Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng: Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng hậu phương chi viện cho tiền tuyến trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
lượt xem 6
download
Nội dung Luận văn nghiên cứu tái hiện lại một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến (1945 - 1954), rút ra nhận xét và kinh nghiệm xây dựng hậu phương Thanh Hoá trong kháng chiến chống Pháp nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục truyền thống và góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng: Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng hậu phương chi viện cho tiền tuyến trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ PHẠM THỊ NHUNG ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2014
- 3 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ PHẠM THỊ NHUNG ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 03 15 HÀ NỘI - 2014
- 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG, CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1950) 11 1.1. Yêu cầu khách quan xây dựng hậu phương Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp 11 1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1950) 19 1.3. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1950) 24 Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG, TĂNG CƯỜNG CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN (1951 - 1954) 35 2.1. Yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh xây dựng hậu phương, tăng cường chi viện cho tiền tuyến (1951 - 1954) 35 2.2. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng hậu phương, tăng cường chi viện cho tiền tuyến (1951 - 1954) 42 Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM TỪ QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN (1945 - 1954) 59 3.1. Nhận xét 59 3.2. Kinh nghiệm 70 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC 91 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài
- 5 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài, gian khổ và vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt Nam đã giành thắng lợi hoàn toàn bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Góp một phần không nhỏ vào thắng lợi ấy phải kể đến vị trí, vai trò quyết định của hậu phương. Nghiên cứu về tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra quy luật: hậu phương luôn là nhân tố thường xuyên quyết định thành bại của chiến tranh. Lênin đã khẳng định: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương có tổ chức vững chắc, một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện một cách đầy đủ” [57, tr.479]. Vận dụng sáng tạo quy luật trên vào thực tiễn các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức coi trọng, đặt lên hàng đầu vai trò của hậu phương, căn cứ địa cách mạng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), đánh giá đúng vị thế chiến lược, tiềm năng, thế mạnh của Thanh Hoá - vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” thuộc vùng tự do Liên khu IV, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Thanh Hoá làm hậu phương, căn cứ địa chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của tỉnh trước vận mệnh dân tộc, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã phát huy thế mạnh của vùng đất và con người nơi đây như thế nào? Cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng, Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh ra sao để xây dựng Thanh Hoá trở hậu phương, căn cứ địa? Nghiên cứu quá trình trên có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh giá một cách khách quan đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh xây dựng Thanh Hóa trở thành kiểu mẫu, góp phần vào thắng lợi của dân tộc ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Một số nhận xét và kinh nghiệm được đúc kết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc - cơ sở để tỉnh
- 6 Thanh Hoá phát huy truyền thống lịch sử văn hoá lên tầm cao mới, tiếp tục xây dựng quê hương giàu mạnh. Vì lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng hậu phương chi viện cho tiền tuyến trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đề tài đi sâu phân tích đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng xây dựng, bảo vệ hậu phương, chi viện cho tiền tuyến; tri ân, tôn vinh những cống hiến, sự hy sinh của quân dân Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó, rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm làm luận cứ khoa học, tài liệu tham khảo, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong nhiều năm qua, đề tài hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp đã được các lãnh tụ Đảng, Nhà nước, quân đội và nhiều nhà khoa học quan tâm, đi sâu nghiên cứu. Tập hợp và nghiên cứu các công trình đó, chúng tôi chia thành các nhóm sau đây: Nhóm các công trình nghiên cứu lịch sử kháng chiến, hậu phương chiến tranh nhân dân, tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại (1994), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Viện Lịch sử quân sự (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Viện Lịch sử quân sự (1999), Mấy vấn đề chỉ đạo chiến lược trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng lịch
- 7 sử (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Viện Lịch sử quân sự (2005), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Ngô Đăng Tri (2009), Vai trò của hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học 55 chiến thắng Điện Biên Phủ, Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, đã khẳng định ý nghĩa lịch sử, tầm vóc vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó, vị trí, vai trò của hậu phương được phát huy cao độ, góp phần không nhỏ làm nên thắng lợi vĩ đại đó. Các công trình cũng đã đưa ra những vấn đề chung về xây dựng, bảo vệ và phát huy sức mạnh hậu phương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - xã hội. Từ đó, rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm xây dựng hậu phương trong chiến tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua những công trình nêu trên, hậu phương phần nào được đề cập ở mức độ và phạm vi khác nhau về tổ chức, tiến hành xây dựng, bảo vệ, phát huy, thể hiện nhân tố quyết định nhất của cuộc kháng chiến. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, giúp tác giả nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng hậu phương trong kháng chiến. Nhóm các công trình đề cập đến xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Quân khu IV, Liên khu IV Viện Lịch sử Đảng (2000), Một số vấn đề lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp ở Liên khu IV (1945 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ngô Đăng Tri (2001), Vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Viện Lịch sử Đảng (2003), Lịch sử kháng chiến chống Pháp của quân và dân Liên khu IV
- 8 (1945 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trình Mưu (2003), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu IV (1945 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Bộ Quốc phòng - Quân khu IV (2005), Tổng kết chiến thuật trong kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ của Lực lượng vũ trang Quân khu IV (1945 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Ngô Đăng Tri, Vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 16 - 1987; Ngô Đăng Tri, Mối quan hệ giữa Thanh - Nghệ - Tĩnh với Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 - 1994; Nguyễn Văn Quang, Vai trò hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh trong chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 - 5 năm 1953), Tạp chí Cộng sản, số 5 - 2013. Các công trình nghiên cứu trên không chỉ đề cập đến sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của Đảng bộ và chính quyền Quân khu IV, Liên khu IV, Thanh - Nghệ - Tĩnh nói chung mà còn chỉ rõ vai trò, vị trí của hậu phương Thanh Hoá nói riêng. Thanh Hoá được đề cập đến là hậu phương trực tiếp của chiến trường Bắc - Trung bộ, Thượng Lào, Điện Biên Phủ. Hậu phương Thanh Hoá đã góp một phần xứng đáng sức người sức của, chi viện kịp thời cho các chiến trường. Tài liệu này có giá trị rất lớn đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu, tái hiện vai trò, vị trí quan trọng của hậu phương Thanh Hoá trong kháng chiến chống Pháp. Nhóm các công trình đề cập đến hậu phương Thanh Hoá Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa (1990), Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 - 1954), Nxb Thanh Hoá; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hoá (1990), Thanh Hoá - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) (Sơ thảo), Thanh Hoá; Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2000), Lịch sử Đảng bộ Thanh Hoá, tập I (1930 - 1954); Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2000), Đảng bộ Thanh Hoá 70 năm chặng đường vẻ
- 9 vang (1930 - 2000); Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thanh Hoá - Thanh Hoá làm theo lời dạy của Người (2007), Nxb Thanh Hoá; Đảng uỷ Quân sự tỉnh Thanh Hoá (2010), Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh Thanh Hoá (1945 - 2005), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, là những công trình đã khái quát quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo nhân dân tỉnh đấu tranh cách mạng qua các chặng đường lịch sử. Qua đó, đề cập đến việc xây dựng và động viên sức mạnh toàn dân đoàn kết đứng lên kháng chiến kiến quốc, xây dựng và bảo vệ hậu phương, phục vụ tiền tuyến. Tuy nhiên, các công trình trên chỉ đề cấp đến vai trò của hậu phương trong tiến trình lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, chưa tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích làm nổi bật tầm quan trọng của hậu phương đối với cuộc kháng chiến. Lê Thị Thanh Huyền (2004), Giao thông vận tải Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Vinh; Uỷ Ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2008), Kỷ yếu Hội thảo Thanh Hoá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954); Nguyễn Tuyết Nhung (2010), Hậu phương Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Thị Quỳnh Nga (2010), Quá trình thực hiện chủ trương cách mạng ruộng đất của Đảng ở tỉnh Thanh Hoá (1945 - 1957), Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; Khánh Trình, Những đóng góp to lớn của quân - dân Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Báo Thanh Hoá, số 6 - 2013; Ngô Đăng Tri, Thanh Hoá với Chiến dịch Điện Biên Phủ, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1 - 1994. Các công trình nêu trên đã nghiên cứu, tiếp cận hậu phương Thanh Hoá ở nhiều góc độ khác nhau, phản ánh tương đối cụ thể từng mặt hoạt động tổ chức, luận giải một cách khoa học về cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình củng
- 10 cố, xây dựng, bảo vệ hậu phương, phục vụ tiền tuyến của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá, bước đầu rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm trong quá trình xây dựng hậu phương, phục vụ tiền tuyến của tỉnh Thanh Hoá. Qua đó, phần nào đã phác hoạ vị trí, vai trò quyết định nhất của hậu phương Thanh Hoá đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là những tài liệu quý liên quan trực tiếp đến quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn của tác giả. Tuy vậy, qua các công trình trên, hậu phương Thanh Hoá phần nào được nghiên cứu, tổng kết ở góc độ từng mặt, từng khía cạnh, chưa đề cập một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống thành một công trình khoa học nhằm tập hợp và luận giải đầy đủ về vị trí, vai trò trực tiếp của hậu phương Thanh Hoá đối với tiền tuyến - nhân tố quyết định nhất đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Vì vậy, nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến (1945 - 1954) vẫn là đề tài chưa có một công trình nào đề cập đầy đủ, toàn diện dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng. Trên cơ sở kế thừa những công trình đã công bố, tác giả hệ thống và mô tả, tái hiện lại quá trình xây dựng hậu phương, chi viện kịp thời của hậu phương Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó, rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm - cơ sở lý luận và thực tiễn để tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ * Mục đích Nghiên cứu tái hiện lại một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến (1945 - 1954), rút ra nhận xét và kinh nghiệm xây dựng hậu phương Thanh Hoá trong kháng chiến chống Pháp nhằm phục vụ công tác
- 11 nghiên cứu, giáo dục truyền thống và góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay. * Nhiệm vụ - Nghiên cứu những yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội và truyền thống lịch sử văn hoá liên quan trực tiếp đến quá trình xây dựng hậu phương Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - Phân tích, làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá về xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến (1945 - 1954). - Rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm về công cuộc xây dựng, bảo vệ hậu phương cũng như vai trò của hậu phương Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp; vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá về xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Pháp. * Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá về xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến. Về thời gian: Đề tài tập trung phản ánh trong phạm vi thời gian cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Về không gian: tỉnh Thanh Hóa. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. * Phương pháp nghiên cứu
- 12 Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như: thống kê, khảo sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, lịch đại, đồng đại, điền dã, phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn hệ thống hoá, khôi phục lại bức tranh toàn cảnh về công cuộc xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến của tỉnh Thanh Hóa trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là nguồn tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương Thanh Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung thời chiến tranh cách mạng, góp phần giáo dục thêm truyền thồng yêu nước, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào của nhân dân Thanh Hóa, ý chí tự cường cho thế hệ trẻ. 7. Kết cấu của luận văn gồm Mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 11 Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1950) 1.1. Yêu cầu khách quan xây dựng hậu phương Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1.1.1. Vị trí chiến lược và điều kiện tự nhiên - xã hội của tỉnh Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp Nằm ở địa đầu miền Trung, Thanh Hoá là cầu nối giữa đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn với dải đồng bằng nhỏ hẹp miền Trung và được bao bọc bởi núi rừng trùng điệp: phía Bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào) với đường biên giới dài 195 km; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An và phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ với đường biển dài 102 km. Phần đất liền của tỉnh Thanh Hoá chạy dài theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam: điểm cực Bắc nằm ở vĩ tuyến 20040’B thuộc xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá (giáp tỉnh Hoà Bình); điểm cực Nam nằm ở vĩ tuyến 19 018’B thuộc xã Hải Hà huyện Tĩnh Gia (giáp tỉnh Nghệ An); điểm cực Tây nằm ở Kinh tuyến 104022’Đ thuộc xã Quang Chiểu huyện Mường Lát (giáp nước Công hoà dân chủ nhân dân Lào); điểm cực Đông nằm ở Kinh tuyến 106 005’Đ thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn (giáp tỉnh Ninh Bình). Với vị trí này, Thanh Hoá có đầy đủ điều kiện trở thành hậu phương, cầu nối giữa hậu phương Liên khu IV với các tỉnh phía Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.13800km 2, với ba vùng: miền núi - trung du, đồng bằng và miền biển tạo nên thế mạnh phát triển nền kinh tế tổng hợp: nông - lâm - ngư nghiệp tự cấp, tự túc - yếu tố cơ bản trong xây dựng căn cứ địa, hậu phương chống giặc ngoại xâm suốt chiều dài lịch sử. Vùng núi Thanh Hoá chiếm ¾ đất tự nhiên: phía Đông là biển Đông, còn ba mặt: Bắc - Tây - Nam núi rừng trùng điệp, hiểm trở. Núi non ở Thanh Hoá
- 12 mang nét đặc trưng của Tây Bắc bởi những dải núi đá vôi xen kẽ đá phiến. Phía Nam sông Mã và phía Tây dọc biên giới Việt - Lào hiểm trở hơn với nhiều đỉnh núi cao sừng sững như ngọn Phù Chó (Thường Xuân) cao 1.563m, ngọn Pù Rinh (thuộc hai huyện Lang Chánh, Thường Xuân, cao 1.291m). Nơi đây thế kỷ XV là căn cứ địa của nghĩa quân Lam Sơn trong những ngày đầu chống giặc Minh. Cũng từ nơi đây, Lê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân tiến xuống đồng bằng, tiến vào Nghệ An, tấn công ra Bắc, quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vùng núi Thanh Hoá trở thành vị trí chiến lược, con đường giao thông huyết mạch đưa nhân tài và vật lực ra tiền tuyến. Đồng bằng Thanh Hoá so với các tỉnh miền Trung, màu mỡ, rộng lớn hơn (chiếm gần một nửa đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh) 1, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thâm canh cây lúa nước và các loại hoa màu, phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp. Vùng biển với nhiều cửa lạch lớn: Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Ghép, Lạch Bạng cùng các đảo: đảo Nẹ, đảo Mê và các bán đảo Hà Sơn, Trường Lệ, Nghi Sơn… tạo nên vị trí tiền tiêu, phòng tuyến quân sự. Thế kỷ XVIII, quân đội Tây Sơn đã dựa vào núi rừng, biển cả xứ Thanh lập nên phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, phòng thủ và tiến công ra Bắc tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược. Thanh Hoá có hệ thống sông lớn, bao gồm 5 hệ thống sông chính là: sông Mã - sông Chu, sông Yên, sông Bạng, sông Hoạt, sông Chàng. Ngoài ra còn có nhiều con sông nhỏ khác như: sông Cổ Tế, sông Lèn, sông Tống, sông Kênh Than. Hệ thống sông ngòi này từ xa xưa đã có vai trò to lớn trong giao thông vận tải, thuỷ lợi và ngăn bước quân thù. Giao thông đường thuỷ trở thành nét đặc trưng trong quá trình vận chuyển lương thực, thực phẩm của nhân dân Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Dân cư đông đúc, bên cạnh người Kinh còn có các dân tộc anh em: Mường, Thái, H’Mông, Dao, Khơ Mú, Thổ, Tày, Hoa... Trải qua quá trình đấu tranh với 1 Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) có diện tích 62.000 ha.
- 13 thiên tai, địch hoạ, nhân dân Thanh Hoá sớm hình thành truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cường dũng cảm trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, giữ gìn nền độc lập, tự chủ. Ở vào vị trí chiến lược, điều kiện tự nhiên - xã hội như trên, Thanh Hoá có đầy đủ 3 vùng: biển, đồng bằng, trung du - miền núi. Hai tuyến đường giáp Ninh Bình và Hoà Bình ở phía Bắc và Nghệ An ở phía Nam đều có các dãy núi, đồi kéo dài từ phía Tây ra tận biển tạo thành thế “tay ngai” ôm lấy đồng bằng, thuận lợi cho việc cơ động lực lượng “tiến có thế đánh, lui có thế giữ”. Đặc biệt, sau Cách mạng Tháng Tám, Thanh Hoá vẫn là vùng tự do nên vùng đất này có đầy đủ điều kiện thuận lợi trở thành hậu phương lớn. Vì vậy, cùng với Nghệ An và Hà Tĩnh, Thanh Hoá được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa, hậu phương lớn trong kháng chiến chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc (1945 - 1954). 1.1.2. Truyền thống lịch sử văn hoá tỉnh Thanh Hoá Lịch sử đã chứng minh, Thanh Hoá - vùng đất địa linh nhân kiệt, không chỉ đã sản sinh ra các bậc hiền tài, đế vương mà còn giữ vị trí, vai trò chiến lược trong các cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại. Vào thế kỷ III, người con gái 19 tuổi Triệu Thị Trinh với lòng căm thù giặc sâu sắc đã cùng anh trai chiêu mộ binh sĩ, phất cờ chống giặc Ngô. Câu nói nổi tiếng của bà Triệu: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm người tì thiếp” không chỉ làm lay động vị trí thống trị của quân xâm lược phương Bắc mà còn sống mãi với non sông Việt Nam. Năm 931, được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt trong vùng, Dương Đình Nghệ từ quê hương Thanh Hoá kéo quân ra Bắc, bao vây và công phá thành
- 14 Đại La - dinh luỹ của quân xâm lược Nam Hán. Năm 980 - 981, Lê Hoàn - người con Thanh Hoá đã cầm quân đánh tan quân Tống xâm lược trên sông Bạch Đằng. Thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược nước ta, Lê Lợi - người con Lương Giang đã dựng cờ quy tụ hiền tài, đãi ngộ tướng sĩ, phất cờ khởi nghĩa. Được nhân dân cả nước đồng lòng hưởng ứng, từ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở địa phương đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng trong cả nước, làm nên sự nghiệp Bình ngô năm 1428. Ngoài những cuộc khởi nghĩa nổ ra tại địa phương do người Thanh Hoá trực tiếp lãnh đạo, Thanh Hoá còn là hậu phương, căn cứ địa của nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc hết sức oanh liệt; đó là, trước sức mạnh của Mông - Nguyên, triều Trần đã lui quân về Thanh Hoá, dựa vào địa thế hiểm trở, vào kho người, kho của tại đây để cầm cự, chờ thời cơ phản công quét sạch 50 vạn quân Nguyên. Năm 1789, Nguyễn Huệ chọn địa bàn Thanh Hoá triển khai lực lượng, thần tốc tiến quân ra Bắc quét sạch 29 vạn quân Thanh. Thực dân Pháp xâm lược nước ta, hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhân dân Thanh Hoá cùng cả nước đứng lên chống Pháp. Các cuộc khởi nghĩa do Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước lãnh đạo đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân Thanh Hoá. Bên cạnh các cuộc khởi nghĩa trên, một số thanh niên yêu nước thức thời của Thanh Hoá: Lê Hữu Lập, Lê Doãn Chấp đã sớm giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, đi theo con đường cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn. Vì vậy, ngày 29 - 7 - 1930, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá ra đời đã lãnh đạo nhân dân Thanh Hoá xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, xây dựng chiến khu kháng chiến Ngọc Trạo, chiến khu Hoà - Ninh - Thanh (sau đó đổi tên thành chiến khu Quang Trung), cùng cả nước chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Ngày 23 - 8 - 1945, Tổng khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền cách mạng về tay nhân dân, nhân dân các dân tộc Thanh Hoá đã đoàn kết cùng nhau bước vào thời kỳ mới, xây dựng và bảo vệ độc lập, tự do vừa giành được.
- 15 Kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử lên tầm cao mới trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã nêu cao vai trò, vị trí của mình, lãnh đạo quân dân tỉnh vừa bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng hậu phương vững chắc, vừa huy động và cung cấp nhân tài vật lực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 1.1.3. Yêu cầu của cuộc kháng chiến và chủ trương xây dựng hậu phương của Đảng Cộng sản Việt Nam Sau Cách mạng Tháng Tám, bên cạnh những thuận lợi cơ bản để kiến thiết đất nước, nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức, tình thế cách mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”. Chính quyền cách mạng còn non trẻ; lực lượng vũ trang ít về số lượng, hạn chế về trang bị kỹ thuật; nạn đói, nạn dốt, đặc biệt, thù trong giặc ngoài bao vây nước ta bốn hướng, hòng cướp chính quyền cách mạng còn non trẻ. Trong số kẻ thù Anh, Tưởng, Mỹ, Pháp, Việt quốc, Việt cách… nguy hiểm nhất là thực dân Pháp. Chúng có đầy đủ cơ sở và điều kiện để trở lại xâm lược nước ta lần 2. Vì vậy, Đảng ta nhận định “nhất định không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”. Tình hình trên đặt ra: để thắng thực dân Pháp có tiềm lực kinh tế và quốc phòng hùng mạnh, ngoài các nhiệm vụ cấp bách cần làm ngay: Bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng. Chống thực dân Pháp xâm lược. Bài trừ nội phản. Cải thiện đời sống nhân dân, Đảng và Chính phủ còn đặt ra yêu cầu xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng vững chắc cho cuộc kháng chiến. Yêu cầu này ngày càng trở thành đòi hỏi bức thiết. Bởi vì, hậu phương không chỉ bảo đảm đầy đủ, kịp thời về vật chất mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc, nguồn động viên tinh thần to lớn cho tiền tuyến đánh giặc. Nghiên cứu sức mạnh tổng hợp của chiến tranh cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn đánh giá cao vai trò to lớn của hậu phương đối với tiến trình và kết cục thắng lợi của chiến tranh cách mạng. V.I.Lênin chỉ rõ: “Trong chiến tranh, ai có
- 16 nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì người đó thu được thắng lợi” [58, tr. 271]. Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Lênin về xây dựng hậu phương chiến tranh vào tình hình cụ thể đất nước, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ: vừa cứu đói, nâng cao đời sống nhân dân, chống lại thù trong, giặc ngoài vừa tranh thủ thời gian “vàng” chuẩn bị thực lực đánh Pháp. Vì vậy, cùng với Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Trung ương Đảng ngày 25 - 11 - 1945: “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc, kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công, kiến quốc có thành công thì kháng chiến mới thắng lợi”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng trở lại Việt Bắc, vạch tuyến, lựa chọn địa điểm xây dựng An toàn khu (ATK) cho Trung ương Đảng và Chính phủ - cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Liên khu IV nói chung, Thanh Hoá nói riêng trở thành vùng tự do. Vì vậy, với cách nhìn bao quát, toàn diện sâu sắc và trên cơ sở phân tích vị trí xung yếu, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Thanh Hoá làm hậu phương, căn cứ địa cách mạng. Ngày 20 - 2 - 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Thanh Hoá trực tiếp giao nhiệm vụ cho nhân dân tỉnh xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh kiểu mẫu - căn cứ, hậu phương chiến lược trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Người chỉ thị: “Thanh Hoá phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu, thì phải làm sao cho mọi mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu” [62, tr.62]. Về chính trị: toàn dân đoàn kết, yêu nước, chống Pháp. Chính quyền là đầy tớ của nhân dân, phải thanh khiết từ to đến nhỏ.
- 17 Về quân sự: phá hoại triệt để, đào hầm trú ẩn để tránh nạn tàu bay. Đường sá, đường cái, đường xe lửa phải phá hết, cản bước tiến quân thù, tổ chức chiến tranh du kích đánh địch bằng súng chim, súng kíp, gậy, cày, cuốc… Về kinh tế: phải sản xuất tự cấp, tự túc, dù thực dân Pháp phong toả 10 năm, 15 năm cũng không sợ. Phải làm cho người nghèo đủ ăn, người giàu thì giàu thêm. Phải lấy sức dân, của dân, tài dân làm lợi cho dân, chống ỷ lại Chính phủ, phát huy ý thức tự lực tự cường… Về văn hoá: phải tiêu diệt giặc dốt, làm cho mọi người biết đọc, biết viết, phải phát triển phong trào bình dân học vụ, xây dựng phát triển hệ thống giáo dục phổ thông, nâng cao dân trí, chăm lo sức khoẻ cho nhân dân lao động… Để xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh kiểu mẫu, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra những điều kiện cơ bản: Một là, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ có đức, có tài: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thực hiện được” [62, tr.54]. Hai là, phải động viên được mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia. Người viết: “Tôi mong rằng, trong công việc đó, tất cả những người có tài, có đức, có sức, có của, có công đều hăng hái ra giúp, toàn thể đồng bào trong tỉnh đều hăng hái tham gia. Như thế thì nhất định sẽ thành công” [62, tr.55]. Ngày 21 - 2 - 1947, Bác Hồ gửi thư cho đồng bào Thượng du, Người khích lệ lòng ái quốc của đồng bào các dân tộc và các vị lang đạo, đồng thời kêu gọi đồng bào Thượng du đoàn kết, ủng hộ kháng chiến và giết giặc cứu nước. Xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh kiểu mẫu tức là xây dựng chế độ dân chủ nhân dân phát triển toàn diện ở hậu phương, tạo ra tiềm lực hùng hậu đảm bảo đời sống của nhân dân trong tỉnh và chi viện cho kháng chiến. Vì, theo Người “Chiến sĩ hy sinh xương máu để giữ đất nước. Bụng có no, thân có ấm
- 18 thì mới đánh được giặc. Làm ra gạo thóc cho chiến sĩ ăn, làm ra vải vóc cho chiến sĩ mặc. Đều nhờ nơi đồng bào ở hậu phương… Hậu phương thắng lợi, chắc tiền phương thắng lợi” [61, tr.486]. Sự chỉ đạo này không chỉ có ý nghĩa đối với riêng tỉnh Thanh Hoá mà còn là mô hình “kháng chiến, kiến quốc” cho các tỉnh noi theo, đồng thời tạo ra sức mạnh tổng hợp của hậu phương không chỉ cung cấp sức người, sức của cho các chiến trường mà còn đánh bại mọi âm mưu càn quét, phá hoại hậu phương của kẻ thù. Bên cạnh quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng tỉnh Thanh Hoá kiểu mẫu, Nghị quyết Hội nghị Cán bộ Trung ương tháng 4 - 1947 chỉ rõ: một trong những nhiệm vụ cần kíp mà Đảng phải đặc biệt quan tâm là xây dựng căn cứ địa kháng chiến và “Muốn cho căn cứ địa được vững chắc phải gia tăng việc vận động quần chúng; đào tạo cán bộ địa phương, tổ chức việc tiễu phỉ trừ gian, ở các căn cứ địa sát mặt trận, phải tổ chức ngay những “công tác đội võ trang” các “đội danh dự trừ gian” và chuẩn bị các “tiểu tổ bí mật” như trước hồi Tổng khởi nghĩa Tháng Tám” [41, tr.184]. Vì vậy, cùng với căn cứ địa Việt Bắc, Đảng và nhân dân ta đã phát huy vai trò của vùng hậu phương rộng lớn, bao gồm các khu du kích, các vùng tự do ở khu III, khu IV, khu V, Nam Bộ... tạo thành thế liên hoàn, vừa bao vây kẻ thù, vừa cung cấp sức người, sức của cho tuyền tuyến, động viên ý chí niềm tin cho những người lính trên chiến trường. Đây chính là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Quán triệt chủ trương của Đảng, khắc sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã đề ra chủ trương, lãnh đạo nhân dân tỉnh xây dựng hậu phương, căn cứ địa vững chắc, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1950)
- 19 Nhận thức sâu sắc trách nhiệm và vinh dự lớn của căn cứ địa, hậu phương của cuộc kháng chiến, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã vượt qua mọi khó khăn trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, cụ thể hoá đường lối của Đảng và Chỉ thị Chủ tịch Hồ Chí Minh thành mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - xã hội, từng bước xây dựng Thanh Hoá trở thành tỉnh kiểu mẫu - hậu phương vững mạnh, kịp thời cung cấp đầy đủ sức người, sức của tới các chiến trường, đồng thời tổ chức chiến đấu tốt, bảo vệ hậu phương trong mọi tình huống. Xây dựng hậu phương về mặt chính trị là một nhiệm vụ quan trọng, giữ vị trí hàng đầu, then chốt của công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương trong chiến tranh cách mạng. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá là khẩn trương phát triển số lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về cán bộ và sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến. Đầu tháng 9 - 1945, Tỉnh uỷ Thanh Hoá triệu tập Hội nghị mở rộng tại thị xã Thanh Hoá bàn biện pháp củng cố và xây dựng các tổ chức cơ sở đảng ở các địa phương, phát triển đảng viên mới. Ngày 18 - 11 - 1945, Tỉnh uỷ mở hội nghị bàn và quyết định những biện pháp củng cố và phát triển Mặt trận Việt Minh. Sự lãnh đạo sáng suốt và biện pháp kịp thời của Đảng bộ tỉnh đã tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, bổ sung những cán bộ cốt cán cho các cấp chính quyền cơ sở, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng. Nhận thức rõ tầm quan trọng về xây dựng Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất chỉ rõ: Công tác xây dựng, củng cố phát triển đảng viên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vì vậy, đi đôi với nâng cao chất lượng đảng viên, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá còn có những biện pháp tăng cường chất lượng tổ chức cơ sở đảng. Tháng 4 - 1948, Hội nghị cán bộ Đảng bộ tỉnh họp tại xã Thuần Lộc (Thọ Xuân), quyết định xây dựng chi bộ theo phương châm đạt 3 tiêu chuẩn, 3 danh hiệu do Liên khu uỷ đề ra: tự động, tiến bộ, gương mẫu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 176 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 199 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 167 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 149 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 198 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 171 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn