intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

107
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ một số định nghĩa liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam; xác định phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam với góc nhìn học hỏi từ hệ thống pháp luật của một số quốc gia về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN NGUYỄN THỤC UYÊN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH MUA BÁN HÀNG HÓA TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN NGUYỄN THỤC UYÊN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH MUA BÁN HÀNG HÓA TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VIỆT ANH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN "Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn Thạc sĩ của mình". Tác giả Phan Nguyễn Thục Uyên
  4. ii LỜI CẢM ƠN "Để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, trước tiên tôi trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc đến Quý Thầy Cô Khoa Sau Đại học, Khoa Luật của Trường Đại học Ngân Hàng TPHCM, đặc biệt là Thầy T.S Trần Việt Anh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Mặc dù rất cố gắng trong quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và thu thập những thông tin trong nước và quốc tế, nhưng với sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như thời gian thực hiện có hạn nên đề tài cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự cảm thông và đóng góp ý kiến của các Thầy cô để đề tài được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa. Tôi trân trọng kính chúc tập thể Quý Thầy Cô Khoa Sau Đại học, Khoa Luật của Trường Đại học Ngân Hàng TPHCM và Thầy T.S Trần Việt Anh luôn mạnh khoẻ, gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người của mình. Xin chân thành cảm ơn!" Tác giả Phan Nguyễn Thục Uyên
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử. Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, tổng hợp nhằm làm rõ một số khái niệm về người NTD, về quyền lợi NTD, về TMĐT, sàn TMĐT và sự cần thiết của pháp luật BVQLNTD điều chỉnh các giao dịch trên sàn TMĐT. Phương pháp phân tích cũng được sử dụng để nghiên cứu khung pháp lý cơ bản liên quan đến BVQLNTD khi tham gia mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số thực trạng liên quan tới BVQLNTD như vấn đề hàng hóa, bảo mật TTCN của NTD. Từ đó nêu bật lên những vấn đề pháp lý và khó khăn trong pháp luật Việt Nam hiện nay về bảo vệ NTD khi mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT. Luận văn còn nghiên cứu hệ thống luật pháp của một số nước như Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc về lĩnh vực NTD trong TMĐT. Kết hợp với những khó khăn đã được làm rõ và đúc kết kinh nghiệm quốc tế, bằng phương pháp luật học so sánh tác giả đưa ra những đề xuất với mục tiêu hoàn thiện pháp luật về BVQLNTD trong giao dịch trên sàn TMĐT. Một số đề xuất bao gồm: Xác định rõ mục tiêu tổng quát; mở rộng khái niệm về NTD; Bổ sung quy định về điều khoản không công bằng; Chú trọng pháp luật về cam kết, giao hàng, trả hàng, hoàn tiền, bảo hành; Trách nhiệm cung cấp thông tin trước và sau giao dịch; Quy định trách nhiệm sản phẩm cho bên kinh doanh hàng hóa; Bổ sung quy định liên quan đến bảo vệ TTCN; Đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp trên sàn TMĐT; Tăng mức chế tài xử phạt và xem xét ban hành luật TMĐT. Từ khóa: pháp luật; quyền lợi người tiêu dùng; bảo vệ người tiêu dùng; sàn thương mại điện tử.
  6. iv ABSTRACT Title: Vietnam Consumer Protection Laws on purchasing goods in E-Commerce platform. This thesis aims to clarify the concepts of consumer, consumer rights, e-commerce, e-commerce platform, and the significance of consumer protection legislation governing transactions on e-commerce platform. The analytical method is also used to analyze the basic legal framework related to consumer protection when participating in transactions on e-commerce platforms, such as the responsibilities of the joined parties, information obligations, regulations on purchase contracts and sales of goods, liability related to goods, inspection authority, and dispute settlement. In addition, the author also gives some facts related to the protection of consumer management, such as the issue of goods and the confidentiality of consumers' personal information. Thereby highlighting the legal issues and difficulties in the current Vietnamese law to protect consumers when purchasing goods on the e- commerce platform. The study also examines the legal systems of some countries, such as Australia, Korea, and China, in the field of consumer protection in e-commerce. Combined with the difficulties that have been clarified and international experience, using the method of comparative jurisprudence, the author recommends enhancing the law on consumer protection in transactions on the e-commerce platform. Some recommendations include: Apparently defining the overall objective; Expanding the notion of consumer; Adding provisions on unfair terms; Focusing on the policies of commitment, delivery, return, refund, and warranty; Responsibility to provide information pre- and post-transaction; Stipulating product liability for goods trading parties; Supplementing regulations related to the protection of personal information; Renovating the dispute settlement mechanism on the e-commerce platform; Increasing the penalty of sanctions and considering disclosing the e-commerce law. Keyword: legislation, consumer rights; consumer protection; e-commerce platform.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa NĐ-CP Nghị định – Chính phủ UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc Hội United Nations Conference on Trade and UNCTAD Development - Hội nghị Liên hợp quốc tế về thương mại và phát triển Organization for Economic Cooperation and OCED Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Cục CC&BVQLNTD Bộ Công Thương Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Cục TMĐT&KTS Thương NTD Người tiêu dùng BVQLNTD Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TMĐT Thương mại điện tử TTCN Thông tin cá nhân BLDS Bộ Luật Dân sự BLHS Bộ Luật Hình sự
  8. vi MỤC LỤC Trang TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... iii ABSTRACT ............................................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. v MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................ 4 2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 4 2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 4 3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6 6. Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 6 7. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 7 8. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 8 8.1. Nghiên cứu nước ngoài................................................................................ 8 8.2. Nghiên cứu trong nước ..............................................................................10 CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ BVQLNTD TRONG GIAO DỊCH MUA BÁN HÀNG HÓA TRÊN SÀN TMĐT TẠI VIỆT NAM ........................................... 14 1.1. Khái quát về BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT. .................................................................................................................14 1.1.1. Khái niệm NTD và quyền lợi NTD ........................................................14
  9. vii 1.1.2. Các đặc trưng của TMĐT và sàn TMĐT ...............................................17 1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của TMĐT .................................................17 1.1.2.2. Sàn TMĐT và các đặc trưng cơ bản của sàn TMĐT .......................19 1.1.3. Sự cần thiết của pháp luật BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT .................................................................................................20 1.2. Khung pháp lý về BVQLNTD trong giao dịch trên sàn TMĐT. ............23 1.2.1. Trách nhiệm của các bên khi tham gia mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT ..........................................................................................................................24 1.2.2. Quy định về thông tin khi giao dịch trên sàn TMĐT .............................27 1.2.3. Hợp đồng mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT ........................................28 1.2.4. Quy định về trách nhiệm liên quan đến hàng hóa khi giao dịch trên sàn TMĐT ...............................................................................................................31 1.2.5. Cơ quan giám sát và giải quyết tranh chấp về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT ...................................................33 1.2.5.1. Cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD và tổ chức bảo vệ NTD 33 1.2.5.2. Giải quyết khiếu nại khi mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT ..........35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BVQLNTD TRONG GIAO DỊCH MUA BÁN HÀNG HÓA TRÊN SÀN TMĐT ............................. 38 2.1. Các vi phạm phổ biến ảnh hưởng đến quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT ...........................................................................38 2.1.1. Vi phạm liên quan đến hàng hóa ............................................................38 2.1.1.1. Về chất lượng hàng hóa, hàng giả, hàng nhái..................................39 2.1.1.2. Về cung cấp thông tin cho NTD trước và sau giao dịch .................41 2.1.2. Vi phạm liên quan đến thông tin khách hàng .........................................43
  10. viii 2.1.2.1. Về bảo vệ thông tin khách hàng ......................................................44 2.1.2.2. Về bảo vệ thông tin thanh toán ........................................................46 2.2. Những vấn đề pháp lý và khó khăn trong thực tiễn pháp luật Việt Nam về BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT. .............48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 55 CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BVQLNTD TRONG GIAO DỊCH MUA BÁN HÀNG HÓA TRÊN SÀN TMĐT ................................................................................................ 56 3.1. Kinh nghiệm quốc tế về BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT. ..................................................................................................56 3.1.1. Hệ thống pháp luật Úc ............................................................................57 3.1.1.1. Cấu trúc Luật NTD Úc ....................................................................57 3.1.1.2. Điều khoản hợp đồng không công bằng ..........................................58 3.1.2. Hệ thống pháp luật Hàn Quốc ................................................................59 3.1.2.1. Đạo luật về bảo vệ NTD trong TMĐT ............................................59 3.1.2.2. Đạo luật trách nhiệm sản phẩm .......................................................62 3.1.2.3. Đạo luật bảo vệ TTCN .....................................................................63 3.1.3. Hệ thống pháp luật Trung Quốc .............................................................65 3.1.3.1. Luật NTD Trung Quốc ....................................................................66 3.1.3.2. Luật TMĐT Trung Quốc .................................................................68 3.2. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam. ...................................................71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 77 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 78
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH Hình 1: Tỷ lệ chấp nhận Cyberlaw ở các nước chậm phát triển, đang phát triển và phát triển trong năm 2021 (%)
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại hội IX năm 2001, nước ta đã có sự chuyển mình mạnh từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế nền kinh tế thị trường với mục tiêu "Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.". Cũng từ đây, quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ với một bên là tiêu dùng để phục vụ cho sinh hoạt, chi phí cá nhân, gia đình và tổ chức đã được xác lập. Nhất là khi cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba với sự xuất hiện và phổ cập rộng rãi của Internet, những ứng dụng đầu tiên về TMĐT đã xuất hiện tại Việt Nam. Thời gian gần đây, TMĐT phát triển đáng kể, cả về hình thức lẫn tính ứng dụng và dần trở thành kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ hiện đại với nhiều tiện ích, là sự ưu tiên của nhiều NTD. Hoạt động TMĐT tại Việt Nam hiện đang trong giai đoạn tăng trưởng cao từ sau đại dịch COVID 19. Theo Cục TMĐT&KTS, tốc độ năm 2021 là 16% , còn năm 2020 với doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD1, đến năm 2022, con số này đã tăng lên 20% và 16,4 tỷ USD2. Về mặt pháp lý, các quy định đầu tiên cho hoạt động TMĐT đã được xây dựng từ năm 2013 với Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Năm 2021, đại dịch Covid-19 đã đánh dấu sự trỗi dậy của TMĐT, là đòn bẩy bật nhanh sự dịch chuyển trong hành vi mua sắm của NTD từ các kênh truyền thống sang trực tuyến. Tuy nhiên, việc này đôi khi vượt qua sự giám sát quản lý của cơ quan chức năng, khiến cho NTD bị thiệt hại trước những hành vi bán hàng kém chất lượng, thậm chí khách hàng trả tiền trước mà không được giao hàng3. 1 Cục TMĐT&KTS (2022), "TMĐT Việt Nam 2022". 2 Cục TMĐT&KTS (2022), "Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023". 3 Tạp chí điện tử Quản lý Thị trường (2022), "Bảo vệ quyền lợi NTD trong bối cảnh TMĐT bùng nổ".
  13. 2 Theo báo cáo chỉ số TMĐT EIB 2022 của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM): "Lĩnh vực TMĐT tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh và ổn định. Ước tính năm 2021 lĩnh vực này đạt tốc độ tăng trưởng trên 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD.4", chỉ số giao dịch TMĐT trung bình của các địa phương trong năm 2022 là 20.4 điểm, tăng hơn 2.4 lần năm 2021 là 8.5 điểm5. Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của TMĐT, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng được bán tràn lan trên các nền tảng thương mại trực tuyến đang có dấu hiệu gia tăng. Năm 2021, lực lượng quản lý thị trường và Cục TMĐT&KTS đã kiểm tra hơn 3.000 vụ lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng lậu, xử phạt với số tiền hơn 20 tỷ đồng. Các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương đã yêu cầu các nền tảng TMĐT rà soát và gỡ bỏ gần 14.000 sản phẩm, thiết bị hỗ trợ điều trị COVID-19... có dấu hiệu vi phạm trên gần 4.300 gian hàng6. Hình 1: Tỷ lệ chấp nhận Cyberlaw ở các nước chậm phát triển, đang phát triển và phát triển trong năm 2021 (%) Nguồn: UNCTAD 2021. 4 Hiệp hội TMĐT Việt Nam (2022), "Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2022" tr.8 5 Chỉ số TMĐT của các địa phương trong báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam được tính theo 3 chỉ số thành phần chính: Nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin, Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và Giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). 6 Báo điện tử Chính phủ (2022), "Vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên internet".
  14. 3 The Global Cyberlaw Tracker7 đã cung cấp tổng quan về tình hình pháp luật TMĐT trong bốn lĩnh vực pháp lý cần thiết để tăng niềm tin của người dùng trực tuyến bao gồm: giao dịch điện tử, bảo vệ NTD, bảo vệ quyền riêng tư và tội phạm công nghệ cao. Theo Hình 1, tại các nước phát triển, các đạo luật luôn được áp dụng với tỷ lệ cao, ngược lại, tỷ lệ đó ở các nước đang và kém phát triển vẫn khá thấp. Thêm vào đó, trong 4 lĩnh vực pháp lý kể trên, bảo vệ NTD vẫn chưa được chú ý đến nhiều tại tất cả các quốc gia tham gia trong khảo sát so với 3 lĩnh vực pháp lý còn lại.8. Tại Khoản 1 Điều 3 BLDS 2015 có quy định "Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản", được áp dụng đối với tất cả chủ thể của quan hệ dân sự, và việc xác lập một quan hệ mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT cũng được coi là một quan hệ dân sự với các chủ thể chính là người bán và người mua. Trên thực tế, khi NTD lựa chọn mua bán hàng hóa trên các sàn TMĐT càng nhiều thì quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể ngày càng có xu hướng bất bình đẳng hóa, cụ thể là xâm phạm quyền lợi NTD. Hiện nay, NTD là nhóm chủ thể chính tham gia mua bán hàng hóa trên các sàn TMĐT, nhưng vẫn luôn được xem là nhóm chủ thể yếu thế, cần được bảo vệ quyền lợi nhiều hơn. Năm 2005, Nhà nước ban hành ba luật có tính chất nền tảng pháp lý cho TMĐT, gồm Luật Thương mại, BLDS và Luật Giao dịch điện tử. Việc bảo vệ NTD trên không gian mạng cũng được pháp luật quy định cụ thể tại Luật BVQLNTD năm 2010; Nghị định số 99/2011/NĐ-CP; Nghị định số 52/2013/NĐ-CP; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP; Nghị định số 124/2015/NĐ-CP. Ngày 25 tháng 9 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP chính thức có hiệu lực vào năm 2022, với nhiều quy định mới về quản lý hoạt động TMĐT. Khung pháp lý cho hoạt động TMĐT ngày 7 Bản đồ thế giới về Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của công dân. 8 UNCTAD (2021), "E-commerce and Digital Economy Programme-Year in Review 2021".
  15. 4 càng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của TMĐT, góp phần tạo dựng niềm tin cho NTD cũng như đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước. Hệ thống quy phạm pháp luật về BVQLNTD khi mua bán trên sàn TMĐT vẫn chưa được quy định cụ thể. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho NTD trong mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT, các cơ quan chức năng cần triển khai đồng bộ các giải pháp kịp thời nhằm gia tăng hiệu quả của công cụ pháp lý. Ngoài ra, cần thiết sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc nghiên cứu, bổ sung và đổi mới các quy định cũng như các chế tài cho những hành vi xâm phạm về quyền lợi NTD khi mua bán hàng hóa trên các sàn TMĐT. Nhận thấy tầm quan trọng của việc BVQLNTD trong thời kỳ TMĐT phát triển như hiện nay, đề tài "Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử" ra đời với mong muốn sẽ làm dày thêm tư liệu cho tập nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của luận văn là rõ thêm lý luận pháp luật cũng như thực trạng vi phạm về BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD khi mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam trong thời gian tới. 2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát kể trên, luận văn cần giải quyết được các nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, nghiên cứu nhằm làm rõ một số định nghĩa liên quan đến vấn đề BVQLNTD và pháp luật BVQLNTD khi mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam.
  16. 5 Hai là, thực trạng vi phạm pháp luật về BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ba là, xác định phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam với góc nhìn học hỏi từ hệ thống pháp luật của một số quốc gia về vấn đề này. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu sẽ được làm rõ thông qua các câu hỏi sau: Thứ nhất, các lý luận nào liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD và pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD khi mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam? Thứ hai, thực trạng vi phạm và pháp luật về BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT theo quy định của pháp luật Việt Nam? Thứ ba, có đề xuất nào về phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận, khung pháp lý và một số vi phạm về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam; Các quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Pháp luật về BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT là một vấn đề sâu và rộng, trong phạm vi một luận văn không để bao gồm hết. Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu khái quát về BVQLNTD trong giao dịch trên sàn TMĐT, khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch
  17. 6 mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam. Ngoài ra, tác giả nghiên cứu về luật pháp có liên quan đến chủ đề này của một số nước như Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc. Về không gian và thời gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi cả nước và kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các quốc gia như Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nghiên cứu nghiên cứu vấn đề BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT từ thời điểm BLDS 2015 có hiệu lực, cùng một số văn bản quy phạm pháp luật khác về vấn đề này được ban hành cho đến nay. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn ứng dụng nhiều loại hình phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp phân tích, tổng hợp và luật học so sánh là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Phương pháp hệ thống, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tìm kiếm, tổng hợp các văn bản, các quy định có liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích các quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT theo pháp luật hiện hành. Phương pháp luật học so sánh: Phương pháp này được áp dụng nhằm giúp bài viết có cái nhìn bao quát về vấn đề nghiên cứu các hệ thống pháp luật giữa Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Phương pháp quy nạp: Dùng để khái quát, kết luận lại những vấn đề đã được trình bày, từ đó đưa ra một kết luận cụ thể. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT. Đồng thời, phân tích, đánh giá thực tiễn
  18. 7 pháp luật Việt nam hiện hành liên quan đến vấn đề này; Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT từ các nước Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BVQLNTD khi mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở phân tích một cách khoa học các vấn đề lý luận của pháp luật về Bảo vệ NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT, luận văn sẽ phần nào đem đến những đóng góp mới trên cả phương diện lý luận và thực tiễn: - Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm tường minh hơn một số lý luận về NTD, về TMĐT và sàn TMĐT, về giao kết hợp đồng khi mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT, về bảo vệ NTD khi mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT. Đồng thời, trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận tương tự của pháp luật Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc tác giả đúc kết bài học kinh nghiệm có ích cho việc điều chỉnh pháp luật đối với bảo vệ NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam. - Về thực tiễn: Luận văn đã làm rõ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên cơ sở nghiên cứu khung pháp lý về bảo vệ NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp luật, chính sách về bảo đảm bảo vệ NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể có giá trị tham khảo, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD của các tổ chức, cá nhân, các chủ thể có liên quan đang hoạt động trong lĩnh vực TMĐT. Đối với lĩnh vực lập pháp, mong rằng luận văn có thể có những bổ sung hữu ích cho tập tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.
  19. 8 8. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Vấn đề BVQLNTD trong giao dịch TMĐT là một tiêu điểm thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả trong nước và cả quốc tế. Một số tác giả đã nghiên cứu về pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD từ nhiều góc độ với quy mô nghiên cứu khác nhau. Sau đây là một số các nghiên cứu có liên quan trước đó hữu ích đối với bài nghiên cứu này. 8.1. Nghiên cứu nước ngoài (1) Huong Ha và Ken Coghill (2007), bài viết "Online shoppers in Australia: dealing with problems" - "Giải quyết các vấn đề của NTD trực tuyến tại Úc", dựa trên khảo sát đối với NTD ở Úc về mức độ nhận thức của họ về khung chính sách hiện hành để giải quyết vấn đề bảo vệ NTD trong mua sắm trực tuyến và hầu hết tất cả những người tham gia khảo sát đều không nhận thức được các vấn đề sau: (i) tổ chức nào tham gia vào việc bảo vệ NTD trong TMĐT; (ii) các quy định và hướng dẫn của CP; (iii) các quy tắc ứng xử của ngành TMĐT; (iv) các phương pháp tự điều chỉnh được riêng doanh nghiệp áp dụng; (v) các hoạt động của hiệp hội NTD để bảo vệ NTD trên thị trường trực tuyến. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng hầu hết những NTD hiểu rõ quy trình sẽ tìm cách giải quyết trực tiếp với các nhà bán lẻ nếu họ không hài lòng với việc mua hàng trực tuyến của mình. Ngoài ra, những người đã từng gặp sự cố khi mua sắm trực tuyến có nhiều khả năng tiếp tục mua hàng qua Internet hơn những người không gặp bất kỳ sự cố nào. Điều này cho thấy rằng những lợi ích mà TMĐT mang lại lớn hơn những rủi ro liên quan đến nó. (2) Geraint Howells và các cộng sự (2018) với Sách "Comparative Consumer Sales Law" - "So sánh Luật NTD" gồm chín chương nghiên cứu về luật cho NTD của các quốc gia và khu vực như: Úc, Liên minh Châu Âu, Đức, Hồng Kông, Trung Quốc, Việt Nam … Tác phẩm cung cấp một góc nhìn tổng quan về thực trạng của pháp luật bảo vệ NTD ở một số quốc gia trên thế giới theo từng chương. Ngoài ra, nội dung sách còn so sánh việc áp dụng các quy tắc tài phán của các quốc gia được nghiên cứu trong hai trường hợp phổ biến: (i) Tình huống quen thuộc khi mua bán
  20. 9 xe với các vấn đề khác nhau; (ii) Một hiện tượng gần đây - nội dung số. Mục tiêu là để xác định liệu những khác biệt trong việc thiết kế ra khung pháp lý về bảo vệ NTD giữa các nước khác nhau, có thể mang lại những kết quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể, hay là một kết quả đồng nhất bất kể sự khác biệt của các khung pháp lý được đề cập. (3) Kananke Chinthaka Liyanage (2013) với bài viết "The Regulation of Online Dispute Resolution: Effectiveness of Online Consumer Protection Guidelines" - "Quy định về giải quyết tranh chấp trực tuyến: Hiệu quả của các nguyên tắc bảo vệ NTD trực tuyến", cho thấy sự cần thiết của các quy phạm pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến ODR (online dispute resolution), bài viết đã phác họa ra các cách tiếp cận quy định đối với ODR được CP thông qua trong Hướng dẫn Bảo vệ NTD trong Bối cảnh TMĐT do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế phát triển năm 1999 và Úc Hướng dẫn cho TMĐT năm 2006. Ngoài ra, bài viết cũng tiếp cận một cách mở rộng về việc áp dụng trọng tài trực tuyến dùng để giải quyết các tranh chấp về TMĐT xuyên biên giới. (4) Helmut Koziol, et al. (2017), đã xuất bản quyển sách "Product Liability : Fundamental Questions in a Comparative Perspective" – "Trách nhiệm sản phẩm: So sánh những vấn đề cơ bản", quyển sách như một báo cáo nhằm xem xét các vấn đề liên quan đến trách nhiệm sản phẩm của các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nga, Bắc Mỹ, Liên minh Châu Âu, Châu Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Macao. Kết quả của sự kiểm định cho rằng trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt áp đặt hoàn toàn cho nhà sản xuất là trái với nguyên tắc cơ bản về đối xử bình đẳng. Khi quy định trách nhiệm sản phẩm, cần phải xem xét tất cả các bên tham gia, và phải chịu trách nhiệm liên đới khi đó là sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt. (5) Howells, G., Micklitz, H., Durovic, M., & Janssen, A. (Eds.). (2022) đã xuất bản tuyển tập "Consumer Protection in Asia" – "Bào vệ NTD trong khu vực Châu Á". Tuyển tập này cung cấp một cái nhìn sâu vào các chế định bảo vệ NTD ở
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2