Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử (1900 - 1956)
lượt xem 9
download
Đề tài “Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử (1900 - 1956)” với mục đích làm sáng tỏ những vấn đề nói trên, góp phần bổ sung nguồn tài liệu lịch sử địa phương của vùng đất Thủ Dầu Một xưa cũng như Bình Dương ngày nay, làm cơ sở cho việc biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương nhằm bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy những thành quả, truyền thống mà các thế hệ ông cha đã xây dựng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử (1900 - 1956)
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ TIỀN ĐỊA DANH THỦ DẦU MỘT: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, Ý NGHĨA VÀ CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ (1900 - 1956) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG - 2021
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ TIỀN ĐỊA DANH THỦ DẦU MỘT: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, Ý NGHĨA VÀ CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ (1900 - 1956) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ : 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP BÌNH DƢƠNG - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu, tổng hợp thật sự nghiêm túc của bản thân. Các luận cứ nghiên cứu, dữ liệu, hình ảnh trong luận văn là chính xác và trung thực. Bình Dương, tháng 04 năm 2021 Ngƣời viết luận văn Nguyễn Thị Tiền i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, Viện đào tạo Sau Đại học, quý thầy cô Chƣơng trình đào tạo sau đại học ngành Lịch sử Việt Nam, Khoa Sƣ phạm Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tại trƣờng. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp - ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian, đóng góp ý kiến quý báu để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trƣờng THPT Tân Phƣớc Khánh tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành khóa học này./. Xin trân trọng cảm ơn! ii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Bảng thống kê so sánh diện tích trồng lúa ở Thủ Dầu Một với các tỉnh/vùng khác ở Nam Bộ. Bảng 1.2. Bảng thống kê nông sản (lúa gạo) năm 1956 của tỉnh Thủ Dầu Một. Bảng 1.3. Bảng thống kê lâm sản (lâm sản kiểm soát) của tỉnh Thủ Dầu Một năm 1956. Bảng 1.4. Bảng thống kê gia súc của tỉnh Thủ Dầu Một năm 1956. Bảng 1.5. Bảng thống kê dân số của tỉnh Thủ Dầu Một năm 1956. Bảng 2.1. Bảng thống kê số làng, thôn của hạt Thủ Dầu Một (1869-1876). Bảng 2.2. Bảng thống kê 10 chợ chi phối địa phận hạt Thủ Dầu Một. Bảng 3.1. Bảng thống kê quy hoạch hành chính vùng Nam Bộ năm 1908. Bảng 3.2. Bảng thống kê diện tích ruộng đất phân bố ở tỉnh Biên Hòa. Bảng 3.3. Bảng thống kê các tỉnh ở Nam kỳ theo nghị định ngày 1/1/1900. Bảng 3.4. Bảng Thống kê tổng quát về tỉnh Thủ Dầu Một năm giữa năm 1956. Bảng 3.5. Bảng Thống kê danh sách các vị chỉ huy hành chánh tỉnh Thủ Dầu. Bảng 3.6. Danh sách các đơn vị hành chính Nam Việt. iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 1 3. Đối tương nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................... 7 4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7 6. Đóng góp luận văn .................................................................................... 8 7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 9 CHƢƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THỦ DẦU MỘT10 1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................... 10 1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 10 1.1.2. Địa thế - địa chất ............................................................................... 11 1.1.3. Sông ngồi - khí hậu ............................................................................ 11 1.1.4. Đặc điểm kinh tế ................................................................................ 13 1.1.4.1. Nông nghiệp ................................................................................... 13 1.1.4.2. Thủ công nghiệp ............................................................................. 18 1.1.4.3. Thương nghiệp ................................................................................ 20 1.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội .................................................................. 22 1.2.1. Dân số ................................................................................................ 22 1.2.2. Phong tục - tín ngưỡng - tôn giáo ..................................................... 23 1.2.3. Y tế - giáo dục .................................................................................... 26 1.2.3.1. Y tế .................................................................................................. 26 1.2.3.2. Giáo dục ......................................................................................... 27 1.3. Một số vấn đề lý luận về địa danh học ............................................... 29 1.3.1. Khái niệm........................................................................................... 29 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu của địa danh .................................................. 31 1.3.2. Phân loại địa danh ............................................................................ 31 1.3.3. Phương thức định danh ..................................................................... 32 iv
- CHƢƠNG 2 NGUỒN GỐC TÊN GỌI THỦ DẦU MỘT - Ý NGHĨA PHẢN ÁNH NHỮNG GIÁ TRỊ HIỆN THỰC ........................................................... 34 2.1. Đôi nét về cây Dầu .............................................................................. 34 2.1.1. Tên và nguồn gốc cây Dầu ................................................................ 34 2.1.2. Khảo tả cây Dầu ................................................................................ 34 2.1.3. Phương pháp trồng cây Dầu ............................................................. 35 2.1.4. Công dụng của cây Dầu .................................................................... 35 2.2. Nguồn gốc tên gọi Thủ Dầu Một ....................................................... 36 2.2.1. Tên gọi Thủ Dầu Một qua ghi chép trong thư tịch cổ ....................... 36 2.2.2. Tên gọi Thủ Dầu Một qua những kiến giải mới ................................ 38 2.2.3. Tên gọi Thủ Dầu Một qua các định danh hành chính ...................... 41 2.3. Ý nghĩa tên gọi Thủ Dầu Một ............................................................. 44 2.4. Tên gọi Thủ Dầu Một ảnh hưởng trong đời sống của nhân dân Thủ Dầu Một ...................................................................................................... 45 2.4.1. Ảnh hưởng về mặt kinh tế .................................................................. 46 2.4.2. Ảnh hưởng về mặt văn hóa - xã hội........................................................ 55 2.4.3. Ảnh hưởng về mặt chính trị ............................................................... 60 CHƢƠNG 3 VÙNG ĐẤT THỦ DẦU MỘT QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ66 3.1. Thủ Dầu Một trước khi người Việt đến khai phá .............................. 66 3.2. Thủ Dầu Một thời kỳ người Việt đến khai phá .................................. 67 3.3. Thủ Dầu Một thời kỳ thuộc huyện Bình An ...................................... 71 3.4. Tỉnh Thủ Dầu Một dưới thời Pháp thuộc .......................................... 76 3.5. Thủ Dầu Một thời kỳ thuộc tỉnh Bình Dương ................................... 83 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 87 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 93 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 101 v
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thủ Dầu Một - vùng đất có lịch sử lao động, khai phá, xây dựng và chiến đấu chống giặc ngoại xâm hơn 300 năm nếu tính từ ngày Chƣởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lƣợc xứ Gia Định, hình thành nên những thôn xóm ngƣời Việt đầu tiên trên vùng đất mới. Thủ Dầu Một tuy nay không còn là tên riêng của một tỉnh nhƣng quá khứ đây từng là địa danh vùng, rồi là địa danh chỉ các đơn vị hành chính các cấp qua các thời kì lịch sử trong những lần thay đổi địa giới hành chính. Năm 1869, lần đầu tiên địa danh Thủ Dầu Một đƣợc đặt tên cho một đơn vị hành chính cấp hạt. Tên tỉnh Thủ Dầu Một chính thức ra đời năm 1900, đến năm 1956, nền Đệ I Cộng hòa đƣợc thiết lập ở miền Nam Việt Nam do sắc lệnh 143-NV ngày 22/10/1956, danh xƣng Thủ Dầu Một bị bãi bỏ và tỉnh Bình Dƣơng đƣợc thành lập trên vùng đất huyện Bình An xƣa kia. Ngƣợc dòng lịch sử, trở lại tìm hiểu rõ về tên gọi của một vùng đất là điều rất cần thiết bởi cái gì cũng phải có nguồn gốc và lịch sử phát triển của nó nhƣng tìm về gốc rễ xa xƣa không phải là đều dễ dàng. Nói đến tên gọi Thủ Dầu Một cũng nhƣ thế, vấn đề này đã đƣợc giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, đƣa ra nhiều cách giải thích, nhiều ngƣời đã gặp không ít sự lúng túng, nhìn chung đến nay vẫn chƣa có câu trả lời thỏa đáng. Từ đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử (1900 - 1956)” với mục đích làm sáng tỏ những vấn đề nói trên, góp phần bổ sung nguồn tài liệu lịch sử địa phƣơng của vùng đất Thủ Dầu Một xƣa cũng nhƣ Bình Dƣơng ngày nay, làm cơ sở cho việc biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phƣơng nhằm bồi dƣỡng, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy những thành quả, truyền thống mà các thế hệ ông cha đã xây dựng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về: “Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử (1900 - 1956)” là một đề tài mới chƣa đƣợc giới nghiên cứu quan tâm sâu sắc, có chăng chỉ là những đề tài mang tính khái quát về vùng đất 1
- Thủ Dầu Một. Mặc dù là một đề tài chƣa đƣợc nghiên cứu sâu nhƣng trên thực tế đã có nhiều công trình tiếp cận vấn đề dƣới nhiều gốc độ khác nhau mà tác giả ít nhiều đã tham khảo nội dung của những nhà nghiên cứu trƣớc. Các công trình sƣu tầm, nghiên cứu về tên gọi Thủ Dầu Một có ba dạng: thứ nhất là những công trình có đề cập hoặc ít, hoặc nhiều đến Thủ Dầu Một trong toàn bộ vùng đất Đồng Nai - Gia Định hay Nam Bộ; thứ hai là các công trình chung về tỉnh, trong đó có đề cập phần nào về tên gọi, ảnh hƣởng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của vùng đất Thủ Dầu Một; thứ ba là những công trình nghiên cứu sâu về tên gọi Thủ Dầu Một. Ở dạng thứ nhất, có các công trình tiêu biểu, nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến Nam Bộ, trong đó có Thủ Dầu Một (những yếu tố tác động đến văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội, ảnh hƣởng đến việc hình thành tên gọi Thủ Dầu Một trong lịch sử): Đầu tiên quyển Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1726 - 1783), đây là nguồn thƣ tịch viết vào thời điểm đang diễn ra cuộc khai khẩn, mở rộng vùng đất phía Nam nên cung cấp nhiều sử liệu quý về vùng đất phƣơng Nam nhƣ cảnh quan, tài nguyên, dân cƣ, chế độ ruộng đất, thuế khóa, binh chế… Tác phẩm Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết dƣới thời vua Gia Long là bộ sách quý thể hiện ở nhiều phƣơng diện nhƣ cƣơng vực địa lý, thành trì, khí hậu và các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, đặc biệt là giới thiệu nguồn gốc và lí giải một số địa danh ở Gia Định thuộc vùng đất Nam Bộ. Bộ sách Đại Nam nhất thống chí (1882) của quốc sử quán triều Nguyễn do Đào Duy Anh dịch, nội dung sách là địa chí từng tỉnh trong cả nƣớc Việt Nam và một số lãnh thổ kề cận bấy giờ: Cao Miên (Campuchia ngày nay), Xiêm La (Thái Lan), Thủy Xá, Hỏa Xá, Miến Điện (Myanma ngày nay), Nam Chƣởng. Mỗi tỉnh đƣợc trình bày theo các mục: cƣơng giới duyên cách (sự thay đổi biên giới và bờ cõi), phân hạt (phân cấp hành chính các phủ, huyện, châu), hình thể, khí hậu, phong tục, thành trì, hộ khẩu, điền phú, sơn xuyên, cổ tích, quan trấn (cửa ải và đồn biển), thị tập (chợ), tân lƣơng (bến đập), lăng mộ, từ miếu, nhân vật, thổ sản, giang đạo (đƣờng sông), tân độ (bến đò)... Đây đƣợc xem là bộ địa chí phản ánh đầy đủ nhất các mặt của đời sống dân tộc Việt Nam, trong đó bộ sách có giải thích về 2
- nguồn gốc, ý nghĩa và cách thức biến chuyển của địa danh. Trong Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Biên Hòa (Đồng Nai, Sông Bé, Bà Rịa, Vũng Tàu) vào năm 1994, Nguyễn Đình Đầu đã trình bày những thay đổi về địa danh hành chính của tỉnh Đồng Nai (khi ấy còn gọi là trấn Biên Hòa, rồi đến tỉnh Biên Hòa) từ năm 1808 đến năm 1994, thời kỳ này Thủ Dầu Một thuộc Bình An. Tác giả đã thống kê những địa danh làng bắt đầu bằng những chữ nhƣ: An, Bình, Chánh, Hƣng, Long… và giải thích ý nghĩa của chúng. Điều khó khăn là về mặt địa lý - hành chính của vùng đất Thủ Dầu từ xƣa đến nay trải qua nhiều lần thay đổi, vì thế trong quá trình nghiên cứu phải tìm hiểu rõ những đổi thay về địa danh, từ đó xác định địa bàn Thủ Dầu Một hiện nay. Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến vùng đất này cần nghiên cứu liên quan đến lịch sử của các tỉnh lân cận nhƣ Bình Phƣớc, Đồng Nai,… Trong tác phẩm: Địa chí Bình Phước của TS. Lê Hữu Phƣớc chủ biên do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2015. Đây là một công trình, tổng hợp một cách hệ thống và khá đầy đủ về lĩnh vực tự nhiên, địa chất, khí hậu, thủy văn, về tài nguyên, đất đai, động vật, thực vật; về cộng đồng dân cƣ, dân tộc; về địa lý hành chính; về lịch sử các nền văn minh cổ, thời kỳ các chúa Nguyễn, thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ xây dựng, bảo vệ tổ quốc và đổi mới; những sự kiện nhân vật lịch sử, hành chính của các huyện, thị. Sách cung cấp cho tác giả nguồn tƣ liệu về lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Bình Phƣớc nói riêng và vùng đất Thủ Dầu Một nói chung. Ở dạng thứ hai, tên gọi vùng đất Thủ Dầu Một đƣợc đề cập phần nào đó trong các công trình nghiên cứu nhiều mặt về tỉnh, tiêu biểu là các tập địa chí của tỉnh Thủ Dầu Một, địa chí tỉnh Sông Bé và các tập địa chí của tỉnh Bình Dƣơng qua các thời kì lần lƣợt đƣợc xuất bản mà tác giả đã đƣợc tiếp cận nhƣ: tập địa chí tỉnh Thủ Dầu Một năm 1910, tập địa phương chí tỉnh Thủ Dầu Một năm 1956, đây là hai tập địa chí nghiên cứu rất kĩ về giai đoạn Thủ Dầu Một là một đơn vị hành chính cấp tỉnh, quan trọng hơn trong cả hai tập địa chí điều lý giải về nguồn gốc tên gọi của tỉnh Thủ Dầu Một, làm nguồn tƣ liệu rất đáng tin cậy trong luận văn. Tiếp theo là công trình nghiên cứu về địa chí tỉnh Bình Dƣơng, trong 3
- đó có: “Tỉnh Bình Dương - Địa phương chí” xuất bản năm 1967 do ty Hành Chánh với sự cộng tác của sinh viên Quốc gia Hành Chánh K-12 biên soạn. Tập Địa phƣơng chí đƣợc biên soạn nhằm giới thiệu cho khách tứ phƣơng tất cả những sắc thái đặc biệt của Tỉnh Bình Dƣơng thời kỳ này. Nội dung trình bày khái quát về tất cả các phƣơng diện của đời sông xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, văn hóa, xã hội trong giai đoạn này. Trong tâp địa chí này, tác giả đã giới thiệu về tên gọi Thủ Dầu Một với nhiều cách hiểu khác nhau và cả phần ý nghĩa về tên gọi Bình Dƣơng hiện nay. Sau đó là tập Địa phương chí Bình Dương năm 1975 đƣợc xuất bản, tiếp theo là công trình: Địa chí Bình Dương toàn tập của PGS.TS Phan Xuân Biên chủ biên xuất bản 2010, trình bày về lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Bình Dƣơng qua các thời kì, phục dựng lại bức tranh kinh tế xã hội của Bình Dƣơng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội. Bên cạnh đó, còn có Địa chí tỉnh Sông Bé của Trần Bạch Đằng xuất bản năm 1991. Sách trình bày sáu phần chính sau: địa lý tự nhiên, địa lý lịch sử; truyền thống văn hóa; lịch sử đấu tranh cách mạng Sông Bé 1920 - 1945; Sông Bé 30 năm chiến tranh giải phóng - chín năm kháng chiến chống Pháp đơn vị vũ trang đầu tiên. Trong tập Địa chí nhóm tác giả cũng đã trích nguyên văn phần địa chí Thủ Dầu Một năm 1910, trong đó đã trình bày một phần cách lý giải về tên gọi Thủ Dầu Một vào thời kì này. Về sau còn có các công trình nghiên cứu về lịch sử đảng bộ của địa phƣơng, trong đó có: Lịch sử đảng bộ tỉnh Bình Dương 1930 -1945 do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng phát hành, Lịch sử đảng bộ thị xã Thủ Dầu Một, tập 1, sơ thảo 1930 - 1954 do nhà xuất bản Sông Bé ấn hành năm 1986, công trình nghiên cứu đặc điểm của thị xã Thủ Dầu Một; phong trào yêu nƣớc chống thực dân Pháp trƣớc khi có Đảng lãnh đạo cho đến khi Đảng bộ thị xã đƣợc thành lập và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1930-1945). Sau đó, là tác phẩm Lịch sử đảng bộ thị xã Thủ Dầu Một, tập 2, sơ thảo 1954 - 1975, tác phẩm tái hiện giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc nhằm góp phần tái hiện phần nào bối cảnh lịch sử trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ của dân tộc, đồng thời phổ biến và giáo dục những truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân ta, 4
- của Đảng bộ và nhân dân Châu Thành, thị xã Thủ Dầu Một cho thế hệ mai sau. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Minh Đức còn biên soạn công trình Lược sử tên đường Thị xã Thủ Dầu Một, ở đây tác giả giới thiệu lƣợc sử các địa danh, sự kiện lịch sử, danh nhân đã đƣợc chọn đặt tên 82 tuyến đƣờng trên địa bàn Thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dƣơng. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Văn Bình đã sƣu tầm và viết công trình: Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân thành phố Thủ Dầu Một (1945 - 2010), công trình nghiên cứu về vị trí địa lí, con ngƣời, truyền thống đấu tranh yêu nƣớc và lực lƣợng vũ trang của nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), chống Mỹ cứu nƣớc (1954 - 1975) và trong thời kì xây dựng, bảo vệ tổ quốc (1975 - 2010). Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Bình Dƣơng đƣợc công bố: Thủ Dầu Một - Bình Dương đất lành chim đậu của Sở Văn hóa Thông tin Bình Dƣơng biên soạn 1999. Đây là tập tài liệu của nhiều tác giả viết về Bình Dƣơng, tuy còn tản mạn nhƣng đã cung cấp khá nhiều tƣ liệu về nhiều mặt: lịch sử, văn hóa, con ngƣời Bình Dƣơng và là nguồn tài liệu tôi tham khảo khá nhiều. Ngoài ra, Thƣ viện tỉnh Bình Dƣơng còn tập hợp tất cả các bài viết về Bình Dƣơng đã đƣợc đăng tải trên các báo. Công trình nghiên cứu xuất bản năm 2017 của tác giả Nguyễn Đình Tƣ, Địa chí hành chính các tỉnh Nam kỳ thời Pháp thuộc (1859 - 1954), đây là những văn kiện ghi nhận quá trình sắp xếp, điều chỉnh lại ranh giới và tên gọi các đơn vị hành chính từ cấp làng xã đến cấp quận, tỉnh từ đầu thời Pháp thuộc để có đƣợc một hệ thống mà ngày nay đa số vẫn còn tồn tại. Số văn kiện này thuộc loại quý hiếm, sẽ giúp ích rất nhiều cho các tỉnh trong việc biên soạn tiến trình thành lập và các đơn vị hành chính qua từng giai đoạn lịch sử liên tục của tỉnh. Những văn kiện cho chúng ta biết đƣợc tiến trình phát triển dân số mỗi tỉnh ở Nam kỳ thời Pháp thuộc, qua từng năm hay từng giai đoạn… Những văn kiện bổ dụng các chức vụ đứng đầu mỗi tỉnh suốt thời gian ngƣời pháp cai trị đất Nam kỳ… Những văn kiện liên quan đến việc quy hoạch đƣờng sá đi khắp các vùng nông thôn, trong đó, trình bày rất chi tiết về địa lý hành chính tỉnh Bình Dƣơng qua các thời kì lịch sử. 5
- Ở dạng thứ ba, những công trình sƣu tầm nghiên cứu chuyên sâu về tên gọi địa danh Thủ Dầu Một. Trong kỷ yếu Hội thảo “300 năm phát triển Thủ Dầu Một - Bình Dương”, Trƣơng Chi tác giả bài viết “Thủ Dầu Một - Bình Dương, tên đất tên làng” đã đƣa ra nhận định của cá nhân sau khi đƣa ra các luồng ý kiến về vấn đề này trƣớc đó của các nhà nghiên cứu, ông cho rằng nguồn gốc Thủ Dầu Một là do nguyên ngữ Campuchia Tuln Phombốt có nghĩa là “đỉnh đồi cao nhất”, chỉ đỉnh đồi cao nằm ven sông Sài Gòn. Ngoài ra, trong tập thơ văn “Bình Dương hương đất tình người” nhà văn Nguyễn Yên Mô cũng đã có cách giải thích tên gọi Thủ Dầu Một hay nói cách khác đó là sự phát hiện của riêng ông. Tác giả Minh châu, với bài viết Tiếp cận địa danh thủ dầu một: nhìn từ góc độ lịch sử, từ nguyên... (quá trình hình thành và thời điểm xuất hiện), bài viết đã tổng hợp nhiều ý kiến về cách gọi và hiểu về tên gọi Thủ Dầu Một. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Minh Giao với bài viết “Về hai tên gọi Thủ Dầu Một và Bình Dương”, lý giải tên gọi Thủ Dầu Một về mặt từ nguyên và xác định thời điểm tên gọi Thủ Dầu Một xuất hiện. Nhìn chung, công trình nghiên cứu về tên gọi Thủ Dầu Một có khá nhiều. Mỗi công trình nghiên cứu nêu trên đề cập một hoặc một số vấn đề có liên quan đến tên gọi Thủ Dầu Một. Hiện chƣa có công trình nào đề cập đầy đủ và có hệ thống tổng hợp vì thế trên cơ sở kế thừa những gì các nhà nghiên cứu trƣớc đã tìm hiểu, tác giả sẽ đào sâu nghiên cứu về tên gọi Thủ Dầu Một tâp trung về mặt dân gian và mặt pháp lý cùng các vấn đề có liên quan. Gần đây nhất là các tham luận đƣợc đăng trong tập kỷ yếu Hội thảo khoa học: Tỉnh Thủ Dầu Một - 120 năm do Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ phối hợp cùng Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một và Hội Khoa học Lịch sử Bình Dƣơng tổ chức tại Trƣờng Đại Học Thủ Dầu Một ngày 17/12/2020, các tham luận nghiên cứu sâu về địa danh Thủ Dầu Một gồm có: - Lịch sử địa danh Thủ Dầu Một: những kiến giải mới của tác giả Nguyễn Văn Giác và Phan Thị Út Nhựt. - Thủ Dầu Một, một địa danh của tác giả Võ Nguyên Phong. - Nguồn gốc tên gọi Thủ Dầu Một về mặt dân gian và pháp lý của tác giả Nguyễn Thị Tiền (tác giả đề tài). 6
- - Tìm hiểu địa danh Thủ Dầu Một nhân kỉ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Thủ Dầu Một của tác giả Nguyễn Văn Ngoạn và Lê Thị Kim Út. Mặc dù, mỗi một tham luận tiếp cận vấn đề ở những gốc độ khác nhau nhƣng điều là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả tham khảo, chọn lọc, đối chiếu, so sánh, từ đó đƣa ra nhận định, cách lý giải riêng về tên gọi Thủ Dầu Một. 3. Đối tƣơng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu luận văn là địa danh Thủ Dầu Một, quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu địa danh Thủ Dầu Một, quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử từ khi Thủ Dầu Một đƣợc xem là một đơn vị hành chính cho đến khi giải thể tỉnh Thủ Dầu Một tháng 10 năm 1956: - Phạm vi về không gian: Vùng đất Thủ Dầu Một. - Phạm vi về thời gian: từ năm 1900 đến năm 1956. 4. Mục đích nghiên cứu Làm rõ nguồn gốc tên gọi Thủ Dầu Một, quá trình hình thành, từ đó xác định ý nghĩa tên gọi Thủ Dầu Một. Phân tích các giá trị lịch sử của địa danh Thủ Dầu Một trong đời sống kinh tế - xã hội của cƣ dân trên địa bàn tỉnh, chứng minh Thủ Dầu Một là vùng đất “Hội tụ - Khát vọng - Lan tỏa”. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong thời gian nghiên cứu và viết đề tài, tác giả đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: Một là, đề tài thuộc chuyên ngành khoa học lịch sử, do vậy, tác giả sử dụng phƣơng pháp lịch sử làm phƣơng pháp chủ đạo trong quá trình thực hiện luận văn. Tên gọi Thủ Dầu Một đƣợc xác định dƣới góc độ lịch sử, trong bối cảnh, không gian và thời gian cụ thể. Qua đó, tác giả phác họa lại bức tranh đời sống xã hội của nhân dân Thủ Dầu Một trong khoảng thời gian nghiên cứu. Nói cách khác, ngƣời viết còn kết hợp giữa phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic trong quá trình nghiên cứu luận văn để tìm mối liên hệ giữa các sự kiện lịch 7
- sử, nhằm nêu bật nội dung cốt lõi, bản chất của sự vật, sự việc, cố gắng trình bày lịch sử nhƣ nó đã từng diễn ra. Hai là, phƣơng pháp thu thập và xử lý tƣ liệu, trong đó gồm: tƣ liệu lƣu trữ hành chính từ trƣớc đến nay của các tỉnh, thành phố. Bản đồ các loại về địa hình, hành chính, kinh tế, quân sự… của tỉnh Thủ Dầu Một. Các báo địa phƣơng, sách địa phƣơng chí về địa bàn, các bài báo viết về địa phƣơng, một số tác phẩm văn học viết về địa phƣơng. Các sách lý luận về địa danh học và ngôn ngữ học cũng nhƣ nguồn tƣ liệu từ các loại từ điển khác nhau rất cần thiết cho việc nghiên cứu địa danh. Tƣ liệu điền dã đƣợc ngƣời nghiên cứu quan sát, thu thập, ghi chép và chọn lọc trong quá trình đi thực tế. Ba là, phƣơng pháp thống kê, phân loại, miêu tả. Đây là phƣơng pháp bắt buộc phải có khi bắt tay vào nghiên cứu địa danh và cũng là phƣơng pháp chủ yếu đƣợc vận dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Dựa vào nguồn tƣ liệu đã đƣợc thu thập, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại và miêu tả địa danh để làm rõ mục đích đề ra. Từ đó, có thể rút ra đặc điểm riêng của từng loại và đặc điểm chung của địa danh. Bốn là, phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu đồng đại để tìm ra những nét tƣơng đồng và dị biệt của địa danh Thủ Dầu Một với một số địa danh lân cận, bên cạnh đó sử dụng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu lịch đại để xác định nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của địa danh, quy luật thay đổi tên gọi trong lịch sử. 6. Đóng góp luận văn Một là, cung cấp, bổ sung nguồn tài liệu lịch sử địa phƣơng của vùng đất Thủ Dầu Một xƣa và Bình Dƣơng ngày nay, làm cơ sở cho việc biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phƣơng nhằm bồi dƣỡng, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy những thành quả, truyền thống mà các thế hệ cha anh đã xây dựng. Hai là, góp phần tổng hợp lại các tƣ liệu đã công bố, giúp cho các nhà nghiên cứu có tƣ liệu để tiếp tục tìm hiểu sâu về vùng đất Thủ Dầu Một. 8
- 7. Cấu trúc luận văn Về cấu trúc, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội tỉnh Thủ Dầu Một. Chƣơng 2: Nguồn gốc tên gọi Thủ Dầu Một - ý nghĩa phản ánh những giá trị hiện thực. Chƣơng 3: Vùng đất Thủ Dầu Một qua các thời kì lịch sử. 9
- CHƢƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THỦ DẦU MỘT 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Thủ Dầu Một nguyên là một dãy đất hợp nằm dài trên 200 cây số, từ Đông Bắc đến Tây Nam trên cuối rặng Hoành Sơn của trung tâm Cao Nguyên đi dốc, hơi xuống đồng bằng thấp của Nam phần, giữa 2 lƣu lƣợng của sông Bé phía Đông và sông Sài Gòn phía Tây. Do một Nghị định của Toàn quyền Đông Dƣơng kí ngày 2 tháng 12 năm 1910, ranh giới của tỉnh đƣợc xác định lại từ ngày 15 tháng 9 năm 1911 nhƣ sau: Phía Bắc, giáp với tỉnh Kratié1 từ đƣờng thung lũng Fonlé chạm đến một khúc quanh của sông này về hƣớng Đông. Nơi đây có một con đƣờng xuyên về phía Bắc và Tây Bắc, thông đến giao điểm của Preck - Chrieu với Quốc lộ 13. Đƣờng ranh theo sông Preck - Chrieu đến tận nguồn và tiếp với một đƣờng thẳng đi hơi song song với vĩ tuyến 12 đến Preck - Jerman. Dài theo sông này đến tận nguồn rẽ sang phía Đông Nam đến ngã ba sông Dok - Hoyt đi theo trở lên sông Dok - Hoyt đến tận nguồn của sông này. Phía Nam, giáp tỉnh Gia Định bởi một đƣờng ranh giới với sự thỏa thuận vô điều kiện, chạy dài từ Tuy An thông ra sông Sài Gòn tại ngã ba của rạch Gò Dƣa. Phía Đông, do một đƣờng ranh nhân tạo từ làng Tuy An đi cập ven đồi dài theo lƣu vực sông Đồng Nai thẳng với thung lũng của suối Bà Phổ Hiền. Tại đây, đƣờng ranh ấy đi dọc theo con lộ địa phƣơng số 1, cong theo sông Bé lên phía thƣợng lƣu sông Phƣớc Hòa, tại đây chạy theo lƣu vực sông đến tận nguồn. Phía Tây, giáp với sông Sài Gòn tạo thành đƣờng thiên nhiên với các tỉnh Gia Định, Tây Ninh và Kompong - Cham (Cao Miên) [82;12]. Diện tích toàn tỉnh lúc bấy giờ độ khoảng 500.000 mẫu gồm có cả phần đất mới khắc phục ở phía bắc Bù Đốp và phía đông Dok - Hoyt (số liệu năm 1911). Vị trí của tỉnh Thủ Dầu Một có bề dài nhƣng không có bề ngang: từ Tây Kratie là một tỉnh ở phía đông Campuchia. 1 10
- Nam đến Đông Bắc trên 200 cây số mà từ Đông sang Tây nơi rộng nhất không quá 40 cây số [93;1]. 1.1.2. Địa thế - địa chất Tỉnh Thủ Dầu Một thuộc miền Đông Nam Bộ, tổng thể là một vùng cao nguyên, độ cao trung bình không quá 180 thƣớc, địa hình mang nhiều yếu tố đặc trƣng của miền trung du với địa hình đồng bằng, đồi núi thấp, địa thế chia làm hai vùng riêng biệt: Vùng phía nam có thổ nhƣỡng và hình thể giống nhƣ các miền khác ở Nam Kỳ là vƣờn tƣợc, ruộng rẫy đƣợc bao phủ bởi đồng bằng chiếm khoảng 1/6 diện tích tỉnh. Tại trung tâm Phú Cƣờng chủ yếu là đất sét pha cát (Argilo - siliceux) khá phì nhiêu do nƣớc sông Sài Gòn và nhiều con rạch bồi đắp hàng năm, đặc biệt là vùng tại xã Thuận Giao (Lái Thiêu) có nhiều đất sét trắng dùng để làm nguyên liệu sản xuất gốm. Vùng phía bắc là đồi núi thoai thoải nằm giữa sông Sài Gòn và sông Bé, toàn rừng và đồn điền cao su liên tiếp nằm trên các đồi, đất xám ít phì nhiêu ở phía Nam vì mặt đất không giữ đƣợc lâu bền lớp phân thiên nhiên sau khi đƣợc khai phá nên trồng trọt kém phát triển so với phía Nam, từ Bến Cát trở lên là đất đỏ đƣợc ngăn cách bởi các thung lũng nhỏ hẹp hay các con suối nhỏ. 1.1.3. Sông ngồi - khí hậu Nhƣ đã nói, Thủ Dầu Một thuộc miền Đông Nam Bộ nằm ở vĩ tuyến thấp, nhiệt độ và độ ẩm ổn định, đƣợc bao bọc bởi các con sông lớn. Sông Sài Gòn là ranh giới thiên nhiên của tỉnh về phía Tây Tỉnh lỵ, bắt nguồn từ một vùng đồi cao (cao độ 150m - 157m) thuộc quận Lộc Ninh, tỉnh Bình Long. Sông dài 261,9km chảy qua các tỉnh Bình Long, Tây Ninh theo hƣớng Đông Bắc Tây Nam rồi mới vào địa phận tỉnh Thủ Dầu Một tại phía Bắc của hợp lƣu sông Sài Gòn và sông Prek-Chak-Ân-Chang (tỉnh Kampot ở Campuchia). Phần thƣợng lƣu của sông chỉ là dòng suối nhỏ, bề ngang không tới 20m, uốn khúc ở nhiều nơi. Khi qua Tỉnh lỵ Phú Cƣờng (cách nguồn 209,5km), lòng sông rộng hơn 200m rồi kéo dài đến ranh giới với tỉnh Gia Định (cầu Vĩnh Bình) sau khi đã chảy qua Bà Lụa, An Sơn và Lái Thiêu với những vƣờn cây trái xanh tƣơi hai bên bờ. Sông Sài Gòn mang lại nhiều nguồn lợi thiên nhiên cho 11
- tỉnh Thủ Dầu Một. Ngoài việc bồi đắp phù sa cho các đồng bằng Bến Cát, Phú Hòa, Lái Thiêu,… sông Sài Gòn là thủy lợi huyết mạnh của tỉnh nhất là khúc sông từ Bến Súc trở xuôi, thƣờng đƣợc dùng chuyên chở cao su, từ các vùng trong tỉnh về đô thị Sài Gòn. Sông Bé là ranh giới ngăn cách với tỉnh Biên Hòa, “sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc Rơ Láp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1000 mét” [5;78]. Sông Bé có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều khúc có đá ngầm, ghềnh thác rất nguy hiểm nên không thuận lợi cho quá trình vận chuyển giao thông đƣờng thủy nhƣ sông Sài Gòn. Tuy nhiên đây là một con sông đã góp phần không nhỏ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc, dòng sông Bé đã trở thành chiến hào thiên nhiên góp phần ngăn chặn bớt đi mức độ càn quét, đánh phá của kẻ thù vào các căn cứ địa của ta. Ngoài 2 sông lớn ra còn có những kênh rạch và suối nhỏ, trong đó: Sông Thị Tính, bắt nguồn từ đồi Cam Xe chạy ngang qua vùng Bến Cát đổ ra sông Sài Gòn tại cầu Ông Cộ, đem lại nhiều phù sa màu mỡ cho đồng bằng Bến Cát, cung cấp một lƣợng nƣớc lớn để sản xuất nông nghiệp, dài trên 25 cây số, ở đây có nhiều đồng lúa xanh tƣơi hơn là những vƣờn trái cây vì đất bị ngập nƣớc chỉ thích hợp cho trồng lúa. Các vùng canh tác quan trọng: cây thị Phú An, An Điền, xóm Mƣơng Đào…[82;14]. Suối Bến Trúc, đây là con suối ngƣời dân chủ yếu khai thác cát, hàng năm cung cấp trên 800 tấn cát, đƣợc bắt nguồn từ xã Chánh Phú Hòa của Bến Cát chảy qua Thái Hòa đến giáp với rạch Thị Tính. Suối Ông Thiềng, ngoài việc cung cấp lƣợng nƣớc dồi dào, suối này cũng cung cấp hàng năm khoảng 400 tấn cát trắng. Con suối đƣợc bắt nguồn từ xã Phú Chánh (Châu Thành) chảy qua xã Tƣơng Bình Hiệp và Chánh Hiệp. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một còn có nhiều con sông, con rạch nhƣ: sông Bà Lụa, rạch Bình Nhâm, Vĩnh Bình, suối Bà, suối Bến Học, suối Đá, suối Cát,… rải rác tại các vùng đồng bằng ăn thông ra sông Sài Gòn. Nhìn chung, hệ thống các con sông, con suối, đã góp phần lớn về mặt giao thông và nhất là cung cấp một nguồn nƣớc ổn định cho nông nghiệp phát triển. 12
- Về mực nƣớc trung bình, ít bị ngập lụt, “giếng nước ở vùng đất cao, mực nước sâu từ 20 đến 35 thước, ở vùng đất thấp từ 2 đến 10 thước và vùng bưng mùa nắng thì khô, mùa mưa nước lên cao từ 6 tấc đến 1 thước 50” [82;15]. Cùng với sông ngồi, khí hậu nơi đây giống với các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, khí hậu vùng này mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: gió Nam mùa mƣa, gió Bắc mùa lạnh, gió chƣớng mùa nóng. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 dƣơng lịch. Thƣờng thƣờng, 2 năm đều có mƣa dầm liên tiếp từ 2 đến 5 ngày, cũng có năm mùa mƣa kéo dài tới gần cuối tháng chạp mới chấm dứt. Nhiệt độ, mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng Giêng dƣơng lịch từ 170C - 200C; mùa nóng từ tháng 2 đến tháng 4 dƣơng lịch từ 300C - 350C. Độ ẩm trung bình 76% - 80% trong khoảng cách dịch chuyển từ 66% - 86%. Lƣợng mƣa trung bình từ 1.800mm đến 2000mm. 1.1.4. Đặc điểm kinh tế Đã từ rất lâu mỗi khi nhắc đến vùng đất Thủ Dầu Một, ngƣời ta chỉ nhớ đến thức ăn ở Lái Thiêu là nem và trái cây ngọt cùng với bánh bèo nổi tiếng ở vùng An Thạnh (chợ Búng). Và cũng không ít ngƣời nhắc đến ngƣời đẹp Bình Dƣơng mà dƣờng nhƣ chúng ta quên hẳn dòng sông Sài Gòn quanh co soi mình chảy qua những vùng rừng xanh trùng điệp, quên hẳn những đồn điền xa tắp, quên cả những nhà máy đƣờng quan trọng của miền Đông và lắm khi quên đi những tác phẩm sơn mài nổi tiếng khắp năm châu. Hiện nay, nhiều ngƣời đã quên nơi đây đã từng quyết định không nhỏ đến cục diện chiến trƣờng khi chiến tranh diễn ra. Lúc bấy giờ, Thủ Dầu Một còn là những khu tị nạn chiến tranh quan trọng với một vài trung tâm thƣơng mại phồn thịnh, dẫu chiến trƣờng sôi bỏng nhƣng chính lúc đó Thủ Dầu Một tự khoác lên cho mình bộ mặt mới để vƣơn mình phát triển trên nhiều phƣơng diện. Do có một địa thế đặc biệt là rừng rậm, chồi và vƣờn tƣợc nối tiếp nhau qua những vùng đất khi xuống thung lũng lúc lên đồi, nên các ngành trồng cây ăn trái, cây kỹ nghệ, ngành tiểu thủ công nghệp và đặc biệt là các đồn điền có điều kiện phát triển. Trong đó, vùng hƣớng Nam toàn là vƣờn tƣợc, ruộng rẫy bao phủ một đồng bằng độ 1/6 diện tích của tỉnh. Vùng hƣớng Bắc gồm toàn rừng và đồn điền cao su liên tiếp nhau. 1.1.4.1. Nông nghiệp 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 240 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (12/1989 - 5/2008)
144 p | 249 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 204 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 149 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 169 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 152 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 153 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 205 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 178 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 138 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 68 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn