intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp giải quyết việc làm cho người thất nghiệp là lao động nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này hệ thống cơ sở lý luận về việc làm và GQVL cho NTN. Phân tích và đánh giá công tác GQVL cho NTN là lao động nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức. Đề xuất một số giải pháp GQVL cho NTN là lao động nghèo trên địa bàn quận thời gian tới. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp giải quyết việc làm cho người thất nghiệp là lao động nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN VIỆT CƢỜNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI THẤT NGHIỆP LÀ LAO ĐỘNG NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2018
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : TS. Trƣơng Quang Dũng (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 15 tháng 4 năm 2018 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 TS. Lê Quang Hùng Chủ tịch 2 TS. Hoàng Trung Kiên Phản biện 1 3 TS. Trần Thanh Toàn Phản biện 2 4 PGS.TS. Lê Thị Mận Ủy viên 5 TS. Nhan Cẩm Trí Ủy viên, Thƣ ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TS. Lê Quang Hùng
  3. TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 15 tháng 04 năm 2018. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Việt Cƣờng Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 09/03/1981 Nơi sinh: TP.HCM Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh MSHV: 1641820007 I- Tên đề tài: Một số giải pháp giải quyết việc làm cho ngƣời thất nghiệp là lao động nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức II- Nhiệm vụ và nội dung: Luận văn có nhiệm vụ và nội dung sau: • Hệ thống cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho ngƣời thất nghiệp. • Phân tích và đánh giá công tác giải quyết việc làm cho ngƣời thất nghiệp là lao động nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức. • Đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho ngƣời thất nghiệp là lao động nghèo trên địa bàn quận thời gian tới. Nội dung chính của luận văn: Chƣơng 1: Hệ thống cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho ngƣời thất nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho ngƣời thất nghiệp là lao động nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức Chƣơng 3: Giải pháp giải quyết việc làm cho ngƣời thất nghiệp là lao động nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức III- Ngày giao nhiệm vụ: IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: V- Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Trƣơng Quang Dũng CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) TS. Trƣơng Quang Dũng
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Việt Cƣờng
  5. ii LỜI CÁM ƠN Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trƣờng Đại học Công nghệ Tp. HCM (Hutech) đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trƣờng, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS.Trƣơng Quang Dũng đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này nhờ vậy mà tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể lớp đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hƣớng dẫn và bạn bè cũng nhƣ các anh chị cơ quan Quận Thủ Đức, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp và phản hồi quý báu của quý thầy, cô và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn. Tp.HCM, tháng 04 năm 2018 Tác giả Nguyễn Việt Cƣờng
  6. iii TÓM TẮT Thất nghiệp và GQVL cho ngƣời dân là vấn đề ƣu tiên hàng đầu của cơ quan quản lý Nhà nƣớc, đây là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con ngƣời, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội. Thủ Đức là một trong những quận đông dân và tỷ lệ NTN khá cao của TP. Hồ Chí Minh, bên cạnh đó ngƣời dân từ các địa phƣơng khác di cƣ đến sinh sống trên địa bàn ngày càng tăng đặt ra những thách thức to lớn đối với chính quyền địa phƣơng trong công tác GQVL cho NTN, đặc biệt là NTN là lao động nghèo. Để công tác GQVL cho NTN là lao động nghèo đƣợc tốt, cần phải phân tích thực trạng công tác GQVL cho NTN là lao động nghèo để đƣa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng. Dựa trên cách tiếp cận suy diễn, nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp định tính và định lƣợng, trong đó phƣơng pháp định tính là chủ yếu để xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác GQVL đối với NTN là lao động nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức. Sau đó, nghiên cứu thu thập dữ liệu gồm thứ cấp và sơ cấp để đánh giá hiện trạng yếu tố trong mô hình. Kết quả nghiên cứu đề xuất đƣợc năm (05) giải pháp để GQVL cho NTN là lao động nghèo gồm (1) giải pháp đào tạo và dạy nghề; (2) giải pháp phát triển kinh tế, ngành nghề mới; (3) giải pháp hỗ trợ vốn cho NTN là lao động nghèo; (4) giải pháp xuất khẩu lao động; (5) giải pháp phát triển thị trƣờng lao động và việc làm trên địa bàn.
  7. iv ABSTRACT Unemployment and job creation for the people is a priority issue of the State management agencies, this is the decisive factor to promote the human factor, stabilize and develop the economy, make healthy society. Thu Duc is one of the densely populated districts and the rather high unemployment rate of Ho Chi Minh City. In addition, people from other localities who migrate to the area are increasingly confronted with challenges posed by local authorities in job creation for the employed, especially the employed are poor laborers. In order to solve the problem of joblessness for poor people, it is necessary to analyze the situation of job creation for the unemployed as poor laborers in order to propose solutions suitable to the real situation. Based on the deduction approach, this study uses qualitative and quantitative methods in which the qualitative method is primary to build the model of the factors that affect the job creation for the unemployed are poor laborers in Thu Duc district. Subsequently, the study collects primary and secondary data to assess the current state of the factors in the model. The research result suggests four solutions of job creation for the unemployed: (1) Training and vocational solutions; (2) solutions for economic development, new industry; (3) Solutions to support capital for the employed are laborers; (4) solutions to promote labor export; (5) solutions to develop the labor market and employment in the area.
  8. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT ....................................................................................................................iii ABSTRACT ................................................................................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. x PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................... 2 3. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 4 4. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 7 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 7 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 8 7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................. 9 8. Kết cấu của luận văn............................................................................................. 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI THẤT NGHIỆP ................................................................................... 10 1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 10 1.1.1. Việc làm và giải quyết việc làm ....................................................................... 10 1.1.2. Thiếu việc làm, thất nghiệp và ngƣời thất nghiệp ............................................ 13 1.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng về thất nghiệp .................................................................. 15 1.3. Các lý thuyết về tạo việc làm ............................................................................. 16 1.3.1. Lý thuyết của John Maynard Keynes ............................................................... 16 1.3.2. Lý thuyết của Harry Toshima .......................................................................... 17 1.3.3. Lý thuyết của Arthur Lewis ............................................................................. 18 1.3.4. Lý thuyết của Harris – Todaro ......................................................................... 19
  9. vi 1.4. Nội dung tạo việc làm cho ngƣời thất nghiệp .................................................... 20 1.4.1. Đào tạo và dạy nghề ......................................................................................... 20 1.4.2. Phát triển kinh tế, ngành nghề mới .................................................................. 21 1.4.3. Hỗ trợ vốn cho ngƣời thất nghiệp .................................................................... 21 1.4.4. Xuất khẩu lao động .......................................................................................... 22 1.4.5. Phát triển thị trƣờng lao động và việc làm ....................................................... 22 1.5. Kinh nghiệm tạo việc làm trong nƣớc và một số nƣớc trên thế giới .................. 23 1.5.1. Kinh nghiệm trong nƣớc .................................................................................. 23 1.5.2. Kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới ........................................................... 25 1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Quận Thủ Đức – TP.HCM ............................ 30 Tóm tắt chƣơng 1 ........................................................................................................ 31 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI THẤT NGHIỆP LÀ LAO ĐỘNG NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC .............. 32 2.1. Giới thiệu tổng quan về quận Thủ Đức .............................................................. 32 2.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................ 32 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................ 33 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 34 2.1.4. Đặc điểm dân số - lao động .............................................................................. 37 2.1.5. Cơ cấu tổ chức quận Thủ Đức và đơn vị chức năng phụ trách giải quyết việc làm ....................................................................................................................... 39 2.2. Thiết kế nghiên cứu đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho ngƣời thất nghiệp là lao động nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức ................................................ 40 2.2.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................ 40 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu .......................................................................... 41 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý dữ liệu thu thập ............................................ 44 2.3. Thực trạng giải quyết việc làm cho ngƣời thất nghiệp là lao động nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức ................................................................................................. 44 2.3.1. Thực trạng đào tạo và dạy nghề ....................................................................... 49 2.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế, ngành nghề mới ................................................ 54
  10. vii 2.3.3. Thực trạng hỗ trợ vốn cho ngƣời thất nghiệp................................................... 64 2.3.4. Thực trạng xuất khẩu lao động ......................................................................... 69 2.3.5. Thực trạng phát triển thị trƣờng lao động và việc làm..................................... 73 2.4. Đánh giá chung ................................................................................................... 75 Tóm tắt chƣơng 2 ........................................................................................................ 78 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI THẤT NGHIỆP LÀ LAO ĐỘNG NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC .............. 79 3.1. Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội quận Thủ Đức................................... 79 3.1.1. Phƣơng hƣớng tổng quát phát triển kinh tế - xã hội ........................................ 79 3.1.2. Các chỉ tiêu cụ thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 ........................... 79 3.2. Một số giải pháp giải quyết việc làm cho ngƣời thất nghiệp trên địa bàn quận Thủ Đức....................................................................................................................... 80 3.2.1. Giải pháp đào tạo và dạy nghề ......................................................................... 81 3.2.2. Giải pháp phát triển kinh tế, ngành nghề mới .................................................. 82 3.2.3. Giải pháp hỗ trợ vốn cho ngƣời thất nghiệp là lao động nghèo ....................... 85 3.2.4. Giải pháp xuất khẩu lao động........................................................................... 86 3.2.5. Giải pháp phát triển thị trƣờng lao động và việc làm trên địa bàn................... 87 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 91 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 94
  11. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa GQVL Giải quyết việc làm NTN Ngƣời thất nghiệp
  12. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số hộ diện xóa đói giảm nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức .................... 45 Bảng 2.2: Số lƣợng NTN là lao động nghèo đƣợc GQVL ....................................... 46 Bảng 2.3: Số lƣợng NTN là lao động nghèo đƣợc đào tạo nghề tại quận Thủ Đức . 49 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát NTN là lao động nghèo về đào tạo và dạy nghề ........... 52 Bảng 2.5: Diện tích đất tự nhiên của quận Thủ Đức ................................................. 56 Bảng 2.6: Lao động trong ngành tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Thủ Đức.......... 59 Bảng 2.7: Lao động trong ngành công nghiệp trên địa bàn Thủ Đức ....................... 61 Bảng 2.8: Lao động trong ngành Thƣơng mại – Dịch vụ trên địa bàn Thủ Đức ...... 62 Bảng 2.9: Lao động trong ngành Vận tải trên địa bàn Thủ Đức ............................... 63 Bảng 2.10: Kết quả khảo sát NTN là lao động nghèo về phát triển kinh tế, ngành nghề mới .................................................................................................. 64 Bảng 2.11: Thống kê hộ nghèo đƣợc vay tiền xóa đói giảm nghèo ......................... 68 Bảng 2.12: Kết quả khảo sát NTN là lao động nghèo về hỗ trợ vốn cho NTN là lao động nghèo ......................................................................................... 69 Bảng 2.13: Số lƣợng lao động nghèo tham gia xuất khẩu lao động ......................... 72 Bảng 2.14: Kết quả khảo sát NTN là lao động nghèo về xuất khẩu lao động .......... 72 Bảng 2.15: Dân số và cơ cấu dân số quận Thủ Đức ................................................. 73
  13. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ủy ban Nhân dân quận Thủ Đức ....................................... 39 Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu luận văn .................................................................. 40 Hình 2.3: Mô hình nội dung GQVL cho NTN là lao động nghèo tại quận Thủ Đức........................................................................................................... 47 Hình 2.4: Đánh giá về nhận biết thông tin thị trƣờng lao động trên địa bàn quận ... 74 Hình 2.5: Đánh giá về cơ hội việc làm cho bản thân trên địa bàn quận ................... 75
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con ngƣời để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện, đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. GQVL là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nƣớc đang phát triển có lực lƣợng lao động lớn nhƣ Việt Nam; GQVL cho ngƣời lao động trong sự phát triển của thị trƣờng lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trƣờng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới (Nguyễn Thị Kim Ngân, 2007). Quyền lao động và đảm bảo việc làm của ngƣời lao động đã đƣợc khẳng định trong Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đƣợc cụ thể hóa trong Bộ luật Lao động đầu tiên ở nƣớc ta, chính vì vậy việc làm và GQVL cho ngƣời lao động là một trong những ƣu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc (Nguyễn Thúy Hà, 2013). Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và sự nỗ lực vƣơn lên của nhân dân, trong những năm qua, công tác GQVL và phát triển thị trƣờng lao động đã thu đƣợc nhiều kết quả khả quan. Các cơ chế, chính sách về lao động – việc làm kịp thời đánh giá, bổ sung và sửa đổi bảo đảm ngày càng thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trƣờng và hội nhập, đảm bảo quyền và lợi ích của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và tuân thủ các quy luật kinh tế thị trƣờng. Hệ thống các văn bản pháp lý nhà nƣớc về lao động – việc làm ngày càng hoàn thiện, nhiều luật mới ra đời và đi vào cuộc sống nhƣ Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật ngƣời Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng, nhiều văn bản hƣớng dẫn đƣợc ban hành nhằm từng bƣớc hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm (Nguyễn Thị Kim Ngân, 2007).
  15. 2 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Các công trình nghiên cứu liên quan đến việc làm và GQVL đang tăng lên về số lƣợng nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau, trong phần này chỉ tập trung một số nghiên cứu tiêu biểu: Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc “Vấn đề lao động việc làm khu vực phi chính thức trong hội nhập kinh tế quốc tế ” do PGS.TS. Lê Xuân Bá chủ nhiệm. Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp các nội dung gồm: (1) lý luận về lao động việc làm khu vực phi chính thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; (2) Kinh nghiệm quốc tế về lao động việc làm khu vực phi chính thức; (3) Thực trạng lao động việc làm khu vực phi chính thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam; (4) Dự báo xu hƣớng và các giải pháp cho lao động việc làm khu vực phi chính thức ở Việt Nam đến năm 2020 (Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ƣơng, 2014). Luận án tiến sĩ “GQVL cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong thời quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa” của tác giả Phạm Mạnh Hà. Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ những căn cứ khoa học và đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc cho lao động nông thôn, đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng GQVL cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời luận án đã đề xuất quan điểm, mục tiêu, phƣơng hƣớng GQVL cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 (Phạm Mạnh Hà, 2013). Bài viết “Chính sách việc làm ở Việt Nam: Thực trạng và định hƣớng hoàn thiện” của tác giả Trần Việt Tiến đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển Số 181 Tháng 7/201 2. Bài viết này góp phần làm rõ thực trạng chính sách việc làm ở nƣớc ta hiện nay, từ đó đƣa ra định hƣớng hoàn thiện chính sách việc làm tới năm 2020 (Trần Việt Tiến, 2012). Bài viết "Chính sách việc làm: Thực trạng và giải pháp" của tác giả Nguyễn Thúy Hà. Trong bài viết này tác giả đã phân rõ việc làm và chính sách việc làm của nƣớc ta. Hệ thống hóa khái niệm, vai trò của việc làm; phân tích thực trạng việc làm
  16. 3 của nƣớc ta và đƣa ra các phƣơng hƣớng giải quyết vấn đề việc làm nhƣ: hoàn thiện thể chế thị trƣờng lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, đảm bảo sự bình đẳng giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động; phê chuẩn và thực hiện các Công ƣớc của Tổ chức lao động quốc tế liên quan tới thị trƣờng lao động nƣớc ta; mở rộng và phát triển thị trƣờng lao động ngoài nƣớc, mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề. Đồng thời tác giả đã hệ thống chính sách việc làm, đánh giá chính sách việc làm và đƣa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu đƣa ra các số liệu thống kê năm 2011, ít có sự so sánh giữa các năm, và chƣa đƣa ra đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới việc làm và chính sách việc làm ở nƣớc ta (Nguyễn Thúy Hà, 2013). Còn rất nhiều các nghiên cứu dạng luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đƣợc thực hiện nhƣng các nghiên cứu này chủ yếu phân tích dữ liệu thứ cấp kết hợp với phƣơng pháp phân tích dữ liệu dạng định tính nhƣ phân tích, so sánh, đánh giá và tổng hợp chứ chƣa có thu nhiều nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp đánh giá bổ sung. Bên cạnh đó, các nghiên cứu tập trung vào GQVL cho ngƣời dân vùng nông thôn, ngƣời dân nông thôn sau khi thu hồi đất, và thƣờng gắn với địa phƣơng cụ thể. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu ở dạng đối tƣợng hẹp hơn là nghiên cứu GQVL cho NTN, và cũng chƣa có nghiên cứu nào đƣợc tác giả khảo lƣợc thực hiện cho ngƣời dân quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nƣớc Trên thị trƣờng thế giới có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc làm và GQVL. Các lý thuyết về việc làm và tạo việc làm nhƣ của Keynes, Harry Toshima, Arthur Lewis, Harris Todaro làm nền tảng cho các công trình nghiên cứu sau này tại các quốc gia khác. Bên cạnh đó các nghiên cứu đƣợc thực hiện và theo dõi thƣờng xuyên của Tổ chức Lao động Thế giới làm cơ sở hỗ trợ cho các nghiên cứu về lao động và việc làm tại mỗi nƣớc. Các nghiên cứu trên thế giới về việc làm và GQVL có nhiều nhƣng sự khác biệt về địa lý, tự nhiên, văn hóa và con ngƣời của mỗi quốc gia nên các nghiên cứu này khó có thể áp dụng tại các nƣớc khác, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, cần
  17. 4 có sự điều chỉnh hoặc nghiên cứu riêng cho thị trƣờng Việt Nam, các nghiên cứu tại Việt Nam có thể dựa vào khung phân tích của các nƣớc để điều chỉnh cho phù hợp. Tóm lại: Thông qua khảo lƣợc nghiên cứu cho thấy vấn đề nghiên cứu về việc làm và GQVL cho NTN trong nƣớc chƣa có nhiều, trong khi các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này đã có nhiều nhƣng cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thị trƣờng nghiên cứu tại Việt Nam, cụ thể là quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, đề tài nghiên cứu trong luận văn phù hợp và sẽ có những điểm mới cho nghiên cứu và giá trị ứng dụng cho chính quyền địa phƣơng. 3. Tính cấp thiết của đề tài Những thành tích trong công tác GQVL thời gian qua đã góp phần đƣa nền kinh tế nƣớc ta phát triển và đạt đƣợc những kết quả vô cùng to lớn. Tuy nhiên, thực trạng vấn đề việc làm ở nƣớc ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế, điều này thể hiện ở các khía cạnh (1) đối với khía cạnh cung – cầu thì việc làm mất cân đối, cung lớn hơn cầu; (2) đối với khía cạnh quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng lao động, việc làm và vai trò điều tiết của Nhà nƣớc đối với quan hệ cung cầu lao động còn hạn chế; (3) cơ cấu lao động chƣa phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; (4) hệ thống giao dịch trên thị trƣờng lao động yếu kém (Nguyễn Thúy Hà, 2013). Năm 2016, cả nƣớc GQVL cho khoảng 1,641 triệu ngƣời, đạt 102,5% kế hoạch. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2016 là 2,30% (năm 2015 là 2,33%; năm 2014 là 2,10%), trong đó khu vực thành thị là 3,18% (năm 2015 là 3,37%; năm 2014 là 3,40%); khu vực nông thôn là 1,86% (năm 2015 là 1,82%; năm 2014 là 1,49%). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm 2016 là 7,34%, trong đó khu vực thành thị là 11,30%; khu vực nông thôn là 5,74%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2016 là 1,64%, thấp hơn mức 1,89% của năm 2015 và 2,40% của năm 2014, trong đó khu vực thành thị là 0,73% (năm 2015 là 0,84%; năm 2014 là 1,20%); khu vực nông thôn là 2,10% (năm 2015 là 2,39%; năm 2014 là 2,96%) (Tổng cục Thống Kê, 2016). Công tác GQVL
  18. 5 năm 2016 dù vƣợt chỉ tiêu nhƣng đang đối diện nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là việc làm cho thanh niên, sinh viên mới ra trƣờng. Số thanh niên trong độ tuổi lao động là 24,3 triệu ngƣời, chiếm hơn 44% lực lƣợng lao động nhƣng chất lƣợng lao động thấp (chỉ có 20,7% thanh niên nông thôn đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ), việc làm thiếu bền vững (47,2% thanh niên nông thôn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; khoảng 50,8% thanh niên nông thôn là lao động tự làm và lao động gia đình không hƣởng lƣơng), trên 2/3 số NTN là thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao gấp 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung. Đáng báo động khi mức độ thất nghiệp của thanh niên có xu hƣớng tăng dần theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có trình độ cao đẳng khoảng 18,1%, đại học trở lên là 23%, trong khi tỷ lệ này của nhóm thanh niên có trình độ sơ cấp và trung cấp thấp hơn (lần lƣợt 5,3% và 11,8%) (Phan Thế Mĩ, 2017). Rõ ràng tình trạng thất nghiệp nói chung và thất nghiệp ở thanh niên nói riêng đang là thách thức đối với nƣớc ta. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế phía Nam và cả nƣớc, chính vì vậy bên cạnh lực lƣợng lao động địa phƣơng thì một lực lƣợng không nhỏ lao động từ các địa phƣơng khác đến sinh sống và làm việc dẫn đến nhu cầu việc làm và công tác GQVL cho ngƣời lao động vô cùng lớn. Tƣơng tự nhƣ tình hình chung cả nƣớc, thành phố Hồ Chí Minh cũng đang đối diện với tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp của ngƣời lao động tăng. Thành phố Hồ Chí Minh có 24 đơn vị quận huyện, trong đó 19 quận và 5 huyện. Sự phối hợp tốt của các đơn vị hành chính cấp Quận, huyện của Thành phố có vai trò quan trọng trong việc giải quyết hiệu quả tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay. Trong sự đóng góp chung vào sự phát triển của thành phố xét trên phƣơng diện đóng góp ngân sách và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và GQVL nói riêng có sự đóng góp không nhỏ của ngƣời dân và chính quyền quận Thủ Đức. Quận Thủ Đức đƣợc thành lập ngày 1/4/1997, trên cơ sở tách ra từ huyện Thủ Đức cũ. Thủ Đức là quận ngoại thành, nằm ở phía Đông – Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Quận Thủ Đức có diện tích 47,76 km2, 12 phƣờng và dân số tính đến nay là khoảng 539.413 ngƣời (UBND quận Thủ Đức, 2016). Trải qua 20 năm xây dựng và
  19. 6 phát triển, đến nay cơ cấu kinh tế quận chuyển dịch đúng định hƣớng, phát triển nhanh theo hƣớng tăng đầu tƣ, phát triển ngành thƣơng mại, dịch vụ, phù hợp với thế mạnh của một quận ở cửa ngõ Đông Bắc của TPHCM. Tăng trƣởng kinh tế của Thủ Đức bình quân đạt 11,5%/năm; thu ngân sách liên tục tăng, hiện nay Thủ Đức là một trong 11 quận huyện của TP có mức thu ngân sách cao trên 2.000 tỷ đồng /năm; cơ sở hạ tầng kỹ thuật đƣợc tập trung đầu tƣ phát triển nhanh và đồng bộ. Cùng với đó, các chính sách về an sinh xã hội đƣợc quận tập trung thực hiện tốt. Công tác giảm nghèo đạt kết quả cao, sau 5 lần nâng chuẩn, từ mức ban đầu là 2,5 triệu đồng/ngƣời/năm, đến nay với chuẩn nghèo đa chiều là dƣới 21 triệu đồng/ngƣời/năm, Thủ Đức còn 2.179 hộ nghèo (chiếm 1,97% hộ dân trên địa bàn), công tác chăm lo diện chính sách, ngƣời có công đảm bảo đúng chế độ và cao hơn mức quy định. Công tác quân sự địa phƣơng, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn đƣợc giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị đƣợc tập trung; công tác quản lý Nhà nƣớc phát huy tốt hiệu quả quản lý và điều hành phát triển kinh tế - xã hội (Phạm Minh Triết, 2017). Mặc dù đạt đƣợc nhiều thành tích so với những năm trƣớc đây trong công tác phát triển kinh tế nói chung và GQVL cho ngƣời lao động nói riêng nhƣng tổng quan chung công tác GQVL hiện nay trên địa bạn quận Thủ Đức, đặc biệt là GQVL cho NTN là lao động nghèo vẫn gặp nhiều thách thức, tỷ lệ NTN vẫn cao hơn mặt bằng chung của Thành phố. GQVL cho NTN là trung tâm trong vấn đề GQVL cho ngƣời lao động nói chung. Làm thế nào để giảm tỷ lệ thất nghiệp về mức hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển Kinh tế - Xã hội của quận Thủ Đức là mối quan tâm hàng đầu của cơ quan chính quyền địa phƣơng. Để GQVL cho NTN là lao động nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức thì cần phải phân tích thực trạng công tác GQVL cho NTN là lao động nghèo trên địa bàn quận hiện nay, đồng thời xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác GQVL cho NTN trên địa bàn quận Thủ Đức. Trên cơ sở thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng sẽ có những giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác GQVL cho NTN là lao động nghèo trong thời gian tới.
  20. 7 Dựa vào thông tin phân tích ở trên và mong muốn đóng góp những kết quả nghiên cứu hữu ích về GQVL cho NTN trên cƣơng vị một cán bộ quản lý đang công tác tại cơ quan chính quyền quận Thủ Đức. Tác giả chọn đề tài luận văn "Một số giải pháp GQVL cho NTN là lao động nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức" để nghiên cứu. 4. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đề xuất giải pháp GQVL cho NTN là lao động nghèo trên địa bàn. Mục tiêu cụ thể  Hệ thống cơ sở lý luận về việc làm và GQVL cho NTN.  Phân tích và đánh giá công tác GQVL cho NTN là lao động nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức.  Đề xuất một số giải pháp GQVL cho NTN là lao động nghèo trên địa bàn quận thời gian tới. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là "Giải pháp GQVL cho NTN là lao động nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức". Đối tƣợng khảo sát thu thập dữ liệu cho nghiên cứu: Đối với dữ liệu thứ cấp sẽ đƣợc thu thập tại phòng Lao động, Thƣơng binh và Xã hội quận Thủ Đức; đối với dữ liệu sơ cấp sẽ thu thập thông qua thảo luận nhóm với một số cán bộ phòng Lao động, Thƣơng binh và Xã hội quận Thủ Đức liên quan đến công tác GQVL; bên cạnh đó, nghiên cứu còn thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát NTN là lao động nghèo trên địa bàn quận Thủ Đức. Phạm vi nghiên cứu:  Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hƣởng và đề xuất giải pháp GQVL cho NTN là lao động nghèo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0