intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ ngành Tâm lý học: Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng công nghiệp Bắc Ninh

Chia sẻ: Kequaidan2 Kequaidan2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

110
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn xác định được khung lý luận và phân tích thực trạng thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế thái độ tiêu cực và phát huy thái độ tích cực của sinh viên trong hoạt động thực tập tại doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ ngành Tâm lý học: Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng công nghiệp Bắc Ninh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠ THỊ HUYỀN THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP BẮC NINH Ngành: Tâm lý học Mã số : 8 31 04 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ ÚT SÁU HÀ NỘI - 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn của tôi có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. Tác giả luận văn Tạ Thị Huyền
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Tâm lý - Học Viện Khoa Học Xã Hội, đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Thị Út Sáu - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn tới tập thể giảng viên Trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh và đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các em sinh viên CĐK7 đã cộng tác, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Dù đã cố gắng thật nhiều, song do điều kiện và năng lực của bản thân còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được sự nhận xét, góp ý chân thành của các nhà khoa học, các quý thầy cô. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 8 năm 2018 Học viên Tạ Thị Huyền
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN....................................................................... 11 1.1. Lý luận về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên.........................11 1.2. Biểu hiện và mức độ biểu hiện của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên .............................................................................................................. 23 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên .......................................................................................................................... 29 Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 34 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.................................................................. 34 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 35 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP BẮC NINH ...................................................................... 44 3.1. Thực trạng thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh ................................................................................................ 44 3.2. Những yếu tố tác động đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh.............................................................. 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 74 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 CĐ Cao đẳng 2 BN Bắc Ninh 3 ĐTB Điểm trung bình 4 ĐLC Độ Lệch chuẩn 5 HĐTT Hoạt động thực tập 6 SV Sinh viên
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thái độ của sinh viên được biểu hiện qua mặt nhận thức về ý nghĩa của hoạt động thực tập tại doanh nghiệp ............................................................................................. 44 Bảng 3.2: Thái độ của sinh viên được biểu hiện qua mặt nhận thức nhiệm vụ của bản thân khi tham gia hoạt động thực tập tại doanh nghiệp ........................................................ 47 Bảng 3.3: Thái độ của sinh viên được biểu hiện qua nhận thức hình thức tổ chức của hoạt động thực tập tại doanh nghiệp ............................................................................................. 50 Bảng 3.4. Thái độ của sinh viên được biểu hiện qua mặt xúc cảm - tình cảm trong hoạt động thực tập tại doanh nghiệp ............................................................................................. 52 Bảng 3.5: Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên biểu hiện qua sự tích cực về mặt cảm xúc trong các hoạt động ............................................................ 54 Bảng 3.6: Thái độ của sinh viên đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp biểu hiện qua mặt hành vi ..................................................................................................................... 57 Bảng 3.7: Sinh viên tự đánh giá kết quả trong hoạt động thực tập tại doanh nghiệp ........... 60 Bảng 3.8. Đánh giá chung thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên Cao đẳng công nghiệp Bắc Ninh ........................................................................................................... 63 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan đến thái độ đối với hoạt động thực tâp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh ................................................................... 64 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của một số yếu tố khách quan đến thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh ............................................................. 66
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc của thái độ ............................................................................................... 16 Hình 1.2. Cấu trúc của thái độ trong hoạt động thực tập ...................................................... 23 Biểu đồ 3.1. Đánh giá chung thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh biểu hiện qua mặt nhận thức................................... 51 Biểu đồ 3.2. Đánh giá chung thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh biểu hiện qua mặt xúc cảm - tình cảm.................... 56 Biểu đồ 3.3. Đánh giá chung thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh biểu hiện qua mặt hành vi ...................................... 62 Biểu đồ 3.4: Đánh giá chung thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh ................................................................................ 63 ...............................................................................................................................................
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay chúng ta đang ở giai đoạn đầu của Cách mạng công nghiệp 4.0, đó là xu hướng phát triển của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học cùng với những phát minh của Internet và trí tuệ nhân tạo. Với những thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi mỗi quốc gia phải phát huy tối đa và có hiệu quả mọi nguồn lực, trong đó con người mà chính là lực lượng học sinh sinh viên có vai trò quan trọng và quyết định. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, trong các trường cao đẳng, đại học, SV cần tăng cường nghiên cứu lý luận để nắm vững hệ thống kiến thức đồng thời tăng cường thực hành, thực tế, thực tập để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và hình thành năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với công việc của bản thân. Nhận thức được ý nghĩa của hoạt động thực hành nghề, các trường cao đẳng, đại học hiện nay đều phát triển chương trình đào tạo theo hướng giảm kiến thức hàn lâm, tăng cường thực hành, thực tập, thực tế, trải nghiệm nghề nghiệp. Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh cũng thực hiện theo xu hướng đó. Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh được thành lập từ năm 1970, hợp tác đào tạo với Đức và đã thực hiện mô hình đào tạo xen kẽ, kết hợp chặt chẽ giữa việc học lý thuyết tại trường với việc thực tập tại các công ty, doanh nghiệp. Trong 7 học kỳ của 3 năm học, sinh viên có 2 lần được đi thực tập bao gồm thực tập nhận thức và thực tập tốt nghiệp. Hoạt động thực tập có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập mà còn với cả công việc của các em sau này. Kết quả thực tập thường được tính điểm với trọng số tương đối lớn trong học kỳ, ảnh hưởng đến kết quả xếp loại tốt nghiệp của SV. Ngoài ra, kỳ thực tập còn giúp SV được tiếp cận với nghề nghiệp mà các em đã lựa chọn. Các hoạt động thực tiễn giúp SV hiểu được mình sẽ làm công việc như thế nào sau khi ra trường và có những điều chỉnh kịp thời. Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế công việc giúp các em nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc. Tuy nhiên qua quan sát thực tế tại các đơn vị mà SV thực tập cũng như kết quả thực tập của các em cho thấy một bộ phận SV có ý thức tích cực rèn luyện những kỹ năng nghề cũng như cách ứng xử văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn nhiều SV chưa nhận thức được vai trò của hoạt động thực tập nên có những thái độ tiêu cực như thường xuyên vi phạm thời gian làm việc của công ty, tự ý bỏ thực tập hoặc trong quá trình làm việc không tuân thủ các quy trình dẫn đến những sai sót trong sản phẩm gây tổn thất rất 1
  9. lớn cho công ty cũng như uy tín của nhà trường. Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng thái độ của SV CĐ Công nghiệp BN đối với HĐTT tại doanh nghiệp, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất kiến nghị phát huy thái độ tích cực và hạn chế thái độ tiêu cực của SV trong quá trình thực tập sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn nhằm nâng cao chất lượng đao tạo của nhà trường. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề trên. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã quyết định chọn nghiên cứu “Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh” làm đề tài cho luận văn của mình. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Việc nghiên cứu thái độ (attitude) từ lâu đã được đề cập trong tâm lý học, đặc biệt trong tâm lý học xã hội. Người đầu tiên nghiên cứu về thái độ là A.Ph. Lagiurxki (1874- 1917). Trong các tác phẩm “Tâm lý học đại cương và thực nghiệm” (1912), “Chương trình nghiên cứu nhân cách trong mối quan hệ với môi trường” (1912), “Bút ký khoa học về tính cách” (1916) và “Phân loại nhân cách” (1917, 1924) Ông đã nói đến vấn đề thái độ chủ quan của con người với môi trường bên ngoài là như thế nào. A.Ph. Lagiurxki chia đời sống tâm lý của cá nhân thành 2 lĩnh vực: Thứ nhất: Cơ sở bẩm sinh của nhân cách con người như là tính cách, khí chất… chính là cái tâm lý bên trong. Thứ hai: Hệ thống thái độ của nhân cách con người với môi trường xung quanh là cái tâm lý bên trong. [1] Theo ông, những phản ứng được bộc lộ ra bên ngoài của con người từ những tác động từ môi trường xung quanh là thái độ của cá nhân. A.Ph. Lagiurxki cho rằng, theo nghĩa rộng thái độ với môi trường bên ngoài là thái độ với cá nhân khác, nhóm người khác, giới tự nhiên. Ông tập trung chú ý đến thái độ với nghề nghiệp, với lao động, cách ứng xử với người khác. [1] *Nghiên cứu thái độ ở các nước phương Tây. Thông qua những nghiên cứu về sự thích ứng của người nông dân Ba Lan với sự thay đổi môi trường khi di cư sang Mỹ, hai nhà tâm lý học người Mỹ là W. I. Thomas và F. Znaniecki đã đưa ra khái niệm đầu tiên về thái độ (Năm 1918) Người đã chia lịch sử nghiên cứu thái độ ở Phương tây ra làm ba giai đoạn là nhà tâm lý học xã hội Liên Xô P. N. Sikhirev. -Thời kỳ thứ nhất: (Từ khi khái niệm về thái độ được sử dụng đầu tiên vào năm 1918 cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai). 2
  10. Đây là thời kỳ nghiên cứu rất phát triển về vấn đề thái độ với nhiều công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa thái độ với hành vi và cấu trúc, định nghĩa, chức năng của thái độ. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Thomas W.I và F. Znaniecki (Mỹ). Đặc biệt trong thời gian này đã có tác giả phát hiện ra sự không nhất quán giữa thái độ và hành vi của con người đó là nghịch lý Piere. -Thời kỳ thứ 2: ( Từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1950) Vấn đề thái độ trong thời kỳ này tập trung nghiên cứu việc phân tích, tìm hiểu vai trò của thái độ trong việc chỉ đạo hành vi (H. Trianodis, R. Marten, J. Traver, H. Fillmore, J. Kalat...). Do những yếu tố khách quan và chủ quan nảy sinh trong quá trình nghiên cứu nên số lượng nghiên cứu giảm khá nhiều. Tuy vậy, thời kỳ này một số nhà nghiên cứu đã để lại tên tuổi như G. Allport, S. Crutchfield, J. Bruner ,Liker, Sank, …[21]. - Thời kỳ thứ ba: (Từ năm 1950 cho đến nay) Thời kỳ này, vấn đề thái độ vẫn có vị trí vững chắc trong tâm lý học xã hội. Những quan niệm mới về định nghĩa, cấu trúc, chức năng của thái độ thường được bàn đến trong giai đoạn này. Có những học thuyết, phương pháp được xây dựng làm cơ sở để lý giải các quan hệ trên như: Thuyết “tự thể hiện” (Parye Beny), Phương pháp điện cơ mặt đo thái độ gián tiếp qua các chỉ số sinh lý của nhà nghiên cứu Scott Fraser và Jonathan Freedman (1966). Như vậy, có thể thấy rằng trong suốt thời kì đầu tiên của thế kỉ 20 đến nay, ở phương tây có rất nhiều công trình nghiên cứu về thái độ sau đó các phương pháp để tiếp cận và làm sáng tỏ về hiện tượng tâm lý đặc biệt này. Bên cạnh những kết quả đạt được nó cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Theo Shikiew P.M nhược điểm đó là sự bế tắc trong phương pháp luận trong việc lý giải các số liệu thực nghiệm, không lý giải được các mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi, tách rời hai thái độ với hoàn cảnh xã hội và với hoạt động. Qua những nghiên cứu của tác giả Shikhirev P.M, chúng ta có thể nhận thấy: Lịch sử nghiên cứu thái độ nói riêng và khoa học tâm lý nói chung, cũng trải qua những bước thăng trầm cùng với lịch sử phát triển của con người. Nghiên cứu của Shikhirew P.M có thể được xem là nghiên cứu chỉ đường cho chúng ta khi muốn đi sâu vào nghiên cứu thái độ ở một thời kì cụ thể nào đó. *Nghiên cứu thái độ ở Liên Xô. Sau những công trình do A. Ph. Lagiurxki khởi xướng nghiên cứu thái độ, nhà tâm lý học Xô Viết V. N. Miaxisev (1892- 1973) cũng đã bắt đầu từ các nghiên cứu này nhưng trên quan điểm của tâm lý học hoạt động, ông đã xây dựng nên “học thuyết thái 3
  11. độ nhân cách”. Theo ông Thái độ được hiểu ở dạng chung nhất là hệ thống trọn vẹn các mối quan hệ cá nhân có ý thức của nhân cách với các mặt khác nhau của hiện thực khách quan .[9] Về thực chất, học thuyết thái độ nhân cách là tổ hợp các quan điểm về mặt lý luận, cho rằng, hạt nhân tâm lý nhân cách là hệ thống trọn vẹn mang tính cá thể của các thái độ có ý thức- chọn lọc, mang tính giá trị chủ quan đối với hiện thực khách quan. V. N. Miaxisev cho rằng hệ thống thái độ nhân cách quyết định đặc điểm xúc cảm, tình cảm việc tri giác hiện thực khách quan và cũng như sự phản ứng trong những hành động với những tác động từ bên ngoài. Mọi tổ chức cấu thành nên tâm lý người đều có liên quan với thái độ dưới hình thức nào đó, từ những thành phần đơn giản đến phức tạp nhất. [5] Cũng ở Liên Xô trước đây, ngoài tác giả Shikhirev P.M còn có hai nhà nghiên cứu được coi là có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tâm lý học hơn cả. Đó là D.N Uzantze với công trình nghiên cứu về “Thuyết tâm thế”, và V.A Iadov với nghiên cứu về “Thuyết định vị”. Dựa vào thực nghiệm của mình, D.N Uzantze đã đưa ra học thuyết tâm thế. Theo ông, tâm thế được hiểu là trạng thái trọn vẹn của chủ thể, sẵn sàng tri giác các sự kiện xảy ra và thực hiện hoạt động theo một hướng xác định. Nó là cơ sở của tính tích cực được chọn lọc và có định hướng của chủ thể. Tâm thế được xuất hiện khi có sự tiếp xúc giữa các nhu cầu và các tình huống thỏa mãn về nhân cách, giúp con người thích ứng với điều kiện môi trường xung quanh. Trong học thuyết này tác giả đã tìm hiểu thái độ ở khía cạnh hành vi của cá nhân. Thái độ được biểu hiện ở hành động, sử dụng tâm thế để điều khiển hành động. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ nhắc đến quá trình thực hiện hóa các nhu cầu sinh lí, mà không nhắc đến nhu cầu của cá nhân. Do vậy, ông mới chỉ nghiên cứu thái độ ở mặt nổi bật của nó và những nghiên cứu của D.N Uzantze chưa đi sâu vào phân tích bản chất của thái độ .[5] Tác giả V.A Iadov đã hình thành khái niệm tâm thế nhằm điều chỉnh hành vi, hoạt động xã hội của con người dựa trên học thuyết tâm thế của D.N Uzantze. V.A Iadov cho rằng con người là một hệ thống các định vị khác nhau, hành vi của con người được điều khiển bởi các tổ chức định vị này. Tác giả cho rằng tâm thế chỉ là các định vị ở bậc thấp. Khi có sự tiếp xúc giữa nhu cầu sinh lý và đối tượng cần được thỏa mãn nhu cầu thì tâm thế được hình thành. Ở vị trí cao hơn, các định vị càng trở nên phức tạp và quan trọng hơn được hình thành trên cơ sở các hoạt động giao tiếp của con người trong các nhóm. Định vị được hình thành từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao điều chỉnh hành vi cá nhân trong các môi trường xã hội khác nhau. V.A Iadov đã nghiên cứu thái độ ở một khía 4
  12. cạnh mới. Nó đã xây dựng được mối quan hệ giữa cách tiếp cận hành vi cá nhân từ các khía cạnh khác nhau trong các nghiên cứu ở tâm lý học xã hội cũng như tâm lý học đại cương. Tuy nhiên những nghiên cứu của V.A Iadov còn những hạn chế là đã không làm rõ được định nghĩa “định vị là gì?” và cũng chưa chỉ ra được cơ chế điều chỉnh hành vi bằng các định vị trong các tình huống xã hội. [5] Ngoài các tác giả và các công trình nghiên cứu chủ yếu như trên, nghiên cứu vấn đề thái độ ở Liên Xô còn phải kể đến thuyết thái độ nhân cách của nhà tâm lý học V.N Miaxisev. Ông cho rằng “nhân cách là một hệ thống thái độ”. Theo V.N Miaxisev thì phản xạ chính là cơ sở sinh lý học của thái độ có ý thức của con người với hiện thực khách quan. Theo tác giả thái độ được chia ra làm hai loại: tích cực và tiêu cực. Cùng với các quá trình, các thuộc tính tâm lý, thái độ là một trong những hình thức thể hiện tâm lý người. Tuy nhiên ông lại cho rằng các quá trình tâm lý như nhu cầu, thị hiếu, hứng thú, tình cảm, xúc cảm, ý chí… đều là thái độ. Như vậy, từ việc lĩnh hội học thuyết thái độ nhân cách của A. Ph. Lagiurxki, V. N. Miaxisev đã đưa quan điểm hoạt động vào nghiên cứu và giải quyết theo hướng khả thi hơn. Tuy vậy, theo quan điểm của V.N. Miaxisev lại cho rằng tất cả các hoạt động tâm lý hiểu theo nghĩa bao quát có thể xem như một dạng nào đó của thái độ, việc mở rộng quan niệm như vậy là thiếu cơ sở khoa học. Tuy vậy, học thuyết thái độ nhân cách có ảnh hưởng lớn, làm nền tảng cho những nghiên cứu về vấn đề thái độ. Có thể khẳng định, người đã đặt nền móng cho tâm lý học theo quan điểm Macxit là V. N. Miaxisev. Ngoài ra, V.N Miaxisev cũng đã dùng thuyết thái độ nhân cách để sử dụng trong y học. [5] Khi nghiên cứu nhân cách như là một phạm trù cơ bản của tâm lý học, V.F.lômp nhà tâm lý học Xô viết đã đề cập đến thái độ chủ quan của nhân cách, sự chế định của quan hệ xã hội đối với thái độ chủ quan thông qua hoạt động giao tiếp của con người. Nói tóm lại, khi nghiên cứu thái độ các nhà Tâm lý học Liên Xô đã vận dụng cách tiếp cận hoạt động và nhân cách đối với thái độ và nhu cầu. Trong điều kiện hoạt động của cá nhân, các nhà tâm lý học Liên Xô xem thái độ như là một hệ thống từ đó luận giải sự hình thành, chức năng, vị trí của thái độ trong việc chi phối hành vi của con người. Ở Đức những công trình nghiên cứu về thái độ tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của các nhà Tâm lý học xã hội như: Vnâyzơ, V. đorxtơ… ngoài những vấn đề truyền thống, các nhà Tâm lý học Đức còn đề cập tới kiểu định hình thái độ, cơ chế của thái độ, coi thái độ như là một thành tố của năng suất lao động tập thể. Trên cơ sở các quan điểm nghiên cứu về thái độ của các nhà tâm lý học Liên Xô về thái độ có thể khái quát những lĩnh vực nghiên cứu sau: Thái độ với nghề nghiệp cá nhân 5
  13. và lao động (N. I. Krulov, V. X. Philatov…). Mối quan hệ qua lại của thái độ cá nhân trong tập thể, nhóm ( L. I. Bozovic, I. G. Bêiaevxki, V. N. Miaxisev…). Sự hình thành thái độ đối với các môn học (L. I. Bozovic, A. N. Leonchiev, K. I. Melnhicova, L. X. Xlavina…). Mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn (M. I. Lixina, A. V. Petrovxki, A. I. Serbacov…). [13] Tóm lại: Các nhà tâm lý học Liên Xô đã vận dụng một cách linh hoạt cách tiếp cận hoạt động - nhân cách, gắn thái độ với nhu cầu cá nhân và điều kiện hoạt động, với nhân cách. Khi nghiên cứu, các tác giả xem xét thái độ là một hệ thống và từ đó luận giải về việc xuất hiện thái độ, cấu trúc, vị trí, chức năng của nó trong việc điều hành hành vi của con người. 2.2 Nghiên cứu thái độ ở Việt Nam Khi nghiên cứu vấn đề thái độ thì các tác giả Việt Nam thường tập trung chú ý về các bình diện như: khái niệm, cấu trúc, chức năng và đặc điểm của thái độ với các tác giả tiêu biểu là Trần Hiệp, Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, … Trong tác phẩm “Tâm lý học xã hội, những vấn đề lý luận” (1996) của Trần Hiệp đã tìm hiểu về thái độ và giới thiệu nhiều công trình nghiên cứu với thế giới về vấn đề này. Ông đã sử dụng khái niệm “thái độ” để giải thích hành vi cá nhân trong xã hội. Ông cho rằng, những gì con người cảm nhận được và suy nghĩ, tưởng tượng ở bên trong tâm trí con người sẽ quyết định hành vi được thể hiện ra bên ngoài người đó. Có nghĩa là, chúng ta có thể biết được hành vi của cá nhân đó nếu biết được thái độ của họ. Do vậy, muốn thay đổi hành vi thì chúng ta phải thay đổi thái độ của bản thân cá nhân đó.[8] Theo tác giả Phạm Minh Hạc khi nghiên cứu về động cơ học tập, ông cho rằng thái độ là một trong những cách biểu hiện của động cơ học tập [2]; là mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của dạy học bên cạnh việc cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp [3]. Hai tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức Cũng với quan điểm tương tự như vậy cho rằng thái độ là một trong bốn thành phần của nội dung dạy học đại học (hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ xảo, hệ thống khái niệm hoạt động sáng tạo, hệ thống các chuẩn mực thái độ với hiện thực) . Tác giả Đào Thị Oanh đã lý giải kết quả của quá trình xã hội hóa chính là thái độ và khẳng định thái độ là một thuộc tính của nhân cách được thể hiện ở bài viết “một số khía cạnh xung quanh vấn đề phương pháp nghiên cứu thái độ” [10] Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của tác giả Larsen và Lê Văn Hảo. Theo hai tác giả, bên cạnh việc nhất quán với nhau giữa thái độ và hành vi thì trong một số trường hợp nó có sự thiếu nhất quán. Hai ông cũng đề cập đến những nhân 6
  14. tố chiếm ưu thế trong sự phát triển thái độ của cá nhân. Với một số cá nhân, yếu tố xúc cảm – tình cảm chiếm vai trò chủ đạo tác động đến các vấn đề nhận thức, một số khác cho rằng, thái độ được dựa trên những gì họ nhận thức được từ thế giới bên ngoài. [7] Trong một nghiên cứu của mình, nhà tâm lý học Vũ Dũng đã trình bày quan điểm của mình về mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của người dân đối với môi trường xung quanh. Theo ông, hành vi của con người đối với môi trường chịu ảnh hưởng rất lớn từ thái độ của cá nhân đó. Khi thái độ tiêu cực thì con người sẽ không nhận thức được trách nhiệm và sự cần thiết đối với việc bảo vệ và giữ gìn môi trường và ngược lại, khi thái độ tích cực thì con người sẽ nhận thức rõ hơn sự cần thiết và trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ môi trường [2] Việc nghiên cứu vấn đề thái độ trong những năm gần đây được các đối tượng tìm hiểu trên các lĩnh vực khác nhau được biểu hiện ở nhiều luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ. và được đánh giá có khả năng vận dụng vào việc phát triển đất nước có thể kể đến: “Nghiên cứu thái độ của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Tuyên Quang đối với tự học” (2005) của tác giả Nguyễn Thị Mai Lan. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đa phần SV có thái độ đúng trong vấn đề tự giác học tập tích cực nhưng chưa tới mức hứng thú, say mê , chưa có sự nỗ lực hết mình cũng như quyết tâm trong việc tự học của bản thân mỗi SV. Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Mộng Đóa: “Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đối với phương pháp học tập” (2005). Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp học tập quyết định đến thái độ học tập của SV. “Nghiên cứu thái độ học tập của sinh viên đại học An ninh nhân dân” của Nguyễn Đức Hưởng (2017) đã khái quát những vấn đề lý luận về thái độ, theo tác giả thông qua các đánh giá chủ quan về nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hoạt động với đối tượng có liên quan đến việc thoả mãn nhu cầu của chủ thể thì thái độ thể hiện ý thức, tính cách, hứng thú, tình cảm và ý chí của mình trong hoạt động học tập. Tác giả khẳng định thái độ là thuộc tính phức hợp của nhân cách. Ngoài ra còn phải kể đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Luận văn thạc sỹ tâm lý học của Đỗ Ánh Tuyết “Thái độ đối với nghề nghiệp của nhà tham vấn tâm lý trẻ” (2008). Khoá luận tốt nghiệp của Chu Quang Lưu: “thái độ của người công nhân đối với công việc và xí nghiệp”. Luận văn thạc sỹ tâm lý học của Nguyễn Thị Hoà: “Thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh lớp 3 ở một số trường phổ thông Biên Hoà với nội dung giáo dục dân số” (1998). Luận văn thạc sỹ tâm lý học (2003), Nguyễn Thị Huệ: “Nghiên cứu thái độ với việc rèn luyện nghiệp vụ sư 7
  15. phạm của sinh viên trường cao đẳng mầm non Thanh Hoá”. Luận văn thạc sỹ tâm lý học (2003), … Các công trình nghiên cứu đó đã chỉ ra mối quan hệ giữa nhận thức- thái độ và hành vi, hay vai trò của thái độ đối với việc nâng cao tay nghề của sinh viên. Tóm lại, ở các nước Phương tây cũng như Việt Nam tuy có nhiều công trình nghiên cứu về thái độ đối với hoạt động học tập hay các môn học nhưng những nhiên cứu về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của SV còn trống . Do vậy mà việc lựa chọn nghiên cứu thái độ đối với hoạt động thực tập là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường cũng như cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Xác định được khung lý luận và phân tích thực trạng thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế thái độ tiệu cực và phát huy thái độ tích cực của sinh viên trong hoạt động thực tập tại doanh nghiệp. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định được khung lý luận về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên. Phân tích chỉ ra thực trạng biểu hiện và mức độ của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh. Đề xuất kiến nghị nhằm hạn chế thái độ tiêu cực và phát huy thái độ tích cực của sinh viên đối với HĐTT tại doanh nghiệp. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ của thái độ đối với HĐTT tại doanh nghiệp của SV Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ của thái độ đối với HĐTT tại 7 doanh nghiệp của 250 SV Trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh. 4.3. Khách thể nghiên cứu 8
  16. Nghiên cứu được thực hiện trên 250 sinh viên Cao đẳng Khóa 7 của trường CĐ Công Nghiệp Bắc Ninh, bao gồm SV các ngành Điện tử Công Nghiệp, Điện Công Nghiệp, Công nghệ Cơ Khí, Công nghệ ô tô, Kế toán Doanh nghiệp. GV quản lý và Doanh nghiệp: 15 GV quản lý của Trường CĐ Công Nghiệp Bắc Ninh và 7 Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh mà chúng tôi tiến hành điều tra. Thời gian từ tháng 2/2018 đến tháng 8/2018 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận 5.1.1 Nguyên tắc hoạt động Khẳng định cá nhân khi tham gia vào các hoạt động thì thái độ được xuất hiện, biểu hiện và phát triển. Thái độ của SV được hình thành thông qua quá trình học tập tại trường và làm việc, rèn luyện tay nghề tại các địa điểm thực tập. 5.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan Thái độ đối với HĐTT được hình thành một cách khách quan khi các SV làm việc và rèn luyện tay nghề ở các doanh nghiệp. Nguyên tắc này yêu cầu khi nghiên cứu về biểu hiện, mức độ và những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với HĐTT tại doanh nghiệp của SV phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. 5.1.3. Nguyên tắc phát triển Nghiên cứu thái độ đối với HĐTT tại doanh nghiệp của SV cần nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi, tác động qua lại giữa thái độ với các hiện tượng tâm lý khác. Thấy được sự vận động, biến đổi phát triển về thái độ của SV từ môi trường học tập tại trường đến khi đi thực tập tại các doanh nghiệp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng trong đề tài nghiên cứu đó là: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận, văn bản - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp quan sát - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1.Ý nghĩa lý luận 9
  17. Góp phần làm sáng tỏ và bổ sung thêm một số vấn đề lý luận về thái độ nói chung và thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp nói riêng; Các biểu hiện và mức độ của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên. Đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu sau này về thái độ của sinh viên với hoạt động thực tập. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực tiễn chỉ ra thực trạng thái độ đối với HĐTT tại doanh nghiệp của SV được biểu hiện qua các mặt nhận thức, xúc cảm - tình cảm, hành vi và mức độ của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế thái độ tiêu cực, hình thành và phát triển thái độ tích cực của SV trong HĐTT ở trường CĐ Công Nghiệp Bắc Ninh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì Cấu trúc luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên. Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh 10
  18. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN 1.1. Lý luận về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên 1.1.1. Thái độ 1.1.1.1. Khái niệm về thái độ Thái độ là một hiện tượng rất phức tạp, nội hàm của nó không những có sự khác biệt giữa tâm lý học duy vật biện chứng và tâm lý học phương Tây, mà ngay cả giữa các nhà tâm lý học hoạt động cũng chưa có sự thống nhất hoàn toàn. Về mặt thuật ngữ, trong từ điển Anh - Việt, thái độ được viết là “Attitude”, nghĩa là “cách cư xử, quan điểm của một cá nhân” Theo đại từ điển tiếng Việt: “Thái độ là mặt biểu hiện bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay việc gì thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động. Thái độ là ý thức, cách nhìn nhận, đánh giá và hành động theo một hướng nào đó trước một sự việc”. [15] Ở phương Tây, hai nhà nghiên cứu người Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki với tư cách là người đầu tiên sử dụng khái niệm “thái độ” như một đặc tính quan trọng của vấn đề. Trong những công trình nghiên cứu của mình, năm 1918 hai ông cho rằng: “Thái độ là định hướng chủ quan của cá nhân như là thành viên của cộng đồng đối với giá trị này hay giá trị khác, làm cho cá nhân có phương pháp hành động hay không hành động khác mà được xã hội chấp nhận” [dẫn theo 5, tr.279]. Hai nhà nghiên cứu khẳng định thái độ là định hướng chủ quan của cá nhân đồng thời họ đã đồng nhất thái độ với định hướng giá trị của cá nhân. Họ cũng khẳng định thái độ của con người bao gồm các phản ứng tiêu cực hay tích cực với một hiện tượng cụ thể, không có những đánh giá chung chung. Trong tác phẩm “A Handbook of Social Psychology” (1935) G.W.Allport đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về thái độ. Theo ông “Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân đến các khách thể và tình huống mà nó quan hệ. [dẫn theo17, tr.810]. Như vậy, thái độ được coi như một trạng thái tâm lý, sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh cho hoạt động tâm sinh lý có chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân. Mặc dù định nghĩa này chưa đề cập đến vai trò của môi trường xã hội, nhu cầu, động cơ trong quá trình hình thành thái độ của con người song nó lại trả lời được các câu hỏi như: thái độ là gì? Nguồn gốc của thái độ? Chức năng và vai trò của thái độ. 11
  19. “Thái độ của cá nhân đối với một đối tượng nào đó là thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta với khách thể liên quan”. [dẫn theo 16,tr 319] là quan điểm của Newcome. Định nghĩa này có một hạn chế là chưa bao hàm thực tế rằng, trong nhiều trường hợp xảy ra, quá trình này diễn ra rất phức tạp. Một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi trong tâm lý học Phương tây – xem thái độ như một khái niệm chủ yếu thuộc về tâm lý học cá nhân đó là: “Một trạng thái ổn định, bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải với bản thân chúng ra sao mà như chúng được nhận thức ra sao” - Từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại New York năm 1966. Năm 1971, H. C. Trianodis nhà tâm lý học Mỹ đưa ra định nghĩa: “Thái độ là những tư tưởng được tạo nên bởi các xúc cảm, tình cảm. Nó gây tác động lên hành vi nhất định, thái độ của con người bao gồm những điều mà họ cảm thấy và suy nghĩ về đối tượng, cũng như cách xử sự của họ đối với đối tượng đó” [dẫn theo 23, tr.148]. Trong định nghĩa này ta thấy chủ yếu mặt xúc cảm, tình cảm của con người chi phối và hình thành lên thái độ ở mỗi cá nhân, nó tác động đến hành vi của con người Một khái niệm khác cũng đồng quan điểm thái độ là sự sẵn sàng phản ứng là “Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng hay các ký hiệu “(biểu tượng) trong môi trường… Thái độ là sự định hướng của cá nhân đến các khía cạnh khác nhau của môi trường và là cấu trúc có tính động cơ” là ý kiến của nhà tâm lý học H.Fillmore. [20] Như vậy, các tác giả TLH phương Tây đều định nghĩa thái độ dựa trên một điểm tựa là chức năng của nó. Thái độ thực hiện việc định hướng hành vi ứng xử của con người, thúc đẩy và tăng cường tính sẵn sàng của những phản ứng nơi con người hướng tới đối tượng. Trong TLH Liên Xô, D .N. Uznatze cho rằng: “Thái độ là một trạng thái toàn vẹn, xác định của chủ thể… yếu tố tính khuynh hướng năng động của nó là một yếu tố toàn vẹn theo một hướng nhất định nhằm một tính năng động nhất định… đó là sự phản ứng cơ bản đầu tiên đối với tác động của tình huống trong đó chủ thể phải đặt ra và giải quyết nhiệm vụ”. [dẫn theo 5, tr.267]; Tác giả đã chỉ ra bản chất của thái độ là vừa thừa nhận thái độ mang tính tích cực, tự giác lại vừa thừa nhận thái độ như là một bộ phận cấu thành mang tính trọn vẹn ý thức của con người Khái niệm thái độ của H. Hipror và M. Forvec nhấn mạnh chức năng của thái độ đối với hoạt động chung, hoạt động hợp tác của con người trong xã hội. Hai ông cho 12
  20. rằng thái độ luôn bị chi phối và bị quyết định tính chất nào đó, xuất hiện trong những tình huốn thực tế. Sự chi phối này vừa phụ thuộc vào khuynh hướng cá nhân vừa phụ thuộc vào chủ thể hữu quan. Quan điểm này mở ra một con đường mới trong nghiên cứu thái độ là đi sâu vào nghiên cứu hành vi và hoạt động cụ thể của con người. V.N. Miaxisev đã đề ra “ thuyết thái độ nhân cách”. Ông đã coi nhân cách như một hệ thống thái độ. V.N. Miaxisev viết: “thái độ, dưới dạng chung nhất, là hệ thống trọn vẹn các mối liên hệ cá nhan, có chọn lọc, có ý thức của nhân cách với các khía cạnh khác nhau của hiện thực khách quan. Hệ thống này xuất phát từ toàn bộ lịch sử phát triển của con người, nó thể hiện kinh nghiệm cá nhân và quy định hành động và thể hiện các thể nghiệm của cá nhân từ bên trong” [dẫn theo 9 ,tr.154]; Theo Ông, thái độ là khía cạnh chủ quan bên trong, có tính chọn lọc của các mối liên hệ đa dạng ở con người với các khía cạnh khác nhau của hiện thực. Trong toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của cá nhân thì hệ thống này diễn ra song song, biểu hiện khả năng của quá trình tâm lý và liên quan đến tính tiêu cực, tích cực của nhân cách. Nhà nghiên cứu V.N. Miaxisev có vai trò vô cùng quan trọng cho sự ra đời của tâm lý học thái độ theo quan điểm của Macsxit và ông cũng có những đóng góp không nhỏ cho việc nghiên cứu về thái độ. Nhưng lý thuyết này còn có những hạn chế như: Chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của quan hệ xã hội với thái độ xã hội, xúc cảm, nhận thức, tình cảm. Chưa có cơ sở khoa học để khẳng định thuộc tính tâm lý của nhân cách là thái độ. Trong TLH xã hội Mỹ, Guil Ford quan niệm: “Thái độ là những cử chỉ, phong thái, ý nghĩ liên quan đến những hoàn cảnh xã hội”. Còn tác giả David . Myers lại cho rằng phản ứng có tính chất không thiện chí hay có thiện chí về một vấn đề nào đó, một cá nhân nào đó được biểu hiện ở hành vi có chủ định hay niềm tin và cảm xúc. Như vậy, các quan điểm về thái độ của các nhà tâm lý học nói trên được diễn đạt bằng những hình thức khác nhau nhưng họ có điểm chung là nghiên cứu thái độ theo quan điểm, chức năng thái độ định hướng hành vi ứng xử các vấn đề xã hội, là trạng thái tinh thần điều chỉnh và quy định tính sẵn sàng phản ứng. Thái độ được hình thành nhờ kinh nghiệm sống, có tính ổn định và có khả năng thay đổi tùy theo tình huống. “Thái độ là những phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối như đã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó” [dẫn theo 12,tr 356]. Là quan điểm của nhà tâm lý Nguyễn Khắc Viện(CB) (1991) được ghi trong cuốn “Từ điển tâm lý học”. Tác giả Hoàng Phê cho rằng “Thái độ là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0