intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Liên Xô – Hoa Kỳ và nguồn gốc chiến tranh lạnh ở châu Âu (1945 - 1950)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

202
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Liên Xô – Hoa Kỳ và nguồn gốc chiến tranh lạnh ở châu Âu (1945 - 1950) nhằm mục tiêu góp phần làm rõ nguồn gốc của Chiến tranh lạnh thông qua mối quan hệ giữa hai siêu cường Liên Xô và Hoa Kỳ trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Liên Xô – Hoa Kỳ và nguồn gốc chiến tranh lạnh ở châu Âu (1945 - 1950)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thị Kiều Thúy Liễu QUAN HỆ LIÊN XÔ – HOA KỲ VÀ NGUỒN GỐC CHIẾN TRANH LẠNH Ở CHÂU ÂU (1945- 1950) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thị Kiều Thúy Liễu QUAN HỆ LIÊN XÔ – HOA KỲ VÀ NGUỒN GỐC CHIẾN TRANH LẠNH Ở CHÂU ÂU (1945- 1950) Chuyên ngành : Lịch Sử Thế Giới Mã số : 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHỤNG HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 1
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu của bản thân Tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Phụng Hoàng. Các tài liệu được trích dẫn trong Luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Phan Thị Kiều Thúy Liễu 1
  4. LỜI CẢM ƠN Trải qua quá trình học tập và nghiên cứu, đến nay Tôi đã hoàn thành xong Luận văn. Để có thể hoàn thành Luận văn, đó không chỉ là sự nổ lực và cố gắng của riêng bản thân Tôi, mà đó còn là sự giúp đỡ, động viên, hỗ trợ của nhiều cá nhân, tập thể, gia đình và bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Lê Phụng Hoàng đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cũng như chia sẻ cho Tôi nhiều tài liệu quan trọng, hết sức cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Tôi chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân viên của Phòng Sau Đại Học Trường Đại Học Sư Phạm TP-HCM đã giúp đỡ, tạo điều kiện để Tôi hoàn thành Luận văn. Tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên Tôi rất nhiều về mặt tinh thần, những lúc Tôi khó khăn và nản lòng nhất. Xin chân thành cảm ơn! Học Viên Phan Thị Kiều Thúy Liễu 2
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 5 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................. 6 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 7 3. Lịch sử đề tài .................................................................................................................. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 11 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 12 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................ 12 CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.............................................................................................................................. 13 1.1. So sánh lực lượng quốc tế có sự thay đổi ................................................................ 13 1.2. Sự tan rã của khối đồng minh chống phát xít ........................................................ 17 1.3. Sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa........................................................................ 17 1.4. Cách mạng khoa học kĩ thuật bùng nổ ................................................................... 19 CHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC CHIẾN TRANH LẠNH (1): SỰ TAN RÃ QUAN HỆ ĐỒNG MINH LIÊN XÔ – HOA KỲ (1945 - 1947) ......................................... 24 2.1. Nguồn gốc Chiến tranh lạnh thông qua mối quan hệ Liên Xô- Hoa Kỳ ở châu Âu trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai ............................................................ 24 2.1.1. Quan hệ Liên Xô – Hoa Kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai ........................... 24 2.1.2. Quan hệ đồng minh Liên Xô – Hoa Kỳ trong chiến tranh thế giới thứ hai ( 1942- 1945) ............................................................................................................................... 26 2.2. Nguồn gốc Chiến tranh lạnh thông qua mối quan hệ Liên Xô – Hoa Kỳ ở Châu Âu (1945-1947) ................................................................................................................. 38 2.2.1. Sự mở rộng quyền lực của Liên Xô ở châu Âu .................................................... 38 2.2.2. Khởi xướng Chiến lược ngăn chặn của Hoa Kỳ .................................................. 41 2.2.3. Quan hệ tan vỡ Liên Xô – Hoa Kỳ 1947 .............................................................. 45 CHƯƠNG 3: NGUỒN GỐC CHIẾN TRANH LẠNH (2): SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG ĐỐI ĐẦU XHCN VÀ TBCN (1948-1950)................................ 57 3.1. Tình hình châu Âu những năm 1948-1950 ............................................................. 57 3.2. Cầu không vận Berlin và quá trình thành lập hai nhà nước Đức ........................ 58 3.2.1. Cầu không vận Berlin ........................................................................................... 58 3
  6. 3.2.2. Quá trình thành lập hai nhà nước Đức ................................................................. 61 3.3. Nổ lực cân bằng quyền lực của Liên Xô ở Châu Âu .............................................. 62 3.3.1. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ........................................................................ 62 3.3.2. Liên Xô phát triển bom nguyên tử ....................................................................... 63 3.4. Hoa Kỳ tăng cường tìm kiếm liên minh quân sự ................................................... 66 3.4.1. Sự thành lập khối quân sự NATO ........................................................................ 66 3.4.2.Văn kiện NSC-68 .................................................................................................. 68 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 72 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 76 4
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT XHCN Socialist Xã hội chủ nghĩa TBCN Capitalist Tư bản chủ nghĩa COMECON Council of Mutual Economic Assistance Hội đồng tương trợ kinh tế CWIHP Cold War International History Project Dự án quốc tế lịch sử Chiến tranh lạnh. UEO Western European Union Liên hiệp Tây Âu NSC-68 National Security Council 68 Hội đồng An ninh quốc gia 68 NATO North Atlantic Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương 5
  8. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có nhiều biến động và phức tạp. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thường được gọi là trật tự hai cực Yalta, thế giới bị chi phối, luôn trong tình trạng căng thẳng bởi hai siêu cường Liên Xô và Hoa Kỳ. Và mối quan hệ giữa Liên Xô và Hoa Kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai được phản ánh thông qua cuộc Chiến tranh lạnh. Quan hệ giữa hai siêu cường Liên Xô và Hoa Kỳ không phải bắt đầu rạn nứt sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà thực ra từ sau Cách Mạng tháng Mười Nga năm 1917. Một loạt các sự kiện trước Chiến tranh thế giới thứ hai làm cho quan hệ giữa hai siêu cường ngày càng căng thẳng. Đó là cuộc đối đầu giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, giữa một bên là Chủ nghĩa xã hội và một bên là Chủ nghĩa tư bản nảy sinh ngay từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công với sự ra đời của nước Nga Xô viết. Mặc dù vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên vẫn đứng vững, tồn tại và ngày càng hùng mạnh. Thêm vào đó, các sự kiện trong và sau chiến tranh làm trầm trọng thêm căng thăng giữa hai cường quốc. Xuất phát từ sự khác nhau về ý thức hệ dẫn đến sự ngờ vực và thiếu tin cậy lẫn nhau của chính phủ hai cường quốc ngay cả khi là đồng minh của nhau.Trong đó Hiệp ước Xô - Đức trong hai năm đầu của cuộc chiến đã dẫn đến cuộc xâm lược tiếp theo của phát xít, cảm nhận về sự chậm trễ trong việc mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu. Bất đồng trong các Hội nghị tổ chức thời hậu chiến. Hậu quả của sự ngờ vực là cả hai đã có những hành động riêng rẽ, chống đối lẫn nhau. Liên Xô tạo ra một khối Đông Âu các nước được xem là vệ tinh của Liên Xô. Hoa Kỳ tìm liên minh phương Tây bằng hành động hỗ trợ việc xây dựng lại ngành công nghiệp cho Đức với Kế hoạch Marshall và Điểm 4. Chiến tranh lạnh là kết quả tất yếu của các cuộc chiến tranh giành và mở rộng phạm vi thế lực giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, mà thường được gọi là hai cực trong trật tự thế giới hai cực được xác định từ Hội nghị Yalta. Học thuyết Truman được xem là xuất phát điểm cho cuộc Chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Chứng tỏ mâu thuẩn giữa Liên Xô và Hoa Kỳ là không thể điều hòa và Chiến tranh lạnh xảy ra là tất yếu. Đối với nhiều người trên thế giới, Chiến tranh lạnh chi phối mọi khía cạnh của quan hệ quốc tế nửa cuối thế kỉ XX. Cả hai cường quốc đã nhiều lần đưa thế giới đến bờ vực Chiến tranh hạt nhân. Hàng nghìn tỷ USD đã được mỗi bên sử dụng để cố gắng chứng minh 6
  9. ưu thế kinh tế, quân sự và chính trị. Chính vì thế, mà Chiến tranh lạnh luôn được xem là vấn đề lớn và trở thành đề tài cho nhiều nhà nghiên cứu ngay cả khi chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Đặc biệt sau khi Liên Xô công bố tài liệu lưu trữ, thì các nhà nghiên cứu lại có dịp tranh luận về Chiến tranh lạnh, xoay quanh chủ đề nguồn gốc của chiến tranh. Bởi trước khi Liên Xô công bố tài liệu lưu trữ, thì các nhà nghiên cứu phần lớn cho rằng cuộc chiến tranh này xuất phát từ phía Hoa Kỳ với tham vọng “bá chủ thế giới”. Điều đó là quan trọng và hết sức cần thiết trong thời đại ngày nay khi bước vào thời kỳ hòa bình, phát triển và hội nhập quốc tế, việc giao lưu hợp tác giữa các nước ngày càng phát triển thì nhu cầu nghiên cứu cũng như tìm hiểu về lịch sử quan hệ quốc tế ngày càng được quan tâm và nâng cao. Vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu chính là nguồn gốc của cuộc Chiến tranh lạnh. Trong đó, nguồn gốc của Chiến tranh lạnh được coi là nằm trực tiếp nhất trong mối quan hệ giữa Liên Xô và Hoa Kỳ trong khoảng thời gian trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai 1945-1950 xuất phát từ sự ngờ vực lẫn nhau và bất đồng tại các hội nghị thời hậu chiến xoay quanh vấn đề Đức và tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Cả hai đều không tìm thấy tiếng nói chung trong các hội nghị tổ chức trong và sau chiến tranh. Cường quốc nào chịu trách nhiệm ? Cường quốc nào tích cực nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai ? Chiến tranh xảy ra là tất yếu ? Qua đó làm rõ nguồn gốc của Chiến tranh lạnh thông qua mối quan hệ giữa hai siêu cường trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt ở châu Âu. Từ đó cung cấp thêm cứ liệu cho lĩnh vực quan hệ quốc tế, nhất là vấn đề liên quan đến hai cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ. Đồng thời làm phong phú thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về nguồn gốc Chiến tranh lạnh. Ngoài ra làm tài liệu tham khảo hữu ích cho những đối tượng cần tìm hiểu nghiên cứu hai cường quốc, cũng như nguồn gốc của Chiến tranh lạnh. Đó là lí do tôi chọn đề tài “QUAN HỆ LIÊN XÔ – HOA KỲ VÀ NGUỒN GỐC CHIẾN TRANH LẠNH Ở CHÂU ÂU (1945- 1950)” nhằm có cái nhìn khách quan hơn về nguồn gốc Chiến tranh lạnh. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu “QUAN HỆ LIÊN XÔ – HOA KỲ VÀ NGUỒN GỐC CHIẾN TRANH LẠNH Ở CHÂU ÂU (1945- 1950)” được thực hiện với hai mục đích chính : - Góp phần làm rõ nguồn gốc của Chiến tranh lạnh thông qua mối quan hệ giữa hai siêu cường Liên Xô và Hoa Kỳ trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 7
  10. - Phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế ở châu Âu nói chung và quan hệ hai siêu cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ nói riêng. 3. Lịch sử đề tài Trong nước Cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về nguồn gốc của Chiến tranh lạnh một cách toàn diện và chuyên sâu. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ được tiếp cận tài liệu từ phía Hoa Kỳ, còn về phía Liên Xô không có hoặc rất ít. Cho đến khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô cho công bố tài liệu, nhưng công việc này không lâu sau đó bị đình chỉ với lí do ảnh hưởng đến an ninh của Liên Xô. Chính vì vậy việc nghiên cứu nguồn gốc của Chiến tranh lạnh cũng gặp phải những mặt hạn chế và thiếu sót. Tuy vậy, cũng đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai nói chung, đặc biệt hai cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ nói riêng. Trước tiên, phải kể đến đó hai quyển sách “Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945- 2000) do Trần Nam Tiến (chủ biên) và “Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay (Tập 1) của Lê Vinh Quốc (chủ biên) và Lê Phụng Hoàng. Trong quyển “Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945-2000) do Trần Nam Tiến (chủ biên) tác giả tập trung nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế (1945-2000). Đặc biệt tác giả có đề cập đến những cơ sở cho sự hình thành trật tự thế giới hai cực sau chiến tranh thông qua các hội nghị tổ chức thời hậu chiến. Trong đó do Liên Xô và Hoa Kỳ đứng đầu, dẫn đến sự thay đổi quan hệ hai cường quốc từ đồng minh thời chiến chuyển sang đối đầu, hình thành cục diện Chiến tranh lạnh. Cả chương hai tác giả nghiên cứu về Chiến tranh lạnh và sự đối đầu hai cực Xô - Hoa Kỳ. Đồng thời chỉ ra điểm khởi đầu chiến tranh xuất phát từ bài diễn văn của Winston Churchill (Anh). Khác những nhà nghiên cứu trước cho rằng Học thuyết Truman phát động Chiến tranh lạnh. Trong quyển “Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay (Tập 1) của Lê Vinh Quốc (chủ biên) và Lê Phụng Hoàng. Tác giả đề cập đến quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay chịu ảnh hưởng của hai cực Xô –Hoa Kỳ, đồng thời chương hai tác giả đề cập đến tình hình khu vực châu Âu trong Chiến tranh lạnh, nổi bật là vấn đề Đức. Cung cấp thêm nhiều tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu nguồn gốc chiến tranh, đặc biệt là thông qua mối quan hệ hai cường quốc từ đồng minh chuyển sang đối đầu dựa trên những sự kiện cơ bản trực tiếp ảnh 8
  11. hưởng hai cường quốc.Từ đó giúp nhà nghiên cứu có cái nhìn khách quan hơn về nguồn gốc của Chiến tranh lạnh. Liên quan đến nội dung quan hệ Xô- Hoa Kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai phải kể đến quyển sách “Đông Tây Nam Bắc : Những diễn biến chính trong quan hệ quốc tế từ năm 1945”, quyển sách do cán bộ của Học viện Ngoại giao dịch. Trong đó tác giả đề cập đến toàn bộ cuộc Chiến tranh lạnh từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, phân tích tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai dẫn dến thế giới hai cực. Đồng thời nêu rõ chính sách đối ngoại của Liên Xô và Hoa Kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dẫn đến hai cường quốc có những động thái chống đối nhau, chạy đua vũ trang. Từ đó có thể nhận định trách nhiệm chiến tranh là thuộc về cường quốc nào ? Cường quốc nào tích cực nhất sau chiến tranh ? Nước ngoài Ở Hoa Kỳ, ngay từ khi Chiến tranh lạnh còn đang tiếp diễn, thậm chí mới bắt đầu vài năm, thì các sử gia phương Tây đã bắt tay ngay vào việc nghiên cứu Chiến tranh lạnh, đặc biệt là nguồn gốc chiến tranh. Ngay sau khi Liên Xô công bố tài liệu thì vấn đề nghiên cứu, xem xét lại nguồn gốc chiến tranh trở nên cấp bách và cần thiết, một lần nữa các sử gia phương Tây có dịp tranh luận. Tại Mĩ đã xuất hiện ba trường phái khi nghiên cứu về nguồn gốc của Chiến tranh lạnh: phái chính thống, phái xét lại, phái hậu xét lại, và còn nhiều tác phẩm và công trình viết về nguồn gốc chiến tranh lạnh. Như với bất kỳ cuộc xung đột, những người đã nghiên cứu chiến tranh đã cố gắng xác định nguồn gốc của cuộc chiến tranh mà hậu quả đặt thế giới bên bờ vực của chiến tranh hạt nhân nhiều lần. Trong những năm 1950 và dưới ảnh hưởng nặng chính trị bảo thủ, các nhà sử học phương Tây đặt trách nhiệm cho cuộc xung đột thẳng vào Liên Xô. Đến đầu những năm 1960, các nhà sử học phát triển đối chọi với việc giải thích bảo thủ bằng cách đặt đổ lỗi cho chiến tranh lạnh sau Thế chiến II là do Hoa Kỳ. Những năm 1970 bắt đầu tranh luận về nguồn gốc của Chiến tranh Lạnh bắt đầu với một sự hiểu lầm và nghi ngờ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Cho đến khi mở tài liệu lưu trữ của Liên Xô sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, các sử gia phương Tây đã tập trung vào chính sách mở rộng từ Liên Xô là nguyên nhân của chiến tranh Lạnh. Tiêu biểu phải kể đến là Giáo sư John Lewis Gaddis, tác giả đã có đến 6 quyển sách viết về Chiến tranh lạnh. Quyển sách đầu tiên là “Hoa Kỳ và nguồn gốc của Chiến tranh Lạnh, 1941-1947” cuốn sách bước ngoặt của ông. Trong đó, cho rằng lỗi của Chiến tranh 9
  12. lạnh là do cả Hoa Kỳ và Liên Xô,. Trong cuốn sách, Gaddis lập luận Hoa Kỳ và Liên Xô mong muốn hòa bình ở châu Âu. Sử dụng nguồn phương Tây, Giáo sư Gaddis viết rằng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau thất bại của Đức Quốc xã nhằm để giữ cho liên minh lớn thời chiến tranh, giúp đảm bảo hòa bình sẽ là vĩnh cửu. Tuy nhiên, các sáng kiến của Hoa Kỳ sẽ cần sự hợp tác của Liên Xô, trong đó có những ý tưởng riêng của mình cho thế giới sau chiến tranh. Theo Gaddis, Liên Xô cảm thấy họ cần một vùng đệm từ phương Tây, là nguồn gốc vấn đề của họ kể từ năm 1914, để đảm bảo lợi ích của họ. Theo tác giả, cuộc xung đột giữa hai quốc gia không thể tránh khỏi. Các nhà lãnh đạo của cả hai siêu cường muốn tìm hòa bình, nhưng trong khi làm điều đó lại hành động ngược lại. Nhưng khi Liên Xô công bố tài liệu, Ngay cả John Lewis Gaddis đã bị buộc phải đánh giá lại quan điểm của mình về nguồn gốc của Chiến tranh Lạnh. Kể từ khi nguồn tài liệu mới đã được công bố, Gaddis không còn thấy Chiến tranh Lạnh là một số phận không thể tránh khỏi của lịch sử. Thay vào đó, Gaddis đặt đổ lỗi toàn bộ cuộc chiến tranh lạnh trên Joseph Stalin. Cụ thể trong quyển sách “We Now Know : Rethinking History Cold War” Giáo sư nêu rõ mục đích là nhằm xem xét trách nhiệm thuộc về ai ? Chiến tranh có phải là tất yếu ? Trong đó tác giả đề cập đến những vấn đề có tính quyết định đến quan hệ hai cường quốc : vấn đề Đức, vũ khí hạt nhân. Qua đó, tác giả đặt trách nhiệm chiến tranh là do Joseph Stalin. Gaddis viết : “Tôi nghĩ rằng ở đây lịch sử mới đã đưa chúng ta trở lại với câu trả lời cũ : chỉ cần Stalin lãnh đạo Liên Xô thì một cuộc chiến tranh là không thể tránh khỏi. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các kho lưu trữ của Liên Xô cũ đã được mở ra. Điều này cho phép giải thích nguồn gốc của Chiến tranh Lạnh mới phải xem xét, sự hiểu biết về những gì Liên Xô đã suy nghĩ và lập kế hoạch trong khởi đầu của Chiến tranh Lạnh. Nghiên cứu mới đã được thực hiện liên quan đến cuộc xung đột ý thức hệ giữa hai siêu cường, vai trò của Stalin, và xây dựng đế chế sau chiến tranh của cả hai bên đang được nghiên cứu đáng kể. Tiêu biểu là Martin P. Lefler cho rằng các tài liệu lưu trữ của Liên Xô có xu hướng ủng hộ ý tưởng mở rộng quyền lực là những lý do dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh. Lefler cho rằng Liên Xô và Hoa Kỳ cạnh tranh để tạo ra các khu vực ảnh hưởng mà họ tin rằng quan trọng đối với an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế của họ. Thật không may, hai cường quốc này, theo Lefler, đối đầu bên cạnh nhau trên lục địa châu Âu, dẫn đến căng thẳng dọc theo các nước giáp biên giới, có thể dễ dàng nhìn thấy trong những cuộc xung đột trong thành phố Berlin. Liên quan đến nguồn gốc Chiến tranh lạnh phải kể đến công trình nghiên cứu của John D Clare với đề tài “Origins Of The Cold War 1945-1949”. Trong đó tác giả phân tích 10
  13. những sự kiện quan trọng đưa đến quan hệ Liên Xô- Hoa Kỳ từ đồng minh chuyển sang đối đầu trong Chiến tranh lạnh. Tác giả cho rằng nguồn gốc chiến tranh xuất phát từ quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.John D Clare nhận định “quả bom ném xuống Nhật Bản nhằm kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai nhưng nó cũng báo hiệu cuộc chiến tranh mới”. Ngoài ra tại Hoa Kỳ đã xây dựng một chương trình nghiên cứu về Chiến tranh lạnh có tên là Cold War International History Project (địa chỉ web : www.CWIHP.org). Cho thấy đây là vấn đề rất được quan tâm. Dự án lịch sử quốc tế Chiến tranh lạnh (CWIHP) được thành lập tại Trung tâm Woodrow Wilson cho các học giả quốc tế ở Washington vào năm 1991. Dự án nhằm hỗ trợ phát hành đầy đủ, kịp thời các tài liệu lịch sử của chính phủ trên tất cả các vấn đề của Chiến tranh lạnh, và đẩy nhanh lồng ghép các nguồn tài liệu mới và quan điểm các sử gia về Chiến tranh lạnh đã được viết trong vài thập kỷ qua, chủ yếu là của các học giả phương Tây dựa trên các nguồn lưu trữ từ phương Tây. Đồng thời vượt qua rào cản ngôn ngữ, địa lý và chuyên môn trong khu vực để tạo ra các liên kết mới giữa các học giả quan tâm đến lịch sử Chiến tranh lạnh. Một chương trình học bổng dành cho các sử gia trẻ từ các nước thuộc khối Cộng sản tiến hành nghiên cứu lịch sử Chiến tranh lạnh ở Hoa Kỳ và các cuộc họp, hội nghị, hội thảo. CWIHP nhận được tài trợ từ Quỹ Hàn Quốc (Seoul), Henry L. Luce Foundation (New York), Quỹ MacArthur (Chicago), Andrew Mellon (New York), và các nhà tài trợ khác. Như vậy, vấn đề nguồn gốc của Chiến tranh lạnh ở nước ta được nghiên cứu rất ít, chủ yếu được ghép vào lịch sử quan hệ quốc tế cả giai đoạn nói chung. Nhưng ở phương Tây ( Hoa Kỳ) đề tài nguồn gốc của Chiến tranh lạnh được đem ra tranh luận sôi nổi. Việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra nguồn gốc của Chiến tranh lạnh, cung cấp thêm tài liệu cho việc nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế ở châu Âu nói chung và quan hệ hai siêu cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : + Đề tài tập trung xoay quanh nguồn gốc chiến tranh lạnh thông qua mối quan hệ Liên Xô và Hoa Kỳ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. + Trong đó tập trung chủ yếu quan hệ hai cường quốc trên lĩnh vực đối ngoại. - Phạm vi nghiên cứu : + Không gian : ở khu vực châu Âu. + Thời gian : 1945-1950. 11
  14. + Tài liệu : Trong giới hạn khả năng cho phép, đề tài chỉ được tiếp cận các tài liệu chủ yếu tiếng Việt và tiếng Anh. + Quan hệ Liên Xô – Hoa Kỳ bị phá vỡ sau chiến tranh được biểu hiện qua nhiều vấn đề, sự kiện. Do đó đề tài chỉ tìm hiểu trong giới hạn các sự kiện quan trọng, căn bản nhất. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mac – Lênin và sử dụng những phương pháp nghiên cứu đặc trưng của ngành học. Trong đó những phương pháp cần thiết là phương pháp lịch sử, phương pháp logic và phương pháp đặc trưng của lịch sử quan hệ quốc tế để làm sáng tỏ nguồn gốc Chiến tranh lạnh thông qua mối quan hệ hai cường quốc Liên Xô – Hoa Kỳ đặt trong mối quan hệ quốc tế. 6. Đóng góp của luận văn - Góp phần làm rõ nguồn gốc của Chiến tranh lạnh thông qua mối quan hệ giữa hai siêu cường Liên Xô và Hoa Kỳ trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế ở châu Âu nói chung và quan hệ hai siêu cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ nói riêng. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận, Tài Liệu Tham Khảo, Phụ Lục thì Luận văn gồm ba chương : Chương 1. BỐI CẢNH THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Chương 2. NGUỒN GỐC CHIẾN TRANH LẠNH (1): SỰ TAN RÃ QUAN HỆ ĐỒNG MINH LIÊN XÔ – HOA KỲ (1945-1947) Chương 3. NGUỒN GỐC CHIẾN TRANH LẠNH (2): SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG ĐỐI ĐẦU XHCN VÀ TBCN (1948-1950) 12
  15. CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1.1. So sánh lực lượng quốc tế có sự thay đổi Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, so sánh lực lượng giữa các quốc gia đã có sự thay đổi mang tính căn bản. Chiến tranh thế giới thứ hai đánh dấu sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít bành trướng, xâm lược thuộc địa đòi chia lại thế giới, vốn đã phân chia trước đó, có lợi cho các nước tư bản Anh, Pháp. Trong đó Đức với tham vọng “ xây dựng đại Đức” nghĩa là lãnh thổ Đức bao gồm những nơi có cư dân Đức sinh sống ở châu Âu. Nhưng sau chiến tranh với sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít, c ác nước phát xít hùng mạnh trước kia là Đức, Italia, Nhật Bản đã bị đánh bại hoàn toàn và suy yếu. Trong đó, Anh và Pháp tuy là nước thắng trận nhưng cũng đã bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề, trên thực tế đã bị tụt xuống so với các nước. Ngược lại Hoa Kỳ và Liên Xô, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt phát xít nhanh chóng trở thành hai siêu cường quốc trên thế giới mà sự phát triển vượt bậc của hai siêu cường không một nước nào có thể so sánh được. Đó là, sự vươn lên mạnh mẽ của Hoa Kỳ và Liên Xô sau chiến tranh, thế giới bị chi phối bởi hai siêu cường và luôn trong tình trạng căng thẳng, đi đến đối đầu nhau giữa một bên là chủ nghĩa tư bản, một bên là chủ nghĩ xã hội. Sự thay đổi căn bản đó đã cho thấy thế giới đang phân thành hai cực : Hoa Kỳ - Liên Xô, nghĩa là cán cân quyền lực mới chỉ còn lại hai nước Hoa Kỳ -Liên Xô. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai, đứng về khối đồng minh chống phát xít. Trong đó, Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh là ba nước đóng vai trò quan trọng tiêu diệt phát xít. Nhưng ở đây, Hoa Kỳ và Liên Xô lại vươn lên mạnh mẽ sau chiến tranh. Đặc biệt, về phía Liên Xô là nước gánh chịu hậu quả nặng nề nhất sau khi chiến tranh kết thúc nhưng lại có thể khôi phục được kinh tế và phát triển ngang với Hoa Kỳ. Trong khi đó Anh và Pháp kinh tế giảm sút và ngày càng lệ thuộc vào Hoa Kỳ thông qua kế hoạch Marshall đề ra năm 1947. Trước tiên về phía Hoa Kỳ, trước chiến tranh Hoa Kỳ là nước phát triển nhất trên thế giới. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, với chính sách ngoại giao khôn khéo, giữ thái độ trung lập không can thiệp vào các hoạt động bên ngoài nước, Hoa Kỳ đã giàu lên nhờ vào buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. Nhưng mãi đến khi Nhật Bản đụng chạm quyền lợi của Hoa Kỳ tại Trân Châu cảng năm 1941, thì lúc này Hoa Kỳ quyết định tham gia 13
  16. chiến tranh đứng về khối đồng minh chống phát xít. Hoa Kỳ tham gia muộn mãi sau hai năm khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Do đó sau chiến tranh Hoa Kỳ nhanh chóng giàu lên, phát triển vượt bậc nhờ những cơ hội vàng mà chiến tranh đem lại : Thứ nhất, Hoa Kỳ buôn bán vũ khí giai đoạn đầu cho các nước tham chiến khi chiến tranh mới bắt đầu, nhờ đó mà Hoa Kỳ thu về lợi nhuận đáng kể. Thứ hai, Hoa Kỳ tham gia chiến tranh muộn đứng về khối đồng minh chống phát xít. Cùng với Liên Xô và Anh đã giành thắng lợi trước phát xít. Nhờ đó, Hoa Kỳ được hưởng lợi từ thành quả chiến tranh. Thứ ba, so với các nước tham chiến thì Hoa Kỳ chưa hề bị chiến tranh phá hoại, nhờ đó sức mạnh quân sự, thực lực kinh tế và ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ đã được tăng lên nhanh chóng trong thời kỳ chiến tranh và sau chiến tranh trở thành một nước mạnh nhất thế giới. Hoa Kỳ trở thành một nước khổng lồ về quân sự và sức mạnh quân sự thuộc loại hàng đầu thế giới với việc độc quyền vũ khí hạt nhân năm 1945. Trước chiến tranh, tổng số quân vũ trang của Hoa Kỳ chỉ khoảng 335.000 người, dự đoán ngân sách quốc phòng không quá 1 tỷ USD. Nhưng đến năm 1945, đêm trước khi kết thúc chiến tranh châu Âu, tổng số quân của Mỹ đã có hơn 12 triệu, dự toán ngân sách quốc phòng vượt quá 80 tỷ USD. Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ dẫn đầu thế giới tư bản, Hoa Kỳ nhanh chóng gây ảnh hưởng lôi kéo các nước Tây Âu về phía mình thông qua kế hoạch Marshall và Điểm 4 nhằm giúp các nước khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Và sau đó tập hợp lực lượng quân sự khổng lồ, thành lập tổ chức quân sự Nato. Về phía Liên Xô, chiến tranh không đem lại những cơ hội vàng cho Liên Xô như Hoa Kỳ, nhưng Liên Xô nhanh chóng khôi phục kinh tế và phát triển ngang với Hoa Kỳ. Năm 1949 với việc chế tạo thành công bom nguyên tử, Liên Xô đã phá thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Đặc biệt, Liên Xô là nước bị tàn phá nặng nề nhất trong chiến tranh về người và của. Cụ thể nhân dân Liên Xô đã phải gánh chịu những hy sinh và tổn thất hết sức to lớn : trên 27 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị thiêu huỷ, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá. Tổng số thiệt hại vật chất ước tính 2600 tỉ rúp, so với thiệt hại từng nước thì gấp 4 lần nước Đức, 5 lần nước Ba Lan, 10 lần nước Nhật, 42 lần nước Pháp, 70 lần nước Anh, 88 lần nước Hoa Kỳ. Thực lực kinh tế của Liên Xô còn tụt hậu xa xo với Hoa Kỳ, sức mạnh quân sự cũng không lớn mạnh như Hoa Kỳ. S a u chiến tranh, Liên Xô phải tự mình bắt đầu xây dựng lại đất nước từ đống gạch vụn đổ nát mà không có sự giúp đỡ của bất kì đồng minh nào. Vậy tại sao Liên Xô lại có thể vực dậy khôi phục nền kinh tế và 14
  17. phát triển đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ ? Đó là do Liên Xô có những lợi thế riêng của mình : Thứ nhất, chính phủ Xô viết không đợi đến khi chiến tranh kết thúc mới khởi sự cuộc tái thiết đất nước. Một phần đáng kể những thiệt hại trong sản xuất công được bù đắp ngay trong lúc chiến tranh đang tiếp diễn hoặc nhờ kế hoạch tháo dỡ các phương tiện sản xuất của các nhà máy và chuyển sang miền Đông (Ural, Kazakhstan, Kuznetz…) hoặc nhờ sự giúp đỡ về vật chất và phương tiện kĩ thuật của Hoa Kì qua chương trình Lend-Lease. Thứ hai, Liên Xô dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và nhà nước, đứng đầu là Stalin. Chính sách cai trị sắt đá và những sai lầm của Stalin đã được ngụy trang bởi thắng lợi vẻ vang mà ông đã lãnh đạo nhân dân Liên Xô giành được trong cuộc đối đầu với phát xít trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Nhân dân Liên Xô với niềm phấn khởi tự hào của một dân tộc chiến thắng trong chiến tranh đã khẩn trương bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước. Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946-1950) do Xô viết tối cao thông qua ngày 18-3-1946 đề ra hai nhiệm vụ : đến năm 1950 phục hồi tất cả những vùng bị tàn phá, tăng sản xuất công nghiệp và tiềm năng quân sự đến mức đủ sức cạnh tranh với bất kì cường quốc nào. Và nhiệm vụ đó đã được hoàn thành vượt thời hạn trong vòng 4 năm 3 tháng. Thứ ba, Liên Xô giàu tài nguyên thiên nhiên. Thứ tư, mặc dù bị tổn thất nặng nề nhưng bù lại Liên Xô được mở rộng về lãnh thổ. Cụ thể “Liên xô đã giành lại phần lớn các lãnh thổ tách khỏi nước Nga trong thời kì nội chiến (1918 – 1920), miền Đông Ba Lan trở về với hai nước cộng hòa xô viết Ukraina và Belorussia thuộc Liên xô, ba nước vùng Baltic là Latvia và Estonia đã trở thành nước Cộng hòa xô viết. Các vùng Bessabaria và Bắc Bukovina tách khỏi Rumania trở thành nước cộng hòa xô viết Moldavia. Eo đất Karelia của Phần Lan trở thành nước Cộng hòa xô viết Karelia. Vùng Ruthenia của Tiệp khắc được Hitler giao cho Hungary, nay thuộc nước cộng hòa xô viết Ukraina của Liên Xô. Sau khi Đức đầu hàng, Liên xô đã giành được miền Bắc Đông Phổ để thành lập tỉnh Kaliningrad thuộc nước Cộng hòa xô viết Liên Bang Nga. Sau khi tham chiến chống Nhật, Liên xô đã giành được những đất đai của đế quốc Nga bị Nhật chiếm trong chiến tranh Nga – Nhật ( 1904-1905) : miền Nam đảo Sakhalin và quần đảo Kurile, giành lại quyền kiểm soát và sử dụng các hải cảng Lữ Thuận, Đại Liên và đường sắt Trường Xuân ở Mãn châu (Trung Quốc). Kết quả Liên Xô đã mở rộng thêm 682.000 km2, tăng thêm khoảng 23 triệu dân so với 27 triệu người chết trong chiến tranh”. Như vậy sau 15
  18. chiến tranh lãnh thổ Liên xô mở rộng nhiều, phạm vi ảnh hưởng cũng như sức mạnh Liên xô ở Đông Âu được củng cố vững chắc thông qua công cụ đối ngoại là Hồng quân Liên Xô. Ngoài ra, sự cống hiến kiệt xuất của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã giành được uy tín rất cao của nhân dân toàn thế giới, địa vị và uy tín của Liên Xô lên đến tột đỉnh trên trường quốc tế. Trước chiến tranh Liên Xô chỉ quan hệ với 25 nước, sau chiến tranh lên đến 51 nước. Đó là động lực để Liên Xô khôi phục và phát triển đất nước sau chiến tranh. Tóm lại, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã trở thành một trung tâm sức mạnh khác trên thế giới có thể so sánh với Hoa Kỳ. Liên Xô cũng tìm cách ảnh hưởng quyền lực ở Đông Âu, thành lập Cục Thông Tin cộng sản sau đó là thành lập khối Warsava đối đầu với khối quân sự Nato của Hoa Kỳ. Như vậy, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã làm thay đổi căn bản quan hệ giữa hai nước vốn dĩ trước chiến tranh đã đối đầu nhau. Thế giới bị chi phối bởi hai siêu cường Hoa Kỳ và Liên Xô. Là hai cường quốc mạnh nhất trên thế giới, Liên Xô – Hoa Kỳ trực tiếp đối đầu trên phạm vi thế giới. Đó là kết quả của so sánh lực lượng quốc tế “hai cực hóa”. Tình trạng này đã tạo điều kiện cho xung đột đối kháng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, đã chuyển từ quan hệ đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai sang quan hệ đối đầu sau chiến tranh. Bởi vì, từ góc độ lịch sử trong hệ thống quốc tế “hai cực hóa” thì hai cường quốc sống hòa bình với nhau là hết sức khó khăn, sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa hai bên, bên nào cũng muốn mình là bá chủ, coi cái được của đối phương là cái mất của mình. Từ đó dẫn đến sự nghi ngờ, thù địch, đấu tranh lẫn nhau ngày càng gay gắt. Chính vì thế mà có thể nói rằng nếu không có sự nghi ngờ giữa lãnh đạo hai nước, nếu không có sự tranh giành ảnh hưởng ở khu vực châu Âu sau chiến tranh thì không thể có cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô – Hoa Kỳ hay đối đầu Đông – Tây. Như giáo sư Gaddis đã nói : “Nếu như mọi người thường nói, Chiến tranh thế giới thứ II tạo ra một khoảng trống quyền lực ở châu Âu, thì rõ ràng Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại một khoảng trống về tính hợp pháp” [14, 16]. Đó là lý do hai siêu cường không gây ra Chiến tranh thế giới thứ ba vì cả hai đều biết rõ rằng hậu quả để lại là nặng nề cho cả hai phía. Cuối cùng là hệ thống quốc tế sau chiến tranh chứa đầy những hỗn loạn, luôn trong tình trạng căng thẳng và đối đầu nhau. Tình hình chính trị của nhiều quốc gia không ổn định. Không ít Đảng cộng sản của các nước và thế lực cánh tả khác ở Tây Âu trong chiến tranh chống phát xít đã kiên trì lãnh đạo nhân dân trong nước kháng chiến nên đã giành 16
  19. được sự ủng hộ của quần chúng, ảnh hưởng của của nó sau chiến tranh không ngừng lớn mạnh và còn có khả năng giành được chính quyền, còn các thế lực bảo thủ do Anh, Hoa Kỳ ủng hộ lại hết sức thù địch với lực lượng cánh tả đã ra sức khống chế chính quyển ở đó. Tóm lại, môi trường quốc tế sau chiến tranh, đặc biệt là cục diện so sánh lực lượng quốc tế “hai cực” đã tạo điều kiện cho xung đột và đối kháng Liên Xô – Hoa Kỳ, từ đồng minh thời chiến chuyển sang cuộc đối đầu Chiến tranh lạnh. 1.2. Sự tan rã của khối đồng minh chống phát xít Nó lí giải giai đoạn đầu các nước lớn không liên minh chống phát xít mãi đến năm 1942 khi chủ nghĩa phát xít đã làm chủ gần nửa thế giới, thì bắt đầu liên minh nhau. Có lẽ những người đứng đầu chính phủ ba nước lớn đã nhận ra sự nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít .Như vậy sự thành lập khối đồng minh thời chiến là tất yếu, cần thiết vì nguy cơ phát xít đe dọa cả thế giới. Nhưng cũng dễ hiểu rằng đó chỉ là sự liên minh tạm thời trong thời chiến. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc dẫn đến tình hình thế giới có nhiều thay đổi đáng kể. Đó là so sánh lực lương quốc tế có sự thay đổi, sự vươn lên mạnh mẽ của hai quốc gia Liên Xô và Hoa Kỳ, đại diện cho hai chế độ đối lập nhau. Tuy nhiên sau chiến tranh nền chính trị có thể nói là hòa bình đã thay thế nền chính trị thời chiến với sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài suốt mấy năm. Sự nghiệp chung chống nguy cơ phát xít đã trở thành chất keo kết dính để duy trì đồng minh trong thời chiến của các nước lớn. Nhưng cùng với sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ hai nên chất keo kết dính đó dần dần mất đi.Các nước lớn không có lí do gì để gắn kết nhau trong một liên minh quốc tế. Hơn nữa, cùng với sự thất bại của phe Trục đã làm cho hai cường quốc Hoa Kỳ và Liên Xô mất đi một nhân tố bản ràng buộc nhau trong liên minh. Nó cũng báo hiệu sự tan rã của đồng minh thời chiến sang thế đối đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tất yếu. Những sự kiện sau chiến tranh đã đánh dấu sự kết thúc của liên minh thời chiến. Biểu hiện thông qua các hội nghị được tổ chức thời hậu chiến và sự mở rộng quyền lực Đông Âu, cùng những nghi ngờ, thiếu lòng tin của lãnh đạo chính phủ hai nước. Chính vì thế, về khách quan thì hòa bình sau chiến tranh thế giới đã tạo điều kiện cho căng thẳng xung đột khác nổi lên giữa các nước lớn với nhau, vốn dĩ mâu thuẩn này đã tồn tại trước đó, sự đối đầu giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, tạo nên nguy cơ một cuộc đối đầu sắp tới. 1.3. Sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa 17
  20. Cách mạng tháng Mười Nga đánh dấu sự ra đời của một nước chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới, đối đầu với chủ nghĩa tư bản, dẫn đến cục diện chính trị có nhiều thay đổi, tư bản chủ nghĩa không còn là hệ thống duy nhất trên toàn thế giới. Nga Xô viết ra đời trong bối cảnh đầy khó khăn : Thứ nhất, sau cách mạng chính quyền Xô viết phải tự lực khôi phục và phát triển đất nước do hậu quả chiến tranh và nội chiến trong nước tàn phá nặng còn phải chống thù trong giặc ngoài, đặc biệt sự chống phá của liên quân 14 nước đế quốc trong đó có quân đội Hoa Kỳ nhằm bóp nghẹt chính quyền còn non trẻ này. Thứ hai, trong quá trình khôi phục đất nước và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô còn đối phó với chính sách bao vây, cấm vận, cô lập chính trị của các nước đế quốc. Trong bối cảnh đó, để giải quyết khó khăn, Nga đã tự lực xây dựng đất nước, và củng cố lực lượng để đủ sức đối phó với các nước đế quốc thông qua việc thành lập Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết ( viết tắt là Liên Xô) gồm bốn nước : Nga, Ucraina, Belarut, Ngoại capcado. Theo tinh thần của Lê nin, các nước bình đẳng, không phân biệt. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chủ nghĩa xã hội đã phát triển thành hệ thống đủ khả năng đối đầu với Tư bản chủ nghĩa. Giai đoạn này, Liên Xô đóng vai trò quan trọng việc lãnh đạo hệ thống xã hội chủ nghĩa, đứng đầu chính phủ là Stalin. Dưới sự lãnh đạo của Stalin, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã không còn đúng theo tư tưởng của Lenin ban đầu. Nó được sử dụng như là công cụ để bảo vệ an ninh quốc gia và tăng cường sức mạnh cho Liên Xô để đủ sức đối đầu với các nước phương Tây đứng đầu là Hoa Kỳ. Cho dù là nhằm mục đích nào chăng nữa thì sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã phát triển nhanh chóng. Hàng loạt các quốc gia gần kề Liên Xô đã được giải phóng và sát nhập vào lãnh thổ Liên Xô. Một trong những bằng chứng rõ nét nhất là Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước (Liên Xô trước trước Chiến tranh thế giới thứ hai) trở thành một hệ thống thế giới với hơn 10 quốc gia trải rộng từ châu Âu qua châu Á tới khu vực Mỹ latinh. Trong thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, với sự tăng trưởng nhanh chóng về mọi mặt, hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã trở thành một lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế hùng hậu, và là một nhân tố tác động có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chiều hướng phát triển của tình hình thế giới. Hệ thống XHCN đã trở thành chỗ dựa tin cậy đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Một thực tế 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0