intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thein Sein và công cuộc cải cách ở Myanmar

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

116
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thein Sein và công cuộc cải cách ở Myanmar gồm có 3 chương, trình bày về Thein Sein và đất nước Myanmar, Myanmar những năm đầu thế kỷ XXI và công cuộc cải cách, vai trò của Thein Sein trong công cuộc cải cách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thein Sein và công cuộc cải cách ở Myanmar

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Hương Lan THEIN SEIN VÀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở MYANMAR LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Hương Lan THEIN SEIN VÀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở MYANMAR Chuyên ngành : Lịch sử thế giới Mã số : 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ BÍCH LIÊN Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, các thầy cô Khoa Sử cùng tất cả các bạn trong khóa học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn Tiến sĩ Hà Bích Liên, Cô đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin tỏ lòng kính trọng, biết ơn Thông tấn xã Việt Nam, cơ quan thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu. Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, sự cố gắng hết sức mình, tôi đã có điều kiện tiếp thu được kiến thức và phương pháp nghiên cứu vô cùng quý báu. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 08 năm 2014 Phạm Thị Hương Lan
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục DẪN LUẬN .......................................................................................................... 1 Chương 1. THEINSEIN VÀ ĐẤT NƯỚC MYANMAR ............................... 12 1.1. Khái quát về đất nướcMyanmar ............................................................ 12 1.2. U Thein Sein – những năm tháng trước cải cách................................... 20 Chương 2. MYANMAR NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXIVÀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH........................................................................ 28 2.1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến những cải cách của Thein Sein ................... 28 2.1.1. Những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ....................................... 28 2.1.2. Trận bão Nargis: bước ngoặt chuyển hóa dân chủ tại Myanmar .... 39 2.2. Những khó khăn, thách thức của công cuộc cải cách ............................ 45 2.2.1. Tham nhũng – cuộc khủng hoảng lòng tin ở Myanmar .................. 45 2.2.2. Bạo lực sắc tộc đe dọa cải cách tại Myanmar.................................. 51 2.2.3. Nhân tố Trung Quốc và ASEAN trong cải cách ở Myanmar.......... 58 Chương 3. VAI TRÒ CỦA THEIN SEINTRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH .................................................................................... 74 3.1. Những bước đi đầu tiên của công cuộc cải cách.................................... 74 3.2. Những cải cách quan trọng .................................................................... 82 3.3. Sự ủng hộ của thế giới với cải cách của Thein Sein .............................. 86 3.4. Thein Sein – con người làm thay đổi lịch sử Myanmar ...................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 117 PHỤ LỤC
  5. 1 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Đông Nam Á từ lâu đã được coi là khu vực có ý nghĩa quan trọng bởi đây là khu vực có tầm chiến lược và nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, nguồn nhân lực dồi dào. Trong khu vực Đông Nam Á thì Myanmar là một quốc gia lớn thứ hai về diện tích với tiềm năng thiên nhiên đa dạng và phong phú, từng có thời nổi danh là “bát gạo châu Á”, “nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới”. Hơn thế nữa, đất nước Myanmar còn có lịch sử văn hóa lâu đời, được các nước trong khu vực và thế giới biết đến với cái tên đậm màu sắc Phật giáo Phương Đông – Đất nước chùa vàng. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều vương quốc khác trong khu vực vào cuối thời trung kỳ, vương quốc Myanmar lâm vào khủng hoảng, suy vong, tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Anh dòm ngó và hoàn thành quá trình xâm lược vào cuối thế kỷ XIX. Nhân dân Myanmar đã kiên trì tiến hành phong trào đấu tranh chống thực Anh, kết quả là ngày 4/1/1948 Myanmar được trao trả độc lập, chính phủ Thakin Nu (1948 – 1962) tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội. Con đường phát triển đó tiếp tục được thể hiện trong Cương lĩnh đi lên chủ nghĩa xã hội dưới tướng Ne Win (1962 – 1988). Những kế hoạch kinh tế thất bại do đề ra mục tiêu quá lớn so với cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém cộng với đường lối “tự lực cánh sinh” đã làm cho đất nước bị tụt hậu nghiêm trọng, Myanmar là nước duy nhất trong khu vực trở thành một trong ba mươi nước kém phát triển nhất thế giới theo danh sách công bố của Liên hợp quốc. Từ năm 1962 đến 2011, chế độ độc tài quân sự đã cai trị đất nước này. Ngành tư pháp không độc lập, chính quyền hạn chế truy cập internet thông qua kiểm duyệt và ngăn chặn truy cập.Lao động cưỡng bức, nạn buôn người, nhất là trẻ em diễn ra khá phổ biến. Các ngành công nghiệp then chốt bị quân đội kiểm soát và tham nhũng lan tràn. Quân đội bị cáo buộc đã biến Myanmar thành nơi xuất khẩu chính trong đường dây buôn ma túy quy mô lớn.Liên minh châu Âu (EU),
  6. 2 Mỹ và Canađa đã áp dụng cấm vận kinh tế đối với Myanmar, và trong số các nền kinh tế chính chỉ có Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Triều Tiên có đầu tư vào đất nước này. Đất nước nghèo đói cũng là nguyên nhân xảy ra tình trạng bạo lực sắc tộc ngày càng leo thang. Những sự căng thẳng liên tục và kéo dài trên đây đã làm cho tình hình chính trị và các sinh hoạt xã hội của Myanmar luôn luôn không ổn định. Hàng ngàn sinh viên chạy sang Thái Lan hoặc lên biên giới liên kết với những người khởi nghĩa, một bộ phận các nghị sĩ được bầu năm 1990 chạy lên vùng rừng núi lập chính phủ tồn tại song song. Các sự kiện đó đã làm cho tình hình nội chiến kéo dài hơn năm mươi năm nay trở nên phức tạp khiến cho đất nước bị kìm hãm, bị cô lập. Việc một đất nước với 85% dân số theo đạo Phật – tôn giáo của hòa bình – nổi tiếng với các cuộc xung đột sắc tộc, quyền con người bị tước đoạt là một sự mỉa mai đầy cay nghiệt của lịch sử. Myanmar rất cần một “làn gió mới” quét sạch những yếu kém của chế độ quân sự bằng một cuộc cải cách đưa đất nước tiến lên hòa vào sự phát triển trong khu vực và thế giới. Tháng 03 năm 2011, chính phủ mới nhậm chức, Thein Sein lên làm Tổng thống, và sau đó, một chuỗi những cải cách diễn ra đã đem đến hi vọng cho Myanmar. Những thập kỷ bị thế giới cô lập đã sắp đến hồi kết. Trong bối cảnh lịch sử đó nổi lên một nhân vật có ảnh hưởng lớn trên chính trường Myanmar: Tổng thống Thein Sein. Tìm hiểu về nhân vật này trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của Myanmar không chỉ là khắc hoạ một nhân vật lịch sử mà còn để hiểu rõ hơn lịch sử, đất nước và con người Myanmar. Những đóng góp của Thein Sein thể hiện vai trò của cá nhân trong việc tạo ra những “bước ngoặt” cho vận mệnh dân tộc.Cuộc cải cách mà chính phủ đang tiến hành đã cải thiện đáng kể hình ảnh Myanmar trong mắt cộng đồng khu vực và trên thế giới.Điều đó chi phối chính sách của mỗi quốc gia cũng như ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế hiện nay. Mặc dù chỉ mới bắt đầu, vẫn còn nhiều khó khăn và thử thách phía trước nhưng tiến trình cải cách đã và đang thay đổi vận mệnh
  7. 3 dân tộc Myanmar, tạo ra sự thay đổi lớn tình hình chính trị, xã hội, mở cửa đất nước sau một thời gian dài đóng cửa và hướng nội song hành với vai trò to lớn của Thein Sein. Sức hấp dẫn và tính thời sự của tình hình chính trị Myanmar những năm gần đây đã lôi cuốn người viết lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thein Sein và công cuộc cải cách ở Myanmar” làm luận văn kết thúc khóa học. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về nhân vật Thein Sein và công cuộc cải cách ở Myanmar những năm đầu thế kỷ XXI nhằm làm rõ: + Những sự kiện lịch sử sôi động diễn ra ở Mianmar những năm đầu thế kỷ XXI. + Tiểu sử, sự nghiệp chính trị, những cải cách của chính quyền dân sự do Tổng thống Thein Sein đứng đầu. + Vai trò to lớn của Tổng thống Thein Sein trong tiến trình cải cách. 3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Myanmar được thế giới biết đến như là một quốc gia có lịch sử lâu đời với nền văn hóa Phật giáo đậm nét, có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với những con người cần cù và chịu khó và kiên cường trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.Chính sách đóng cửa cùng với tình trạng bị Mỹ và phương Tây cấm vận, trừng phạt trong một thời gian dài khiến Myanmar ít được thế giới biết đến, kể cả khi Myanmar được công nhận là thành viên của ASEAN năm 1997. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi khi Myanmar tiến hành cải cách mở cửa vào năm 2003và đến nay tiến trình này vẫn đang tiếp diễn, bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Cuộc sống của người dân Myanmar đã có sự thay đổi và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn. Cộng đồng quốc tế đã bắt đầu chuyển sang ủng hộ Myanmar, nhất là Mỹ và các nước phương Tây, đây là tín hiệu tốt lành đối với Myanmar và ASEAN trong lúc Hiệp hội đang nỗ lực hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN (AC) vào năm 2015. Dù vậy, những thông tin về Myanmar hiện nay vẫn chưa nhiều nhất là về cuộc cải cách mà quốc gia này đang tiến
  8. 4 hành.Vì đây là một đề tài tương đối mới nên sách tham khảo liên quan đến đề tài hầu như rất ít. Để có cơ sở đánh giá khách quan về một nhân vật có vai trò quan của lịch sử Myanmar gần đây, người viết đã tìm đọc một số tài liệu nước ngoài viết khái quát đất nước này. Trong cuốn sách in màu Burmacủa Saw Myat Yin xuất bản năm 1990, tác giả đề cập đến hầu hết tất cả những thông tin cần thiết về “vùng đất của những ngôi chùa”, “vùng đất nơi thời gian ngừng lại” như: Địa lý, Lịch sử, Chính phủ, Kinh tế, Tôn giáo, Con người Myanmar. Tác giả ghi chép rõ ràng biên niên sử Myanmar từ năm 849 khi vương quốc Pagan ra đời đến 1989 khi Miến Điện đổi tên thành Myanmar cho người viết cái nhìn đầu tiên về Myanmar. Theo quan điểm của tác giả, đây là một đất nước xinh đẹp, yên bình, giàu tài nguyên với đồng bằng Irrawaddy trù phú, đồng thời đây là vùng đất của sự đa dạng về sắc tộc với nhiều phong tục độc đáo. Tuy nhiên, tác giả dừng lại lịch sử Myanmar ở giai đoạn chế độ quân sự lên cầm quyền từ năm 1962 và những hạn chế của chế độ đó. Một tài liệu quý báu khác khi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Myanmar là cuốn sách Burma: literature, historiography, scholarship, language, life and Buddhism, được Viện nghiên cứu Đông Nam Á xuất bản năm 1985 của giáo sư Hla Pe.Giáo sư Hla Pe trải qua năm tháng tuổi thơ trong một ngôi làng nông thôn gần Moulmein ở miền Nam Miến Điện. Ông đã học tập tại trường trung học ở Moulmein rồi theo học Đại học tại Rangoon, nơi ông nghiên cứu văn học Miến Điện. Sau đó, ông giành được học bổng sang Anh, nơi ông đã nhận được một Văn bằng giáo dục tại Đại học London, đã làm phát thanh viên tiếng Miến cho đài BBC trong những năm chiến tranh, và đã viết một luận án về văn học Miến Điện tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi. Cũng tại Đại học London, ông đã được trao bằng tiến sĩ. Năm 1948, ông tham gia vào đội ngũ giảng viên dạy văn học Miến Điện của trường. Ông đã làm giáo sư tại Miến Điện vào năm 1966, và về hưu vào năm 1980, nhiều bài báo và sách về cuộc
  9. 5 sống, văn học và ngôn ngữ Miến Điện của ông đã được xuất bản.Cuốn sách là tập hợp các bài giảng của giáo sư, được chia thành sáu phần: Văn học, Lịch sử, Học giả, Ngôn ngữ, Cuộc sống, và Phật giáo cung cấp một cái nhìn sâu sắc về nền văn học, văn hóa, tín ngưỡng và lối sống của người Miến. Burma’s lost kingdoms: splendours of Arakan của Pamela Gutman xuất bản năm 2001 là một nghiên cứu toàn diện về lịch sử và nền văn minh của người Arakan, hiện nay gọi là dân tộc Rakhine, một dân tộc định cư lâu đời ở Myanmar. Trong quá khứ, người Arakan có quốc gia riêng ở phần phía Tây của lãnh thổ Myanmar ngày nay.Cuốn sách giới thiệu trường phái của tác phẩm điêu khắc và kiến trúc, và cung cấp chi tiết về lịch sử, tôn giáo, nghệ thuật và đời sống kinh tế và xã hội của người Arakan và khẳng định Arakan là một nhà nước có tính quốc tế với một nền văn hóa mạnh mẽ và phức tạp. Để cập nhật tình hình chính trị của Myanmar những năm gần đây, người viết cũng đã tìm đọc những bài báo của các học giả nước ngoài, quan điểm của những hãng truyền thông nổi tiếng về những thay đổi đang diễn ra ở Myanmar. Bài viết của tác giả Thomas Fuller đăng trên Thời báo New York (New York Times) xuất bản ngày 3/4/2012 phân tích khá đầy đủ về công cuộc cải cách mà Myanmar đang tiến hành, nhưng đi sâu vào giải thích tại sao phe quân đội lại đồng ý chuyển giao quyền lực cho Thein Sein đồng thời có đánh giá về tính cách ôn hòa, mềm mỏng của vị cựu đại tướng này. Tác giả gọi Thein Sein là Mikhail Gorbachev của Myanmar bởi những nỗ lực cải cách mà ông tiến hành đã và đang làm thay đổi vận mệnh đất nước này. Theo hãng tin Bloomberg, bài viết của Flavia Krause-Jackson và Daniel Ten Kate đăng ngày 27/9/2012 cho rằng Thein Sein là người đã đem lại một diện mạo mới cho Myanmar, rằng ông là nguời khiêm tốn nhưng có quyết tâm thầm lặng để thực hiện chương trình cải cách của mình. Đồng thời bài viết cũng đề cập đến mối quan hệ Thein Sein – Aung San Suu Kyi sẵn sàng hợp tác với nhau đển đem lại nền dân chủ hoàn toàn cho Myanmar. Cùng ngày đài phát thanh
  10. 6 Radio Free Asiađăng tin về câu trả lời của Thein Sein về tương lai chính trị của mình vào năm 2015, tán dương ông vì những cải cách kinh tế, chính trị và cho rằng “Tổng Thống Myanmar đã dẫn dắt cuộc thiết lập cải cách chính trị và ông cũng là người đã tạo ra sự chuyển biến này” dẫn theo lời Ko Ko Hlaing, cố vấn cấp cao của ông, đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 2/5/2012 ở Rangoon với cơ quan thông tấn Bloomberg. Hãng Thông tấn Anh (Reuters)thìcho rằng mặc dù Thein Sein có quá khứ mờ nhạt nhưng ông là người đã dẫn dắt Myanmar đến một kỷ nguyên mới của ánh sáng, sau gần 50 năm độc tài cai trị…Đó là những quan điểm của truyền thông nước ngoài về Thein Sein cũng như về công cuộc cải cách mà ông đang tiến hành. Về lịch sử, văn hóa Myanmar, tài liệu trong nước có thể kể đến như: Nguyễn Bích Liên với cuốn địa phương chí Miến Điện được cơ sở xuất bản Phạm Quang Khải in năm 1968.Đây là tài liệu khá đầy đủ về lịch sử, văn hóa Miến Điện vào thời điểm đó. Cuốn sách cho ta biết gốc tích của người Miến, là tộc người chủ thể ở Myanmar, và lịch sử Miến Điện từ triều đại Pagan đến thời kỳ theo đường lối xã hội chủ nghĩa dưới thời chính phủ Ne Win. Theo quan điểm của tác giả, Miến Điện thực hiện chính sách ngoại giao trung lập dưới thời Ne Win nhưng không hoàn toàn và có xu hướng thân Cộng vì dù sao Miến Điện cũng là một nước nhỏ, nghèo nàn, dù có thiện chí cũng khó hoàn toàn trung lập. Miến Điện thất bại với chính sách đó vì cuối cùng không thoát khỏi sự lệ thuộc vào cường quốc láng giềng Trung Quốc. Từ đó, có thể liên hệ với công cuộc cải cách ở thời điểm hiện tại, rút ra nguyên nhân của sự thay đổi hiện nay một phần cũng là do Myanmar muốn thoát khỏi “cái bóng quá lớn” là Trung Quốc, xích lại gần hơn với các nước phương Tây, tìm kiếm sự hợp tác mới thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Ngoài ra, tác giả cũng dành phần cuối viết về văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán của người Miến giúp người đọc hình dung bức tranh tổng thể về đất nước và con người Myanmar.
  11. 7 Xứ chùa Vàng – Tìm hiểu văn hóa Miến Điện của tác giả Vũ Quang Thiện viết cùng Vũ Thị Oanh, Ngô Văn Doanh, Phạm Kim Hảo, xuất bản năm 1988, Quá trình phát triển của Myanmar xuất bản năm 1997, Lịch sử Myanmar xuất bản năm 2005…đã giúp người viết có thêm những hiểu biết về lịch sử, văn hóa quốc gia này. Trong đó cuốn sách Quá trình phát triển của Myanmar gồm 4 chương phân chia các giai đoạn phát triển của Myanmar kể từ sau khi giành được độc lập vào năm 1948. Chương 1: Chặng đường đầu tiên (1948 – 1962) phân tích các tiền đề kinh tế, chính trị và đưa ra các giải pháp về phát triển, phân tích nguyên nhân thất bại của đường lối công nghiệp hóa với kế hoạch Pyidawtha, đồng thời chỉ ra một số vấn đề chính trị, tôn giáo ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Chương 2: Theo cương lĩnh đi lên chủ nghĩa xã hội (1962 – 1988) với chiến lược “tự lực cánh sinh” bắt đầu thực hiện chính sách bài phương Tây và đóng cửa xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của đường lối ngoại giao trung lập do chính phủ tiền nhiệm đề ra. Những hạn chế của chiến lược đó đã đưa đất nước lâm vào tình trạng trì trệ.Bắt đầu từ những năm 70, Myanmar cũng cải cách và vay vốn nước ngoài, thay đổi trật tự ưu tiên phát triển các ngành kinh tế làm cho đất nước có dấu hiệu phục hồi nhưng trong thời rất ngắn ngủi. Kể từ năm 1983, nền kinh tế bắt đầu đi xuống, khủng hoảng chính trị do các cuộc đấu tranh chống chính quyền của nhân dân đã làm cho đất nước trượt dài trên con đường phát triển khiến Myanmar trở thành một trong số những quốc gia kém phát triển nhất thế giới. Chương 3: Mở cửa, cải cách. Theo tác giả, kể từ khi SLORC1 lên nắm quyền, Myanmar đã bắt đầu mở cửa và cải cách. Chính quyền 0F tự do, cởi mở về kinh tế nhưng cứng rắn và võ đoán trong đường lối chính trị đã không cải thiện được tình hình đi xuống trước đó. Chương 4: Một vài nhận xét. Sau khi xem xét toàn bộ quá trình phát triển của Myanmar tác giả đã chỉ ra năm nhân tố kìm hãm là nguyên nhân làm cho Myanmar chậm phát triển đó là: các 1 State Law and Order Restoration Council – Hội đồng khôi phục Trật tự và Luật pháp Quốc gia lên cầm quyền vào năm 1988. Tháng 7/1997 SLORC đổi tên thành Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang – SPDC.
  12. 8 lãnh tụ không có định nghĩa rõ ràng và nhất quán về chủ nghĩa xã hội, đề ra các kế hoạch phát triển không dựa trên những tính toán thực tế, không phù hợp với khả năng yếu kém của một quốc gia lạc hậu vừa mới giành được độc lập, hạn chế của đường lối phát triển tự lực cánh sinh cực đoan, tình hình trong nước không ổn định, nhược điểm trong tổ chức điều hành các quá trình sản xuất và lưu thông…Cuối cùng, tác giả rút ra một vài kinh nghiệm cho sự phát triển trong tương lai của đất nước này. Còn trong cuốn Lịch sử Myanmar, tác giả Vũ Quang Thiện đã cho rằng: Lịch sử Myanma đồng thời cũng là lịch sử của những quá trình vận động hòa hợp và thống nhất. Mỗi thế kỷ qua đi, khác biệt với các nền văn hóa của các dân tộc ngày càng thu hẹp, Phật giáo trở thành cốt lõi của văn hóa, kinh tế, xã hội và thể chế thống nhất. Mọi chuyện có thể khác đi nếu không có cuộc xâm lược và chính sách chia để trị của Anh.Từ khi giành được độc lập, người Myanmar luôn cố gắng tìm kiếm con đường phát triển và hình thức thể chế chính trị phù hợp, hướng tới mục tiêu ổn định, đoàn kết thống nhất. Tài liệu trong nước liên quan đến đề tài là công trình mới nhất của Viện nghiên cứu xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông Nam Á Myanmar, cuộc cải cách vẫn đang tiếp diễndo PGS. TS Nguyễn Duy Dũng chủ biên được trình bày trong 3 chương.Chương 1: Khái quát về đất nước và con người Myanmar. Chương này tập trung phân tích các điều kiện tự nhiên, đất nước, con người Myanmar. Từ đó có sự đánh giá về các lợi thế, khó khăn, thuận lợi trong quá trình phát triển của Myanmar trước đây, hiện nay và trong tương lai. Các tác giả tập trung làm rõ những biến đổi qua các giai đoạn lịch sử của Myanmar: thời cổ đại đến trước khi thực dân Anh xâm lược (năm 1885), thời kỳ thuộc địa và phong trào dân tộc (1885- 1948), từ 1948 đến 1962 và giai đoạn từ năm 2003 đến nay.Trong chương 2: Tiến trình cải cách kinh tế, chính trị của Myanmar từ năm 2008 đến nay, các tác giả tập trung nghiên cứu những biến đổi chủ yếu về chính trị, kinh tế, xã hội của Myanmar từ năm 2008 đến nay và đi sâu làm rõ các
  13. 9 bước và các giải pháp tiến hành cải cách đã thực hiện ở Myanmar trong các lĩnh vực trên. Chương 3: Dự báo xu hướng và triển vọng phát triển của Myanmar đi sâu phân tích các lực lượng chính trị chủ yếu của Myanmar: Đảng cầm quyền – Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang (The Union Solidarity and Development Party – USDP), Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ - NLD, vai trò của quân đội, vai trò của các lãnh tụ. Ngoài ra, sự cạnh tranh lợi ích của các nước lớn trong khu vực nói chung và ở Myanmar nói riêng sẽ tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của tình hình Myanmar. Trong bối cảnh hiện tại, đây là cuốn sách theo sát từng bước đi của công cuộc cải cách tại Myanmar và có cái nhìn khách quan, tổng quát về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đặt trong mối quan hệ quốc tế phức tạp. Tuy nhiên cuốn sách chủ yếu tập trung vào tiến trình cải cách của Myanmar mà chưa tập trung vào tiểu sử, sự nghiệp chính trị và vai trò của Thein Sein trong công cuộc cải cách. Từ những hiểu biết được cung cấp từ những tài liệu tiêu biểu trên, người viết có cái nhìn toàn diện hơn về lịch sử, đất nước, con người Myanmar để đánh giá về sự phát triển mang tính đột phá của Myanmar ở thời điểm hiện tại. Trọng tâm chính của đề tài là nghiên cứu một nhân vật lịch sử nên người viết sử dụng chủ yếu tài liệu ngoại giao, sách trắng, các bài viết và nghiên cứu của học giả trong ngoài nước có liên quan đến những hoạt động của nhân vật. Với đề tài nghiên cứu: “Thein Sein và công cuộc cải cách ở Myanmar”, luận văn mong muốn làm rõ hơn về tiểu sự, sự nghiệp chính trị của Thein Sein và khó khăn, thách thức của công cuộc cải cách. Từ đó, đánh giá vai trò quan trọng của cá nhân Thein Sein trong tiến trình cải cách. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tổng thống Thein Sein và những cải cách của chính quyền dân sự tập trung vào tiểu sử, sự nghiệp chính trị của nhân vật và nguyên nhân, động cơ cũng như những khó khăn, thách thức đối với công cuộc cải cách.
  14. 10 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu nghiên cứu về lịch sử đất nước Myanmar trong những năm cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, tương đương với thời kỳ chuyển giao quyền lực của lực lượng quân đội kiểm soát Myanmar sang chính quyền dân sự của Tổng thống Thein Sein, tập trung vào những sự kiện nổi bật ở nước này trong những năm gần đây. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp lịch sử: là phương pháp căn bản của đề tài. Tìm kiếm tư liệu lịch sử, bằng chứng lịch sử, tài liệu lịch sử có liên quan đến đề tài, tập hợp và phân loại tài liệu phản ánh khách quan và trung thực lịch sử trên cơ sở tư liệu lịch sử. 5.2. Phương pháp logic: là phương pháp xem xét, phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử liên quan đến nhân vật, những lý giải cho những hành động của nhân vật, hay mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và lịch sử. 6. Những đóng góp của luận văn Trên cơ sở lựa chọn, xử lý những nguồn tài liệu khác nhau: tài liệu ngoại giao, sách trắng, các bài viết và nghiên cứu của học giả trong và ngoài nước đăng trên các tạp chí và những hãng thông tấn uy tín, luận văn muốn khắc họa chân dung một nhân vật lịch sử dưới góc nhìn của người Việt Nam và cuộc cải cách đang được chính phủ dân sự của Tổng thống Thein Sein tiến hành ở Myanmar. Vì đây là một đề tài mang tính thời sự, đặc biệt hấp dẫn các học giả trong, ngoài nước cũng như thu hút sự quan tâm của thế giới nên việc nghiên cứu đề tài có đóng góp cho việc nghiên cứu, học tập lịch sử Myanmar. Luận văn cũng mong muốn góp phần làm rõ sự ảnh hưởng, tác động của công cuộc cải cách ở Myanmar trong các mối quan hệ khu vực và quốc tế.
  15. 11 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn có ba chương nội dung chính: Chương 1.Thein Sein và đất nước Myamar Chương 2.Myanmar những năm đầu thế kỷ XXI và công cuộc cải cách Chương 3.Vai trò của Thein Sein trong công cuộc cải cách
  16. 12 Chương 1.THEINSEIN VÀ ĐẤT NƯỚC MYANMAR 1.1. Khái quát về đất nướcMyanmar Myanmar nằm trong lục địa Đông Nam Á, giáp với Ấn Độ ở phía Tây Bắc, Bangladesh và vịnh Bengal ở phía Tây, biển Adaman ở phía Tây Nam, Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Thái Lan ở phía Đông. Ngoài bờ biển dài 2.200 km, Myanmar bị bao quanh bởi những dãy núi hình cánh cung, hình thành đường biên giới tự nhiên dài gần 6.500 km với các nước láng giềng. Các dòng sông chính là Irrawaddy, Chindwin, Salween và Sittang. Ba dòng sông này đều bắt nguồn từ các vùng đồi núi phía Bắc , chảy dọc đất nước và đổ ra Ấn Độ Dương. Chúng vừa là nguồn thủy lợi, vừa là đường giao thông quan trọng của Myanmar. Với diện tích 678.000 km2, Myanmar bao gồm 7 bang: Arakan (hay Rakhine), Chin, Kachin, Kayin, Kayah, Shan, Môn và 7 phân khu Rangoon, Mandalay, Magwe, Sagaing, Pegu, Irrawaddy, Tenasserim, thủ đô hiện nay là Naypyidaw. Người Môn được cho là nhóm người có mặt từ thời tiền sử xa xôi trên lãnh thổ Myanmar, họ có thể được coi là cư dân bản địa. Địa bàn cư trú của họ ở hạ lưu ba con sông (phía Nam). Họ đã thành lập nên một số quốc gia sơ kỳ như: Thatơn, Pegu. Thế kỷ I trước Công nguyên, một số bộ tộc Tạng – Miến trong đó có người Pyu và những bộ tộc liên minh với họ, rời khỏi quê hương ở sườn Đông Nam cao nguyên Tây Tạng di cư về phương Nam, tiến vào thung lũng thượng nguồn sông Irrawaddy lập nên các quốc gia ở miền Trung Myanmar là Sri Ksetra. Còn ở miền Bắc, thượng lưu sông Irrawaddy là địa bàn cư trú của người Miến, những người thuộc bộ phận chính của dòng Tạng – Miến đã di cư đến sau nữa sống trên đồng bằng Kyokse. Năm 832, quốc gia của người Puy bị Nam Chiếu thôn tính, trong khi đó ở miền Bắc người Miến đã di cư đến đông và lập nên một số vùng quần cư quan trọng. Từ 19 làng ở ngã ba sông, nơi sông Chindwind đổ vào sông Irrawaddy, quốc gia Pagan của người Miến đã ra đời. Trong những thế kỷ tiếp theo, các quốc gia ở miền Trung và miền Nam suy yếu vì cuộc tấn công của nước Nam Chiếu là cơ hội cho Pagan nhanh chóng
  17. 13 giành được ưu thế. Từ cuối thế kỷ X, trong triều đình Pagan diễn ra một vụ tranh ngôi kéo dài, cuối cùng đưa đến việc năm 1044, Anawratha đã loại trừ các đối thủ và lên làm vua, mở đầu cho một giai đoạn mới trong lịch sử Myanmar. Vương quốc Pagan trở thành vương quốc thống nhất cả ba miền.Trong giai đoạnAnawrathatrị vì (1044 - 1077), người Miến Điện đã mở rộng ảnh hưởng ra khắp Myanma hiện nay bằng các cuộc chinh phạt chiếm Thatơn, Pegu làm chủ hoàn toàn miền Nam.Sau đó, Anawratha tiến quân lên phía Bắc chinh phục được các tiểu quốc và các bộ lạc khác của người Miến và người Shan.Thế kỷ XII là thời kỳ vương quốc Pagan phát triển cả về lãnh thổ và về kinh tế, xã hội.Nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo nổi tiếng. Dưới thời vương quốc Pagan(1044 – 1287), mặc dù Myanmar được thống nhất nhưng sự thống nhất đó chỉ là tạm thời. Các vua chúa Pagan đã dùng vũ lực đàn áp, khống chế nhiều dân tộc khác nhau. Vì vậy, chính quyền trung ương phải đối phó với những cuộc nổi dậy của các tộc người Môn ở phía Nam và người Shan ở miền Bắc. Năm 1277, nhà Nguyên tấn công Pagan giành thắng lợi. Thừa cơ, người Môn ở miền Nam nổi dậy, Arakan cũng tuyên bố tách khỏi Pagan.Năm 1283, Pagan bị quân Nguyên tấn công lần hai và lại thua trận. Năm 1285, vua Narathyihapate đã phải cho sứ thần sang nhà Nguyên xin thần phục và triều cống. Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ thống nhất của Myanmar dưới triều đại Pagan. Sau khi Pagan sụp đổ, Myanmar bị phân chia thành nhiều quốc gia nhỏ đối địch nhau, được gọi là thời kỳ phân liệt (1287 – 1531).Miền Bắc là vương quốc của người Shan, miền Trung là vương quốc Ava rồi đến Toungoo và các vương quốc khác của người Môn, Pagan cũng là một tiểu quốc không hơn, không kém.Các vương quốc này luôn xung đột thôn tính lẫn nhau.Tình trạng cát cứ và chiến tranh kéo dài làm cho đất nước trở lên tiêu điều, hệ thống thủy lợi bị phá hủy, nền kinh tế bị suy đồi. Chỉ có một số vùng ở Pegu, Toungoo, Ava là còn tiếp tục phát triển. Trong số các tiểu quốc phân liệt, Ava và Toungoo là hai quốc gia hùng mạnh hơn cả.
  18. 14 Vào nửa đầu thế kỷ XVI, vương quốc Toungoo đã trở lên hùng mạnh nhất Myanmar. Dưới thời Tabinshwethi, một ông vua tài ba, đầy nghị lực đã tái thống nhất Myanmar bằng các cuộc chinh phạt vương quốc Pegu của người Môn, các quốc gia miền Nam, tấn công Arakan và vương quốc Ayuthaya của người Thái nhưng không thành.Trong lần tấn công Ayuthaya, Tabinshwethi đã bị một thủ lĩnh người Môn giết chết vào năm 1550. Nhưng cuộc khởi nghĩa của người Môn đã bị Bayinnaung, em rể và là người kế vị Tabinshwethi đàn áp nhanh chóng, sau đó Bayinnaung tiến đánh các tiểu quốc của người Shan làm chủ hoàn toàn miền Bắc Myanmar. Thừa thắng, Bayinnaung đánh sang Chiang Mai và bắt đầu tấn công Lan Xang trong một nửa thế kỷ.Cho đến năm 1555, Bayinnaung không chỉ thống nhất được Myanmar mà tiếp đó còn mở rộng lãnh thổ biến Myanmar trở thành một vương quốc hùng mạnh suốt 30 năm. Nhưng sau khi Bayinnaung chết (1581), con ông ta là Nandabayin lên nối ngôi đã không cai trị nổi một đất nước rộng lớn. Mâu thuẫn với nước láng giềng Ayuthaya cũng trở lên gay gắt hơn, từ 1587 đến 1539, Nandabayin đã ba lần tấn công Ayuthaya nhưng không đem lại kết quả gì. Trong khi đó anh em Nandabayin vẫn luôn xung đột với nhau, một trong số đó cầm quyền ở Prome đã liên minh với Arakan tấn công và giết Nandabayin.Vương quốc lại rơi vào tình trạng phân liệt, Arakan tách ra lập nước riêng, miền Mactaban ở cửa sông Chindwin bị Ayuthaya chiếm.Mấy năm sau, một trong những người con khác của Bayinnaung là Nyaungyan đang cầm quyền ở Ava tìm cách khôi phục lại lãnh thổ và thế lực của vương quốc Toungoo. Nyaungyan và các con, cháu ông trong vòng mười năm đầu của thế kỷ XVII đã lần lượt thu phục các tiểu quốc Shan, Prome, Arakan, chiếm lại Mactaban và Chiang Mai. Lãnh thổ của vương quốc sau nhiều phen tranh chấp đã căn bản được xác lập, trừ vùng Chiang Mai (tiểu quốc Lan Na) là địa bàn quần cư của người Thái, về sau sẽ được sáp nhập vào nước Xiêm.Năm 1635, vua Thalun, con của Nyaungyan quyết định dời đo về Ava để tránh các cuộc chiến tranh với các nước láng giềng, nhất là Ayuthaya.Dưới thời trị vì của ông,
  19. 15 sản xuất nông nghiệp được khôi phục, bộ máy chính quyền được cải tổ, văn hóa có điều kiện phát triển, đồng bằng Kyokse trở thành một vùng nông nghiệp trù phú. Trong suốt thế kỷ XVII, nhìn chung Myanmar phát triển một cách ổn định và thịnh vượng. Từ cuối thế kỷ XVII, người Môn nhiều lần nổi dậy chống lại triều đình, nhân đó Ayuthaya cũng tấn công Myanmar.Tình hình này tiếp diễn mạnh mẽ trong mấy chục năm đầu thế kỷ XVIII.Cuộc nổi dậy trong nước của người Môn, với sự trợ giúp củaPháp, khiến vương quốc sụp đổ năm 1752.Người Miến cũng không chịu khuất phục.Năm 1754, thủ lĩnh của người Miến đã lên ngôi và xưng vương hiệu là Alaungpaya (1754 - 1760), đặt kinh đô ở Shwebo, mở đầu triều đại mới mang tên Konbaung tồn tại đến năm 1885, khi Miến Điện bị thực dân Anh xâm chiếm và đô hộ.Dù là thời kì phát triển hưng thịnh của chế độ phong kiến, triều Konbaung vẫn phải đối phó với nhiều vấn đề phát sinh sau khi đất nước đã được thống nhất. Trước hết là tình trạng đình đốn về thương mại và nông nghiệp ở vùng đồng bằng Hạ Miến từng một thời phồn thịnh và là nơi cư trú của người Môn.Là vùng có tiềm lực kinh tế to lớn và có nền văn minh phát triển nhất, Hạ Miến giờ trở thành hoang tàn và thưa dân. Trong nước lại không có sẵn những nguồn tài nguyên và động lực khả dĩ góp phần khôi phục lại lực lượng sản xuất ở Hạ Miến, Trong lúc đó, lương thực sản xuất được ở miền Thượng Miến vốn được tưới tiêu – Kyankse, Minbu và Shwebo – phần lớn được tiêu thụ tại chỗ. Trong những điều kiện trên, hoạt động thương mại – cả nội thương lẫn ngoại thương – không thể phát triển được, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là bôngsang Ấn Độ qua ngõ Arakan. Nhưng do chính sách thuế má nặng nề của nhà vua, không một cá nhân nào muốn mở rộng ngành sản xuất này. Nhà vua và giới quan lại, địa chủ sở hữu đại bộ phận đất đai trong nước. Nông dân phải lĩnh canh để có đủ đất sản xuất, họ phải nộp nhiều thứ thuế và chịu một chế độ lao dịch hà
  20. 16 khắc. Thuế thường chiếm gần nửa số thu hoạch và được thu bằng sản vật hoặc bằng tiền, ngoài ra, còn thêm các khoản thuế phong kiến khác. Vấn đề dân tộc luôn là nguồn gây không ít khó khăn cho giới thống trị và đặt quan hệ giữa các dân tộc trong tình trạng căng thẳng. Dưới triều Konbaung, chính mối hiềm khích dai dẳng giữa người Miến đang chiếm địa vị thống trị và các dân tộc Shan, Môn...đã đẩy đất nước vào cảnh xung đột kéo dài với hai nước lân bang là Trung Quốc và Xiêm. Từ năm 1776 đến năm 1795, Miến Điện đã phải chống trả bốn cuộc tiến công liên tiếp phát xuất từ Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền đối với phần lãnh thổ cư trú của người Shan. Giữa Miến Điện và Xiêm đã xuất hiện quan hệ thù địch vì cả hai đều muốn giành ưu thế ở phần phía Bắc và Đông Nam bán đảo Trung Ấn, nghĩa là vùng lãnh thổ của người Shan, các tiểu quốc Lào và vùng bờ biển Tenasserim. Quân đội hai nước đã thường xuyên giao tranh suốt từ năm 1760 đến giữa thế kỉ XIX.Những cuộc chiến tranh trên đã gây nhiều thiệt hại về người và của cho nhân dân và đã làm những mâu thuẫn nội tại của chế độ phong kiến thêm gay gắt. Thêm vào đó, dưới thời vua Bodawpaya (1782 - 1819), nhân dân bị huy động vào việc xây dựng chùa chiền, đền đài, thành lũy,... nhất là kinh đô mới Amarapura, nằm cách Ava không xa. Tất cả công việc xây dựng này đòi hỏi một lực lượng lao động lớn đè nặng lên vùng Thượng Miến và tộc người Môn đến mức làm cơ cấu xã hội bị rạn nứt. Nhưng chính cuộc xung đột với thực dân Anh kéo dài từ năm 1824 đã đẩy chế độ quân chủ Konbaung đến chỗ cáo chung.Trải qua ba cuộc chiến tranh Anh – Miến, năm 1885 Myanmar trở thành thuộc địa của thực dân Anh. Sau khi chiếm được Miến Điện, Anh không tiến hành lập bộ máy cai trị gián tiếp ở đây giống như các thuộc địa khác (trừ vùng sinh sống của một số dân tộc ít người: Shan, Karen…) mà tiến hành cai trị trực tiếp trên phần lãnh thổ chính, nơi sinh sống của người Miến là khối dân cư đồng nhất về dân tộc, văn hóa, tôn giáo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2