Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 3
download
Luận văn này nghiên cứu làm rõ vai trò, ý nghĩa của việc DHLS theo chủ đề, luận văn xác định chủ đề và mục đích của chủ đề, từ đó đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học LSVN lớp 11 ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - chương trình chuẩn nhằm nâng cao chất lượng DHLS. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ THỊ THU THỦY THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác và chưa từng được ai công bố ở bất cứ tài liệu nào. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2020 Học viên Nguyễn Thị Kim Tuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, luận văn “Tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường Trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” của tôi đã hoàn thành. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận được những sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn, trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa, các giảng viên Khoa Lịch sử, các cán bộ Phòng Đào tạo, Thư viện - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, giáo viên và học sinh các trường THPT Bắc Sơn, Lý Nam Đế, Lê Hồng Phong, Phổ Yên, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi trong việc thực nghiệm và điều tra thực tế. Tôi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 6 năm 2020 Học viên Nguyễn Thị Kim Tuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU........................................................................ v DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ................................................................... vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .................................. 9 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 10 5. Giả thiết khoa học .......................................................................................... 10 6. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 10 7. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 10 8. Bố cục luận văn ............................................................................................. 11 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM BẬC THPT............ 12 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 12 1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 12 1.1.2. Nguồn gốc, bản chất của dạy học theo chủ đề ........................................ 13 1.1.3. Ưu thế của dạy học theo chủ đề............................................................... 19 1.1.4. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ............................................. 21 1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của tổ chức dạy học theo chủ đề lịch sử ........................ 22 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 24 1.2.1. Về phía giáo viên ..................................................................................... 26 1.2.2. Về phía học sinh ...................................................................................... 30 1.2.3. Một số nhận xét ....................................................................................... 34 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT THỊ XÃ PHỔ YÊN. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................... 37 2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 .......... 37 2.2. Nguyên tắc tổ chức dạy học chủ đề trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 ................................................................................................................. 39 2.3. Biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học LSVN lớp 11 ........ 42 2.3.1. Nhóm biện pháp chuẩn bị xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề ....... 42 2.3.2. Nhóm biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề bài học nội khóa ............. 53 2.3.3. Nhóm biện pháp dạy học chủ đề lịch sử trong hoạt động ngoại khóa .... 69 2.4. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................ 75 2.4.1. Mục đích, đối tượng, địa bàn thực nghiệm.............................................. 75 2.4.2. Chủ đề và phương pháp thực nghiệm ...................................................... 76 2.4.3. Kết quả, nhận xét ..................................................................................... 77 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 81 KẾT LUẬN....................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 85 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Xin đọc là DH Dạy học DHLS Dạy học lịch sử ĐHSP Đại học Sư phạm GV Giáo viên HS Học sinh HĐNK Hoạt động ngoại khóa KHMH Kế hoạch môn học LS Lịch sử LSDT Lịch sử dân tộc LSVN Lịch sử Việt Nam NL Năng lực NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học PC Phẩm chất SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Mức độ sử dụng và hiệu quả của các cách tiến hành dạy học theo chủ đề lịch sử .......................................................................... 29 Bảng 1.2. Mức độ quan tâm về các hoạt động trong giờ học chủ đề lịch sử ....... 33 Bảng 1.3. Nhận thức về khó khăn của học sinh khi học tập theo chủ đề lịch sử .............................................................................................. 34 Bảng 2.1. Kế hoạch môn học (phần LSVN) lớp 11 - THPT........................... 48 Bảng 2.2. Tiêu chí phân tích và đánh giá kế hoạch dạy học theo công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ............................................................... 52 Bảng 2.3. Kết quả kiểm tra cuối giờ ............................................................... 78 Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả học lực ............................................................... 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của các mục đích dạy học theo chủ đề lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện nay. .................. 26 Biểu đồ 1.2. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong giờ học theo chủ đề lịch sử ............................................................................... 27 Biểu đồ 1.3. Những khó khăn của giáo viên khi dạy học theo chủ đề lịch sử...... 30 Biểu đồ 1.4. Các hoạt động học tập và mức độ diễn ra trong giờ học theo chủ đề LS............................................................................................ 32 Biểu đồ 2.1. So sánh điểm chủ đề giữa các lớp ............................................... 78 Biểu đồ 2.2. So sánh học lực học sinh các lớp ................................................ 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định rõ nhiệm vụ của giáo dục phổ thông hiện nay là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [14]. Thực hiện chủ trương trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức triển khai tập huấn đổi mới cách dạy học theo chủ đề cho giáo viên toàn quốc từ năm học 2014 - 2015 nhằm giúp họ nhận thức và thực hiện tốt hơn việc đổi mới để từng bước nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Dạy học theo chủ đề có nhiều điểm mới, các nhiệm vụ học tập được giao cho HS, HS chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề; kiến thức không vụn vặt, riêng lẻ mà được tổ chức lại thành hệ thống, có quan hệ chặt chẽ; sau khi học không chỉ hiểu, biết, vận dụng mà còn biết phân tích, tổng hợp, đánh giá. Thực tế việc vận dụng dạy học theo chủ đề hiện nay ở trường phổ thông còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao. Một số GV chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc triển khai bài học theo chủ đề để phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS nên chưa thật sự quan tâm tổ chức dạy học theo chủ đề trong các giờ học Lịch sử. Phần lớn GV vẫn dạy theo lớp - bài cụ thể trong sách giáo khoa, nặng về truyền thụ kiến thức. HS thụ động và phụ thuộc nhiều vào GV trong quá trình tiếp nhận kiến thức, nên cảm thấy nhàm chán, không hứng thú với bộ môn LS, làm cho chất lượng dạy học bộ môn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do vậy, trong chương trình giáo dục phổ thông mới công bố năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2018 có những thay đổi căn bản và toàn diện từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất và năng lực. Theo đó, chương trình được phát triển theo hướng mở, linh hoạt, mềm dẻo về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Trong đó, chú trọng các hoạt động tổ chức hướng dẫn học sinh tự học; giảm thời lượng trên lớp, tăng hoạt động thực hành ứng dụng; tăng nội dung giáo dục địa phương gần gũi, thiết thực với đời sống. Xuyên suốt chương trình là hệ thống các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của Lịch sử thế giới, khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức thông sử mà học sinh đã được học ở cấp THCS. Các chủ đề và chuyên đề lịch sử của chương trình mang tính hệ thống, cơ bản, xuất phát từ yêu cầu phát triển các phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và mục tiêu giáo dục Lịch sử đối với từng lớp học, cấp học. Trong đó, phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 có vị trí quan trọng trong tiến trình Lịch sử dân tộc. Đây là quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh, phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp… Qua đó, giáo dục lòng yêu nước, chí căm thù quân xâm lược, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước. Vấn đề đặt ra là tổ chức dạy học theo chủ đề như thế nào để giúp HS lĩnh hội kiến thức, khơi gợi được niềm say mê, hứng thú học tập trong giờ học LS. Xuất phát từ những lý do trên, học viên quyết định chọn vấn đề “Tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học theo chủ đề và các vấn đề có liên quan trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Trong điều kiện thời gian học tập và nghiên cứu hơn một năm qua, học viên đã tiếp cận vấn đề này qua một số tài liệu trong và ngoài nước như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Năm 1982, tác giả I. la. Lecne với “Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học lịch sử” (NXB Giáo dục Mátxcova, Người dịch: Trần Kim Vân, Đinh Ngọc Bảo, Phạm Duy Khánh, Nguyễn Thị Côi) đã đưa ra yêu cầu đối với GV trong DHLS phải tạo ra “tình huống có vấn đề nhằm nâng cao kỹ năng nhận thức tích cực để giải quyết các vấn đề” trong quá trình dạy học. Theo tác giả, thông qua các biện pháp này sẽ kích thích năng lực sáng tạo, nhận thức tích cực của HS nâng cao chất lượng dạy học môn LS. Đây là gợi ý giúp học viên triển khai nghiên cứu dạy học theo chủ đề học tập [30]. Tài liệu “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử”, Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi đồng chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tác giả Trịnh Đình Tùng; giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” (tập 1 và tập 2) của tác giả Phan Ngọc Liên chủ biên, Nxb Đại học Sư phạm (2010) cho thấy: Ở Việt Nam, những nghiên cứu về DH theo chủ đề nói chung và tổ chức dạy học theo chủ đề nói riêng còn khá khiêm tốn về nội dung, phạm vi, mức độ. Các nghiên cứu chưa được thực hiện một cách hệ thống, toàn diện ở cả ba cấp học; chưa đề xuất được phương pháp, kĩ thuật dạy học lịch sử theo chủ đề. Mặt khác, phần lớn, các nghiên cứu mới được khai thác ở khía cạnh các chủ đề tích hợp cấp tiểu học, THCS trên cơ sở nghiên cứu, cấu trúc chương trình hiện hành mà chưa đề cập tới việc tổ chức dạy học các chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông. Đối với cấp THPT, các nghiên cứu về dạy học theo chủ đề còn khá mờ nhạt, nhất là trong lĩnh vực tổ chức DHLS [34]. Năm 2011, tác giả Đỗ Hồng Thái với đề tài “Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông” đã nhận định tích hợp trong dạy học nói chung, Lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự thay đổi căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Từ cách tiếp cận nội dung, giáo dục chuyển sang tiếp cận năng lực. Điều đó đặt ra những yêu cầu về nguyên tắc và phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp để giải quyết nhiều vấn đề đã và đang đặt ra [40]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Để chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội, một loạt các hội thảo, hội nghị bàn về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trong thời kì mới đã được tổ chức. Trong cuốn kỉ yếu hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội), (2014) đã phác họa bức tranh tổ chức DHLS ở trường phổ thông. Các bài viết đề cập đến nhiều vấn đề về phương pháp dạy học LS hết sức phong phú, từ việc sử dụng di sản văn hóa đến các phương pháp dạy học theo dự án, dạy học hợp tác, dạy học thực hành bộ môn, tự học LS của HS. Hầu hết các tác giả đều khẳng định sự cần thiết phải chuyển đổi từ phương pháp dạy học, từ dạy kiến thức sang dạy cách học cho học sinh. Những nghiên cứu này là những gợi ý quan trọng trong việc đề xuất một số biện pháp, hình thức tổ chức DH chủ đề LS [29]. Tiếp đến trong “Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên trung học phổ thông xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn lịch sử” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014) đã đề cập đến việc xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS môn LS. Trong đó có đề cập đến việc xây dựng mỗi chuyên đề dạy học cần thực hiện các theo các quy trình sau: thứ nhất, xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề sẽ xây dựng; thứ hai, xây dựng nội dung chuyên đề; thứ ba, xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện hành; thứ tư, xác định và mô tả mức độ yêu cầu; cuối cùng là biên soạn các câu hỏi/bài tập và cuối cùng là thiết kế tiến trình dạy học. Tác giả có thể căn cứ vào đây để tiến hành tổ chức dạy học theo chủ đề phần LSVN (từ năm 1858-1918) [5]. Ngày 5/12/2014, Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh hội thảo “Dạy học tích hợp và dạy học phân hóa ở trường trung học - Giải pháp đáp ứng yêu cầu chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015″. Tác giả Võ Văn Duyên Em đã chỉ ra rằng hiện nay cần thiết phải trang bị nhiều kĩ năng cho học sinh (an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- trường, an toàn lao động, sử dụng năng lượng tiết kiệm, định hướng nghề nghiệp…) trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhà trường vì lí do phải đảm bảo học tập phù hợp với sự phát triển của học sinh. Mặc dù khi xây dựng chương trình sách giáo khoa nhiều tri thức đã được tích hợp nhằm thực hiện nhiều yêu cầu đối với học sinh, song không thể đầy đủ và phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh. Vì vậy, giáo viên phải nghiên cứu, tích hợp các nội dung này một cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau [49]. Trong bài viết “Nghiên cứu dạy học tích hợp liên môn: những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học” trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Tập 31, Số 1 năm 2015 tác giả Đỗ Hương Trà đã trình bày các nguyên tắc của dạy học liên môn cũng như việc xây dựng và lựa chọn chủ đề dạy học để đưa người học vào hoạt động tìm tòi nghiên cứu nhằm đảm bảo cho người học có được kiến thức sâu sắc, bền vững và có thể chuyển đổi được. Cuối bài viết, tác giả kết luận rằng việc đảm bảo các nguyên tắc của dạy học tích hợp liên môn cùng với việc xây dựng và lựa chọn chủ đề dạy học và ý thức được tiến trình sư phạm nhằm đưa người học vào hoạt động tìm tòi khám phá [41]. Trong “Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên THPT dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015) các tác giả đã đưa ra ý kiến của mình về ưu điểm của việc DH theo chủ đề tích hợp như sau: “Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho HS. Học chủ đề tích hợp, liên môn HS được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tính huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là chủ đề tích hợp, liên môn giúp HS không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn” [6]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Tác giả Nguyễn Xuân Trường trong bài viết “Nhìn nhận lại chương trình, SGK Lich sử hiện hành và một số vấn đề trao đổi, định hướng xây dựng chương trình, SGK sau năm 2015” tại Hội thảo khoa học quốc gia về DHLS ở trường phổ thông Việt Nam đã đề xuất ở cấp THPT, nội dung kiến thức LS không lặp lại tiến trình như THCS, mà được thiết kế thành các chủ đề. Tuy nhiên, phải đảm bảo tính toàn diện giữa các chủ đề về chiến tranh với các chủ đề về kinh tế, văn hóa. Như vậy, có thể thấy DH theo chủ đề là một trong những định hướng được nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục đưa ra tại hội thảo và đây là một trong những hướng đi đúng đắn, phù hợp với thực trạng dạy và học LS ở nước ta hiện nay góp phần xây dựng chương trình SGK mới sau năm 2015 [48]. Trong kỉ yếu Hội nghị “Tổng kết, đánh giá chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành của Việt Nam” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016), tác giả Phạm Hồng Tung và nhóm nghiên cứu đã báo cáo về chương trình môn Lịch sử trong CT GDPT hiện hành. Trong đó, trên cơ sở đánh giá những ưu tiên, hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, nhóm tác giả đã đề xuất định hướng xây dựng chương trình môn LS trong thời kì mới [8]. Trong cuốn kỉ yếu Hội thảo Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trong bối cảnh hiện nay, NXB Lý luận chính trị (2016) tác giả Nguyễn Đình Vỳ trong bài viết “Đổi mới việc biên soạn chương trình và SGK LS mới theo định hướng phát triển NL của HS trong quá trình hội nhập quốc tế” đề xuất dự kiến chương trình và SGK LS mới sẽ biên soạn theo hướng không lặp lại về nội dung ở cấp ba như hiện nay mà CT LS cấp THPT sẽ được thiết kế theo chủ đề và trong mỗi chủ đề lại có chủ đề nhỏ. Trong các chủ đề này có thể có một phần “đồng tâm” để khái quát lại những nét cơ bản nhất về LS thế giới, LS khu vực và LSDT, mà trọng tâm là các vấn đề về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, quan hệ quốc tế… Như vậy, có thể thấy DH theo chủ đề là một trong những định hướng được các nhà nghiên cứu, các nhà sử học đưa ra tại hội thảo và đây sẽ là một trong những hướng đi đúng đắn, phù hợp với thực tế việc dạy và học LS ở nước ta hiện nay [51]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Tác giả Nguyễn Thị Bích trong bài viết “Tổ chức hiệu quả việc DH chủ đề LS ở trường THPT” (Kỉ yếu hội thảo “Nghiên cứu và giảng dạy LS trong bối cảnh hiện nay”), NXB Lý luận chính trị, 2016 đã làm rõ khái niệm DH theo chủ đề và đưa ra những gợi ý về các cách thức, con đường, biện pháp để tổ chức hiệu quả việc DH các chủ đề LS ở trường THPT [15]. Tác giả Nguyễn Thị Thế Bình và Lê Thị Thu với bài viết “Dạy theo chủ đề trong môn LS ở trường THPT” đăng trên Tạp chí giáo dục số 388, kì 2-8/2016 đã cho rằng “để tổ chức DH theo chủ đề trong môn LS, cần vận dụng linh hoạt, đa dạng các hình thức và phương pháp dạy học”. Ngoài ra, các tác giả còn đề xuất cách tiến hành tổ chức DH theo chủ đề trong môn LS có các bước: “Bước 1. Nếu vấn đề, thu hút sự chú ý của HS vào nội dung trọng tâm của chủ đề; Bước 2. Cung cấp nguồn dữ liệu, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của chủ đề LS; Bước 3. Tổ chức, hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng và cuối cùng là củng cố, kiểm tra hoạt động nhận thức, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS”. Tác giả cho rằng: DH theo chủ đề có ý nghĩa quan trọng đối với bộ môn LS ở nhà trường phổ thông. Việc tổ chức DH chủ đề LS không chỉ giúp HS hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, hiện tượng LS mà còn giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiến cuộc sống. Học viên nhận thấy quy trình và các biện pháp mà các tác giả đề xuất có vai trò định hướng hết sức quan trọng trong việc tổ chức DHLS theo chủ đề và khẳng định việc tổ chức DHLS theo chủ đề là hết sức cần thiết, phù hợp với cách học và cách dạy LS theo hướng đổi mới hiện nay [17]. Trong cuốn tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên về “Phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn HS tự học môn LS” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017), các tác giả đã đề xuất “quy trình xây dựng chủ đề để DHLS và hướng dẫn thiết kế kế hoạch DH chủ đề theo các chuỗi hoạt động học [9]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Các tài liệu tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ sở để tác giả khẳng định định hướng chỉ đạo của Bộ về việc đổi mới PPDH LS và là tài liệu tham khảo hữu hiệu trong việc triển khai nghiên cứu đề tài luận văn về tổ chức DH theo chủ đề môn LS. Cuốn “Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” của Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên) - Đỗ Hương Trà Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 13/10/2017, đề cập đến các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải bàn, học theo họp đồng, theo dự án... nhằm phát huy tối đa khả năng, hình thành năng lực của người học. Học sinh được học thông qua thực hành và trải nghiệm, tăng cường tính tự học. Học sinh được học trong những giờ học thực sự có ý nghĩa thay cho thụ động lắng nghe, ghi chép, truyền thụ một chiều, mang tính áp đặt như trước đây. Dạy và học tích cực, hướng tới tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh, tạo điều kiện phân hóa trình độ, đáp ứng các phong cách học, phát huy khả năng tối đa của người học. Qua đó hình thành các kĩ năng hợp tác, giao tiếp, trình bày, tìm kiếm, thu thập, xử lí thông tin, giải quyêt vấn đề... Đồng thời khuyến khích giáo viên tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt trong áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và bối cảnh địa phương [19]. Vấn đề tổ chức DH môn LS được các chuyên gia, các nhà giáo dục lịch sử đề cập một cách toàn diện trong các công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học giáo dục, tạp chí giáo dục và xã hội, tạp chí thiết bị giáo dục… Các bài viết trên các tạp chí khoa học chủ yếu đề cập đến các hoạt động tổ chức DH môn LS theo định hướng tiếp cận năng lực. Mặc dù chưa đề cập trực tiếp đến tổ chức DH chủ đề môn LS nhưng đây là những gợi ý căn bản cho học viên trong quá trình nghiên cứu, phân tích chương trình giáo dục phổ thông môn LS để xác định chủ đề và đề xuất biện pháp tổ chức DH chủ đề. Những tài liệu học viên tiếp cận được là nguồn quý báu gợi cho học viên xây dựng chương trình lớp 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ vai trò, ý nghĩa của việc DHLS theo chủ đề, luận văn xác định chủ đề và mục đích của chủ đề, từ đó đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học LSVN lớp 11 ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - chương trình chuẩn nhằm nâng cao chất lượng DHLS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc tổ chức dạy học theo chủ đề lịch sử trong trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ: Nghiên cứu về cơ sở lý luận của tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11. Tiến hành điều tra, khảo sát dưới các hình thức đối với GV và HS ở các trường để đánh giá thực trạng tổ chức dạy học theo chủ đề LS ở trường THPT. Nghiên cứu chương trình, SGK môn LS ở trường THPT. Xây dựng một số biện pháp tổ chức dạy học chủ đề trong chương trình LSVN giai đoạn 1858 - 1918. Tiến hành thực nghiệm để chứng minh tính đúng đắn, cấp thiết của luận văn. 3.4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về lý luận dạy học bộ môn: Trên cơ sở thống nhất quan niệm về tổ chức dạy học chủ đề trong giáo dục học, luận văn tập trung vào tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT. - Phạm vi về nội dung: Tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11. - Phạm vi hình thức: Do phạm vi của đề tài rộng (bao gồm 6 chủ đề với các hình thức tổ chức dạy học nội khóa và ngoại khóa) nên học viên tập trung vận dụng nghiên cứu các biện pháp tổ chức dạy học chủ đề trong giờ học nội khóa. - Về địa bàn khảo sát, thực nghiệm: Các trường THPT trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Dựa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về sử học và giáo dục LS. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa vấn đề dạy học theo chủ đề LS từ các nguồn tài liệu lý luận dạy học nói chung, lý luận dạy học bộ môn lịch sử nói riêng. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, phát phiều điều tra cho giáo viên và học sinh, quan sát, dự giờ, phỏng vấn sâu để tìm hiểu, đánh giá thực trạng dạy học theo chủ đề trong dạy học Lịch sử ở địa bàn thực hiện. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm tại trường THPT trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để chứng minh tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 5. Giả thiết khoa học Khi tiến hành tổ chức dạy học chủ đề LS theo đề xuất của luận văn sẽ góp phần hình thành và phát triển năng lực, tạo hứng thú học tập cho HS, nâng cao hiệu quả DHLS ở trường THPT. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Làm phong phú lý luận dạy học bộ môn LS việc tổ chức dạy học theo chủ đề. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Là tài liệu tham khảo có ích cho GV phổ thông, góp phần thực hiện tốt chủ trương đổi mới giáo dục nói chung và PPDH lịch sử nói riêng trong nhà trường. 7. Đóng góp của luận văn Về lí luận: Khẳng định vai trò, ý nghĩa của phương pháp dạy học theo chủ đề nhằm phát huy hứng thú, tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả bài học LS ở trường THPT. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Về thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng việc tổ chức DH các chủ đề. Đề xuất được các biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề. Góp phần thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, SGK LS sau 2015 8. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn tổ chức dạy học chủ đề trong dạy học Lịch sử Việt Nam bậc THPT. Chương 2. Biện pháp tổ chức dạy học chủ đề trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT thị xã Phổ Yên. Thực nghiệm sư phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 177 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 202 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 149 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 198 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn