Đến thời Tiền Lê (đời vua Lê Ngọa Triều) đã đổi đạo thành lộ,
- 7 phủ, châu. Hưng Hà thuộc phủ Thái Bình (tên Thái Bình có từ đây, khoảng năm 1006-1009). Thời Lý - Trần, đất Hưng Hà thuộc 2 phủ là Ngự Thiên (sau là huyện Hưng Nhân) và phủ Duyên Hà (tên Duyên Hà có từ đây), thuộc lộ Long Hưng. Thế kỷ XV, thời Lê, theo cuốn "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, Hưng Hà thuộc Nam Đạo, sau thuộc Thừa Tuyên Sơn Nam, lúc ấy gồm phủ Ngự Thiên: 51 xã, phủ Duyên Hà: 42 xã. Đến năm Cảnh Hưng thứ hai đời vua Lê Hiển Tông (1741) đổi đạo làm trấn, Hưng Hà thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Cuối thế kỷ XVIII, huyện Duyên Hà có 59 xã, Hưng Nhân có 56 xã. Năm 1828 dưới triều Nguyễn, trấn Sơn Nam Hạ được đổi thành trấn Nam Định. Lúc này huyện Hưng Nhân có 55 xã, huyện Duyên Hà có 50 xã, cuối thế kỷ XIX, Hưng Hà lại thuộc tỉnh Hưng Yên. Ngày 21-3-1890, tỉnh Thái Bình được thành lập, đến năm 1893 thì cắt phủ Tiên Hưng (gồm 3 huyện Hưng Nhân, Duyên Hà, Thần Khê) của tỉnh Hưng Yên về tỉnh Thái Bình. Vào đầu thế kỷ XX, dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, Duyên Hà có 74 xã; Hưng Nhân có 82 xã. Trong Cách mạng Tháng Tám, Duyên Hà, Hưng Nhân vẫn thuộc phủ Tiên Hưng. Ngày 10-4-1946, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, tại kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình đã quyết định bỏ tổng, đổi phủ là huyện. Ngày 17-6-1969, QĐ 93/CP hợp nhất và điều chỉnh địa giới hành chính các huyện, lúc đó huyện Hưng Nhân và huyện Duyên Hà sáp nhập lại có tên gọi là huyện Hưng Hà như ngày nay. Sau khi được thành lập, huyện Hưng Hà có diện tích tự nhiên là 20.612 ha, dân số 250.000 người, huyện có 35 xã, thị trấn với 373 thôn làng.
- 8 Để có những làng mạc trù phú xen giữa những cánh đồng bằng phẳng, phì nhiêu với một cảnh quan văn hóa tương đối giống nhau như ngày nay, vùng đất Hưng Hà đã chịu sự tác động của bàn tay con người kiên trì, bền bỉ từ hàng ngàn năm nay. Ban đầu là công cuộc khẩn hoang rồi qua bao đời đã liên tiếp quật thổ, bồi cư, quai đê, lấn biển, san gò, lấp trũng biến những bãi lầy, rừng rậm hoang vu, những gò đống cao, đầm hồ thành những nơi bằng phẳng, phì nhiêu như ngày nay. Tỉnh Thái Bình nói chung và Hưng Hà nói riêng không có "cư dân gốc" như một số tỉnh của đồng bằng Bắc Bộ. Vào khoảng 600-700 năm trước Công nguyên, các cư dân từ các vùng trung du Bắc Bộ tiến dần xuống vùng đầm lầy và một số trong đó đã bám theo các triền sông, tụ cư trên các gò, đống, dải đất cao. Nơi đó chính là Hưng Hà - vùng đất cao và là một trong những vùng đất cổ xưa nhất của tỉnh Thái Bình ngày nay. Sức hấp dẫn của vùng đất màu mỡ phù sa thuận lợi cho việc đánh bắt cá và trồng lúa nước đã nhanh chóng cuốn hút ngày càng đông luồng cư dân từ Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn Tây, Thanh Hóa, Hải Dương, Nam Định... nối tiếp nhau tìm về đây khẩn hoang, lập nghiệp, hình thành và thiết lập nên làng xã đông đúc, đa dạng. Như vậy, cư dân Hưng Hà là sự hợp cư, quần cư của khắp nơi tụ hội trên đất này. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, họ luôn phải thường trực chống chọi với bão lũ và giặc dữ. Nhưng cũng chính từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên là đồng bằng sông nước nên rất thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - chính trị - văn hóa. Chính môi trường sống và quá trình ứng xử với môi trường đã tạo nên nét tính cách và lối sống rất đặc thù, đậm nét của người dân nơi đây: đó là tính quả cảm, cần cù, thông minh, sáng tạo, quyết đoán và nhạy cảm ứng phó với thời cuộc (cả với thiên nhiên và xã hội). * Đảng bộ huyện Hưng Hà
- 9 Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, bước sang thế kỷ XX, dưới các trào lưu cách mạng, phong trào cách mạng Hưng Hà có điều kiện phát triển. Đầu năm 1927, Chi bộ hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập tại trường Minh Thành thị xã Thái Bình gồm 11 người. Đầu năm 1928, Chi bộ hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Tiên Hưng - Duyên Hà được thành lập. Chỉ một năm sau ngày thành lập, số hội viên thanh niên đã tăng lên 60 người ở các xã thuộc tổng Vị Sĩ, tổng An Xá (Duyên Hà), tổng Phú Khê, tổng Cổ Quán, tổng Y Đún (Tiên Hưng) nay là các xã Chí Hòa, Minh Khai, Bình Lăng (Hưng Hà) và Hồng Việt, Hoa Lư (Đông Hưng). Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời tại Hà Nội; Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng cũng được thành lập ở Thái Bình. Đầu tháng 7-1929 tại nhà đồng chí Đỗ Gia Chuẩn (thôn Nhuệ xã Chí Hòa) đã diễn ra Hội nghị thành lập chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Thần - Duyên (Thần Khê - Duyên Hà). Chi bộ gồm các đồng chí: Lương Duyên Hồi, Bùi Văn Mộng, Đỗ Gia Tuấn, Nguyễn Văn Rậng, Nguyễn Đình Liên, Nguyễn Đức Lành. Đồng chí Lương Duyên Hồi làm Bí thư. Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tại 2 huyện Duyên Hà - Thần Khê, Chi bộ Thần - Duyên có 54 đảng viên đã quyết định thành lập 6 Chi bộ. Những năm đầu mới thành lập, Đảng bộ Hưng Hà phải đi vào hoạt động bí mật trong lòng địch, vận động quần chúng làm cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hưng Hà cùng với nhân dân Tiên Hưng đã tiến hành một cuộc biểu tình vào ngày 1-5-1930. Đây là cuộc biểu tình gây tiếng vang lớn, được coi là đỉnh cao của phong trào nông dân Thái Bình. Trong những năm từ 1931-1935, khi phong trào cách mạng cả nước rơi vào tình trạng thoái trào, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Hưng Hà vẫn tiếp tục đứng lên dưới các hình thức tổ hội, đấu tranh nửa hợp pháp, nửa công khai. Thời kỳ 1936-1939, người dân Hưng Hà lại sôi nổi với cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. Khi Mặt trận Việt Minh ra đời đã mở đầu cao trào
- 10 đấu tranh cách mạng mạnh mẽ. Dưới sự lãnh đạo của các Chi bộ Đảng, nhân dân Hưng Hà một lòng đoàn kết, tập hợp trong các tổ chức cứu quốc. Khắp nơi như Đa Phú, Nhâm Lang, Thị Độc, Duyên Phúc, Đồng Nhân (Nhân Cầu), Đãn Tràng, Tuy Lai, Đồng Lạc đã hình thành các cơ sở của Việt Minh gồm các lực lượng chính trị và vũ trang nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của các lực lượng Việt Minh, nhân dân Hưng Hà đã chống lại chính sách nhổ lúa trồng đay của Nhật, chuẩn bị sẵn sàng đứng lên đánh đuổi Pháp - Nhật khi thời cơ đến. Từ ngày 18 đến ngày 21-8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hưng Hà diễn ra nhanh chóng. Lực lượng vũ trang kết hợp cùng với lực lượng chính trị từ khắp mọi nơi đã kéo về huyện lỵ cướp chính quyền. Cách mạng Tháng Tám ở Hưng Hà thành công, từ xiềng xích nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hưng Hà cùng với nhân dân cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do. Trong khi cả nước tiếp tục bước vào cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp trở lại xâm lược, Thái Bình vẫn là vùng đất tự do; nhân dân Hưng Hà tích cực đẩy mạnh công cuộc xây dựng quê hương đồng thời cũng ra sức chuẩn bị các hoạt động kháng chiến, vừa kháng chiến kiến quốc, bước đầu chống địch càn quét. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Hưng Hà đã chiến đấu quyết liệt để bảo vệ quê hương. Hàng trăm tên địch đã phải bỏ mạng trong các trận đánh đầu tiên ở Minh Tân, Hà Xá, Độc Lập, Hồng Minh, Hồng Lĩnh và ở các xã ven đường 39, 223, 224, phá hủy 90% cơ sở tề ngụy của địch. Ngày 7-5-1954, quân đội ta giành chiến thắng ở Điện Biên Phủ, quân Pháp ở Thái Bình hoang mang dao động, quân và dân Hưng Hà tiếp tục đánh những đòn quyết định vào dinh lũy cuối cùng của quân Pháp và tay sai ở bốt Thá, Tịnh Xuyên, Dốc Văn, Diền, giải phóng hoàn toàn quê hương. Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ Hưng Hà đã lãnh đạo nhân dân khôi phục kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất và bước đầu phát
- 11 triển kinh tế, văn hóa - xã hội theo hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Hưng Hà vừa sản xuất. vừa chiến đấu, góp phần đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, suốt trong 20 năm kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Hưng Hà đã chi viện tối đa sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam. Nhân dân Hưng Hà đã góp phần quan trọng vào thắng lợi to lớn của dân tộc, đánh bại đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bước vào thời kỳ đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân Hưng Hà tiếp tục thi đua, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Thực tế quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trong những thập kỷ qua của Đảng bộ Hưng Hà là sự vận dụng một cách sáng tạo chủ trương, đường lối, chiến lược và sách lược của Đảng vào thực tiễn địa phương qua từng thời kỳ lịch sử. Tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước, bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của quê hương, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Hưng Hà đã lãnh đạo nhân dân bước đầu thu được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, quyết tâm xây dựng Hưng Hà trở thành huyện Anh hùng trong thời kỳ đổi mới, xứng đáng với tên gọi của một vùng đất "địa linh nhân kiệt". 1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Hƣng Hà trƣớc năm 1996 Mười năm quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nền kinh tế, các lĩnh vực xã hội lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Nền kinh tế mất cân đối nhiều mặt, cơ chế quản lý cũ chưa xoá bỏ hết, cơ chế quản lý mới đang hình thành, nhưng chưa đồng bộ; trong khi đó, các thế lực đế
- 12 quốc tăng cường bao vây cấm vận, thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình" làm cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta càng thêm khó khăn. Trước diễn biến phức tạp của tình hình, Đảng ta ngay từ đầu đã khẳng định "Đổi mới tư duy không có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận đã đạt được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối đúng đắn đã được xác định, trái lại, chính là sự bổ sung và phát triển những thành tựu ấy" (9; tr.125.) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) thành công đặt cơ sở để khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội. Ngay từ đầu, Đảng ta đã kết hợp chặt chẽ đổi mới chính trị với đổi mới kinh tế, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm: chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đồng thời, Đại hội đã nêu ra phương hướng, mục tiêu chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (1986-1990). Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới trong lĩnh vực phát triển kinh tế, đất nước ta đã thu được những thành tựu bước đầu hết sức quan trọng, góp phần từng bước đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng; ổn định thị trường trong nước, từng bước hướng ra xuất khẩu. Nhằm bổ sung, hoàn thiện và phát triển đường lối đổi mới kinh tế được vạch ra từ Đại hội VI, trong hoàn cảnh mới, Đảng ta đã thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" và "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000" trong Đại hội lần thứ VII (6- 1991) của Đảng. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Đảng bộ huyện Hưng Hà lãnh đạo nhân dân bước vào công cuộc đổi mới với tinh thần quyết tâm cao, nền kinh tế - xã hội huyện Hưng Hà đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, bước đầu thu được những kết quả quan trọng. Về kinh tế
- 13 Kinh tế phát triển tương đối toàn diện, có tốc độ tăng trưởng khá, nhiều mặt tiếp tục đạt đỉnh cao mới, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng sản xuất hàng hoá. Tổng sản phẩm GDP (theo giá so sánh năm 1989) bình quân hàng năm (1991-1995) đạt 111 tỷ 231 triệu, tăng 43,5% so với 5 năm 1986-1990. Tỷ trọng hàng hoá 65,9%; nhịp độ tăng GDP hàng năm là 11,92%, gấp 2 lần so với nhịp độ tăng bình quân 5 năm 1986-1990. Năm 1995, tổng sản phẩm GDP đạt 140 tỷ 691 triệu, tăng 58% so với năm 1990. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 50,03%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng là 30%; dịch vụ 19,97%. Đây là thắng lợi nổi bật nhất, vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra cả về khối lượng và giá trị, nhịp độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nền nông nghiệp phát triển toàn diện ở thế ổn định; sản xuất lương thực, thực phẩm tăng nhanh; các chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng đều đạt và vượt mục tiêu. Tổng diện tích gieo trồng bình quân 35.151 ha/năm; hệ số sử dụng ruộng đất là 2,81 lần. Năng suất lúa bình quân 120 tạ/ha. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, từng bước đi vào thâm canh nhằm tăng nhanh khối lượng và giá trị sản phẩm. Sản xuất lương thực đã đáp ứng nhu cầu cần thiết cho đời sống của nhân dân và phục vụ phát triển chăn nuôi. Kinh tế VAC có sự chuyển biến mang tính đột phá. Đây được xem như cuộc cách mạng, một mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chăn nuôi phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, đạt tỷ trọng 27% trong tổng giá trị nông nghiệp, bình quân thực phẩm 41kg/người. Tổng đàn lợn bình quân 62.365 con, sản lượng thịt hơi 4500 tấn/năm (trong đó đàn lợn nái chiếm 9%), bước đầu nuôi thí nghiệm giống lợn tỷ lệ nạc cao. Đàn trâu, bò 14.500 con (tăng 2.500 con so với năm 1990), đáp ứng đủ nhu cầu sức kéo và 30% làm thực phẩm. Nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, Đảng bộ huyện Hưng Hà luôn coi trọng công tác quản lý kinh tế nông nghiệp, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị
- 14 quyết Trung ương 5 (khoá VII), từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý. Việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ đảm bảo đúng luật, được nông dân dân chủ bàn bạc, yên tâm phấn khởi tập trung đầu tư phát triển sản xuất. Chức năng của hợp tác xã được xác định rõ, bổ sung phù hợp với cơ chế mới. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giữ vững nhịp độ phát triển, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Mục tiêu tăng hộ nghề, giảm hộ thuần nông đã được thực hiện tích cực. Các ngành nghề truyền thống được khôi phục, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng. Sau khi thực hiện Nghị quyết 30 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, tốc độ phát triển ngành nghề tăng rõ rệt. Hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu bước đầu mang lại hiệu quả. Chủ trương chuyển sản xuất tiểu thủ công nghiệp về hộ theo hướng đa dạng hoá các loại hình, các ngành nghề được thực hiện triệt để hơn đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Mô hình làng nghề, xã nghề đã hình thành rõ và đang được nhân lên. Giá trị sản lượng toàn ngành bình quân 34 tỷ 212 triệu (năm 1989). Nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 31%1. Số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, có việc làm ổn định, thường xuyên chiếm 40%. Thắng lợi của sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho người lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, tăng thu nhập kinh tế hộ, nhanh chóng giảm số hộ nghèo, tăng hộ giàu, từng bước phá thế thuần nông, phân công lại lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thương mại dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng hoá các loại hình, các thành phần, đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Giá trị lưu thông hàng hoá trên thị trường tăng nhanh, đạt 200 tỷ đồng năm 1995. Các doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp lại, hoạt động có hiệu quả. Việc xây dựng thị trấn, thị tứ, chợ nông thôn, các tụ điểm kinh tế vùng đã làm cho 1 Riêng năm 1995 đạt 65,22 tỷ, gấp 3 lần năm 1990.
- 15 thị trường tại chỗ, giao lưu hàng hoá trong và ngoài huyện được mở rộng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Văn hoá - xã hội Cùng với kinh tế, lĩnh vực văn hoá - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, khắc phục được tình trạng yếu kém, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ. Những nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, đi lại, học tập, chữa bệnh được đáp ứng ngày một tốt hơn; quyền dân chủ của công dân được thực hiện và đảm bảo; bộ mặt nông thôn mới được hình thành, đời sống nhân dân được cải thiện và dần vào ổn định. Những chủ trương, giải pháp xoá đói, giảm nghèo đã được triển khai thực hiện tích cực, đồng bộ đem lại hiệu quả thiết thực. Tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 55%; số hộ trung bình chiếm 42%, hộ nghèo còn 3%. Sự nghiệp giáo dục đã khắc phục được tình trạng yếu kém, tạo ra sự chuyển biến đồng bộ trên tất cả các ngành học. Phổ cập giáo dục tiểu học được giữ vững, chất lượng dạy và học cả diện đại trà và mũi nhọn có chuyển biến tiến bộ. Tỷ lệ học sinh đến trường ngày càng tăng, học sinh bỏ học giảm đáng kể. Giáo dục hướng nghiệp dạy nghề đã được quan tâm, một số trường đã phối hợp với trung tâm dạy nghề tổ chức dạy nghề, hướng nghiệp cho học sinh. Năng lực quản lý, điều hành, ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các ngành học có chuyển biến tích cực. Điều kiện, phương tiện giảng dạy, học tập đã được đáp ứng tốt hơn. Sự nghiệp y tế có bước tiến rõ, các hoạt động đã tập trung cho nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chất lượng khám, chữa bệnh có tiến bộ. Tổ chức bộ máy đã được củng cố, kiện toàn. Công tác quản lý ngành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, thầy thuốc được nâng lên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường đáng kể. Riêng trạm xá xã, thị trấn có 90% đủ 4 phòng kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn của ngành. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình được tập trung chỉ đạo thường xuyên. Ý thức tự giác và trình độ xã hội hoá được tăng cường. Tỷ lệ sinh
- 16 giảm từ 2,3% (năm 1990) xuống 1,56% (năm 1995); số người sinh con thứ 3 trở lên giảm dần từ 21% (năm 1990) xuống dưới 12,5% năm 1995. Văn hoá - thể thao có bước tiến mới, các hoạt động luôn gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Chủ trương xây dựng làng văn hoá, trọng tâm là xây dựng quy ước thôn, xóm và gia đình văn hoá, tôn tạo di tích lịch sử, cách mạng được quan tâm đẩy mạnh. Việc xây dựng thiết chế văn hoá, đẩy mạnh hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao đã được thực hiện tích cực, đem lại hiệu quả thiết thực trên nhiều mặt, góp phần giữ vững ổn định chính trị từ cơ sở, đấu tranh ngăn ngừa hủ tục, tai tệ nạn xã hội. Bộ máy tổ chức đã được củng cố, kiện toàn, chất lượng hoạt động, vai trò quản lý Nhà nước của ngành đã được tăng cường. Việc thực hiện cơ chế mở, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, nhất là chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết 29, Nghị quyết 30 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tạo ra nhiều việc làm tại chỗ, được quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng; vấn đề việc làm đã được giải quyết cho lực lượng lao động trong toàn huyện, tạo tiền đề cho sự phân công lao động tại chỗ, chuyển một phần lao động nông nghiệp sang ngành nghề, dịch vụ. Công tác chuyển dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới có nhiều cố gắng về chế độ, chính sách và tìm kiếm địa bàn. Trong 5 năm (1991-1995) đã chuyển được 490 hộ với 2.237 khẩu, 1.500 lao động. Đồng thời với phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện đã quan tâm đúng mức đến chính sách xã hội: có cơ chế, chính sách ưu tiên và xã hội hoá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các đối tượng. Phong trào tặng sổ tích kiệm, xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, xây dựng nghĩa trang liệt sỹ... được các cấp, các ngành, các đoàn thể và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng chính sách có việc làm; hoạt động của các tổ thương binh, hoạt động nhân đạo, từ thiện... đã góp phần giảm bớt khó khăn, nâng cao đời sống cho các gia đình chính sách.
- 17 Các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được tăng cường, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong quá trình chỉ đạo, Đảng bộ luôn quán triệt 2 nhiệm vụ chiến lược; gắn phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng với củng cố, xây dựng an ninh quốc phòng từ cơ sở. Việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng những năm qua đã phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu của an ninh quốc phòng. Thắng lợi của kinh tế và kết quả xây dựng kết cấu hạ tầng đã tạo ra nền tảng hậu phương vững chắc. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ an ninh quốc phòng trong tình hình mới. Đảng bộ huyện đã thường xuyên củng cố, xây dựng, tăng cường quản lý và tổ chức hoạt động của các lực lượng, xây dựng phương án phòng thủ, chống diễn biến hoà bình, tổ chức diễn tập... hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự địa phương, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, số vụ việc việc giảm, không có điểm nóng. Hệ thống chính trị được kiện toàn và tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo. Trong 5 năm (1991- 1995), Đảng bộ huyện đã tập trung cao cho nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị; gắn công tác xây dựng đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh với yêu cầu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Công tác xây dựng Đảng đã tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đổi mới, chỉnh đốn đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VII); tạo được bước chuyển cơ bản; giữ vững định hướng chính trị, đảm bảo sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, lòng tin của quần chúng đối với Đảng được củng cố; năng lực lãnh đạo toàn diện của các tổ chức đảng được nâng lên, nhất là lãnh đạo phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, phát huy được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân. Kết quả của công tác xây dựng đảng đã nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên. Số
- 18 đảng viên sai phạm, trình độ giác ngộ thấp giảm; số đảng viên có năng lực ngày càng tăng; đời sống gia đình đảng viên được nâng lên, đã cơ bản xoá nghèo trong hộ đảng viên. Không còn cơ sở đảng yếu kém, số cơ sở đảng vững mạnh tăng lên, lòng tin của quần chúng đối với đảng ngày càng vững chắc. Những tồn tại, hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Hưng Hà vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Kinh tế tuy đạt được tốc độ tăng trưởng khá, song chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa đều; nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp; tiềm năng còn lớn nhưng khai thác hiệu quả chưa cao. Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tốt nhưng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn thấp; chăn nuôi chủ yếu vẫn theo tập quán cũ, chưa tạo dựng được mô hình, giá trị, hiệu quả còn thấp. Tiềm năng kinh tế vườn - ao còn lớn nhưng chưa được khai thác triệt để. Tiếp thu cây, con giống mới và quy trình công nghệ mới ở một số địa phương còn chậm. Vai trò quản lý kinh tế, điều hành sản xuất ở một số hợp tác xã thiếu năng động, trách nhiệm chưa cao; việc quản lý, sử dụng vốn, quỹ thanh toán công nợ đặt ra những vấn đề bức xúc cần giải quyết. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp so với tiềm năng và yêu cầu mới còn chậm và chưa đều; ngành nghề truyền thống chưa được nhân nhanh, du nhập nghề mới chậm; phát triển ngành nghề ở các xã nội đồng còn nhiều khó khăn, lúng túng; tỷ lệ hộ thuần nông còn cao; trang thiết bị nhỏ bé, lạc hậu, năng suất, chất lượng, hiệu quả còn thấp. Sản xuất đã chuyển mạnh về hộ, nhưng vai trò tổ chức, điều hành của xã, hợp tác xã chưa rõ; quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là doanh nghiệp tư nhân chưa chặt chẽ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 177 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 202 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 199 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn