Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn từ năm 2006 đến năm 2015
lượt xem 6
download
Luận văn nghiên cứu về quá trình Đảng bộ huyện Mỹ Lộc lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn từ năm 2006 đến năm 2015. Trên cơ sở đó luận văn chỉ ra những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân của vấn đề và rút ra những bài học kinh nghiệm. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn từ năm 2006 đến năm 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ======================== TRẦN THỊ THẢO ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ LỘC (TỈNH NAM ĐỊNH) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ======================== TRẦN THỊ THẢO ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ LỘC (TỈNH NAM ĐỊNH) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Hồng Hà Nội - 2016
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn tới PGS.TS.Hoàng Hồng - người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn chỉnh Luận văn tốt nghiệp. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo Ban Quản lý Đào tạo, Sau đại học, các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ bảo tận tình, động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này. Trong thời gian thực hiện Luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định, Ủy ban MTTQ tỉnh Nam Định, thường trực Thành ủy Nam Định, Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Nam Định, Phòng Văn hóa, Ban tuyên giáo huyện Mỹ Lộc đã cung cấp tư liệu để tác giả hoàn thành Luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá, góp ý quý báu của Hội đồng Khoa học đánh giá Luận văn. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè cùng các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập thực hiện đề tài Luận văn tốt nghiệp này. Học viên thực hiện Luận văn Trần Thị Thảo
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình bản thân tôi tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Hoàng Hồng. Tất các các số liệu, kết quả nêu trong luận văn đều đảm bảo tính trung thực. Những kết luận của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày......tháng.....năm 2016 Tác giả luận văn Trần Thị Thảo
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ban chỉ đạo BCĐ Câu lạc bộ CLB Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Gia đình văn hóa GĐVH Thể dục thể thao TDTT Ủy ban nhân dân UBND Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc UBMTTQ
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 3 1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................ 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................................ 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 9 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu........................................................ 10 6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 11 7. Bố cục của luận văn. .......................................................................................... 12 Chƣơng 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ LỘC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 .. 13 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội và thực trạng đời sống văn hóa ở nông thôn của huyện Mỹ Lộc trƣớc năm 2006.................................... 13 1.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Lộc ............................................................................................................ 13 1.1.2. Thực trạng đời sống văn hóa ở nông thôn của huyện Mỹ Lộc trước năm 2006. ....................................................................................................... 16 1.2. Chủ trƣơng xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2006 -2010. .............................................................. 24 1.2.1. Khái quát đường lối của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nam Định về xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn. .......................................... 24 1.2.2. Chủ trương xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc. ................................................................................................ 29 1.3. Quá trình chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn củaĐảng bộ huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2006 - 2010. ............................................................. 33 1.3.1. Xây dựng nếp sống văn minh, lối sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội và mừng thọ. ................................................................................ 33 1.3.2. Xây dựng Làng, thôn xóm văn hóa, Gia đình văn hóa. ........................ 38 1.3.3. Xây dựng Hương ước, quy ước ............................................................ 41 1
- 1.3.4. Xây dựng thiết chế văn hóa .................................................................. 43 1.3.5. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao: ....................... 45 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................. 47 Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ LỘC LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 ............................................................................................................ 49 2.1. Yêu cầu mới và chủ trƣơng xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc. ............................................................................ 49 2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn giai đoạn 2010 - 2015. ................................................... 53 2.3. Đảng bộ huyện Mỹ Lộc chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn giai đoạn 2010 – 2015. .............................................................................. 56 2.3.1. Xây dựng nếp sống văn minh, lối sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội và mừng thọ. ................................................................................ 56 2.3.2. Xây dựng Làng, thôn xóm văn hóa, Gia đình văn hóa. ........................ 60 2.3.3. Xây dựng Hương ước, quy ước ............................................................ 66 2.3.4. Xây dựng thiết chế văn hóa .................................................................. 69 2.3.5. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao. ....................... 72 Tiểu kết Chƣơng 2. ............................................................................................... 75 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM.............................. 77 3.1. Một số nhận xét .......................................................................................... 77 3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................ 77 3.1.2. Hạn chế ................................................................................................. 82 3.2. Kinh nghiệm ............................................................................................... 88 Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................................ 92 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 96 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 102 2
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng trên mọi lĩnh vực không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, phát triển văn hóa đƣợc coi là một giải pháp cứu cánh cho nhiều quốc gia. Đặc biệt khi sự gia tăng của các giá trị vật chất – kinh tế không nhất thiết ở đâu và lúc nào cũng làm cho chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời đƣợc tốt hơn lên. Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo đã đi qua một chặng đƣờng 25 năm, và đã thu đƣợc nhiều kết quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Cùng với những thành tựu về kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, đối ngoại, vấn đề phát triển văn hóa - xã hội và xây dựng con ngƣời mới phục vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội luôn đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm, coi trọng và thực hiện đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Trƣớc những khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, Đảng luôn kiên định xây dựng và thực hiện các chủ trƣơng, chính sách đổi mới đúng đắn trên các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn hóa, chỉ đạo, hoạch định các chính sách văn hóa nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một trong những chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta đặt ra từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V (3/1982). Đây là một chủ trƣơng quan trọng có ý nghĩa chiến lƣợc đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa, lối sống và con ngƣời phù hợp với đòi hỏi của đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng cũng đã ghi rõ: “Một nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng và văn hóa là đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, bảo đảm mỗi xã, phường ấp đều có đời sống văn hóa. Tổ chức hơn nữa đời sống văn hóa mới”. Xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa, thông tin ở cơ sở là một trong ba chƣơng trình công tác chính hàng năm của Bộ Văn hóa thông tin. Vì cơ sở là nơi 3
- trực tiếp động viên, giáo dục xã hội và phát triển cá nhân, điều này chứng tỏ việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một chủ trƣơng mang tính chiến lƣợc lâu dài, thực hiện suốt trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đƣợc coi là bƣớc đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo định hƣớng Chủ nghĩa xã hội. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 5 khóa VIII (16/7/1998) đã nêu là: “Phải xây dựng môi trường văn hóa từ trong mỗi gia đình, làng bản, xã phường, khu tập thể, cơ quan… xây đựng đời sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, ấp, xã, phường văn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong việc xây dựng nếp sống văn minh”. Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở chính là thực hiện một cách cụ thể, thiết thực và sinh động chủ trƣơng của Đảng là nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại, khuyến khích nhân dân lao động tham gia sự nghiệp văn hóa trên cả hai mặt sáng tạo và hƣởng thụ. Nghị quyết Trung ƣơng 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là cơ sở đặc biệt để xây dựng nền văn hóa đất nƣớc trong thời kỳ đổi mới. Đó là nền văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Việt Nam về cơ bản là một nƣớc nông nghiệp do đó trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nƣớc, nông nghiệp, nông thôn và nông dân có một vị trí, vai trò quan trọng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới. Xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn là góp phần tạo nên động lực, đẩy nhanh quá trình đổi mới, đồng thời góp phần tích cực vào công cuộc bảo tồn và chấn hƣng văn hóa nƣớc nhà, vì một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 4
- Nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết về xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn và thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, nghị quyết của Đảng, Đảng bộ huyện Mỹ Lộc đã thực hiện, triển khai mạnh mẽ công tác xây dựng đời sống văn hóa trong cƣ dân nông thôn góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phƣơng, cũng nhƣ thực hiện một bộ phận trong chƣơng trình xây dựng “nông thôn mới” và phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa . Trong thời gian qua, đời sống văn hóa ở nông thôn huyện Mỹ Lộc đã có những thay đổi theo chiều hƣớng tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của huyện Mỹ Lộc cũng còn gặp phải nhiều vấn đề bất cập do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc với công tác xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn từ năm 2006 đến năm 2015 là rất cần thiết. Trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa việc xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn của huyện Mỹ Lộc trong tƣơng lai. Với những ý nghĩa nêu trên nên tác giả đã quyết định chọn thực hiện đề tài Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam:“Đảng bộ huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn từ năm 2006 đến năm 2015”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn đƣợc triển khai rộng khắp trong cả nƣớc, ở Trung ƣơng cũng nhƣ các tỉnh đều có những công trình nghiên cứu đƣợc đăng tải trên các sách, báo, tạp chí: Bộ Văn hóa thông tin đã cho xuất bản một số cuốn sách có liên quan đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nhƣ: - Cuốn “Một số vấn đề xây dựng làng - ấp văn hóa hiện nay” (1997), chủ biên: Nguyễn Khoa Điềm, Nxb Hà Nội. Cuốn sách đã nêu rõ đƣợc thực trạng xây dựng làng - ấp văn hóa trên địa bàn cả nƣớc và đề cập đến những vấn đề đƣợc coi là giải pháp để làm tốt công tác xây dựng làng - ấp văn hóa. 5
- - Cuốn “Xây dựng GĐVH trong sự nghiệp đổi mới” (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đề cập đến vai trò của gia đình trong sự nghiệp phát triển của xã hội nói chung và sự nghiệp đổi mới nói riêng. Cuốn sách chỉ rõ việc cần thiết đẩy mạnh xây dựng GĐVH với những tiêu chí mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới đất nƣớc. Những năm gần đây cũng có một số cuốn sách đƣợc xuất bản về vấn đề này, điển hình nhƣ: - Dƣơng Thanh Tam, Lê Văn Thịnh (1999), Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách phản ánh về phong trào do Ủy ban MTTQ Việt Nam chủ trì. Trên cơ sở nêu bật những ý nghĩa của phong trào, cuốn sách đã đƣa ra một cách phân tích sâu sắc về những vấn đề thuộc về nội dung của phong trào và hệ thống những giải pháp để thực hiện phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ” có hiệu quả. - BCĐ Trung ƣơng (2000), “Hỏi và đáp về phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, Nxb Hà Nội, Hà Nội. Cuốn sách đã giải đáp những vấn đề về nội dung phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa , từ nội hàm đến khái niệm cho đến việc hƣớng dẫn thực hiện phong trào. - Văn Đức Thanh (2001), “Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Xuất phát từ việc phân tích khái niệm văn hóa, tác giả đã đƣa ra một cách nhìn nhận chi tiết về môi trƣờng văn hóa nông thôn, đồng thời nhấn mạnh đến những yếu tố cần thiết phải xây dựng môi trƣờng văn hóa nông thôn lành mạnh và một hệ thống các giải pháp để làm đƣợc điều đó. - Lê Quý Trấn, Nguyễn Văn Tam, Trần Thị Ánh Tuyết (2001), “Hội nông dân Việt Nam với phong trào GĐVH, thôn ấp, bản, Làng văn hóa”, Nxb Lao động, Hà Nội. Nhóm tác giả nêu bật đƣợc vai trò của Hội nông dân với phong trào xây dựng GĐVH, thôn, ấp, bản, Làng văn hóa. Đồng thời đề cập đến những việc đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc của Hội nông dân đối với phong trào. Từ đó các tác giả rút ra những giải pháp cần thiết để nâng cao vai trò của Hội nông dân với phong trào. 6
- - Đinh Xuân Dũng (chủ biên) (2005), “Xây dựng Làng văn hóa ở đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Phạm Văn An, Đặng Khắc Lợi (2006), “Hỏi – đáp về xây dựng Làng văn hóa”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. - Ngô Quang Hƣng, Phạm Phúc Duyên, Đặng Khắc Lợi (2007), “Hỏi – đáp về xây dựng GĐVH ở làng, bản buôn”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. - Các tác giả Trần Thị Tuyết Mai, Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Duy Kiên, (2011),“Hỏi – đáp về xây dựng nếp sống văn minh”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội trình bày dƣới dạng hỏi – đáp tất cả những vấn đề liên quan đến việc xây dựng GĐVH, Làng văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh. Cuốn sách có vai trò tuyên truyền, hƣớng dẫn mọi ngƣời hiểu đƣợc bản chất và cách thực hiện những vấn đề đã nêu sao cho phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc. Liên quan trực tiếp tới xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đáng lƣu ý có các luận văn, luận án sau: - Luận văn “Đảng bộ huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2000 đến năm 2010” (2014) của Trần Thị Yên đã nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Yên Khánh vận dụng chủ trƣơng chung của Đảng trong lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2000 đến năm 2010 và đã đánh giá khách quan các thành tựu, hạn chế và bƣớc đầu rút ra một số kinh nghiệm góp phần thực hiện tốt hơn nữa chủ trƣơng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Luận văn “Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay” (2015) của tác giả Đoàn Văn Nam đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về đời sống văn hóa tinh thần và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần; Khái quát những mục tiêu và nội dung cơ bản của xây dựng đời sống văn hóa tinh thần; Tìm hiểu những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng đời sống văn 7
- hóa tinh thần. Nghiên cứu về thực trạng xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang và những vấn đề đặt ra, để từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. - Luận văn “Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lương Tài (Bắc Ninh) về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1998 – 2013” (2015) của tác giả Đoàn Văn Tiến đã nghiên cứu sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lƣơng Tài (Bắc Ninh) về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1998 – 2013 và phân tích những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa của địa phƣơng. Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các tác phẩm nói trên đã đề cập tƣơng đối toàn diện những nội dung cơ bản của văn hóa. Những tri thức khoa học này là những tài liệu quý báu giúp tác giả nhận thức rõ về bản chất, vai trò của văn hóa, đồng thời là cơ sở để có thể kế thừa khi thực hiện đề tài. Tuy nhiên, viết về đời sống văn hóa ở cơ sở của huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) một cách có hệ thống dƣới góc độ lịch sử cho đến nay chƣa có một cuốn sách chuyên khảo nào. Về nội dung này mới chỉ có một số Kỷ yếu Hội thảo và Báo cáo bƣớc đầu tổng kết đời sống văn hóa ở cơ sở. Trong đó đáng chú ý có Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (2000-2015) của Huyện. Hội nghị đã Báo cáo tập hợp một cách hệ thống tham luận các cơ sở trên địa bàn huyện trong 15 năm thực hiện cuộc vận động, trên cơ sở tổng kết những bài học kinh nghiệm, các Báo cáo tham luận cũng đƣa ra những phƣơng hƣớng đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống văn hóa trong những năm tiếp theo. Những tài liệu trên đây đã phần nào cho thấy cái nhìn tổng quan về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nói chung và thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) nói riêng. Mặc dù vậy, đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về 8
- quá trình Đảng bộ huyện Mỹ Lộc lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn từ năm 2006 đến năm 2015. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích Nghiên cứu về quá trình Đảng bộ huyện Mỹ Lộc lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn từ năm 2006 đến năm 2015. Trên cơ sở đó luận văn chỉ ra những ƣu, khuyết điểm, nguyên nhân của vấn đề và rút ra những bài học kinh nghiệm. - Nhiệm vụ + Phân tích, làm rõ các yếu tố tác động đến xây dựng đời sống văn hóa nông thôn huyện Mỹ Lộc. + Trình bày theo hệ thống các chủ trƣơng, biện pháp của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc trong xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn từ 2006 đến năm 2015. + Phân tích những ƣu điểm, hạn chế của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc trong lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn từ 2006 đến năm 2015; từ đó, đúc rút kinh nghiệm có cơ sở khoa học và thực tiễn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: + Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc đối với việc xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn thời gian từ năm 2006 đến năm 2015. + Các hoạt động triển khai thực hiện chủ trƣơng của Đảng bộ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Bao gồm toàn bộ huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. - Về thời gian: Nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Mỹ Lộc lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn trên địa bàn tỉnh từ năm 2006 đến năm 2015 Tuy nhiên để làm rõ vấn đề, tác giả đề cập khái quát vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn trƣớc năm 2006. - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) trong xây dựng đời sống văn hóa ở 9
- nông thôn từ năm 2006 đến năm 2015 gồm: Chủ trƣơng của Đảng bộ, sự chỉ đạo của Đảng bộ trong các lĩnh vực: Xây dựng nếp sống văn minh, lối sống văn hóa trong việc cƣới, việc tang, lễ hội và mừng thọ, xây dựng Làng văn hóa, GĐVH, xây dựng Hƣơng ƣớc, quy ƣớc, xây dựng Thiết chế văn hóa, các hoạt động văn hóa văn nghệ và TDTT; qua đó rút ra những nhận xét chung và bài học kinh nghiệm. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tƣ liệu Các tài liệu chủ yếu thực hiện đề tài gồm: - Các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc liên quan đến văn hóa và đời sống văn hóa trong những năm 2006 đến năm 2015. - Những cuốn sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu, kỷ yếu Hội thảo, Báo cáo đề cập đến việc xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn. - Các bài viết liên quan đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn trên các tạp chí (Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Tƣ tƣởng văn hóa, Tạp chí Khoa học xã hội, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật…) và báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, báo điện tử Nam Định. - Các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (2005), lần thứ XVIII (2006) và lần thứ XIV (2015). Cùng các Chỉ thị, Kế hoạch, Báo cáo cả Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, một số ban ngành của Tỉnh về văn hóa. - Các văn bản, tài liệu của Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ huyện Mỹ Lộc, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Phòng Văn hóa huyện. - Tài liệu thu thập qua điều tra và khảo sát thực tế địa bàn huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định). 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để giải quyết những yêu cầu của đề tài này, tác giả đã dựa trên cơ sở lí luận là những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và đời sống văn hóa ở cơ sở. Những phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu trong luận văn là phƣơng pháp lịch sử, nhằm trình bày khách quan, khoa học sự lãnh đạo 10
- của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc trong việc xây dựng nếp sống đời sống văn hóa ở nông thôn trên địa bàn huyện qua khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2015, gắn liền với hoàn cảnh cụ thể. - Phƣơng pháp Logic nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các chủ trƣơng, biện pháp tổ chức thực hiện và hiệu quả của nó, phân tích, đánh giá những thành công và hạn chế, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm. - Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ so sánh, đối chiếu, phân tích – tổng hợp và khảo sát thực tiễn để giải quyết các nội dung liên quan đến đề tài. 6. Đóng góp của luận văn. 6.1. Đóng góp về khoa học - Trình bày một cách hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và việc thực hiện quan điểm của Đảng về xây dựng phát triển sự nghiệp văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc. - Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Mỹ Lộc tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn từ năm 2006 đến năm 2015. Đồng thời, khẳng định sự đúng đắn của các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự lãnh đạo xây dựng của Đảng bộ tỉnh huyện Mỹ Lộc đời sống văn hóa ở nông thôn. - Khái quát những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế, một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện công tác xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định). Từ đó nếu những giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng văn hóa cơ sở của huyện trong những năm tới. 6.2. Đóng góp về tƣ liệu Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho Huyện ủy, tổ chức đảng của huyện trong quá trình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn trong những năm tới và cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này. 11
- 7. Bố cục của luận văn. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Đảng bộ huyện Mỹ Lộc lãnh đạo công tác xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn giai đoạn 2006 – 2010. Chƣơng 2: Đảng bộ huyện Mỹ Lộc lãnh đạo đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn giai đoạn 2010 -2015. Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm 12
- Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ LỘC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội và thực trạng đời sống văn hóa ở nông thôn của huyện Mỹ Lộc trƣớc năm 2006. 1.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Lộc. Điều kiện tự nhiên Mỹ Lộc xƣa là một trong các huyện thuộc phủ Thiên Trƣờng. Thời thuộc Pháp, vùng đất của huyện Mỹ Lộc rất rộng lớn, bao gồm cả phần đất của thành phố Nam Định ngày nay. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, huyện Mỹ Lộc đã qua nhiều lần điều chỉnh địa giới. Ngày 01/9/1950 cắt 4 xã Lộc An, Mỹ Xá, Lộc Hạ, Lộc Hoà vào thành phố Nam Định. Năm 1953, cắt các xã Mỹ Toàn, Mỹ An, Mỹ Đồng, Mỹ Phong, Mỹ Điền sang huyện Nam Trực. Đến ngày 25/9/1954, cắt các xã Lộc An, Mỹ Xá, Lộc Hạ, Lộc Hoà trả về huyện Mỹ Lộc. Thời kỳ 1965-1975, huyện thuộc tỉnh Nam Hà. Ngày 13/6/1967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 76-CP sát nhập toàn bộ huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định. Từ 1975-1981, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Sau năm 1981, trở về thuộc tỉnh Nam Định. Ngày 16/2/1997, Chính phủ ra Nghị định số 19/CP tái lập huyện Mỹ Lộc trên cơ sở tách ra từ thành phố Nam Định. Mỹ Lộc là huyện ven thành phố, diện tích tự nhiên 7.407 ha; dân số 69.671 ngƣời Thực hiện nghị định 19/CP và nghị định 95/CP của Chính phủ, huyện Mỹ Lộc đƣợc tái lập gồm có 1 thị trấn Mỹ Lộc và 10 xã là xã Mỹ Tân, Mỹ Trung, Mỹ Phúc, Mỹ Thắng, Mỹ Hà, Mỹ Hƣng, Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Thành. Lãnh thổ Mỹ Lộc nằm ở phía Bắc và phía Tây của thành phố Nam Định, đƣợc bao bọc bởi sông Hồng ở phía Đông và sông Châu Giang ở phía Bắc. Trung tâm huyện lỵ nằm trên quốc lộ 21A (trục đƣờng Nam Định – Phủ Lý) cách thành phố Nam Định 8 km và Phủ Lý 23 km. - Phía Bắc giáp huyện Bình Lục và Lý Nhân của tỉnh Hà Nam. 13
- - Phía Đông giáp sông Hồng và tiếp giáp huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình. - Phía Nam giáp thành phố Nam Định và huyện Vụ Bản. - Phía Tây giáp huyện Vụ Bản và tỉnh Hà Nam. Nhƣ vậy, về mặt điều kiện tự nhiên nhƣ trên huyện Mỹ Lộc có vị thế rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Địa hình Huyện Mỹ Lộc đƣợc bao bọc bởi tuyến đê sông Hồng (dài 7.1 km) và đê Ất Hợi (dài khoảng 16.5km) của sông Châu Giang, các đê này phân chia lãnh thổ huyện thành hai dạng địa hình chính: - Khu vực ngoài đê có địa hình cao hơn, đất đai màu mỡ do đƣợc phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm, thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt cây công nghiệp (dâu, đay), màu, rau và hoa. - Khu vực trong đê có địa hình phần lớn thấp, trũng, thƣờng bị úng ngập nên đất bị glay hóa mạnh với độ sâu trên 0,5m, phù hợp cho trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Khí hậu, thủy văn Cũng nhƣ các khu vực ở đồng bằng sông Hồng, khí hậu ở Mỹ Lộc cũng mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. - Nhiệt độ trung bình năm là 23,7 độ C, tổng lƣợng mƣa trung bình năm 1750mm, tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1670 giờ. - Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao (trên 80%), chênh lệch giữa các tháng không nhiều (3-8%). - Có 2 sông chính chảy bao quanh lãnh thổ Mỹ Lộc là sông Hồng và sông Châu Giang. Sông Hồng đoạn chảy dọc ranh giới phía Đông huyện dài 7,1km. Điều kiện kinh tế - xã hội Tình hình kinh tế - xã hội trong những năm gần đây, huyện Mỹ Lộc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội, nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng khá và dần ổn định. Tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2015 đạt 2.906 tỷ đồng (giá so sánh). Nhịp độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2010 – 2015 đạt 14,46%/năm. 14
- Giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời tăng qua các năm, năm 2010 đạt 24 triệu đồng/ngƣời, năm 2015 đạt 47 triệu đồng/ngƣời (theo giá hiện hành). Cơ cấu kinh tế đã có bƣớc chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều bƣớc tiến bộ, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, Mỹ Lộc sớm đạt đƣợc các chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Chất lƣợng giáo dục trên cả hai mặt đạo đức và học lực đều có tiến bộ. Tỷ lệ thi tốt nghiệp ở bậc Tiểu học hàng năm đạt 100%, Trung học cơ sở đạt 99%, Trung học phổ thông đạt 98% trở lên. Công tác khuyến học đƣợc quan tâm, phong trào xã hội hóa giáo dục phát triển. Công tác khám, chữa bệnh hàng năm hoàn thành và vƣợt kế hoạch, thực hiện tốt các công tác phòng chống dịch, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Các chƣơng trình y tế quốc gia, phòng chống lao, phòng chống bƣớu cổ đã đƣợc thực hiện nghiêm túc. Công tác quản lý y tế cơ sở đƣợc tăng cƣờng, đến nay có 8/11 trạm xá xã, thị trấn có bác sỹ (đạt 72,7%), bƣớc đầu quan tâm y tế thôn, xóm có 115/137 thôn xóm có cán bộ y tế hoạt động, chiếm 83,9%. Phong trào thể dục, thể thao phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo nhân dân tham gia phong trào “Rèn luyện thể dục, thể thao theo gƣơng Bác Hồ vĩ đại”. Đời sống văn hóa nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Nhân dân đƣợc tiếp cận với các hoạt động văn hóa phong phú và đa dạng. Phong trào xây dựng Làng văn hóa, GĐVH đƣợc sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các cấp. Hoạt động tuyên truyền, vận động, phổ biến xây dựng Làng văn hóa, GĐVH đƣợc chú trọng. Nhân dân tích cực tham gia xây dựng Làng văn hóa, GĐVH, xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn, góp phần tích cực vào phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và tạo nền tảng, tiền đề để thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ về xây dựng “nông thôn mới”. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 176 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 199 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 167 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 149 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 198 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 171 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn