intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Quá trình chuyển biến kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước từ năm 1999 đến năm 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài "Quá trình chuyển biến kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước từ năm 1999 đến năm 2018" này nhằm mục tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của thị xã Đồng Xoài từ năm 1999 đến năm 2018, qua việc tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, hành chính, kinh tế – xã hội của thị xã Đồng Xoài đã tác đến sự chuyển biến kinh tế – xã hội trong 19 năm qua.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Quá trình chuyển biến kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước từ năm 1999 đến năm 2018

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN ANH ĐỨC QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ – XÃ HỘI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2018 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN ANH ĐỨC QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ – XÃ HỘI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2018 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ HỒNG ĐIỆP BÌNH DƯƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Quá trình chuyển biến kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước từ năm 1999 đến năm 2018” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này. Tác giả luận văn Nguyễn Anh Đức i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, sự khích lệ của quý thầy, cô giáo Viện Đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một; sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo cơ quan, bạn bè đồng nghiệp các cơ quan, cùng sự hỗ trợ, giúp đỡ của UBND thành phố Đồng Xoài, các phòng ban chuyên môn, phường – xã của UBND thành phố Đồng Xoài. Nhân dịp này, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Hồng Điệp đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, động viên từ khi tác giả thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn. Đồng thời, bày tỏ lòng biết ơn sự quan tâm, động viên của gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp để tác giả hoàn thành công tác học tập của mình. Bản thân tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng năng lực còn hạn chế, chắc chắn luận văn không tránh khỏi được những thiếu sót về mặt nội dung và hình thức thể hiện. Với tinh thần cầu thị, tác giả mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của quý Thầy, Cô để nâng cao chất lượng, hoàn thiện luận văn hơn. Xin chân thành cảm ơn. Bình Dương, ngày tháng năm 2022 Tác giả Nguyễn Anh Đức ii
  5. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI NĂM 2018. Nguồn: https://bachkhoaland.com/ban-do-thi-xa-dong-xoai-tinh-binh-phuoc/ iii
  6. BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ BHYT Bảo hiểm y tế Chuẩn mù chữ - Phổ cập giáo dục tiểu học – Phổ CMC-PCGDTH - PCTHCS cập trung học cơ sở CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDP Tổng sản phẩm quốc nội GDTHCS Giáo dục Trung học cơ sở GNP Tổng sản phẩm quốc dân GQVL Giải quyết việc làm HTX Hợp tác xã MXC - PCGDTH Xóa mù chữ - Phổ cập giáo dục tiểu học NNP Sản phẩm quốc dân ròng PCGDTH Phổ cập giáo dục tiểu học PCGDTHCS Phổ cập giáo dục trung học cơ sở PCTHCS Phổ cập trung học cơ sở PCTH, THCS Phổ cập tiểu học, Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la mỹ THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông XĐGN Xóa đói giảm nghèo iv
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN STT BẢNG NỘI DUNG TRANG 1 1.1 Số liệu các xã, phường thuộc thị xã Đồng Xoài năm 2018 16 Tỷ lệ cơ cấu Công nghiệp – Xây dựng của thị xã thành 2 2.1 17 phố Đồng Xoài từ năm 2002 đến 2008 Tổng giá trị sản xuất và giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu 3 2.2 thủ công nghiệp của thị xã Đồng Xoài giai đoạn 2002 – 28 2008 Tỷ lệ cơ cấu Thương mại – Dịch vụ trong cơ cấu kinh tế 4 2.3 31 của thị xã Đồng Xoài từ năm 2002 đến 2008 GDP bình quân đầu người của thị xã Đồng Xoài từ năm 5 2.4 33 2003 đến năm 2008 Tổng thu, chi ngân sách thị xã Đồng Xoài từ năm 2002 6 2.5 35 đến năm 2008 Tỷ lệ cơ cấu kinh tế nông nghiệp thị xã Đồng Xoài từ năm 7 2.6 36 2002 đến năm 2008 8 2.7 Tổng đàn gia súc của Đồng Xoài từ 2002 – 2009 38 9 2.8 Diện tích gieo trồng các loại cây công nghiệp lâu năm 39 Tỷ trọng cơ cấu Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp của 10 3.1 57 thị xã Đồng Xoài giai đoạn 2010 – 2018 Tổng thu, chi ngân sách thị xã Đồng Xoài giai đoạn 2010 11 3.2 58 – 2018 Tỷ trọng cơ cấu Thương mại – Dịch vụ của thị xã Đồng 12 3.3 60 Xoài giai đoạn 2010 – 2018 Giá trị sản xuất nông nghiệp thị xã Đồng Xoài (theo GCĐ 13 3.4 62 2010) 14 3.5 Diện tích gieo trồng các loại cây ăn trái 64 15 3.6 Diện tích gieo trồng các loại cây lâu năm 65 v
  8. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN ......................................... v MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 6 6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 7 7. Cấu trúc của luận văn........................................................................................ 7 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 9 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỰ CHUYỂN BIẾN ........................... 9 KINH TẾ – XÃ HỘI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI........................................................... 9 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 9 1.1.1. Một số vấn đề lý luận về chuyển biến kinh tế – xã hội ........................................................9 1.1.2. Các chỉ số chuyển biến kinh tế – xã hội .............................................................................10 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 10 1.2.1. Khái quát về Thị xã Đồng Xoài ..........................................................................................10 1.2.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội ...................................................................................................15 1.2.3. Truyền thống văn hóa lịch sử, đặc điểm cộng đồng dân cư ..............................................19 1.2.4. Đường lối, chủ trương của thị xã Đồng Xoài về phát triển kinh tế – xã hội. ...................21 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 26 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 27 CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI ...................... 27 TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2009 ............................................................................. 27 2.1. Chuyển biến kinh tế ...................................................................................... 27 2.1.1. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ...................................................................................27 2.1.2. Thương mại, dịch vụ ..........................................................................................................31 2.1.3. Nông nghiệp ........................................................................................................................36 2.2. Chuyển biến xã hội........................................................................................ 43 2.2.1. Giáo dục ..............................................................................................................................43 2.2.2. Y tế .......................................................................................................................................46 2.2.3. Chính sách xã hội ...............................................................................................................48 2.3.4. Văn hóa, thể thao, du lịch ..................................................................................................50 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 55 vi
  9. CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 57 CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI ...................... 57 TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2018 ............................................................................. 57 3.1. Chuyển biến kinh tế ...................................................................................... 57 3.1.1. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ...................................................................................57 3.1.2. Thương mại, dịch vụ ..........................................................................................................61 3.1.3. Nông nghiệp ........................................................................................................................64 3.2. Chuyển biến xã hội........................................................................................ 68 3.2.1. Giáo dục ..............................................................................................................................68 3.2.2. Y tế .......................................................................................................................................72 3.2.3. Chính sách xã hội ...............................................................................................................73 3.2.4. Văn hóa, thể thao, du lịch ..................................................................................................75 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 78 CHƯƠNG 4 ............................................................................................................. 79 MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............ 79 KINH TẾ – XÃ HỘI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI......................................................... 79 4.1. Một số nhận xét, đánh giá về sự chuyển biến kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài ....................................................................................................................... 79 4.1.1. Thành tựu ............................................................................................................................79 4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................................86 4.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình chuyển biến kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài (1999 – 2018) ..................................................................... 87 4.3. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội thành phố Đồng Xoài trong giai đoạn hiện nay ....................................................................................................... 88 4.3.1. Định hướng phát triển chung .............................................................................................88 4.3.2. Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 ......................................................................................88 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................... 90 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 96 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 101 vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau 35 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, đất nước ta đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước, tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước được hiện thực hóa một cách sinh động: Trước hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hàng loạt quốc gia và khu vực, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế, thương mại chủ chốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả hơn. Việc nghiên cứu các đề tài về sự chuyển biến kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986 đến nay là rất cần thiết và đây là dạng đề tài khá quen thuộc, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, luận án, luận văn, bài viết đề cập đến nội dung này. Tuy nhiên, nhiệm vụ đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu để làm rõ thực trạng, phân tích rõ nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích trong quá trình chuyển biến về kinh tế – xã hội qua đó phát hiện ra những vấn đề mới, góp phần cung cấp cơ sở lý luận và ý nghĩa rất quan trọng nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay. Đối với tỉnh Bình Phước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí không xa Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước – lại có cửa khẩu thông thương với Campuchia, Bình Phước có rất nhiều cơ hội để phát triển thương mại, du lịch và xuất khẩu. Trải qua 25 năm xây dựng, phát triển và hội nhập và khát vọng vươn lên (1997 – 2022), tỉnh Bình Phước đã đạt nhiều thành tựu rất quan trọng, toàn diện và bước đầu giành thắng lợi trong công cuộc đổi mới. Diện mạo và tiềm lực kinh tế của tỉnh có chuyển biến đáng kể, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Thu ngân sách của tỉnh tăng gần 76 lần so với năm đầu tái lập, những năm đầu tái lập tỉnh vô vàn khó khăn, thu ngân sách của tỉnh rất thấp, chỉ đạt 172 tỷ đồng. Sau 25 năm tái lập tỉnh, cơ cấu thu ngân sách chuyển biến tích cực theo hướng tăng nguồn thu từ doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thuế thu nhập cá nhân. Năm 2021, thu ngân sách của tỉnh ước đạt hơn 13 nghìn tỷ đồng, tăng gần 76 lần so với năm 1997. Thu nhập bình quân đầu người tăng gần 28 lần, đời sống Nhân dân được cải thiện: Trong năm đầu mới tái lập, thu nhập bình quân đầu 1
  11. người của tỉnh chỉ đạt 2,6 triệu đồng/người/năm. Đến nay, kinh tế – xã hội phát triển theo hướng tích cực đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn và thúc đẩy quá trình đô thị hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, đặc biệt là người dân ở khu vực biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 73 triệu đồng/người/năm, tăng gần 28 lần so với năm đầu tái lập tỉnh. Qua 25 năm tái lập, Bình Phước hiện có 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 81,66%, trong đó có 07 khu đã lấp đầy 100%. Chính sách thu hút đầu tư có nhiều đổi mới, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của doanh nghiệp và Nhân dân. Những kết quả đó, có phần đóng góp quan trọng của công tác dân vận, của đội ngũ những người làm công tác vận động quần chúng của Đảng từ tỉnh đến cơ sở. Đối với thị xã Đồng Xoài là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Phước, có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý, tự nhiên, cư dân, truyền thống văn hóa,… để phát triển kinh tế – xã hội. Sự phát triển kinh tế – xã hội của thị xã Đồng Xoài trong thời gian 19 năm, từ khi thành lập thị xã Đồng Xoài năm 1999 đến năm 2018, đã có những chuyển biến tích cực, thay đổi diện mạo từ một địa phương chú trọng phát triển nông – lâm nghiệp sang một thành phố phát triển công nghiệp. Quá trình phát triển kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài nằm trong quy luật vận động, phát triển nền kinh tế – xã hội của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng qua các thời kỳ. Tuy nhiên, trong một phạm vi, chừng mực nhất định, theo quy luật chung, sự chuyển biến kinh tế – xã hội của thị xã Đồng Xoài còn bị chi phối của bởi các yếu tố địa lý, dân cư, tập tục, truyền thống văn hóa… mang tính đặc thù của vùng đất và con người địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài từ khi thành lập đến năm 2018, có ý nghĩa thực tiễn và khoa học sâu sắc, góp phần cho chúng ta có cái nhìn tổng quát, hệ thống, đánh giá khách quan những thành tựu và hạn chế từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm để phát triển kinh tế – xã hội của thị xã Đồng Xoài trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Với những ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Quá trình chuyển biến kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước từ năm 1999 đến năm 2018” làm đề tài luận văn thạc sĩ sử học nhằm mục đích tìm ra những nguyên nhân của quá trình chuyển biến kinh tế – xã hội của thị xã Đồng Xoài trong 19 năm qua. Từ đó đề xuất những định hướng phát triển của thị xã Đồng Xoài trong những giai đoạn tiếp theo. 2
  12. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, rất nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu về chuyển biến kinh tế – xã hội ở Việt Nam, trong đó phải kể đến các công trình tiêu biểu sau: Những chuyển biến kinh tế – xã hội của tỉnh Khánh Hòa từ 1975 đến 2005, Nguyễn Thị Kim Hoa (2010); Những chuyển biến kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long thời kỳ đổi mới (1986 – 2005), Nguyễn Bách Khoa (2009); Những chuyển biến kinh tế – xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (1993 – 2008), Huỳnh Đức Thiện (2012); Những chuyển biến kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005, Nguyễn Văn Hiệp (2007); Chuyển biến kinh tế – xã hội huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Minh (2018); Quá trình chuyển biến kinh tế – xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến 2015, Trần Văn Tàu (2018); Quá trình chuyển biến kinh tế – xã hội tỉnh Hà Nam từ năm 1997 đến 2012, Bùi Đức Dục (2017); Chuyển biến kinh tế – xã hội của thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) từ năm 1975 đến năm 2010, Ngô Thành Vinh (2017); Quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương (1986 – 2006), Nguyễn Thanh Long (2016); Chuyển biến kinh tế – xã hội tỉnh Đắc Lắk từ 1975 đến 2003, Nguyễn Duy Thụy (2011); Những chuyển biến trong đời sống kinh tế – xã hội của ngư dân ở tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 1991 – 2011, Phạm Thị Phương Thanh (2017); … Các công trình viết về chuyển biến kinh tế – xã hội chung ở Việt Nam như: Lịch sử kinh tế Việt Nam, Võ Văn Sen (2017); Những chuyển biến lớn về kinh tế – xã hội 10 năm qua, Vũ Hiền (2000); Một số vấn đề kinh tế – xã hội sau 20 năm đổi mới ở Việt Nam: Dự án hỗ trợ tổng kết 20 năm Đổi mới ở Việt Nam, Nguyễn Văn Thường, Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, (2007); Tổng quan kinh tế – xã hội Việt Nam 2006 – 2010, Nhà xuất bản Thống kê (2009); Một số vấn đề kinh tế – xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nguyễn Văn Thường (2004). Nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế – xã hội của đất nước, của từng địa phương trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm và có nhiều công trình khoa học đề cập đến vấn đề này với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, chuyển biến về kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài thuộc tỉnh Bình Phước, theo chúng tôi được biết thì còn rất ít, chủ yếu là các nghiên cứu, đánh giá trong các văn bản, các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thị xã Đồng Xoài với những công trình viết riêng về kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài, cụ thể như: 3
  13. - Năm 2020, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Đồng Xoài, phát hành tác phẩm “Lịch sử truyền thống của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đồng Xoài giai đoạn (1930 – 2018)” do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm xuất bản. Tác phẩm đã đề cập khái quát về thành phố Đồng Xoài, về truyền thống cách mạng của vùng đất này trong chiến tranh cách mạng; những thành tựu bước đầu của thành phố về quá trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tác phẩm này tiếp cận vấn đề theo hướng lịch sử Đảng là chính. - Cuốn đặc san “Đồng Xoài – 19 năm xây dựng và phát triển”, đây là tác phẩm được Thành ủy Đồng Xoài phối hợp thực hiện xuất bản vào năm 2018, nhằm chào mừng thành lập thành phố Đồng Xoài (01/12/20218) và kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng Đồng Xoài (26/12/1974-26/12/20218), cuốn kỷ yếu nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người và những thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh của Đồng Xoài từ khi thành lập đến khi trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Tuy nhiên, kỷ yếu này cũng chỉ dừng lại là những bài báo ngắn, rời rạc về những thành tựu đạt được của thị xã trong 19 năm, chưa mang tính hệ thống, khái quát. - Cuốn “Địa chí Bình Phước (tập 1, 2)” do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2015. Với công trình này, các tác giả đã trình bày một cách khá chi tiết về tự nhiên – dân cư, Kinh tế, Văn hóa – xã hội, Lịch sử – nhân vật – sự kiện, các huyện, thị; của tỉnh Bình Phước. Bộ sách có cung cấp được cái nhìn tổng thể sự phát triển của thị xã Đồng Xoài, trong sự phát triển chung của tỉnh Bình Phước. - Năm 2020, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước, phát hành tác phẩm “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước” do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội chịu trách nhiệm xuất bản. Tác phẩm đã đề cập khái quát về kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phước dưới sự lãnh đạo của Đảng; những thành tựu bước đầu của thành phố về quá trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tác phẩm này tiếp cận vấn đề theo hướng lịch sử Đảng là chính. - Năm 2020, Tỉnh ủy Bình Phước phát hành cuốn “Tầm nhìn chiến lược tỉnh Bình Phước định hướng năm 2030, tầm nhìn 2050” là công trình nghiên cứu công phu, được thực hiện nghiêm túc, kết hợp chặt chẽ lý luận, kinh nghiệm và thực tiễn; đã tổng kết thực trạng và kết quả phát triển kinh tế của tỉnh Bình Phước từ góc độ đánh giá năng lực cạnh tranh trong khuôn khổ “mô hình phát triển” được triển khai trong giai đoạn phát 4
  14. triển trước đây (tập trung vào khoảng 20 năm gần đây); qua đó, đánh giá thực chất phát triển của tỉnh – theo cách tiếp cận so sánh, một cách khách quan và chỉ ra nguyên nhân. Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế – trong nước, xác định các yêu cầu phát triển của cả nước, của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam và của tỉnh Bình Phước trong giai đoạn tới, Báo cáo đã nêu cách tiếp cận và quan điểm phát triển của Bình Phước, “thiết kế lại” mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2045, đề xuất các giải pháp và lộ trình triển khai thực hiện. Từ những tư liệu trên, có thể đánh giá những công trình nghiên cứu riêng về thị xã Đồng Xoài đến năm 2018 vẫn còn rất ít, và cũng chỉ xuất hiện những năm gần đây, đa số chỉ xuất hiện dạng tư liệu tổng hợp theo từng ngành, từng lĩnh vực. Tuy nhiên, những công trình trên mang tính gợi mở rất lớn, đã có nội dung phản ánh, lý giải về quá trình phát triển kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài. Các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội thị xã Đồng Xoài đã đề cập đến một số khía cạnh về kinh tế, xã hội và đề cập đến những chủ trương, chính sách đổi mới phát triển kinh tế, xã hội thị xã Đồng Xoài mang tính cung cấp thông tin, dữ liệu mà chưa đưa ra được những đánh giá, nhận định tổng quát mang tính chất tổng quát về kinh tế, xã hội thị xã Đồng Xoài qua các thời kì, cũng như những nét đặc thù riêng của thị xã Đồng Xoài so với các địa phương khác trong tỉnh Bình Phước. Đặc biệt là từ khi tái lập thành phố cho đến năm 2018 được công nhận thành phố, cụ thể là từ năm 1999 đến năm 2018. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài này nhằm trình bày một cách khoa học, tổng quát, hệ thống, đánh giá khách quan những thành tựu và hạn chế từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm để phát triển kinh tế – xã hội của thị xã Đồng Xoài trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của thị xã Đồng Xoài từ năm 1999 đến năm 2018, qua việc tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, hành chính, kinh tế – xã hội của thị xã Đồng Xoài đã tác đến sự chuyển biến kinh tế – xã hội trong 19 năm qua. Làm rõ sự chuyển biến kinh tế xã hội – xã hội của thị xã Đồng Xoài qua từng giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2010 và từ năm 2010 đến năm 2018. 5
  15. Từ sự chuyển biến kinh tế – xã hội, rút ra nhận xét, đánh giá và đưa ra một số giải pháp phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình chuyển biến kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước từ năm 1999 đến năm 2018. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian: giới hạn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài, và các địa phương lân cận khác trong tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ hơn sự chuyển biến kinh tế, xã hội của thị xã Đồng Xoài, luận văn còn mở rộng phạm vi nghiên cứu so với một số địa phương trong tỉnh như thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Biên Hòa. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ năm 1999 đến năm 2018. Chúng tôi lấy năm 1999 là mốc mở đầu cho công trình nghiên cứu vì đây là năm Đồng Xoài được thành lập (khi mới thành lập là thị xã Đồng Xoài), được ghi nhận là móc son lịch sử đối với thị xã Đồng Xoài trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa. Năm 2018 là mốc kết thúc của công trình nghiên cứu vì đây là mốc từ thị xã Đồng Xoài được công nhận thành lên thị xã Đồng Xoài, qua đó tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm 19 năm phát triển kinh tế – xã hội. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi tham khảo và sử dụng những nguồn tài liệu chủ yếu sau: Các văn kiện, Nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Bình Phước, Thành ủy Đồng Xoài, Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài; Niên giám thống kê thị xã Đồng Xoài. Các số liệu thống kê của các cơ quan kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh Bình Phước và thị xã Đồng Xoài. Luận văn còn kế thừa các nguồn tư liệu, các kết quả nghiên cứu khoa học đăng trên các sách chuyên khảo, bài viết, bài nghiên cứu về chuyển biến kinh tế – xã hội đăng trên báo và tạp chí. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 6
  16. Là một đề tài lịch sử, nên phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic để chỉ ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử phát triển. Từ đó, lý giải, khái quát hóa, đánh giá và rút ra những kết luận chủ yếu về chuyển biến kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài trong phạm vi không gian và thời gian của luận văn. Tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như: tiếp cận hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu… để làm rõ sự chuyển biến của các ngành kinh tế trong phạm vi thời gian của đề tài. Ngoài ra, để giải quyết các nội dung của đề tài, tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp khác: Địa lý kinh tế lịch sử để nghiên cứu lịch sử gắn với không gian cơ cấu kinh tế của thị xã Đồng Xoài; điền dã, khảo sát thực địa nhằm thẩm định và bổ sung thêm nguồn tư liệu thực tế; phương pháp bản đồ, biểu đồ đây là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lí. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Các bản đồ, biểu đồ trong đề tài này được tác giả luận văn thành lập dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lí số liệu. Bên cạnh đó, các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu tài liệu thành văn và các nguồn tư liệu khác cũng được tác giả sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn dựng lại bức tranh toàn cảnh, hệ thống, sinh động quá trình phát triển, chuyển biến kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài trong 19 năm (1999 – 2018), làm rõ những thành tựu, đặc điểm, bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài, có ý nghĩa định hướng cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường phổ thông ở thị xã Đồng Xoài, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước. Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cho thế hệ trẻ. Luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho cấp chính quyền thị xã Đồng Xoài đề ra chiến lược phát triển kinh tế – xã hội địa phương trong những giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu thành bốn chương: 7
  17. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho của sự chuyển biến kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài Chương 2: Chuyển biến về kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài (1999 – 2009) Chương 3: Chuyển biến về kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài (2010 – 2018) Chương 4: Một số nhận xét, đánh giá và định hướng phát triển kinh tế - xã hội thị xã Đồng Xoài 8
  18. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỰ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ – XÃ HỘI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số vấn đề lý luận về chuyển biến kinh tế – xã hội Theo cách hiểu thông thường, chuyển biến kinh tế – xã hội là sự thay đổi trạng thái của nền kinh tế – xã hội từ thời điểm này sang thời điểm khác. Tuy nhiên, các khái niệm kiểu như thế chưa phản ánh được bản chất và chưa nêu ra được mục đích của quá trình chuyển biến (vì đây không phải là một quá trình vận động tự thân mà là quá trình có sự điều khiển chủ quan của con người). Theo TS. Huỳnh Đức Thiện, “Chuyển biến kinh tế – xã hội” có thể hiểu là quá trình thay đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế – xã hội. Đó là một quá trình biến đổi lâu dài, do nhiều yếu tố tác động và quá trình biến đổi đó có sự kết hợp một cách chặt chẽ giữa hai yếu tố kinh tế và xã hội [32; 24]. Nội dung của chuyển biến kinh tế – xã hội được khái quát theo ba phương diện: Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người. Đây là phương diện thể hiện quá trình biến đổi về số lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần thiết để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của người dân và thực hiện những mục tiêu khái quát của phát triển. Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế vận động của cơ cấu kinh tế. Đây là phương diện phản ánh sự biến đổi vền chất của nền kinh tế. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển giữa các vùng, các quốc gia với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về cơ cấu ngành kinh tế mà vùng hay quốc gia đạt được. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, nâng cao các khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của người dân. Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển. Như vậy, có thể hiểu chuyển biến kinh tế – xã hội là một quá trình thay đổi về mọi mặt của kinh tế – xã hội trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả tổng mức thu nhập của nền kinh tế, mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người, sự tăng lên về quy mô sản lượng, về cơ cấu kinh tế, về hưởng thụ xã hội của người dân. Hơn thế nữa, 9
  19. giống như các lĩnh vực khác trong cuộc sống, theo thời gian thực trạng kinh tế –xã hội cũng luôn có sự thay đổi theo từng thời kì phát triển, bởi các yếu tố hợp thành kinh tế – xã hội không cố định mà luôn luôn biến đổi. Sự chuyển biến kinh tế – xã hội phản ánh trình độ phát triển của đời sống xã hội, biểu hiện chủ yếu trên hai mặt: một là, kinh tế càng phát triển càng tạo điều kiện cho quá trình biến đổi xã hội trở nên sâu sắc; hai là, sự phát triển của xã hội đến lượt nó lại càng làm cho mối quan hệ kinh tế được củng cố và phát triển. Thông thường sự phát triển về kinh tế sẽ tác động mạnh và phản ánh trình độ phát triển của xã hội. Hay nói cách khác, quá trình chuyển biến kinh tế quyết định chuyển biến xã hội. 1.1.2. Các chỉ số chuyển biến kinh tế – xã hội Để đánh giá sự chuyển biến kinh tế – xã hội, người ta hay dùng hai chỉ số về tăng trưởng kinh tế và chỉ số phát triển xã hội. Các chỉ số tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế được đánh giá thông qua sự gia tăng thực tế của tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay sản phẩm quốc dân ròng (NNP) trong một thời kỳ nhất định, là giá trị tiền tệ của hàng hóa và dịch vụ hoàn chỉnh do công dân của một quốc gia sản xuất ra ở nước ngoài và trong nước trong một thời kỳ nhất định; bên cạnh đó, là sự gia tăng thực tế theo đầu người của GNP, GDP hay NNP trong một thời kỳ nhất định. Các chỉ số phát triển xã hội: Chỉ số mức tăng dân số; Chỉ số về dinh dưỡng; Chỉ số về giáo dục; Chỉ số về y tế; Chỉ số về tuổi thọ bình quân; Chỉ số phản ánh về công bằng xã hội, nghèo đói; Chỉ số về việc làm; Chỉ số phát triển con người, … 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát về Thị xã Đồng Xoài 1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thị xã Đồng Xoài (nay là thành phố Đồng Xoài) là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Bình Phước, được thành lập ngày 01/9/1999 và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2000, là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cả tỉnh Bình Phước. Phía Tây tiếp giáp huyện Chơn Thành, phía Nam tiếp giáp huyện Đồng Phú và huyện Tân Uyên (tỉnh Bình Dương), phía Đông và phí Bắc tiếp giáp huyện Đồng Phú. Theo đó, Khi mới thành lập Đồng Xoài có tổng diện tích tự nhiên là 168,48km2, với 50.758 nhân khẩu [46; 6], gồm 7 đơn vị hành chính cơ sở là các phường Tân Đồng, Tân Xuân, Tân Bình, Tân Phú và các xã Tiến Thành, Tân Thành, Tiến Hưng. Trung tâm Tỉnh lỵ đặt tại phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài. Đến ngày 28/3/2007, Chính phủ ban 10
  20. hành Nghị định số 49/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập phường Tân Thiện thuộc thị xã Đồng Xoài trên cơ sở điều chỉnh 360ha diện tích tự nhiên và 8.664 nhân khẩu của phường Tân Xuân. Như vậy Đồng Xoài có 8 đơn vị hành chính. Đồng Xoài có địa hình khá bằng phẳng và tập trung với quy mô diện tích lớn, trên một nền móng địa chất ổn định, Đồng Xoài rất thuận tiện cho việc xây dựng các công trình hạ tầng, các khu công nghiệp, tập trung dân cư, đồng thời có khả năng thực hiện chức năng sản xuất nông nghiệp và giao lưu kinh tế văn hóa sâu rộng với các tỉnh thành khác. 1.2.1.2 Địa hình Nằm ở độ cao trung bình 88,63m so với mực nước biển, trên một nền móng địa chất ổn định, Đồng Xoài rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình hạ tầng, các khu công nghiệp, khu dân cư. Địa hình khu vực thị xã Đồng Xoài tương đối bằng, có địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với 2 dạng địa hình chủ yếu là: Dạng địa hình đồi thoải lượn sóng và dạng địa hình bưng bàu thấp trũng. Cả hai dạng địa hình trên đều bị chia cắt ở mức độ trung bình bởi hệ thống suối nhỏ và có thể cho phép sử dụng cơ giới vào sản xuất [35; 616]. 1.2.1.3. Thổ nhưỡng, tài nguyên thiên nhiên Đồng Xoài có tổng diện tích tự nhiên 167,48km2 (16.732ha). Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp chiếm 13.544ha (80,95%), đất nuôi trồng thủy sản chiếm 90ha (0,54%), đất chuyên dùng 1.872ha (11,19%), đất ở 726ha (4,34%) [65; 5]. Đồng Xoài có nguồn tài nguyên đất đai giàu có, với tổng diện tích tự nhiên chiếm 2,4% diện tích toàn tỉnh. Nhìn chung đất đai của Đồng Xoài có tầng phong hoá khá dày, thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp, nhất là cây cao su và cây điều. Trên địa bàn Đồng Xoài có 315 ha rừng trồng (xã Tân Thành có 270 ha; xã Tiến Hưng có 45ha), không có rừng tự nhiên. Trên địa bàn Đồng Xoài, không có nhiều khoáng sản, chủ yếu là nguồn khoáng sản đá, gỗ phục vụ cho ngành công nghiệp xây dựng [35; 616]. Đất đai ở Đồng Xoài rất thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cà phê, tiêu… Bên cạnh những loại cây công nghiệp dài ngày, đất đai ở đây còn thích hợp nhiều loại cây màu, lương thực nhưng hạn chế lớn nhất trong trồng trọt là thiếu nguồn nước tưới mùa khô nên mới chỉ phát triển vào mùa mưa. Nguồn nước sử dụng cho sản xuất, sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước ngầm. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2