intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Giáo dục - Đào tạo Long An hai mươi năm đổi mới (1986 - 2006)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

106
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Giáo dục - Đào tạo Long An hai mươi năm đổi mới (1986 - 2006) khái quát giáo dục – đào tạo Long An thời kỳ trước đổi mới (1975 – 1985); giáo dục – đào tạo Long An mười năm đầu đổi mới (1986 – 1996); thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 – 2006).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Giáo dục - Đào tạo Long An hai mươi năm đổi mới (1986 - 2006)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- GIẢN THỊ KIM PHƯƠNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO LONG AN HAI MƯƠI NĂM ĐỔI MỚI (1986 - 2006) Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS NGÔ MINH OANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là từ nhiều nguồn và tự điều tra. Đề tài nghiên cứu, các kết luận của luận văn chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận văn GIẢN THỊ KIM PHƯƠNG
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BDTX : Bồi dưỡng thường xuyên BTVH : Bổ túc văn hóa CB : Cán bộ CĐSP : Cao đẳng sư phạm CSVC : Cơ sở vật chất CP : Chính phủ ĐBSCL : Đồng bằng sông Cữu Long ĐTM : Đồng Tháp Mười GV : Giáo viên HS : Học sinh MN : Mầm non MG : Mẫu giáo NQ : Nghị quyết NQTW : Nghị quyết Trung ương KTTH – HN – DN : Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề PCGDTH : Phổ cập giáo dục tiểu học PTTH : Phổ thông trung học TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh TH : Tiểu học TXTA : Thị xã Tân An THCS : Trung học cơ sở THKT – KT : Trung học kinh tế - Kỹ thuật THYT : Trung học Y tế THSP : Trung học sư phạm SV : Sinh viên XHCN : Xã hội chủ nghĩa XMC : Xóa mù chữ MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
  4. Giáo dục và đào tạo (GD – ĐT) đã được Đảng và Nhà Nước ta xem và đặt vào vị trí hàng đầu nhằm đưa đất nước phát triển ngay khi mới giành được chính quyền. Như Bác Hồ đã từng nhắn nhũ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các em”, rõ ràng giáo dục – đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc. Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cữu Long (ĐBSCL), giữ một vị trí chiến lược, là cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ miền Tây Nam Bộ. Có thể nói sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, mặc dù còn vấp nhiều khó khăn trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… nhưng Long An vẫn từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế đó dần đưa tỉnh nhà tiến lên góp phần cùng các tỉnh bạn đưa đất nước phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực đáng ghi nhận thì các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội … cũng bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục, giải quyết. Đặc biệt là khi Long An nói riêng và cả nước nói chung bước vào công cuộc đổi mới và hiện đại hóa. Do đó, nghiên cứu về Giáo dục - đào tạo Long An, hai mươi năm đổi mới (1986 – 2006) là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết vì không chỉ tái hiện lại lịch sử của lĩnh vực giáo dục – đào tạo mà còn giúp rút ra một số bài học cần thiết, góp phần định hướng cho công tác giáo dục – đào tạo Long An trong những năm tới, khắc phục những thiếu sót và hạn chế của giáo dục – đào tạo trong thời gian vừa qua, nhằm đưa giáo dục – đào tạo Long An phát triển, kề vai sát cánh cùng các tỉnh bạn đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập vào nền giáo dục Quốc tế, đồng thời đưa Việt Nam từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển mạnh về mọi mặt. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, công cuộc khôi phục và phát triển đất nước được tiến hành thì giáo dục – đào tạo cũng được quan tâm nghiên cứu trong cả nước. Tiêu biểu như các công trình, các sách: - Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Các chủ trương đổi mới giáo dục – đào tạo trong mười năm (1986 – 1996). - Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục – đào tạo (1986 – 1996).
  5. - Bộ giáo dục và đào tạo (1995), Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo từ nay đến năm 2020. - Bộ giáo dục và đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Phạm văn Giạng (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Phạm Minh Hạc (1998), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Đắc Hưng, Phan Xuân Dũng (2003), Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Bàn về giáo dục Việt Nam, Nxb Lao Động. - Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Những tài liệu trên, tuy không viết riêng về Long An nhưng qua đó đã cung cấp cho người đọc những nhận định chung về tình hình giáo dục – đào tạo của Việt Nam, trong đó có giáo dục – đào tạo Long An. Các tác phẩm có liên quan đến tình hình giáo dục – đào tạo Long An như: - Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và tư vấn phát triển (2005), Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005, T2 , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Thạch Phương, Lưu Quang Tuyến (chủ biên) (1989), Địa chí Long An, Nxb Long An và Khoa học xã hội. - Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An (2004), Niên Giám Long An, Nxb Thông Tấn, Hà Nội. Tác phẩm Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005, tập 2 đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục – đào tạo Long An, nêu ra những thành tựu đã đạt được trong những năm gần đây, đồng thời đưa ra những chiến lược phát triển đến năm 2010 và các giải pháp phát triển giáo dục – đào tạo Long An trong thời gian tới. Với tác phẩm Địa chí Long An các tác giả đã nêu lên khái quát tình hình giáo dục – đào tạo Long An từ thế kỷ XVII – 1985. Qua các giai đoạn: từ thế kỷ XVII – 1862; 1862 – 1945; 1945 – 1954; 1954 – 1975 và 1975 – 1985. Ở mỗi giai đoạn đều có những đặc trưng riêng, nhưng bắt đầu từ khi có Đảng lãnh đạo, tuy Long An nằm trong phần kiểm soát của địch, bị chi phối bỡi nền giáo dục của địch nhưng cũng phát triển khá mạnh. Đã đào tạo ra một đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có lý tưởng và giàu nhiệt tình yêu nước. Họ không những bám trường lớp trong mọi hoàn cảnh mà còn sẳn sàng đáp ứng những yêu cầu khác mà
  6. cách mạng đòi hỏi. Đặc biệt khi đất nước được giải phóng, phải đối đầu với nhiều khó khăn nhưng chính quyền cách mạng đã bắt tay ngay vào việc xây dựng sự nghiệp giáo dục mới xã hội chủ nghĩa. Và mười năm sau giải phóng, giáo dục – đào tạo đã góp phần quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho nhân dân, đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất đạo đức, có văn hóa, có trình độ chuyên môn … từng bước làm đổi mới bộ mặt của tỉnh nhà. Tác phẩm Niên Giám Long An 2002 – 2003 đã khái quát một cách sơ lược tình hình giáo dục – đào tạo Long An sau khi giải phóng, đặc biệt đã nêu ra các mục tiêu phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010. Ngoài ra, còn có một số công trình khác lưu hành nội bộ của Sở giáo dục – đào tạo Long An như: Chương trình hành động thực hiện NQTW 02 và NQTU về giáo dục và đào tạo (1997 – 2000), năm 1997; Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Long An đến 2010, năm 2002 … Các tài liệu vừa nêu trên tuy có góp phần tái hiện lại một phần giáo dục – đào tạo Long An, song chưa có tác phẩm nào, công trình nào đi sâu và trình bày đầy đủ về giáo dục – đào tạo Long An, hai mươi năm đổi mới (1986 – 2006). Trên cơ sở tiếp thu những thành quả đó, tác giả muốn góp phần vào việc thu thập, phân tích và khái quát những thành tựu cũng như những hạn chế của giáo dục – đào tạo Long An trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài “Giáo dục – đào tạo Long An, hai mươi năm đổi mới (1986 – 2006)” nhằm khôi phục lại sự nghiệp giáo dục – đào tạo Long An trong những năm đổi mới về các lĩnh vực, những đóng góp cũng như những hạn chế của giáo dục – đào tạo Long An trong hai mươi năm qua, đồng thời trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhỏ nhằm khắc phục những hạn chế và yếu kém mà ngành giáo dục – đào tạo Long An nói riêng và của đất nước nói chung còn đang mắc phải. Đồng thời thông qua việc tìm hiểu về lịch sử giáo dục – đào tạo để góp phần làm sáng tỏ hơn lịch sử phát triển của Long An trong thời gian từ 1986 – 2006. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là giáo dục – đào tạo Long An hai mươi năm đổi mới và phát triển (1986 – 2006), thể hiện trên các mặt thành quả và hạn chế của sự nghiệp giáo dục – đào tạo của tỉnh về các ngành, các bậc học, đồng
  7. thời vạch ra một số biện pháp để khắc phục những mặt còn yếu kém, nhằm góp phần đưa giáo dục – đào tạo Long An phát triển mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó đề tài cũng dành một phần nhỏ để trình bày khái quát giáo dục – đào tạo Long An thời gian trước đổi mới nhằm làm sáng tỏ hơn những đóng góp của nền giáo dục tỉnh nhà trong thời kỳ đổi mới vào sự nghiệp đổi mới chung của đất nước 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi không gian nghiên cứu là tỉnh Long An với địa giới hành chính ở thời điểm hiện nay (2006). Phạm vi thời gian nghiên cứu là từ 1986 – 2006. Là mốc từ lúc bắt đầu đổi mới đến hai mươi năm sau. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Đề tài tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản, đáng tin cậy để dựng lại bức tranh toàn cảnh của GD - ĐT Long An hai mươi năm đổi mới (1986 – 2006). - Đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của GD - ĐT Long An trong thời gian từ 1986 – 2006. - Tổng kết hoạt động thực tiễn của GD - ĐT Long An, qua đó nêu lên một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn mục tiêu phát triển GD - ĐT của tỉnh nhà. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với đề tài này trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc phương pháp luận sử học Mác – Lênin, phương pháp lịch sử và phương pháp logic, đồng thời tác giả cũng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành như phương pháp nghiên cứu giáo dục, phương pháp phân tích, hệ thống hóa các tư liệu … để trình bày và giải quyết các vấn đề khoa học mà đề tài đặc ra. Bên cạnh đó, đây là một đề tài cụ thể của một địa phương nên tác giả còn sử dụng phương pháp điền dã, khảo sát thực tiễn, phỏng vấn các cá nhân, cơ quan ban ngành có liên quan để việc sưu tập tài liệu được đầy đủ và chuẩn xác hơn, từ đó giải quyết vấn đề một cách khoa học và có độ tin cậy cao. 8. DỰ KIẾN CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn gồm có phần dẫn luận, ba chương và kết luận. Chương 1. Khái quát giáo dục – đào tạo Long An thời kỳ trước đổi mới (1975 – 1985).
  8. Chương 2. Giáo dục – đào tạo Long An mười năm đầu đổi mới (1986 – 1996) Chương 3. Giáo dục – đào tạo Long An trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 – 2006)
  9. CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO LONG AN THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1975 – 1985) 1.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI TỈNH LONG AN 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Long An hiện nay bao gồm phần lớn đất đai của tỉnh Chợ Lớn và Tân An cũ hợp thành. Có diện tích tự nhiên khoảng 4.491,87 km2, có tọa độ địa lý : 105o30’30” đến 106o47’02” kinh độ Đông , 10o23’40” đến 11o02’00” vĩ độ Bắc. Long An bao gồm 1 thị xã và 13 huyện : Thị Xã Tân An, Cần Giuộc, Cần Đước, Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng. Trong đó vùng Đồng Tháp Mười gồm 6 huyện là : một phần Đức Huệ, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng với diện tích tự nhiên là 298.243ha, chiếm 66,4% diện tích toàn tỉnh, là vùng thường xuyên bị ngập lụt, người dân phải sống chung với lũ, đời sống khá bấp bênh vất vã. Những huyện còn lại là khu vực phát triển khá ổn định, đa dạng. Long An có Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh và sông Soài Rạp, Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, Nam giáp tỉnh Tiền Giang và Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svâyriêng của nước Cộng hòa nhân dân Campuchia. Việt Nam và Campuchia có đường biên giới chung dài 142km. Long An được xem là cửa ngõ đi vào TPHCM của miền Tây Nam Bộ, là một địa bàn chiến lược quan trọng nối liền các tỉnh miền Đông với các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Là tỉnh thuộc ĐBSCL, Long An rất thuận lợi trong việc phát triển buôn bán, trao đổi với Campuchia và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, Long An có điều kiện rất thuận lợi để phát triển giao thông thủy bộ. Đặc biệt với 03 con sông lớn: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và sông Cần Giuộc (Rạch Cát) đã tạo thành một mạng lưới giao thông thuận tiện đóng vai trò quan trọng về mặt thủy lợi của tỉnh, là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng ĐBSCL và vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài ra, tỉnh còn có cửa sông Soài Rạp hướng ra biển Đông nên rất thuận tiện cho việc phát triển công nghiệp và dịch vụ vận tải xuất khẩu. Ngoài những con sông lớn nêu trên, còn có hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt nối liền sông Tiền với sông Vàm Cỏ, đây chính là những con đường dẫn
  10. tải và tiêu thụ nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cư dân. Nhìn chung nước mặt của Long An không dồi dào, chất lượng nước còn hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Trữ lượng nước ngầm cũng vậy, chất lượng không đồng đều và tương đối kém. Tuy nhiên, tỉnh có nguồn nước ngầm có nhiều khoáng chất hữu ít đang được khai thác và phục vụ sinh hoạt dân cư trên cả nước (nước khoáng Lavie). Ở Long An mùa mưa hàng năm bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, với lượng mưa mỗi năm khác nhau. Lượng mưa trung bình hàng năm của Long An thuộc loại ít ở Nam Bộ, do đó Long An thường rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt vào những mùa nắng. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở những vùng cao, mưa kết hợp với triều cường làm ngập úng những vùng trũng hay còn gọi chung là vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân, còn các huyện ở ven biển có lượng mưa ít hơn hẳn những nơi khác. Trong khi đó lượng nắng ở Long An cũng tương đối cao, một năm có khoảng 8 - 9 tháng nắng. Hàng năm lũ đổ về Long An, đặc biệt là vùng ĐTM, bắt đầu từ tháng 8 và kéo dài đến tháng 11, lũ đến chậm, không sâu nhưng thời gian ngâm lũ lâu gây ngập úng và khó khăn trong sản xuất cũng như trong đời sống của nhân dân. Những năm trở lại đây, thay vì đi tránh lũ thì Long An có chủ trương “sống chung với lũ” để tận dụng và khai thác những lợi ít kinh tế mà lũ mang tới : lượng phù sa, tôm cá, rắn, lươn … Long An có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng tháng khá cao, khoảng 27,0 – 27,9oC, tương đối ổn định. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động trong khoảng 27,8 – 25,9oC. Đất đai Long An được tạo thành phần lớn ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên đất có cấu tạo không chắc chắn, nhiều vùng đất bị mặn và chua phèn. Do sự chi phối của những điều kiện hình thành khác nhau, đất đai Long An có thể chia thành 06 nhóm chính: đất phù sa cổ, đất phù sa thông thường, đất phù sa nhiễm mặn, đất phèn, đất phèn nhiễm mặn và đất than bùn [41, tr.14-15], trong đó đất mặn và đất phèn chiếm tới 80% đã tạo nên một khó khăn lớn khó giải quyết cho người nông dân. Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Đông Bắc, Nam xuống Tây Nam, bị chia cắt bỡi hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, do đó phần lớn đất Long An bị ngập nước, đặc biệt là vùng trũng ĐTM.
  11. Về rừng, ở Long An chủ yếu là rừng tràm, bạch đàn. Rừng Tràm rất thích hợp với nước mặn, là nơi cư trú và sinh trưởng của các loài động vật như rắn, ếch, trăn, rùa … Nhiều khu rừng tràm trở thành những “vườn chim” thiên nhiên, với đủ loại chim và rất nhiều ong mật đã sinh sống nơi đây. Năm 1976 diện tích rừng của Long An là 93.902 ha, đến năm 1999 chỉ còn lại là 35.925,8 ha. Ngày nay nguồn tài nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở Long An bị lạm dụng khai thác và tàn phá nặng nề, các khu rừng tràm nguyên sinh bị đốn sạch để lấy gỗ xây dựng và làm chất đốt đã làm thay đổi nghiêm trọng môi trường sống, gây ra những biến đổi về điều kiện sinh thái, ô nhiễm môi trường…do đó để khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái, tỉnh đã và đang có chủ trương khôi phục dần hệ sinh thái rừng tràm. Nguồn tài nguyên động vật ở Long An rất phong phú, nguồn lợi về rắn, rùa, tôm, cá, chim … khá lớn. Là nguồn thức ăn chủ yếu của người dân vùng nông nghiệp. Long An có trử lượng khoảng 2,5 triệu tấn than bùn, là nguyên liệu khá tốt để chế biến ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Than bùn ở Long An được đánh giá có độ tro thấp, lượng khoáng cao, mùn cao có thể dùng làm chất đốt và phân bón. Tuy nhiên việc khai thác than bùn sẽ đẩy nhanh quá trình ôxy hóa và thủy phân tạo ra axit sunfuric gây độc hại đến cây trồng và môi trường sống. Ngoài than bùn ra, Long An còn có mỏ đất sét, tuy nhiên số lượng không nhiều, nhưng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu làm vật liệu xây dựng. 1.1.2. Điều kiện xã hội Cùng với làn sóng của các lưu dân vào khai phá vùng đất Nam Bộ, đến cuối thế kỷ XIX lưu dân đến làm ăn sinh sống trên đất Long An ngày nay khá đông, công cuộc khai phá đất đai, xây dựng quê hương đã có những bước tiến triển đáng kể. Cư dân Long An sống chủ yếu bằng nghề nông, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển đã tạo điều kiện mở rộng phân công lao động, nhiều ngành nghề thủ công ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu địa phương và toàn miền. Trong quá trình sống, sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên và sự áp bức bóc lột của giai cấp cầm quyền, nhân dân Nam Bộ nói chung và nhân dân Long An nói riêng đã đoàn kết chung sức với nhau tạo nên một sức mạnh vô bờ bến. Sự đoàn kết gắn bó đó còn được thể hiện rõ nét qua hai cuộc chiến tranh chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, nhân dân Long An đã cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc bằng biết bao xương máu, mồ hôi và nước mắt, làm sáng ngời truyền thống tự chủ và bất khuất của dân tộc ta.
  12. Thực dân Pháp ngay từ khi đặt chân xâm lược nước ta, đã vấp phải sự chống cự quyết liệt của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Long An nói riêng. Khi chúng đặt chân đến Gia Định, nhân dân Long An đã lập tức có mặt trên chiến trường dưới sự chỉ huy của Lê Huy, Trần Thiện Chính. Khi thành Gia Định thất thủ, để ngăn chặn giặc đánh rộng ra về hướng Tây Nam, nhân dân Long An đã tham gia vào việc gấp rút xây dựng một tuyến phòng thủ gồm 06 đồn để ngăn chặn tàu giặc. Ở mặt đường bộ từ Chợ Lớn qua Tân An xuống Mỹ Tho quân dân ta cũng triệt để phá hoại, ngoài ra ở làng Tân Ân (Cần Đước) một đội nghĩa quân đã được thành lập chống giặc. Nghĩa quân đã gây cho chúng nhiều trở ngại, điển hình là tháng 4/1861 địch bắt đầu mở cuộc hành quân theo hướng Bảo Định, một toán dân dũng đã phục kích hai bên bờ sông chặn đánh gây cho chúng nhiều tổn thất, phải mất 12 ngày chúng mới tiến lại gần đến Mỹ Tho. Sau khi Định Tường thất thủ, một phong trào võ trang chống Pháp nhanh chóng lan ra trên đất Long An dưới sự lãnh đạo của Phạm Tiễn,Trịnh Quang Nghi, Phan Văn Đạt, Trà Quý Bình…. Sau thất bại ở Đại đồn Chí Hòa, Long An trở thành địa bàn hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Trương Định, đồng thời Nguyễn Thông, Phan Chánh … cũng lui về Tân An tiếp tục chống Pháp. Bên cạnh đó Long An cũng nổi danh với căn cứ Tháp Mười của Võ Duy Dương, Bùi Quang Diệu … “ Cùng với nghĩa quân của họ Trương hoạt động đánh địch trên địa bàn Long An còn có đội quân của Phạm Tấn Phát ở vùng Gò Đen, đội quân của Bùi Quang Diệu ở Cần Đước, Cần Giuộc, đội quân của Nguyễn Văn Trung ở vùng Tân Thạnh và đội quân của Nguyễn Văn Tiến ở vùng Tân An, Cần Đước…” [47, tr.202]. Khi Pháp hoàn thành công cuộc xâm lược và tiến hành khai thác thuộc địa, nhân dân Long An vẫn tiếp tục chống Pháp bằng nhiều hình thức khác nhau dù cuộc chiến đó có khó khăn hơn, gian khổ hơn. Sang đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ nói chung và nhân dân Long An nói riêng đã chuyển sang một hình thức mới , đó là hình thức hội kín “Thiên Địa hội”. So với nhiều nơi khác, hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An cũ là một trong những nơi hội kín phát triển khá mạnh, đặt biệt là phong trào hội kín của Nguyễn An Ninh trong những năm 1921 – 1928 đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các tổ chức tiền thân của Đảng sau này. Khi Đảng Cộng sản ra đời, Long An đã nhanh chóng có Chi bộ Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, nhân dân Long An tiếp tục đứng lên đấu tranh. Đảng bộ Tân An ngay khi mới thành lập đã thu hút được đông đảo nông dân tham gia, tổ chức
  13. cho họ đấu tranh từ thấp đến cao như giảm tô, thuế, mít tinh biểu tình yêu cầu giảm thuế …Mở đầu là cuộc đấu tranh của nhân dân Bến Lức (5.5.1930), tiếp theo là cuộc biểu tình của nông dân Đức Hòa dưới sự lãnh đạo của Châu Văn Liêm (4.6.1930)… sau đó là những cuộc đấu tranh biểu tình khác liên tiếp diễn ra. Sang đầu năm 1931 phong trào đấu tranh tiếp tục phát triển mạnh, nổi bật nhất là phong trào biểu tình của nông dân trồng mía đòi tăng giá mía, các chủ hãng đường không được ép giá ( Bàu Trai) … Có thể nói các cuộc đấu tranh của quần chúng nông dân dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ Tân An và Chợ Lớn trong những năm 1930 – 1931đã góp phần xứng đáng vào cao trào cách mạng chung của cả nước mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Vào giai đoạn 1936 – 1939 những chuyển biến của tình hình trong nước và thế giới đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta nói chung và nhân dân Long An nói riêng. Được sự chỉ đạo của Trung ương khi thời cơ đến, khắp nơi bùng lên một phong trào đấu tranh, mở đầu bằng cuộc vận động tổ chức Đông Dương Đại Hội. Ủy ban hành động tỉnh được thành lập khoảng giữa năm 1936, tiếp đó là sự ra đời của hàng loạt Ủy ban hành động các xã …Phong trào đấu tranh như mít tinh, biểu tình, in biểu ngữ, rãi truyền đơn đòi quyền dân sinh dân chủ diễn ra sôi nỗi. Đặc biệt trong thời gian này Đảng bộ Tân An còn lập hiệu sách bán tài liệu công khai của Đảng ở ga xe lửa Tân An, ngoài ra còn gầy dựng được một cơ sở in bí mật của Xứ ủy trong rừng tràm Bắc Đông. Có thể nói cuộc vận động Mặt trận dân chủ Đông Dương là một cao trào cách mạng dân chủ rộng lớn, góp phần tạo ra những tiền đề mới cho phong trào cách mạng giải phóng ở những thời kỳ tiếp theo. Khi Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, tuy bị tổn thất nặng nề nhưng lực lượng còn lại vẫn tiếp tục gầy dựng cơ sở Đảng. Khi Nhật - Pháp bắt tay nhau, đặt nhân dân ta vào cảnh “một cổ hai tròng”, phong trào cách mạng của nhân dân Long An sau cuộc khủng bố dần phục hồi và tiếp tục. Chấp hành quyết định của Xứ ủy Nam Kỳ lấy ngày 23/8/1945 tiến hành khởi nghĩa thí điểm ở Tân An, Tân An gấp rút họp phân công chuẩn bị. Ngày 21/8/1945 do có sự kiện bất ngờ xảy ra, Tỉnh ủy quyết định chớp lấy thời cơ, hành động sớm và đã thành công rực rỡ góp phần vào thành công chung của cả nước. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ hai, Long An vấp phải muôn vàn khó khăn nhưng vẫn tiếp tục duy trì, bảo vệ và che chở các cơ quan kháng chiến, bên cạnh đó Long An còn là hành lang chiến lược nối liền căn cứ kháng chiến
  14. giữa miền Đông và miền Tây, giữ vai trò như là một bàn đạp, hậu cứ của phong trào cách mạng thành phố. Sau 09 năm tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Long An đã tạo nên một vùng giải phóng rộng lớn, trên hầu hết các xã đều có Chi bộ Đảng. Sau Hiệp dịnh Giơnevơ, Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, Tỉnh ủy Long An chủ trương tập kết ra Bắc, từ đây cuộc đấu tranh không phải bằng sức mạnh súng đạn mà bằng sức mạnh của quần chúng yêu nước, sức mạnh của chính trị, nhiều hình thức đấu tranh chính trị được kết hợp chặt chẽ với binh vận. Đi đôi với đấu trang chính trị, lực lượng vũ trang của nhân dân Long An không ngừng lớn mạnh và đã góp phần cùng nhân dân cả nước làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt và quốc sách Ấp chiến lược của Mỹ - Nguỵ. Vì nằm ở cửa ngõ phía Tây và Nam của Sài Gòn, Long An trở thành trọng điểm số một của chiến lược Chiến tranh đặc biệt và sau đó là làm thất bại chiến lược Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh. Trong cuộc tổng công kích tết Mậu Thân, Long An giữ một vị trí rất quan trọng mặc dù các đơn vị vũ trang bị tổn thất lớn. Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy năm 1975 giành thắng lợi, giải phóng và thống nhất đất nước quân và dân Long An đã góp phần không nhỏ. Tóm lại, cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của nhân dân Long An là một cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện, là một quá trình đấu tranh liên tục từ đấu tranh chính trị tiến tới khởi nghĩa, kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, kết hợp tiến công và nổi dậy, tiêu diệt và làm tan rã sinh lực địch, đánh bại từng bước, giành thắng lợi từng phần, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Đó chính là kết quả của đường lối chính trị và đường lối quân sự sáng suốt của Đảng, của lòng yêu nước, của tinh thần hy sinh vô bờ bến của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Long An nói riêng. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Long An vô cùng tự hào và xứng đáng với tám chữ vàng mà Trung ương đã trao tặng “Trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc”. Sự thay đổi đơn vị hành chính Tỉnh Long An ngày nay bao gồm phần lớn đất của tỉnh Chợ Lớn và Tân An cũ hợp lại. Từng là căn cứ địa kiên cường qua 02 cuộc kháng chiến trường kỳ chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Tỉnh Long An từ lúc hình thành đến nay đã trãi qua nhiều biến đổi lớn, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tỉnh Long An cũ đã hợp nhất với tỉnh Kiến Tường thành tỉnh Long An hiện tại.
  15. Sau ngày giải phóng, các huyện trong tỉnh cũng đã nhiều lần phân - hợp: năm 1977, 02 huyện Bến Lức và Thủ Thừa hợp lại thành huyện Bến Thủ, Tân Trụ và Châu Thành hợp lại thành huyện Tân Châu (1978 huyện Tân Châu đổi tên thành Vàm Cỏ). Tháng 03 năm 1978 huyện Mộc Hóa tách thành 02 huyện mới là Vĩnh Hưng và Mộc Hóa. Tháng 10 năm 1980 huyện Mộc Hóa mới lại chia thành 02 huyện Mộc Hóa và Tân Thạnh. Năm 1983 huyện Bến Thủ lại tách thành huyện Bến Lức và Thủ Thừa như cũ, năm 1989 thành lập thêm huyện mới là Thạnh Hóa, huyện Vàm Cỏ lại tách ra thành huyện Tân Trụ và Châu Thành…[39, tr.18]. Cho đến nay , Long An có 01 thị xã và 13 huyện, 08 phường, 15 thị trấn và 161 xã. Dân cư Dân cư long An trong quá trình hình thành và phát triển, do nhiều yếu tố khách quan tác động đến nên có sự phát triển không đồng đều, đặc biệt là qua 02 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Theo tổng điều tra dân số sau đây cho thấy : Đơn vị tính : người Năm 1979 1989 1999 2002 Số người 949.200 1.120.204 1.306.202 1.364.355 Con số nêu trên thể hiện dân số ngày càng tăng, con số biến động này bao gồm phần tăng tự nhiên và tăng cơ giới. Mật độ dân số năm 2002 là 313 người/km2 , với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,04% [39, tr.19]. Năm 2002 dân số đô thị là 224.928 người (16,5%), ở nông thôn là 1.139.427 (83,5%). Cũng từ những con số trên cho thấy rằng dân số Long An phân bố không đồng đều, đa số tập trung ở nông thôn, vùng sản xuất nông nghiệp, điều này cho thấy ở Long An nông nghiệp vẫn giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Mật độ dân số giữa các vùng cũng còn chênh nhau khá cao. Khu vực phía Nam có mật độ 570 người/km2, còn ở phía Bắc là 144 người/km2. Nhờ chính sách giản dân và điều phối dân cư xây dựng ĐTM từ năm 1979 – 1999 đã đưa được 44.301 hộ đến định cư ở ĐTM với số người là 118.789. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm khu vực phía Nam là 0,55%, phía Bắc là 1,48%. Năm 2002 Long An có 811.791 người trong độ tuổi lao động, chiếm 59,5%. Trong đó lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 719.854 người, lao
  16. động trong các ngành kinh tế nhà nước là 23.134 người, trong công nghiệp là 42.270 người và ngành GD – ĐT là 13.000 người. Tính đến năm 2002 thì tỷ lệ nữ trội hơn nam, nữ chiếm tỷ lệ 51,22%, nam chiếm tỷ lệ 48,88% [28, tr.19-20]. 1.2. GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO LONG AN NHỮNG NĂM TRƯỚC ĐỔI MỚI 1.2.1. Vài nét về giáo dục – đào tạo Long An trước giải phóng (1945 – 1975) 1.2.1.1. Giáo dục – đào tạo Long An trong 09 năm chống Pháp (1945 – 1954) Khi Pháp chiếm Nam Kỳ và tiến hành khai thác thuộc địa, chúng đã thực hiện chính sách giáo dục nô dịch và đồng hóa với mục đích làm cho dân chúng Việt Nam đại đa số bị mù chữ, dân càng dốt thì nhận thức càng thấp và càng dễ trị, GD – ĐT Long An cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai này, trên đất Tân An, Chợ Lớn có 02 khu vực giáo dục khác nhau : vùng bị tạm chiếm và vùng kháng chiến. Trong vùng bị tạm chiếm, ở các thị xã, thị trấn và ven các con đường chiến lược các trường học được khôi phục với các loại hình trường công lập, tư thục … chương trình giảng dạy ở đây cả tự nhiên lẫn xã hội chủ yếu đều nhằm mục đích phục vụ cho chính sách ngu dân nô dịch của thực dân. Chính vì thế mà giáo dục không được đầu tư nhiều, chủ yếu chỉ đầu tư cho các ngành tiểu học (TH). Còn ở trong vùng kháng chiến, sau khi ổn định tình hình, chính quyền cách mạng cũng tiến hành xây dựng ngành giáo dục để đáp ứng nhu cầu học hành của nhân dân. Tuy cơ sở vật chất nghèo nàn, trường lớp được làm bằng cây lá nhưng các trường đều giảng dạy theo chương trình thống nhất do Sở giáo dục Nam Bộ biên soạn. Ở vùng tranh chấp, cách mạng ta tùy theo điều kiện từng nơi mà tranh thủ cài người của cách mạng hoặc kêu gọi những thầy giáo có tinh thần yêu nước đưa những quan điểm tiến bộ để cổ vũ tinh thần yêu nước một cách hợp pháp. Một phong trào giáo dục mang tính quần chúng cao và tính cách mạng sâu rộng là phong trào Bình dân học vụ, phong trào Bổ túc văn hóa (BTVH) trong cán bộ và nhân dân. Cùng với cả nước sau Cách mạng tháng tám, Long An cũng bắt đầu tấn công để diệt giặc dốt, một thứ giặc vô cùng nguy hiểm sau giặc ngoại xâm và giặc đói vì nếu ta không làm được việc đưa dân thoát khỏi sự dốt nát thì sẽ thõa mãn được ý đồ, âm mưu thâm độc của kẻ thù.
  17. Khi phong trào Bình dân học vụ được phát động, đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo đồng bào, cán bộ, bộ đội. Họ học trưa, học tối, học lúc nghỉ ngơi, học lúc hành quân … Lớp học không chỉ có trẻ nhỏ mà còn có cả ông già, bà lão… Cho nên thành quả giáo dục lớn nhất trong giai đoạn này là phong trào BTVH chứ không phải là giáo dục phổ thông dù giáo dục phổ thông cũng quan trọng không kém. Có thể nói giáo dục hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn trong thời kỳ này đã góp phần có ý nghĩa trong việc nâng cao dân trí trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn gian khổ, đưa ngành giáo dục Nam Bộ phát triển. 1.2.1.2. Giáo dục – đào tạo Long An trong giai đoạn chống Mỹ (1954 – 1975) Trong thời kỳ này ở Nam Bộ có hai hệ thống giáo dục đối lập nhau là hệ thống giáo dục của địch và hệ thống giáo dục của ta. Là một tỉnh nằm sát Sài Gòn nên hệ thống giáo dục của địch ở Long An gắn liền với các chính sách lớn: “tố cộng”, “ấp chiến lược”, “khu trù mật”…, các trường học dạy theo chương trình mới của Bộ Giáo dục Quốc gia do các đoàn cố vấn văn hóa giáo dục của Mỹ soạn thảo, ngoài chức năng chống lại cái gọi là “ý thức hệ cộng sản”, đề cao chủ nghĩa “Quốc gia giả hiệu” còn nhằm từng bước loại bỏ những ảnh hưởng của Pháp trong ngành giáo dục [49, tr.519]. Đồng thời qua giáo dục, chúng muốn thông qua HS để nắm lấy cha mẹ HS, nhằm làm dịu sự đối lập của quần chúng đối với chế độ tay sai. Chế độ giáo dục của chúng nhằm chuẩn bị cho thanh niên trong vùng địch kiểm soát sung vào đội quân đánh thuê của Mỹ. Bên cạnh hệ thống trường công, trong vùng địch kiểm soát còn có hệ thống trường tư khá phát triển: Huỳnh Ngọc, Hưng Đạo … Tuy nhiên việc phát triển giáo dục của địch ở Long An lệ thuộc rất nhiều vào diễn biến của cuộc chiến tranh và tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường. Trước năm 1960 giáo dục trong vùng địch tương đối ổn định, nhưng từ những năm 1960 trở đi, giáo dục có nhiều biến động, hoạt động giáo dục chỉ thu hẹp trong các thị xã, thị trấn và các ấp chiến lược hoặc khu trù mật. Nôi dung giảng dạy trong các trường học dù ở bậc TH hoặc Trung học đều mang tính lai căng, thực chất giáo dục trong thời gian này là một công cụ nô dịch, ngu dân kiểu mới. Nhưng không phải lúc nào địch cũng đạt được mục đích chúng đề ra, Long An là một địa bàn chiến tranh ác liệt nên có sự đan xen giữa hai luồng tư tưởng yêu nước và bán nước, tự do và nô lệ trong đội ngũ giáo viên, qua đó phong trào học sinh sinh viên ở Long An cũng khá rầm rộ với những cuộc “xuống đường” chống bắt lính,
  18. chống tham nhũng, chống quân sự hóa trường học… Đã có không ít con em nhân dân Long An sau một thời gian đèn sách đã từ bỏ cuộc sống êm ấm của gia đình trong vùng địch ra vùng kháng chiến cầm súng chống giặc. Đã xuất hiện những người con tiêu biểu như : Mai Thị Non, Lê Thị Mai, Nguyễn Thị Cẩm, Nguyễn Thái Bình … Còn ở trong vùng cách mạng là một nền giáo dục hoàn toàn khác với hệ thống giáo dục của địch. Sau thời gian đầu khó khăn, năm 1964 với những điều kiện cho phép ta đã tổ chức các lớp học, cung cấp sách vở, học cụ giải quyết nhu cấu học tập cho con em đồng bào. Ở một số huyện Phòng giáo dục được thành lập, lúc này hầu hết các xã đều có trường học. Nội dung giảng dạy theo chương trình cách mạng, chống lại thứ giáo dục nô lệ của địch. Tỉnh đã chọn một số thanh niên ở huyện, xã gửi đi đào tạo những lớp sư phạm ngắn hạn rồi đưa về làm giáo viên nòng cốt cho phong trào, ngoài ra còn có một số giáo viên là con em nhân dân Long An tập kết ra Bắc được đào tạo trong các ngành sư phạm, tình nguyện trở về chiến đấu với đồng bào. Đây là thời kỳ GD – ĐT Long An phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào tình hình đấu tranh chính trị và quân sự trên chiến trường, có lúc giáo dục gặp khó khăn do bị địch khủng bố gắt gao hoạt động của ngành bị thu hẹp. Đội ngũ giáo viên là những người chiến sĩ trên trận tuyến đấu tranh văn hóa với địch, họ vừa cầm phấn vừa cầm súng chống càn bảo vệ trường lớp và xóm làng giải phóng. Họ làm việc không có lương, sống với dân được dân nuôi và được hưởng một ít sinh hoạt phí do cơ quan cung cấp. Cuộc sống khó khăn nguy hiểm nhưng nhiệt tình của họ đối với sự nghiệp giáo dục vẫn luôn sục sôi. Không ít giáo viên sáng đi học lớp cao hơn, chiều đi dạy lớp thấp hơn, rất nhiều giáo viên đã hi sinh trên đường đi công tác hoặc trong các trận chống càn, có không ít người bị địch bắt, tra tấn … Bên cạnh giáo dục phổ thông, ngành BTVH cũng được tiếp tục theo truyền thống của phong trào Bình dân học vụ của thời chống Pháp. Người biết chữ dạy cho người không biết chữ, tạo nên một phong trào “chia chữ” sôi nổi ở các cơ quan, họ học ngày, học đêm, học ở các lán trại, học dưới hầm sâu, học trong trại điều dưỡng, học trên đường đi công tác … Bên cạnh đó, dù khó khăn nhưng ở cấp tỉnh cũng đã tổ chức những lớp học BTVH tập trung cho một số đối tượng nhất định để nâng cao trình độ, năng lực cán bộ nhằm đủ sức đảm đương những trọng trách cách mạng giao cho. Có thể nói ở một chiến trường ác liệt và gian khổ, ngành GD – ĐT Long An đã có những cống hiến rất đáng tự hào trong những năm chống Mỹ, ở cả 2 lĩnh vực giáo
  19. dục phổ thông và BTVH đều phát triển đồng đều, góp phần nâng cao trình độ văn hóa của cán bộ, chiến sĩ cũng như người dân trong vùng giải phóng, từ đó giúp họ đạt kết quả cao hơn trong công tác, đồng thời làm nỗi bật tính ưu việt của nền giáo dục cách mạng. 1.2.2. Khái quát giáo dục – đào tạo Long An mười năm trước đổi mới (1975 – 1985) 1.2.2.1. Bối cảnh tình hình Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ, song song với việc hàn gắn vết thương chiến tranh, Đảng và Nhà Nước ta đã tiến hành ngay việc khôi phục và xây dựng sự nghiệp giáo dục. Long An là tỉnh bị địch tập trung bom đạn đánh phá ác liệt trong suốt các cuộc chiến tranh, sau ngày giải phóng lại phải tiếp tục chống chiến tranh Biên giới và liên tiếp bị thiên tai, nên dù cố gắng hết sức, việc tổ chức học hành của Long An cũng chỉ ở một chừng mực nhất định. Trong khi đó, chính quyền Ngụy quyền trước đó cũng chỉ mở một số trường học ở các vùng thị xã, thị trấn, ven những đường giao thông lớn … cho nên nạn thất học vẫn khá trầm trọng. Khoảng 200.000 trẻ em ở độ tuổi đi học không được tới trường. Năm 1975 toàn tỉnh có khoảng 37.000 người từ 15 – 50 tuổi mù chữ. Do đó, sau ngày giải phóng, bên cạnh những tồn đọng cần giải quyết ngay như ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống… thì chính quyền cách mạng đã bắt tay ngay vào việc xây dựng sự nghiệp giáo dục mới Xã hội chủ nghĩa. Việc đầu tiên phải tiến hành trong giáo dục là xóa bỏ hoàn toàn cơ cấu tổ chức, nội dung và chương trình sách giáo khoa của chế độ cũ, thay thế bằng chương trình và nội dung giảng dạy do Bộ giáo dục hướng dẫn. Đồng thời tổ chức học tập, cải tạo đội ngũ giáo viên của chế độ cũ để lại, chọn những giáo viên có phẩm chất, năng lực, đạo đức tốt để tiếp tục sử dụng họ, nhằm phục vụ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục cách mạng. Phần lớn giáo viên của chế độ cũ được chính quyền cách mạng ta cải tạo và sử dụng, chỉ trừ những phần tử phản động mà cơ quan an ninh xác nhận là không nên cho tiếp tục giảng dạy hoặc những phần tử có sinh hoạt không lành mạnh bị nhân dân phản đối [47, tr.526]. Vấn đề xóa nạn mù chữ được đưa lên hàng đầu, nên sau khi tiếp quản 30 trường tiểu học và 3.800 giáo viên thì năm 1976 tỉnh đã tiến công vào mặt trận diệt giặc dốt. Kết quả là đến tháng 9 năm 1976 nhiều huyện đã thanh toán xong giặc dốt, đại bộ phận nhân dân đã biết chữ. 1.2.2.2. Những thành tựu và kết quả
  20. Với nỗ lực của chính quyền cách mạng, chỉ trong một thời gian ngắn, một bộ máy quản lý giáo dục mới từ cấp tỉnh đến các huyện, thị và các trường được thành lập để điều hành mọi công việc. Thực hiện nghiêm túc “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” nên chỉ trong vài năm sau ngày giải phóng, chất lượng đào tạo học sinh có nhiều thay đổi, các hoạt động của nhà trường ngày càng gắn liền với thực tiễn đời sống và sản xuất. Một hệ thống trường lớp gồm bốn ngành học đã nhanh chóng được hình thành. Trường lớp phổ thông phát triển đến tận xã, ấp, kể cả những vùng xa xôi, hẻo lánh, những vùng căn cứ kháng chiến cũ. Xã nào cũng cố gắng có trường cấp II. Trong năm học 1984 – 1985 từ con số HS là 100.000 trước ngày giải phóng đã tăng lên con số 240.000 HS. Giáo dục mẫu giáo (MG) cũng phát triển tương đối nhanh và đều, từ vài chục HS trước giải phóng, đến năm 1985 đã có hơn 23.000 cháu. Hệ thống trường BTVH được xây dựng và phát triển nhanh, đáp ứng được phần lớn nhu cầu của nhân dân cũng như nhu cầu phát triển của sự nghiệp cách mạng giai đoạn mới. Nhiều xã đã xây dựng được trường BTVH tập trung cấp I và II, nhiều huyện có trường BTVH cấp III. Tính đến năm 1983, 132/142 xã, phường đều có trường Trung học cơ sở (THCS), ¼ dân số trên địa bàn tỉnh đi học ở các bậc học với các loại hình đào tạo khác nhau. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, không có giáo dục thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa… nên từ rất sớm tỉnh đã đầu tư một khoảng ngân sách khá lớn vào công tác đào tạo ngành, bao gồm giáo viên và cán bộ quản lý để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển giáo dục ở địa phương. Trong tỉnh đã thành lập 01 trường Sư phạm cấp II, 01 trường Trung học sư phạm và 01 trường Cán bộ mẫu giáo. Trong hơn 10 năm qua, các trường đã đào tạo hơn 8.000 giáo viên các cấp. Đội ngũ giáo viên được thường xuyên bồi dưỡng về chính trị, văn hóa nghiệp vụ. Các trường Trung học sư phạm, Sư phạm cấp II mỗi năm đào tạo gần 1.000 giáo viên cấp TH, THCS và MG. Tính đến năm 1985, Long An đã có một đội ngũ giáo viên trên 10.000 người phục vụ ở các trường phổ thông và BTVH. Đã xuất hiện không ít những tấm gương sáng trong ngành, lực lượng giáo viên dạy giỏi ngày càng tăng. Trung bình hàng năm số học sinh tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH) vào các trường đại học trong nước là 12%, vào các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề là 46%, số còn lại cung cấp cho các ngành lao động sản xuất, các xí nghiệp quốc doanh, phục vụ quốc phòng …
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2