intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng cộng sản Việt Nam với công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2001 đến năm 2014

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

37
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là khôi phục lại quá trình Đảng lãnh đạo công tác vận động NVNONN từ năn 2001 đến năm 2014, trên cơ sở đó tổng kết, rút ra những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm để phục vụ công tác này trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng cộng sản Việt Nam với công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2001 đến năm 2014

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THU TRANG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2015
  2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THU TRANG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số : 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ QUANG HIỄN HÀ NỘI – 2015
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Luận văn hoàn thành không chỉ là kết quả của sự nỗ lực của riêng cá nhân tôi mà còn có sự giúp đỡ của rất nhiều người. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, bạn bè và các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử trường ĐHKHXHVNV, ĐHQGHN. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn của tôi: PGS.TS.Vũ Quang Hiển, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn. Tác giả luận văn
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 ...................................................................................................... 14 1.1. Sự cần thiết vận động ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài và chủ trƣơng của Đảng ......................................................................................................... 14 1.1.1. Sự cần thiết vận động người Việt Nam ở nước ngoài ........................ 14 1.1.2. Chủ trương của Đảng ......………………………..………………….20 1.2. Đảng chỉ đạo công tác vận động ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài từ năm 2001 đến năm 2005……...…………………………...……………….25 1.2.1. Kiện toàn và xây dựng cơ quan quản lý người Việt Nam ở nước ngoài………………………………………………………………...….......25 1.2.2. Một số hình thức vận động và kết quả ................................................ 26 Chƣơng 2: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014…... ...................... 41 2.1. Những yếu tố mới ảnh hƣởng đến ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài và chủ trƣơng của Đảng..................................................................................... 41 2.1.1. Những yếu tố mới ảnh hưởng đến người Việt Nam ở nước ngoài ... 41 2.1.2. Chủ trương của Đảng .......................................................................... 46 2.2. Đảng chỉ đạo công tác vận động ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài từ năm 2006 đến năm 2014………..……………………...…………………..53 2.2.1. Kiện toàn và xây dựng cơ quan quản lý người Việt Nam ở nước ngoài ….........................................................................................................53 2.2.2. Một số hình thức vận động và kết quả ................................................ 55 Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................ 83 3.1. Nhận xét .................................................................................................. 83 3.1.1. Về các ưu điểm ..................................................................................... 83 3.1.2. Về các hạn chế...................................................................................... 86 3.2. Một số kinh nghiệm................................................................................ 89 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 100
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2. CNXH Chủ nghĩa xã hội 3. NVNONN Người Việt Nam ở nước ngoài 4. TH.S Thạc sĩ 5.USD Đôla Mỹ 6.VNĐ Việt Nam đồng 6.XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gần 30 năm thực hiện đường lối Đổi mới, Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng, thế và lực của Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới. Trong bối cảnh đó, một yếu tố có ý nghĩa quyết định đó là: Việt Nam phải có đủ sức mạnh nội lực để tham gia hội nhập một cách bình đẳng trong cộng đồng quốc tế. Sức mạnh nội lực của đất nước được hình thành từ nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất lại bắt nguồn từ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có cộng đồng NVNONN. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện có khoảng 4,5 triệu người, cư trú trên 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là một cộng đồng phức tạp về thành phần xã hội, xu hướng chính trị, địa vị pháp lý, đa dạng về ngành nghề, tôn giáo, dân tộc. Bên cạnh phần lớn luôn hướng về Tổ quốc với tinh thần xây dựng còn một số không nhỏ vẫn mặc cảm về quá khứ “vượt biên”, thành kiến hoặc thiếu hiểu biết về chế độ mới, thậm chí còn có tư tưởng hận thù cách mạng... Đây là nét riêng biệt của cộng đồng người Việt ở nước ngoài so với cộng đồng kiều bào khác trên thế giới. Thực tế đó đặt ra rất nhiều khó khăn đối với công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, việc vận động, phát huy vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài những năm qua còn gặp nhiều khó khăn và có những hạn chế cần khắc phục: Sự phân tích, đánh giá về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn chưa sâu, chưa theo kịp những chuyển biến mới; Việc triển khai thực hiện công tác vận động NVNONN còn hạn chế, bó hẹp trong các hội đoàn và cá nhân tích cực, chưa chủ động nhân rộng ra cộng đồng. Các hình thức, phương pháp vận động, phát huy thiếu linh hoạt, sáng tạo, còn có khuynh hướng nặng về khai thác, tranh thủ sự đóng góp vật chất của kiều bào hơn là quan tâm tới tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của kiều bào ở các nước sở tại cũng như
  7. 2 khi họ về nước. Nhiều tổ chức hữu quan chưa thực sự thể hiện vai trò là chỗ dựa cần thiết cho các đối tượng kiều bào gặp nhiều khó khăn của cuộc sống tha hương. Công tác thông tin văn hóa mới chỉ đáp ứng được nhu cầu một bộ phận kiều bào, chưa phát huy tốt tác dụng trong ngăn ngừa, đấu tranh với những luận điệu của bọn phản động luôn chống phá công cuộc đổi mới trên nhiều phương diện... Những hạn chế lớn nêu trên đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng của việc vận động đóng góp của kiều bào đối với đất nước; nhiều kiều bào vẫn mặc cảm với quá khứ; nhiều tiềm năng, sự tâm huyết của kiều bào chưa thực sự được phát huy; thậm chí còn hạn chế đối với việc tạo cơ sở, động lực trong xây đắp mối quan hệ tình nghĩa, gắn bó giữa người Việt Nam trong nước với các thế hệ kiều bào. Chính vì lẽ đó, công tác vận động NVNONN có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng; bảo vệ an ninh từ xa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống lại đất nước của bọn phản động người Việt ở nước ngoài; tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước, củng cố vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; khai thác mọi tiềm năng và lợi thế của kiều bào phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc tổng kết về mặt lịch sử, từ đó rút ra những kinh nghiệm và làm rõ những thành công, hạn chế về sự lãnh đạo của Đảng trong công tác vận động NVNONN là một yêu cầu cần thiết, là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng. Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Đảng cộng sản Việt Nam với công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2001 đến năm 2014” cho Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Về sách: - Tác giả Vũ Ngọc Bình “Thuyền nhân Việt Nam định cư hay hồi hương” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1996. Cuốn sách chủ yếu
  8. 3 nghiên cứu những vấn đề về người tị nạn trên thế giới, về thuyền nhân Việt Nam và quá trình ra đi cũng như hồi hương của họ, về luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam đối với thuyền nhân. Cuốn sách đã thống kê nhiều số liệu về người tị nạn trên thế giới và thuyền nhân Việt Nam; phân tích các chương trình hành động toàn diện, chương trình ra đi có trật tự. Đặc biệt những số liệu về người Việt Nam vượt biên bằng đường biển, số người hồi hương, số người còn trong các trại tị nạn, số người được đi định cư ở nước thứ ba từ năm 1975 đến 1996… - Tác giả Trần Trọng Đăng Đàn: Người Việt Nam ở nước ngoài”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1997. Qua 12 chương sách, 662 trang, tác giả đề cập đến các mặt, các lĩnh vực khác nhau trong đời sống của NVNONN, vấn đề pháp lí kiều dân, người Việt Nam ở khu vực Liên Xô cũ và Đông Âu. Đây là một chuyên khảo nghiên cứu công phu với hệ thống tư liệu phong phú, sinh động, đề cập đến nhiều vấn đề trên các mặt, các lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội… của NVNONN từ trước cho đến những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Ngoài ra cuốn sách còn đề cập đến số lượng và sự phân bố NVNONN giữa thập kỉ 90; đôi điều về những hoạt động chống phá dai dẳng của một số ít NVNONN đối với đất nước; vấn đề đầu tư, pháp lý kiều dân, đời sống văn hóa, văn nghệ và thân nhân của NVNONN thời gian này. Ngoài ra, tác giả còn có công trình “Người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ có Việt kiều”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2005. Cuốn sách gồm những bài chuyên luận, tiểu luận, nghiên cứu, giới thiệu mà tác giả đã công bố trên các sách, báo, tạp chí từ đầu năm 1996 đến 2002. - Viện nghiên cứu Đông Nam Á: “Việt kiều Thái Lan trong mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam” của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 2006. Cuốn sách đề cập đến quá trình nhập cư của cộng đồng người Việt Nam vào Thái Lan, phong trào đấu tranh của Việt kiều Thái Lan giai đoạn cuối thế kỉ XIX,
  9. 4 đầu thế kỉ XX, chính sách của Chính phủ Thái Lan với Việt kiều… Ngoài ra còn có “Vai trò của Cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam - Lào”, của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 2008. - Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao xuất bản công trình: “50 năm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (1959-2009), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2009. Cuốn sách gồm 148 trang đề cập đến lịch sử phát triển của Ủy ban Nhà nước về NVNONN 50 năm qua, một số bài viết những cảm nghĩ về Ủy ban Nhà nước về NVNONN và công tác đối với NVNONN của những nhà quản lí, nghiên cứu nhiều kinh nghiệm trong công tác NVNON. Về đề tài khoa học: - Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp thu hút đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài” của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nghiệm thu năm 2002. Công trình này chủ yếu nghiên cứu về tiềm năng và môi trường đầu tư liên quan tới NVNONN, kinh nghiệm một số nước trong việc thu hút đầu tư của kiều dân. Đề tài nhận định một số đặc trưng cơ bản của NVNONN về mặt xã hội, địa vị pháp lý, thái độ chính trị đối với đất nước và về đời sống văn hóa tinh thần. Bên cạnh đó, đánh giá tiềm năng của người Việt định cư ở nước ngoài trên các phương diện: thu nhập và khả năng kinh tế, thương mại, kiều hối, chất xám… Đồng thời nêu lên thực trạng đầu tư tại Việt Nam của người VNONN, đánh giá những kết quả đã đạt được về loại hình đầu tư, quy mô đầu tư, lĩnh vực đầu tư, nguồn vốn đầu tư… chỉ rõ những tồn tại yếu kém và nguyên nhân về chính sách, pháp luật, công tác thông tin cho cộng đồng và công tác bảo hộ NVNONN, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư của NVNONN vào Việt Nam. - Đề tài “Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài thực tiễn và một số cơ sở lí luận” của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài năm 2003 trình bày lược sử công tác vận động NVNONN từ năm 1930-2002.
  10. 5 Tiếp đó là phân tích một số vấn đề nổi cộm trong công tác như: huy động đóng góp của kiều bào trên các lĩnh vực kiều hối, đầu tư, kinh doanh, từ thiện; vận động trí thức NVNONN tham gia xây dựng đất nước… Đề tài cũng giới thiệu kinh nghiệm vận động kiều dân của một số nước như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… Qua đó nêu lên một số cơ sở lý luận, bài học và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động NVNONN. - Đề tài “Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đáp ứng yêu cầu của tình hình mới” của Bộ Ngoại giao do đồng chí Trần Trọng Toàn làm chủ nhiệm cùng nhóm tác giả thực hiện và nghiệm thu năm 2008. Đề tài đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác về người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay đồng thời kiến nghị phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác về người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. - Đề án “Thu hút chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2009-2020” của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2009. Đề án đã nêu lên thực trạng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đại học và tiềm lực đội ngũ chuyên gia người VNONN. Qua đó nêu lên các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thu hút chuyên gia NVNONN tham gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về Việt Nam. - Đề tài “Lịch sử xây dựng và phát triển Bộ Ngoại giao (1945-2010)” của Bộ Ngoại giao do PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc làm Chủ nhiệm cùng nhóm tác giả thực hiện và nghiệm thu năm 2010. Đề tài đã trình bày một cách có hệ thống và toàn diện quá trình xây dựng, phát triển, trưởng thành và hoạt động của Bộ Ngoại giao Việt Nam từ 1945-2010. Đề tài đã có những phần giới thiệu về bộ máy tổ chức và hoạt động của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài; đề cập đôi nét về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NVNONN.
  11. 6 Các Luận văn và Luận án đã bảo vệ liên quan đến đề tài: - Luận văn: “Chính sách của Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kì đổi mới” của tác giả Nguyễn Bảo Chung, bảo vệ năm 2008 tại Học viện Ngoại giao. Đề tài phân tích rõ chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng NVNON trong thời kì đổi mới và có những kiến nghị những chính sách cần thiết để tiếp tục tăng cường công tác vận động NVNONN. - Luận văn: “Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kì đổi mới”, của tác giả Phạm Văn Hùng bảo vệ năm 2011, chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Tác giả đi sâu nghiên cứu những đóng góp của cộng đồng NVNONN vào công cuộc phát triển đất nước trong thời kì đổi mới, trình bày một số kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp để phát huy thế mạnh, tiềm năng của cộng đồng NVNONN. - Luận văn: “Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài - thực trạng và giải pháp” của tác giả Trần Thị Thanh Hương bảo vệ năm 2011, chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Luận văn đi sâu phân tích thực trạng công tác thông tin đối ngoại cho NVNONN trong thời kì đổi mới, trình bày một số kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại cho NVNONN trong thời gian tới. - Luận án “Quá trình đổi mới chính sách của Đảng đối với người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 1986 đến năm 2009” của tác giả Trần Thị Vui bảo vệ năm 2011, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận văn đi sâu phân tích quá trình đổi mới chính sách của Đảng đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2009, những thành công và kinh nghiệm chủ yếu… Báo và tạp chí Liên quan tới chủ đề, thời gian qua, còn có một số bài đăng trên các tạp chí Cộng sản, Quê hương, Thông tin đối ngoại; trên các báo Nhân Dân, Đại đoàn kết, Tiền phong… Đáng chú ý là các bài viết của tác giả Nguyễn Đình
  12. 7 Bin “Người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và hướng về quê hương”, (Tạp chí Cộng sản, số 4 + 5, tháng 2 năm 2003). Bài viết phân tích tình hình cộng đồng NVNONN ở một số khu vực tập trung như các nước phương Tây, Liên Xô cũ và Đông Âu… đồng thời đề cập đến một số chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NVNONN; một số bất cập trong việc triển khai thực hiện chính sách và đề xuất một số biện pháp tháo gỡ những bất cập đó. Tác giả Nguyễn Phú Bình “Tiềm năng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” (Tạp chí Quê hương, số 10, năm 2004), “Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài và những bài học thực tế” (Tạp chí Cộng sản, số 2, tháng 1-2005), “Những chuyển biến tích cực trong công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2005” (Tạp chí Cộng sản, số 2 + 3, năm 2006)… Các bài viết của các tác giả phân tích tình hình cộng đồng NVNONN về số lượng, phân bố, thành phần; tiềm năng kinh tế, chính trị, tri thức khoa học và công nghệ; ghi nhận những thành tích đóng góp của kiều bào trong những năm kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như trong công cuộc đổi mới. Nêu khái quát quan điểm, chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với kiều bào qua các thời kỳ; kết quả thực hiện những chính sách đó; chỉ ra những mặt hạn chế, khiếm khuyết và đề ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác đối với NVNONN. Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số 8, năm 2004 có bài “Làm tốt công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” của tác giả Nguyễn Chiến Thắng. Bài viết chủ yếu giới thiệu và phân tích nội dung Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN ban hành ngày 26-3-2004; khái quát những chính sách của Nhà nước đối với NVNONN trong những năm gần đây; về công tác tổ chức, bộ máy thực hiện chính sách là Ban Việt kiều Trung ương sau đổi thành Ủy ban về NVNONN. Bài “Thực hiện cuộc vận động trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” của tác giả Phạm Sỹ Tam đăng trên Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ
  13. 8 sở, số 24, tháng 12 năm 2008 đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tác giả cho biết: Sau 2 năm thực hiện, nhìn chung cán bộ đảng viên đã nhận thức được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động, thấy rõ đây là việc làm thiết thực, thường xuyên. Qua đó, tác động làm chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên ở ngoài nước, nâng cao ý thức tự giác rèn luyện đạo đức, chấn chỉnh tác phong, cải tiến lề lối làm việc, chất lượng công tác. Tác giả Hà Văn Núi “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nhiệm vụ vận động người Việt Nam ở nước ngoài, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc” (Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 9, tr 24-26, năm 2008) đi sâu phân tích vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tác giả nêu lên một số giải pháp tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức vận động kiều bào trong đó nhấn mạnh các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động NVNONN hương về quê hương, đất nước. Tác giả Nguyễn Thanh Sơn có bài “Trí thức Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương” (đăng trên Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 7, năm 2008)… Trong bài viết, tác giả khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài thực sự là nguồn lực quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, đặc biệt khi Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả nhấn mạnh vai trò, thế mạnh của đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trên từng lĩnh vực, ở từng khu vực. Những đóng góp của trí thức kiều bào với công cuộc xây dựng đất nước và những chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm khuyến khích trí thức kiều bào hướng về quê hương. Tiếp đó, tác giả Nguyễn Thanh Sơn có bài viết “Nhìn lại 6 năm thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và những vấn đề đặt ra” (đăng trên Tạp chí Thông tin đối ngoại số 12
  14. 9 năm 2010). Bài viết giới thiệu nội dung cốt lõi của Nghị quyết 36 sau đó đi vào phân tích quá trình thực hiện và kết quả bước đầu trên các mặt: công tác thông tin tuyên truyền, công tác xây dựng chính sách, pháp luật liên quan tới người Việt Nam ở nước ngoài, công tác hỗ trợ, vận động cộng đồng… Tác giả chỉ ra những hạn chế trong quá trình thực hiện Nghị quyết 36 trên một số lĩnh vực và ở một số địa phương; đồng thời nêu lên một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới để Nghị quyết 36 tiếp tục đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2, năm 2010 đăng bài “Quá trình thực hiện Nghị quyết 38 - NQ/TW của Ban Bí thư về tổ chức Đảng ngoài nước” của tác giả Đỗ Phương Đông. Bài viết tập trung đánh giá kết quả thưc hiện công tác đảng ngoài nước từ năm 1981 đến năm 2010, nhấn mạnh những thành tựu đạt được đã góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng. Bên cạnh những thành tích đạt được, công tác đảng ngoài nước cũng còn bộc lộ một số hạn chế cần sớm khắc phục, cụ thể đối với cấp ủy và đối với đảng viên; đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân chủ quan và khách quan của những hạn chế đó. Phần cuối của bài viết, tác giả nêu quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và một số giải pháp xây dựng tổ chức đảng ở ngoài nước. 2.2. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu và những vấn đề cần tập trung nghiên cứu của luận văn 2.2.1. Nhận xét về các công trình nghiên cứu Nhìn chung ở từng chừng mực về công tác vận động NVNONN đã được đề cập trong những công trình kể trên. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về Đảng lãnh đạo công tác vận động NVNONN từ năm 2001 đến năm 2014. Về tình hình NVNONN, cũng mới chỉ dừng lại ở từng thời điểm khi các tác giả nghiên cứu, viết bài. Trong khi thực tế đời sống chính trị, kinh tế, văn
  15. 10 hóa, xã hội của kiều bào rất phong phú, đa dạng, thay đổi theo thời gian cũng như bối cảnh thế giới, tình hình trong nước và nước sở tại nơi kiều bào sinh sống. Về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NVNONN, ở mỗi công trình, bài viết mới chỉ đề cập một cách khái quát giai đoạn này hay giai đoạn khác. Thực tế chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống những chủ trương, chính sách của Đảng trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2014. Về quá trình chỉ đạo thực hiện công tác vận động của Đảng và Nhà nước đối với NVNONN từ năm 2001 đến năm 2014 cũng chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ các khía cạnh trong việc vận động NVNONN. Những công trình và bài viết công bố trước năm 2004, tức là trước khi có Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN, phần lớn tiếp xúc nguồn tài liệu và thông tin không đầy đủ, do các văn bản của Đảng về NVNONN chưa công khai. Hầu hết các bài báo, tạp chí mang tính tuyên truyền, vì vậy chỉ nêu những thành tựu mà không nói đến hạn chế hoặc nếu có là rất ít. Về đánh giá công tác vận động NVNONN của Đảng từ năm 2001 đến 2014 và đúc kết những bài học kinh nghiệm cũng chưa được công trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo, chưa nêu được bước phát triển trên mọi lĩnh vực: nghiên cứu ban hành chủ trương, cụ thể hóa chủ trương, xây dựng bộ máy tổ chức triển khai thực hiện, hỗ trợ kiều bào ở nước sở tại, phát huy nguồn lực và vai trò của kiều bào với quê hương, đất nước. 2.2.2. Những vấn đề luận văn cần đi sâu nghiên cứu Trước tiên luận văn trình bày sự cần thiết phải vận động NVNONN trong đó nêu lên 1 số khái niệm: Việt kiều, kiều bào, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người Việt Nam ở nước ngoài; những thế mạnh của NVNONN… Luận văn tập trung nghiên cứu những chủ trương và quá trình Đảng chỉ đạo công tác vận động NVNONN từ năm 2001 đến năm 2014. Qua đó làm rõ những kết quả to lớn đã đạt được của công tác trong giai đoạn này.
  16. 11 Bước đột phá trong công tác vận động NVNONN của Đảng được đánh dấu bằng Nghị quyết số 36 - một Nghị quyết công khai của Bộ Chính trị ban hành năm 2004 Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Luận văn đã đi sâu phân tích nội dung của Nghị quyết 36 và một số chỉ thị, nghị định, thông tư của Đảng và Nhà nước liên quan đến NVNONN để nêu bật quá trình vận động NVNONN từ năm 2001 đến năm 2014. Luận văn đánh giá những kết quả thực hiện công tác vận động NVNONN từ năm 2001 đến năm 2014, nêu rõ những thành tựu và hạn chế trong từng lĩnh vực: ban hành và cụ thể hóa chủ trương; quá trình tổ chức thực hiện công tác vận động; thu hút nguồn lực NVNONN về đầu tư kinh doanh, tri thức khoa học, kiều hối, từ thiện, du lịch… Trên cơ sở đó, luận văn nêu lên một số kinh nghiệm trong công tác vận động của Đảng và Nhà nước đối với NVNONN. 3. Mục đích, nhiệm vụ 3.1. Mục đích Khôi phục lại quá trình Đảng lãnh đạo công tác vận động NVNONN từ năn 2001 đến năm 2014, trên cơ sở đó tổng kết, rút ra những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm để phục vụ công tác này trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp và hệ thống hóa tư liệu làm rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác vận động NVNONN từ năm 2001 đến năm 2014. - Phục dựng lại quá trình Đảng chỉ đạo công tác vận động NVNONN từ năm 2001 đến năm 2014. - Nêu lên một số thành tựu, hạn chế trong công tác vận động NVNONN của Đảng. - Rút ra các kinh nghiệm chủ yếu để phục vụ công tác vận động NVNONN trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
  17. 12 Luận văn nghiên cứu các chủ trương, chính sách và quá trình chỉ đạo thực hiện công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng từ năm 2001 đến năm 2014. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn - Về mặt nội dung: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác vận động NVNONN bao gồm hoàn cảnh lịch sử, chủ trương và quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện công tác vận động NVNONN. - Về mặt không gian: NVNONN bao gồm các nước trong khu vực và trên thế giới nhưng tập trung vào một số cộng đồng lớn như Hoa Kì, Pháp, Séc, Canada, Pháp, Úc, Nga, Ba Lan, Đức, Thái... - Về mặt thời gian: Chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2014, thời kì từ Đại hội Đảng lần IX tới nay. 5. Cở sở lí luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 5.1. Cơ sở lí luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận và đại đoàn kết dân tộc, các quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước cũng như các chủ trương, chính sách về công tác vận động NVNONN. Về mặt thực tiễn, luận văn dựa trên thực tiễn mọi mặt đời sống của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và thực tiễn công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2001 đến năm 2014. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gích là chủ yếu. Đồng thời kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng kết thực tiễn, phương pháp phân tích tài liệu… 5.3. Nguồn tư liệu - Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX, X, XI, những chỉ thị, nghị quyết, quyết định, nghị định của Trung ương, Bộ Chính trị
  18. 13 và Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; về đại đoàn kết dân tộc; về Mặt trận; về dân vận trong thời kỳ đổi mới. - Các văn bản của Chính phủ, của Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài ban hành có liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài. - Một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đã được công bố, xuất bản. - Một số bài báo liên quan đến đề tài được đăng tải trên Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Thông tin đối ngoại, Tạp chí Quê hương, Báo Nhân dân, Báo Tiền phong, Báo Đại đoàn kết, các trang web của một số báo, tạp chí… 6. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc của luận văn được chia làm ba chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng từ năm 2001 đến năm 2005. Chương 2: Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng từ năm 2006 đến năm 2014. Chương 3: Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu.
  19. 14 Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Sự cần thiết vận động ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài và chủ trƣơng của Đảng 1.1.1. Sự cần thiết vận động người Việt Nam ở nước ngoài - Hoàn cảnh người Việt Nam ra nước ngoài Khái niệm “Người Việt Nam ở nước ngoài” lần đầu tiên được giải thích một cách chính thức trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998. Điều 2 khoản 3 định nghĩa “Người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài” [57]. Trong Luật quốc tịch Việt Nam, Quốc hội thông qua năm 2008, Điều 3 quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài; Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài” [58, điều 3]. Cách đây hàng trăm năm đã có người Việt Nam ra nước ngoài sinh sống. Theo lịch sử ghi lại thì hoàng tử Lý Long Tường, con thứ hai của vua Lý Anh Tông, đã sang Cao Ly tị nạn từ thế kỷ thứ XII. Đến thế kỷ thứ XVIII, đầu thế kỷ thứ XIX cùng với lịch sử truyền giáo của các nước phương Tây và việc xâm chiếm Việt Nam của thực dân Pháp, phạm vi cư trú của người Việt Nam ra nước ngoài được mở rộng. Thời kỳ này, có một số tín đồ đạo Thiên chúa từ Việt Nam di cư sang Siam (Thái Lan), nhiều người di cư sang Pháp và một số thuộc địa của Pháp như Tahiti, Niu Dilân. Cuối thế kỷ XIX và nhất là đầu thế kỷ XX số người Việt Nam ra nước ngoài tăng lên về số lượng và đặc biệt là về chất lượng. Cùng với việc mở
  20. 15 rộng kiều cư ra các nước châu Á là các phong trào hoạt động yêu nước mà rầm rộ nhất là phong trào Đông Du. Phan Bội Châu hoạt động tại Nhật Bản và Trung Hoa từ năm 1904 cho đến năm 1925; cũng từ năm 1904, Tăng Bạt Hổ xuất dương sang Nhật mưu đồ cứu nước, rồi bôn ba ngót 20 năm ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và đến cả nước Nga; Nguyễn Thượng Hiền từ năm 1907 và Phạm Hồng Thái từ năm 1918 đã trở thành một chí sĩ người Việt Nam ở nước ngoài chiến đấu cho độc lập dân tộc và hy sinh ở Trung Quốc…Bên cạnh sự hoạt động của người Việt Nam ở nước ngoài thuộc các nước phương Đông, người Việt Nam ở các nước phương Tây cũng có nhiều hoạt động sôi nổi. Có một số nhân vật lỗi lạc đã trở thành niềm tự hào của người Việt Nam ở nước ngoài đó là Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh …và đặc biệt là Nguyễn Tất Thành. Từ năm 1911, Người đã sống và hoạt động cách mạng trên các châu lục và trở thành Nguyễn Ái Quốc - một nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, nhiều người Việt Nam yêu nước đã vượt biển đến vùng đông bắc Thái Lan để hoạt động chống thực dân Pháp. Cùng thời gian này, một số người Việt Nam khác cũng bị thực dân Pháp đưa sang Lào và Campuchia làm phu đồn điền. Thời kỳ Mỹ xâm lược Việt Nam 1954-1975 số người Việt Nam ra nước ngoài tăng hơn, chủ yếu là để học tập và một phần là ra đi để trốn quân dịch. Cho đến khi Mỹ thất bại ở miền Nam Việt Nam, toàn bộ ngụy quyền, ngụy quân sụp đổ thì cả một làn sóng di cư ồ ạt từ Việt Nam ra nước ngoài, mà trước hết là đến Mỹ, Canada, Ôxtrâylia, Pháp… đã làm cho số lượng người Việt Nam ở nước ngoài tăng vọt. Những năm 1975-1980, cuộc di cư ồ ạt do thất bại của Mỹ ở Việt Nam đã trở thành những đường dây vượt biên theo nhiều cách. Theo thống kê của Cơ quan Cao ủy tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) thì từ năm 1975 đến năm 1991, có hơn một triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Năm 1979 là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2