BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM<br />
<br />
NGUYỄN THỊ GIANG<br />
<br />
ĐỀ TÀI MANG TÍNH LỊCH SỬ<br />
TRONG TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM<br />
GIAI ĐOẠN 1945 - 1985<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT<br />
<br />
Hà Nội, 2017<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM<br />
<br />
NGUYỄN THỊ GIANG<br />
<br />
ĐỀ TÀI MANG TÍNH LỊCH SỬ<br />
TRONG TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM<br />
GIAI ĐOẠN 1945 - 1985<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT<br />
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa)<br />
Mã số: 60210102<br />
Khóa :18 (2015-2017)<br />
<br />
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN<br />
PGS.TS : BÙI THỊ THANH MAI<br />
<br />
Hà Nội, 2017<br />
<br />
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT<br />
<br />
H<br />
<br />
: Hình<br />
<br />
Nxb<br />
<br />
: Nhà xuất bản<br />
<br />
PGS.TS<br />
<br />
: Phó giáo sư Tiến sĩ<br />
<br />
TCN<br />
<br />
: Trước công nguyên<br />
<br />
TP<br />
<br />
: Tác phẩm<br />
<br />
Tr<br />
<br />
: Trang<br />
<br />
TS<br />
<br />
: Tiến sĩ<br />
<br />
VHNT<br />
<br />
: Văn hóa Nghệ thuật<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Bảng chữ cái viết tắt<br />
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1<br />
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỀ TÀI MANG TÍNH LỊCH SỬ<br />
VÀ TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1985 ........................ 12<br />
1.1. Khái niệm “đề tài mang tính lịch sử” ....................................................... 12<br />
1.2. Khái niệm “tranh sơn mài” ...................................................................... 17<br />
1.3. Khái quát về tranh sơn mài Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 ................. 18<br />
Tiểu kết ............................................................................................................ 23<br />
Chương 2: SỰ PHẢN ÁNH ĐỀ TÀI MANG TÍNH LỊCH SỬ TRONG TRANH<br />
SƠN MÀI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1985 ............................................. 25<br />
2.1. Phân loại sự phản ánh đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn mài<br />
Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 ..................................................................... 25<br />
2.2. Sự phản ánh trong tranh sơn mài vẽ về sự kiện cách mạng ..................... 27<br />
2.3. Sự phản ánh trong tranh sơn mài vẽ về các nhân vật mang tính lịch sử.. 39<br />
Tiểu kết ............................................................................................................ 44<br />
Chương 3: THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA MẢNG ĐỀ TÀI MANG TÍNH<br />
LỊCH SỬ TRONG TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1985..........47<br />
3.1. Thành công của đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn mài Việt Nam. 47<br />
3.2. Hạn chế của đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn mài Việt Nam. ............. 51<br />
Tiểu kết ............................................................................................................ 55<br />
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 58<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 60<br />
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 65<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Đầu thế kỷ XX cùng với sự xuất hiện của trường Mỹ thuật Đông Dương,<br />
nghệ thuật tạo hình hiện đại Việt Nam đã ra đời. Sự xuất hiện của một số<br />
trường Mỹ thuật như trường Bách nghệ Biên Hòa (1903), trường Vẽ Gia Định<br />
và trường Mỹ thuật Đông Dương (1925) đã tạo điều kiện là môi trường đào<br />
tạo được nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc theo xu hướng nghệ thuật hiện đại. Họ<br />
đã sáng tác nhiều tác phẩm về đề tài mang tính lịch sử, với những tác phẩm<br />
lớn như: Xô Viết Nghệ Tĩnh của tập thể các họa sĩ (Nguyễn Đức Nùng,<br />
Nguyễn Sĩ Ngọc, Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn,<br />
Nguyễn Văn Tỵ) (H2.1.1); Quảng trường Ba Đình 2/9/1945 (Văn thơ)<br />
(H2.1.9); Rời lều cỏ Bác tiếp tục hành quân (Nguyễn Trọng Kiệm) (H1.1.9);<br />
Kéo pháo vào Điện Biên Phủ (Dương Hướng Minh) (H2.1.2).<br />
Trong giai đoạn 1945 – 1985 là giai đoạn tranh sơn mài có được những<br />
thành công về mặt tạo hình, sơn mài thoát khỏi lối vẽ trang trí truyền thống<br />
của những năm 1925 mà từ năm 1945 trở lại đây các họa sĩ say mê tìm tòi,<br />
đưa các yếu tố và phương pháp tạo hình phương tây để bố cục vào tác phẩm.<br />
Hơn nữa đây là thời kỳ mà tranh sơn mài gây được nhiều tiếng vang trong<br />
giới nghệ thuật với khả năng diễn tả, sử lý chất liệu độc đáo, kỹ thuật thể hiện<br />
tinh tế và đặc biệt là mảng đề tài của tranh sơn mài giai đoạn này cũng được<br />
mở rộng. Ngoài những tác phẩm thể hiện đề tài về phong cảnh, chân dung,<br />
tĩnh vật, để phản ánh chân thực giai đoạn dân tộc có nhiều biến động với hai<br />
cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng dân tộc, bằng ngôn<br />
ngữ của hội họa các họa sĩ đã ghi lại những sự kiện và con người có sức ảnh<br />
hưởng đến dân tộc Việt Nam. Các tác phẩm được ra đời với mục đích phản<br />
ánh hoàn cảnh xã hội đó, sau này nhìn lại không chỉ có giá trị về mặt tạo hình<br />
mà nó còn có ý nghĩa lịch sử. Nhưng với mục đích sáng tác chỉ để phản ánh<br />
<br />