Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân qua thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 17
download
Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở làm rõ những quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN và chỉ ra những bất cập của pháp luật cùng những khó khăn trong thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đề tài đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao khả năng thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân qua thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ----------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN QUA THỰC TIỄN THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Luật Kinh tế NGUYỄN VĂN LONG Hà Nội - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ----------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN QUA THỰC TIỄN THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 Học viên Cao học: Nguyễn Văn Long Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ Hà Nội - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả, các số liệu nêu trong luận văn là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Tác giả Nguyễn Văn Long
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình và hiệu quả của Người hướng dẫn khoa học: GS, TS. Nguyễn Thị Mơ. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới tập thể cán bộ, giảng viên Cơ sở Quảng Ninh, Khoa Luật, Khoa Sau đại học Trường Đại học Ngoại thương đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành khóa học tại Nhà trường. Tôi xin cảm ơn đồng nghiệp, bàn bè, cơ quan và gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian qua để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Văn Long
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ ............... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM............................................................................................8 1.1. Khái niệm và đặc điểm của đất nông nghiệp ...................................................8 1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp ..............................................................8 1.1.2. Đặc điểm của đất nông nghiệp ...........................................................10 1.2. Khái niệm và căn cứ pháp lý để thu hồi đất nông nghiệp ............................12 1.2.1. Khái niệm về thu hồi đất nông nghiệp ...............................................12 1.2.2. Căn cứ pháp lý để Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp .....................14 1.3. Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân .....................................................................................................16 1.3.1. Khái niệm về hộ gia đình, cá nhân .....................................................16 1.3.2. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân......................................18 1.3.3. Nội dung của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp .........................21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH .............................................................................................24 2.1. Một số nét về thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ...................................24 2.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................24 2.1.2. Đất nông nghiệp ..................................................................................24
- iv 2.1.3. Các văn bản hướng dẫn bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. ..........................................25 2.2. Thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân .........................................................................................26 2.2.1. Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân......................................................................................26 2.2.2. Điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ...........................................................................................29 2.2.3. Cách tính thiệt hại để được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân .........................................................31 2.2.4. Trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân...............................................................................32 2.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ...................................................................................................36 2.3. Thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh......37 2.3.1. Thực tiễn thi hành các nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .................................................................................37 2.3.2. Thực tiễn thực thi các quy định về điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ...................................................................38 2.3.3. Thực tiễn thực thi quy định về trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ...................................................................39 2.3.4. Cách tính thiệt hại để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................................47
- v 2.3.5. Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ...........................................................................................50 2.3.6. Đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................................51 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ...............................................56 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.............................................................56 3.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ...............................................59 3.2.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc ..............................................................60 3.2.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc .................................................................61 3.2.3. Kinh nghiệm từ Singapore ..................................................................62 3.3. Các giải pháp cụ thể .........................................................................................63 3.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ............................63 3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao khả năng thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ...................................................................69 và nhân dân ....................................................................................................71 3.4. Một số kiến nghị ...............................................................................................73 3.4.1. Đối với UBND thành phố Hạ Long....................................................73 3.4.2. Kiến nghị đối với Phòng TN&MT, phòng QLĐT và Trung tâm PTQĐ thành phố Hạ Long… ........................................................................74 KẾT LUẬN ..............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nội dung viết tắt 1 BLDS Bộ Luật Dân sự 2 HGĐ, CN Hộ gia đình, Cá nhân 3 CNH Công nghiệp hóa 4 FAO Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc 5 HĐH Hiện đại hóa 6 KTQT Kinh tế quốc tế 7 SDĐ Sử dụng đất 8 UBND Uỷ ban nhân dân
- vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê về các dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2013 - 2017................................................................45 Bảng 2.2. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Hạ Long................................................................45 Bảng 2.3. Tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long ...........................................47 Bảng 2.4. Đơn giá các loại đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hạ Long năm 2014 ...........................................................................................................................48
- vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài luận văn: “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân qua thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”. 1. Kết quả đạt được của Luận văn - Luận văn đã phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp như: khái niệm và đặc điểm của đất nông nghiệp, khái niệm của HGĐ, CN có quyền SDĐ nông nghiệp, khái niệm và đặc điểm của pháp luật về Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và vấn đề bồi thường; - Luận văn đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, cá nhân, bào gồm: (i). Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN; (ii). Điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN; (iii). Cách tính thiệt hại để được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN; (iv). Trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN; (v). Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp; - Luận văn đã phân tích và làm rõ thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; chỉ ra những bất cập của pháp luật và những vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật; - Luận văn đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 2. Khả năng ứng dụng thực tiễn của Luận văn - Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN.
- viii - Luận văn là tài liệu có tính ứng dụng trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất của HGD, CN trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cũng là tài liệu tham khảo cho các cơ quan cấp tỉnh nói chung trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập KTQT và trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Do yêu cầu phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế khách quan. Tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở các địa phương, nhất là ở những nơi có tốc độ CNH và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Mặt khác, nước ta là một trong những nước đi đầu về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nhất là cây lương thực. Từ một nước phải nhập khẩu 1/3 lương thực mỗi năm đã vươn lên đứng thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo (Bộ Công Thương, 2017). Với một nước nông nghiệp như nước ta, lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn 70% số dân sống ở nông thôn, 23% là hộ nghèo, 57% lực lượng xã hội làm trong ngành nông nghiệp, thì thành tựu này có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội. Nhưng trước thách thức về đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, vấn đề việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất nhưng không được bồi thường thỏa đáng được coi là vấn đề bức xúc nhất. Đây cũng là thách thức lớn đối với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Nhận thức được vấn đề này, trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và ban hành các văn bản pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của người sử dụng đất, lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhà đầu tư. Mặc dù vậy, việc thi hành các quy định về đất đai nói chung và thi hành các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Theo Thanh tra Chính phủ, khiếu kiện về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vẫn chiếm 70% tổng số các vụ khiếu kiện về đất đai (Tổng cục quản lý đất đai, 2017). Điều này có nguyên nhân là do các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và cũng có cả các nguyên nhân do công tác thu hồi đất nói chung và bồi thường đối với việc thu hồi đất nông
- 2 nghiệp nói riêng còn nhiều yếu kém. Tình trạng này tồn tại ở khắp các tỉnh, địa phương trong cả nước, trong đó có thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là địa bàn có tốc độ đô thị hóa và CNH tương đối nhanh. Cùng với đó là việc thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội cũng diễn ra mạnh mẽ. Thực tế này đã dẫn đến nhiều hạn chế, vướng mắc trong thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các quy định pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên thực tiễn là cần thiết, nhằm góp phần tìm ra giải pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót nói trên và nâng cao khả năng áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn vấn đề “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân qua thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Do tầm quan trọng, tính phức tạp của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN, vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu phân tích từ nhiều góc độ. Cụ thể: Báo cáo về “Tình hình thu hồi đất của nông dân, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa” được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố vào năm 2007. Báo cáo này đã đưa ra những số liệu rất cơ bản về tình hình thu hồi đất của nông dân, về những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong đó đề cập vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất. Tuy nhiên, do được tiến hành từ năm 2007 nên cho đến nay nhiều số liệu trong Báo cáo đã không còn cập nhật. Ngoài ra, Báo cáo này cũng không đề cập đến vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- 3 Bài viết “Bình luận và góp ý đối với các quy định bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất trong dự thảo Luật đất đai sửa đổi” của PGS. TS Nguyễn Quang Tuyến (2013) đăng trong Hội thảo Khoa học có tên gọi “Góp ý dự thảo Luật đất đai sửa đổi” tại Đại học Luật Hà Nội. Bài viết đã làm rõ những quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, những hạn chế trong dự thảo Luật đất đai sửa đổi và nêu ra các định hướng để khắc phục những hạn chế này. Tuy nhiên, bài viết chưa phân tích thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và bồi thường đối với việc thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN nói chung và tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Năm 2012, Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Thu Trang về “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân và thực tiễn áp dụng tại Nghệ An” đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, thực trạng áp dụng các quy định này tại tỉnh Nghệ An và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN. Năm 2014, tác giả Phạm Thu Thủy đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ (Đại học Luật Hà Nội) với đề tài “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam”. Luận án đã trình bày cơ sở lý luận về pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, thực trạng áp dụng các quy định này ở Việt Nam và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, luận án không phân tích vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đối với HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Năm 2017, tác giả Lê Ngọc Thạnh đã bảo vệ Luận án tiến sĩ Luật học với đề tài “Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam” (Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh). Trong luận án, tác giả này đã phân tích vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và chỉ ra những điểm mới của Dự thảo Luật Đất đai năm 2013, so sánh với những quy định có liên quan trong Luật Đất đai năm 2003. Tuy nhiên, Luận án này không phân tích vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- 4 Ngoài ra, có thể kể đến một số bài viết có liên quan đến thu hồi đất, thu hồi đất nông nghiệp…, như “Chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất” của TS. Trần Quang Huy (Tạp chí Luật học số 10/2010); “Vấn đề xung quanh khái niệm bồi thường xung quanh khái niệm bồi thường khi thu hồi đất” của PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến (Tạp chí Luật học số 01/2009); bài viết “Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp” Th.S. Lê Ngọc Thạnh đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tháng 4/2013,… Các nghiên cứu trên đã làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và đánh giá thực trạng áp dụng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực cũng như chưa có công trình nghiên cứu nào về thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Điều này cho thấy tính mới của đề tài nghiên cứu của Luận văn Thạc sĩ này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN và chỉ ra những bất cập của pháp luật cùng những khó khăn trong thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đề tài đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao khả năng thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Phân tích để làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp như: Khái niệm và đặc điểm của đất nông nghiệp; khái niệm của HGĐ, CN có quyền SDĐ nông nghiệp, khái niệm và đặc điểm của pháp luật về Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và vấn đề bồi thường;
- 5 - Chỉ ra những nội dung cơ bản của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN; - Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; chỉ ra những bất cập của pháp luật và những vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật; - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN. Đối tượng nghiên cứu của luận văn còn bao gồm các văn bản pháp luật có liên quan đến bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN cũng như thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Về nội dung, phạm vi của luận văn bao gồm 5 vấn đề: (1). Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN; (2). Phạm vi, điều kiện bồi thường; (3). Trình tự, thủ tục bồi thường; (4). Cách tính thiệt hại để được bồi thường; (5). Giải quyết khiếu nại khi bồi thường. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN nói chung và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Khi đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, luận văn lấy mốc là năm 1987 -
- 6 năm ban hành Luật Đất đai đầu tiên của Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh từ năm 2013 - năm ban hành Luật Đất đai mới cho đến nay. Khi đề xuất giải pháp, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và giải pháp nâng cao khả năng thực thi pháp luật tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ nay cho đến năm 2023. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt, phương pháp so sánh luật học được sử dụng để so sánh các quy định có liên quan đến bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp qua các thời kỳ ở việt Nam. Cụ thể: - Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích luật học được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại Việt Nam nhằm làm rõ các khái niệm về đất nông nghiệp, về nội dung của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp, về căn cứ và các cơ sở đề Nhà nước và về nghĩa vụ bồi thường của Nhà nước trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN. Tại Chương này, phương pháp so sánh luật học cũng được áp dụng để phân tích các qui phạm pháp luật nhằm so sánh, đối chiếu để thấy được những thay đổi của pháp luật khi quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. - Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật về 5 nội dung được nghiên cứu trong Luận văn và thực trạng thực thi pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Phương pháp luận giải và phương pháp hệ thống hóa được sử dụng trong Chương 3 khi nghiên cứu để lập luận cho các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao khả năng thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- 7 6. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân tại Việt Nam Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao khả năng thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và đặc điểm của đất nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp Theo cách hiểu truyền thống của người Việt Nam, đất nông nghiệp thường được coi là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như ngô, khoai, sắn và những loại cây được coi là lương thực. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng đất nông nghiệp khá phong phú, không chỉ đơn thuần là trồng lúa, hoa màu mà còn được sử dụng để trồng các loại cây lâu năm hay dùng vào mục đích chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp): “Đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất được xác định là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho việc trồng trọt và chăn nuôi, nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái, cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ” ( Viện khoa học pháp lý năm 2006). FAO không đưa ra khái niệm về đất nông nghiệp mà chỉ phân chia đất nông nghiệp thành 4 loại như sau: (i). Đất canh tác như đất trồng cây hàng năm, chẳng hạn như: ngũ cốc, bông, khoai tây, dưa hấu, loại hình này cũng bao gồm cả đất sử dụng được trong nông nghiệp nhưng tạm thời bỏ hoang (đất hoang hóa, đất thoái hóa). (ii). Vườn cây ăn quả và những vườn nho hay cánh đồng nho (thông dụng ở Châu Âu). (ii). Đất trồng cây lâu năm ví dụ như cây ăn quả (iv). Cánh đồng, thửa ruộng và đồng cỏ tự nhiên cho chăn thả gia súc Tùy thuộc vào việc sử dụng hệ thống tưới tiêu nhân tạo, đất nông nghiệp được chia thành đất có tưới tiêu và đất không có tưới tiêu (không thường xuyên). Ở
- 9 các nước đang khô hạn và bán khô hạn, đất nông nghiệp thường được giới hạn trong phạm vi đất tưới tiêu. Cùng với sự phát triển kinh tế và vai trò của đất nông nghiệp ngày càng quan trọng, vì vậy tại Việt Nam, đất nông nghiệp là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp luật đất đai ở nước ta. Điều 42 Luật Đất đai 1993 quy định về đất nông nghiệp như sau: “Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp”. Với quy định của Luật Đất đai năm 1993, đất đai ở Việt Nam được chia làm 6 loại: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn và đất chưa sử dụng, căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu của các loại đất. Theo sự phân loại này, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được tách riêng thành hai loại đất trong số 6 loại đất thuộc vốn đất quốc gia và được định nghĩa theo Điều 42 và Điều 43 của Luật Đất đai năm 1993. Với quy định về đất nông nghiệp trong Luật Đất đai năm 1993, ở nước ta quan niệm đất nông nghiệp dựa vào tiêu chí mục đích sử dụng chủ yếu (mục đích chính, mục đích cơ bản nhất do Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai xác định và được ghi rõ trong quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Điều 13 Luật Đất đai năm 2003 cũng căn cứ vào mục đích sử dụng để chia đất đai thành 3 nhóm: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Căn cứ vào mục đích sử dụng, Luật Đất đai năm 2003 đưa ra khái niệm về đất nông nghiệp rộng hơn với tên gọi “nhóm đất nông nghiệp”, theo đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm 8 nhóm là: (i). Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; (ii). Đất trồng cây lâu năm; (iii). Đất rừng sản xuất; (iv). Đất rừng phòng hộ; (v) Đất rừng đặc dụng; (vi.) Đất nuôi trồng thủy sản; (vii). Đất làm muối: (viii). Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ. Luật Đất đai năm 2013 tiếp tục giải thích đất nông nghiệp dưới dạng nhóm đất, bao gồm các loại đất: (i). Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 303 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 343 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 116 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 228 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 132 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 85 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 107 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 34 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam
88 p | 64 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 191 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 118 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 59 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 66 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
79 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 90 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn