Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (1997- 2017)
lượt xem 3
download
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình giáo dục huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (1997- 2017). Từ đó phát huy những mặt tích cực và đề ra các biện pháp, giải pháp khắc phục kịp thời những mặt yếu kém. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (1997- 2017)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ VÂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH (1997- 2017) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ VÂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH (1997- 2017) Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8 22 90 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh THÁI NGUYÊN - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (1997- 2017)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, bảng biểu, nguồn trích dẫn trong luận văn mang tính khoa học, trung thực. Những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Vân i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình Cao học và hoàn thành luận văn Thạc sĩ, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Lịch sử, phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, đặc biệt là những thầy cô đã trực tiếp đứng lớp giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình, chu đáo hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn Trường THCS Quế Tân- nơi tôi đang công tác; HĐND, UBND huyện Quế Võ; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quế Võ; Chi cục Thống kê huyện Quế Võ; cán bộ, nhân viên nơi tôi đến lấy thông tin; các đồng nghiệp, người thân, bạn bè, đã cung cấp tư liệu, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hết sức, song do trình độ và thời gian còn hạn chế, nên luận văn còn nhiều thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự đóng góp của thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Vân ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ..................................... 6 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 7 6. Kết cấu của Luận văn ...................................................................................... 9 Chương 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH TRƯỚC NĂM 1997 ........................................................................ 10 1.1. Vài nét về huyện Quế Võ ........................................................................... 10 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư ............................................... 10 1.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ........................................................... 12 1.2. Khái quát tình hình giáo dục huyện Quế Võ trước năm 1997 ................... 19 1.2.1. Tình hình giáo dục huyện Quế Võ trước cách mạng tháng Tám năm 1945.... 19 1.2.2. Tình hình giáo dục huyện Quế Võ từ năm 1945 đến năm 1996 ............. 20 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 28 Chương 2: TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2017 ................................... 30 2.1. Chủ trương đổi mới giáo dục của Ban chấp hành Trung ương, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh và sự vận dụng của huyện Quế Võ .................................. 30 2.2. Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997- 2017 ............................................................................................... 42 2.2.1. Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất trường học.................................... 42 2.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh........................................ 46 iii
- 2.2.3. Các hoạt động giáo dục ........................................................................... 57 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 65 Chương 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH (1997- 2017) ..................... 68 3.1. Những thành tựu đạt được .......................................................................... 68 3.2. Những tồn tại cần khắc phục ...................................................................... 75 3.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................... 77 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 79 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 85 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 90 iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 BCH Ban chấp hành 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CĐ Cao đẳng 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 CNXH Chủ nghĩa xã hội 6 CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa 7 CT Chỉ thị 8 ĐH Đại học 9 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 10 HĐND Hội đồng nhân dân 11 HS Học sinh 12 NQ Nghị quyết 13 NXB Nhà xuất bản 14 SGK Sách giáo khoa 15 TB Trung bình 16 TS Tổng số 17 TW Trung ương 18 THCS Trung học cơ sở 19 THPT Trung học phổ thông 20 UBND Ủy ban nhân dân 21 USD Đồng đô la Mỹ 22 XHCN Xã hội chủ nghĩa iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Số lượng lớp học, giáo viên, học sinh của các cấp học năm 1961- 1962................................................................................... 23 Bảng 2.1. Số trường, lớp giáo dục THCS huyện Quế Võ (1997- 2017) ..... 44 Bảng 2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý THCS (1997- 2017) ............ 46 Bảng 2.3. Sự phát triển số lượng giáo viên THCS giai đoạn (1997- 2017)......... 50 Bảng 2.4. Sự phát triển số lượng học sinh giai đoạn 1997- 2017 ............... 55 Bảng 2.5. Bảng thống kê xếp loại học sinh lớp 9 tốt nghiệp 2013- 2017............ 57 Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm bậc THCS (1997- 2017) ...... 58 Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả xếp loại học lực THCS của học sinh (1997- 2017) ............................................................................................ 60 v
- Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh- huyện Quế Võ
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học từ lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, truyền thống đó vẫn được giữ vững, tạo nên một nền văn hiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam. Trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất nước, giáo dục có vai trò hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ cho sự thắng lợi của cách mạng nước nhà. Nằm trong tỉnh Bắc Ninh, Quế Võ vốn là vùng đất giàu truyền thống. Nơi đây là quê hương của bao thế hệ con người cần cù sáng tạo trong lao động, kiên cường trong đấu tranh. Thời phong kiến, Quế Võ đã đóng góp cho đất nước 61 vị đại khoa, hàng chục thượng thư, nhiều trạng nguyên và cả một “Làng tiến sĩ” Kim Đôi. Quế Võ tự hào là một trong những huyện cung cấp đội ngũ nhân tài cho Quốc gia. Năm 1986, tại Đại hội VI của Đảng, lần đầu tiên đường lối đổi mới được đề ra. Đối với giáo dục, Đảng ta xác định: “Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội”. Trong Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII tiếp tục xác định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài”. Đến Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người”. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thế giới đang chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là 1
- các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Trong hệ thống giáo dục phổ thông, giáo dục Trung học cơ sở có vị trí rất quan trọng. Đây là cầu nối giữa giáo dục tiểu học với giáo dục phổ thông, được thực hiện trong bốn năm từ lớp 6 đến lớp 9. Do đặc điểm tâm, sinh lý ở độ tuổi vị thành niên rất phức tạp cho nên việc giáo dục học sinh ở cấp Trung học cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, trau dồi đạo đức làm cơ sở cho việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp cấp Trung học cơ sở. Nhận thức được vị trí, vai trò hết sức quan trọng của bậc học, trong những năm qua ngành giáo dục đã không ngừng đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng dạy và học của cấp Trung học cơ sở. Thực hiện theo các chủ trương, Nghị quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo, huyện Quế Võ đã không ngừng cố gắng, phát triển giáo dục trên địa bàn huyện và đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, sự nghiệp giáo dục của huyện còn bộc lộ nhiều hạn chế và tồn tại: cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn của giáo viên, chất lượng giáo dục của các trường... Đây là những vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục của huyện, đòi hỏi phải đánh giá đúng chất lượng các cấp học trong huyện, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, khắc phục những khuyết điểm, nâng cao chất lượng giáo dục trong huyện nói chung, giáo dục Trung học cơ sở nói riêng, để phù hợp với yêu cầu đổi mới của Đảng đã đặt ra. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn hướng nghiên cứu: “Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (1997- 2017)” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
- Từ sau ngày đất nước được độc lập, mặc dù Đảng ta nhấn mạnh tới việc phát triển về kinh tế, nhưng bên cạnh đó, lĩnh vực giáo dục cũng được Đảng quan tâm, chú trọng. Cuốn “Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 - 1985)” của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Nxb Giáo dục ban hành năm 1986, đã tiến hành tổng kết công tác giáo dục 10 năm sau ngày giải phóng và đưa ra những phân tích, đánh giá, nhận xét khái quát về giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này, trong đó có đề cập đến giáo dục bậc THCS. “Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2020”, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995). Cuốn sách đã nêu ra những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong thời kì đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. “50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo” (1945 - 1995), Nxb Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995). Trong cuốn sách này, tác giả đã khái quát về bức tranh giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1995. Cuốn sách đã cung cấp những tài liệu cơ bản về đường lối, chính sách và tình hình phát triển giáo dục phổ thông và những đánh giá, nhận xét về giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này. “Các chủ trương đổi mới giáo dục trong mười năm” (1986 - 1996), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996). Cuốn sách đã đề cập một cách đầy đủ, hệ thống những quan điểm cơ bản về đường lối đổi mới, chính sách phát triển giáo dục của Đảng, trong đó có đổi mới giáo dục phổ thông. “Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục - đào tạo” (1986 - 1996), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996). Cuốn sách đã nêu ra những chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, trong đó có đề cập đến tình hình giáo dục bậc THCS ở Việt Nam. Mặc dù tác giả không đi sâu phân tích những thành tựu đạt được và những tồn tại hạn 3
- chế sau 10 năm đổi mới của một địa phương cụ thể, nhưng cuốn sách đã cung cấp những nhận định, những kết luận mang tính khái quát, nhất là những số liệu thống kê về tình hình giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong 10 năm đầu kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI”, Phạm Minh Hạc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1998). Cuốn sách đã trình bày tính chất của nền giáo dục, nguyên lý, nội dung hệ thống giáo dục của Việt Nam, mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Qua đó, tác giả đã nêu ra những phương hướng để phát triển giáo dục ở Việt Nam, trong đó có giáo dục bậc THCS. “Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2002). Tài liệu này đã làm nổi bật được những chuyển biến tích cực về chất lượng dạy và học. Từ đó xuất hiện những nhân tố mới, những kinh nghiệm hữu ích để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. “Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới”, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội (2004). Ở tác phẩm này, các tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục phổ thông đối với mỗi quốc gia, dân tộc và nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, giáo dục phổ thông có tầm quan trọng ngày càng lớn trong hệ thống giáo dục quốc dân và cần tăng cường hiệu quả giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông. Cuốn “Lịch sử giáo dục Việt Nam” của TS. Bùi Minh Hiền biên soạn và được phát hành năm 2004. Trong cuốn sách này, tác giả đã viết một cách sơ lược về lịch sử giáo dục Việt Nam nhằm phục vụ cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm. Mặc dù không phải là quyển sách viết riêng về giáo dục THCS nhưng ta có thể chọn lọc ra những phần liên quan đến giáo dục THCS giai đoạn 1975 - 2000. 4
- Cuốn “Giáo dục Việt Nam 1945- 2005”, hội Khoa học Kinh tế Việt Nam- Trung tâm Thông tin và Tư vấn phát triển và tạp chí Thế giới mới- Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2005) đã nêu rõ lịch sử hình thành và phát triển của nền giáo dục Việt Nam nói chung và quá trình phát triển giáo dục của các tỉnh, thành phố nói riêng. Khóa luận tốt nghiệp “Giáo dục phổ thông huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (1997 - 2016)” Ngô Thị Thương (2018) làm rõ tình hình giáo dục phổ thông huyện Hiệp Hòa giai đoạn 1997 – 2016, những thành tựu và hạn chế của ngành giáo dục huyện Hiệp Hòa. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển giáo dục của huyện. Luận văn “Giáo dục Trung học cơ sở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La (1986- 2013)” Đặng Văn Hiệu (2015) đã khôi phục và dựng lại bức tranh giáo dục Trung học cơ sở của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La thời kỳ 1986- 2013, những kết quả giáo dục THCS đã làm được, những tồn tại cần khắc phục, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, phục vụ cho ngành giáo dục của huyện trong những giai đoạn tiếp theo. Luận văn “Giáo dục phổ thông Việt Nam 1986- 2000” Trần Thị Nhung (2016) đã phục dựng lại một cách có hệ thống những chuyển biến quan trọng của hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam từ 1986 đến năm 2000. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Võ 1930- 2003” của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quế Võ, được phát hành vào năm 2004 đã khái quát vị trí địa lý, tên gọi của huyện Quế Võ qua các thời kỳ; quá trình đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Quế Võ và những thành tựu mà nhân dân đạt được qua các giai đoạn, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Cuốn “Lịch sử Giáo dục Bắc Ninh 1945- 2015” của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh (2015) đã ghi lại quá trình phát triển và những đóng góp của ngành giáo dục trong việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong 60 năm từ 1945 đến 2015. 5
- Đây là nguồn tài liệu tham khảo quý giá giúp cho tôi hoàn thiện luận văn của mình. Mặc dù những công trình trên tuy không viết riêng về giáo dục THCS nhưng ít nhiều cung cấp cho người đọc những thông tin, những nhận định chung về tình hình giáo dục - đào tạo của Việt Nam, những thành tựu, hạn chế cũng như các phương pháp nghiên cứu về giáo dục Việt Nam. Từ đó, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu quá trình phát triển giáo dục THCS huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (1997- 2017). 3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình phát triển giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (1997- 2017). 3.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu tình hình giáo dục huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (1997- 2017). Từ đó phát huy những mặt tích cực và đề ra các biện pháp, giải pháp khắc phục kịp thời những mặt yếu kém. 3.3. Nhiệm vụ Luận văn tập trung nghiên cứu nhiệm vụ: Khôi phục và dựng lại bức tranh giáo dục THCS huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn trước năm 1997 và trong giai đoạn 1997- 2017. Trình bày những kết quả mà giáo dục THCS huyện Quế Võ đã đạt được, những tác động ̣ của tình hình kinh tế - xã hội của huyện đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng cũng như tác động của sự nghiệp giáo dục đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Trên cơ sở đó, đề tài rút ra những bài học kinh nghiệm để kịp thời khắc phục những tồn tại, yếu kém, từ đó, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của huyện trong giai đoạn tiếp theo. 6
- Qua nghiên cứu, đề tài bước đầu kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa mục tiêu phát triển giáo dục THCS huyện Quế Võ trong tương lai. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Giai đoạn 1997- 2017. Đây là giai đoạn tái lập tỉnh Bắc Ninh cho tới nay, trong đó có huyện Quế Võ (trước là Quế Dương và Võ Giàng). Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình giáo dục THCS huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về cấp THCS do Phòng Giáo dục - Đào tạo Quế Võ trực tiếp quản lý. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Để nghiên cứu luận văn, tác giả chủ yếu sử dụng nguồn tư liệu thành văn: bao gồm văn kiện Đại hội Đảng, các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo đã được công bố, xuất bản của các tác giả trong và ngoài nước; Các tài liệu lưu trữ qua các năm: gồm báo cáo thống kê của các Sở, các phòng ban: Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chi cục thống kê... Nguồn tư liệu trên Internet được tác giả chọn lọc và xác minh nghiêm túc để có thể sử dụng vào làm rõ các vấn đề mà luận văn đưa ra. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để giải quyết những vấn đề mà luận văn đưa ra. Phương pháp lịch sử nhằm khôi phục, tái hiện trung thực lại một cách có hệ thống về các mặt hoạt động của giáo dục trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đúng theo trình tự thời gian. Thông qua nghiên cứu các tài liệu sẵn có để phục dựng lại toàn cảnh bức tranh 20 năm giáo dục trung học cơ sở huyện Quế Võ (1997- 2017). 7
- Phương pháp lôgic nhằm nghiên cứu tổng quát quá trình hình thành và phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (1997- 2017), từ đó thấy được bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động phát triển khách quan của sự nghiệp giáo dục huyện Quế Võ nói chung và giáo dục THCS của huyện nói riêng. Đồng thời, rút ra những nhận xét, đánh giá, bài học kinh nghiệm cho giáo dục THCS huyện Quế Võ giai đoạn 1997- 2017. Ngoài ra, để có được kết quả nghiên cứu thuyết phục và khách quan, đề tài còn sử dụng kết hợp khá linh hoạt một số phương pháp nghiên cứu khác như: thống kê, đối chiếu, so sánh để thấy được quá trình phát triển của giáo dục THCS ở huyện Quế Võ, phương pháp phân tích, tổng hợp để thấy được mối liên hệ và tác động qua lại giữa giáo dục THCS với tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. 5. Đóng góp của Luận văn 5.1. Về lý luận Luận văn đã tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản, đáng tin cậy để dựng lại bức tranh toàn cảnh về giáo dục Trung học cơ sở ở huyện Quế Võ trong thời kỳ đổi mới. Luận văn còn góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm của cán bộ Đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được để không ngừng chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục ở tất cả các xã trên địa bàn huyện trước mắt cũng như lâu dài. 5.2. Về thực tiễn Đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2017. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa sự nghiệp giáo dục ở huyện Quế Võ trong giai đoạn hiện nay. Luận văn sẽ bổ sung nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Quế Võ. 8
- 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Khái quát tình hình giáo dục của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trước năm 1997 Chương 2: Tình hình giáo dục THCS huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2017 Chương 3: Một số đánh giá về tình hình giáo dục THCS huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 1997- 2017 9
- Chương 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH TRƯỚC NĂM 1997 1.1. Vài nét về huyện Quế Võ 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư Huyện Quế Võ nằm ở phía đông tỉnh Bắc Ninh, có diện tích 170,6 km2 thuộc khu vực đồng bằng châu thổ Bắc Bộ rộng lớn. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với Việt Yên, Yên Dũng (Bắc Giang); phía Đông tiếp giáp với Chí Linh (Hải Dương); phía Nam tiếp giáp với huyện Gia Bình và Thuận Thành; phía Tây và Tây Nam giáp với huyện Tiên Du và thị xã Bắc Ninh. Quế Võ là huyện đồng bằng có nhiều đồi gò. Trải qua quá trình chuyển động địa chất và sự xâm lược bào mòn kết hợp với sự biến đổi về dòng chảy của các hệ thống sông ngòi, cấu tạo thổ nhưỡng của Quế Võ là loại phù sa tương đối điển hình còn sót lại nhiều tàn dư của các thềm kiến trúc cao thấp khác nhau. Được phân chia thành 8 loại: đất phù sa được bồi tụ hàng năm; đất phù sa được bồi tụ hàng năm thường chua,; đất phù sa không được bồi tụ hàng năm; đất phù sa ngập nước quanh năm; đất phù sa cổ; đất feralit vàng đỏ; đất cát gio; đất cồn cát, bãi cát. Khí hậu nơi đây mang đầy đủ yếu tố của một khu vực nhiệt đới nóng ẩm, có mùa đông khá lạnh. Một năm có khoảng 1.750- 1.800 giờ nắng, nhiệt độ trung bình từ 22- 240C, và có khoảng trên 9 tháng có nhiệt độ cao hơn 200C. Mỗi tháng mùa hè, lượng tích nhiệt đều cao hơn 8000C, mỗi tháng mùa đông cũng trên 5000C, do đó cả năm trên 85000C. Có tới 6 tháng trong năm có mưa, lượng mưa mỗi tháng trên 100mm và cả năm là 1.580- 2.500 mm với 10 ngày có mưa. Các nhiễu động thời tiết- khí hậu thường xảy ra về mùa hè, có nhiều loại thời tiết cho lượng mưa phong phú, song phân bố không đều do ảnh hưởng của địa hình, nhiều khi đang từ oi nồng bỗng chuyển sang những ngày mát dịu. Mùa đông xen kẽ 10
- những ngày giá buốt, khô hanh thường có những ngày nắng ấm hoặc nồm ẩm có nhiệt độ khá cao. Hướng gió chủ đạo trong năm được phân chia theo 2 mùa: mùa hè là hướng gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10; mùa đông là hướng gió đông bắc, thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Ngoài ra, huyện Quế Võ còn có thể bị ảnh hưởng bởi bão tố kèm theo mưa lớn gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống con người. Huyện Quế Võ được thành lập vào tháng 8/1961 trên cơ sở sáp nhập 2 huyện Quế Dương và Võ Giàng của tỉnh Bắc Ninh. Huyện Quế Dương xưa kia là đất thuộc châu Vũ Ninh, có thời mang tên là huyện Từ Sơn. Đến thời Lê Quang Thuận (1460- 1469), đổi lại gọi là huyện Quế Dương thuộc phủ Từ Sơ. Huyện Võ Giàng thời Trần có tên là huyện Vũ Ninh. Nhưng tới năm 1553 đổi thành Võ Giàng để tránh trên húy của vua Lê Trang Tông. Khi mới hợp nhất, huyện Quế Võ gồm có 24 xã: Bằng An, Bồng Lai, Cách Bi, Châu Phong, Chi Lăng, Cộng Lạc, Đại Phúc, Đại Xuân, Đức Long, Đức Thành, Hán Quảng, Kim Chân, Mộ Đạo, Nam Sơn, Ngọc Xá, Nhân Hòa, Phù Lãng, Phù Lương, Phượng Mao, Quốc Tuấn, Tân Dân, Vân Dương, Việt Hùng, Việt Thống. Riêng xã Võ Cường được tách về huyện Tiên Sơn, từ năm 1985 chuyển về trực thuộc thị xã Bắc Ninh (nay là phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh). Hiện nay, huyện Quế Võ có 20 xã và 1 thị trấn. Qua các thời kỳ lịch sử, các địa danh làng xã có tên gọi như sau: Bằng An, Bồng Lai, Cách Bi, Châu Phong, Chi Lăng, Đại Xuân, Đào Viên, Đức Long, Hán Quảng, Mộ Đạo, Ngọc Xá, Nhân Hòa, Phù Lãng, Phù Lương, Phương Liễu, Phượng Mao, Quế Tân, Việt Hùng, Việt Thống, Yên Giả và thị trấn Phố Mới. Để có thể hình thành huyện được như ngày nay, biết bao thế hệ cha ông đã phải đổ mồ hôi xương máu, xây đắp, giữ gìn. Mỗi tên làng, tên núi, tên sông đều mang đậm dấu ấn của các sự kiện lịch sử. Từ đó đã bồi đắp lên tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống, con người. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 177 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 203 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ XX
216 p | 165 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 199 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn