intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:196

656
lượt xem
94
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu về cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp đối với việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Dương Liễu ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Dương Liễu ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: TÂM LÍ HỌC Mã số: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ QUỐC MINH Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lí học với đề tài “Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh” được tác giả nghiên cứu lần đầu tiên. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả, số liệu nghiên cứu được trích dẫn và giới thiệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014 Tác giả Trần Thị Dương Liễu
  4. LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả như hôm nay, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến: Quý Thầy Cô trong Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Tâm lý – Giáo dục Trường Đại học Sư phạm TPHCM đã tạo môi trường học tập và trực tiếp giảng dạy cho tôi những kiến thức vô cùng hữu ích trong suốt khóa học. Tiến sĩ Trần Thị Quốc Minh, người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Ban điều hành, các giảng viên, sinh viên Khoa Tâm lý – Giáo dục Trường ĐHSP TPHCM và Khoa Tâm lý Trường Đại học KHXHNV TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu. Quý Thầy Cô trong Hội đồng khoa học bảo vệ đề cương, Hội đồng khoa học bảo vệ luận văn đã góp ý, hướng dẫn và chỉ ra những thiếu sót giúp tôi thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Gia đình, bạn bè thân hữu đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực, cố gắng hết mình nhưng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô giáo và bạn bè! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014 Tác giả Trần Thị Dương Liễu
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP .......................7 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp .......................................7 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................................7 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .....................................................................10 1.2. Lý luận về định hướng nghề nghiệp ...................................................................16 1.2.1. Khái niệm định hướng ..................................................................................16 1.2.2. Khái niệm nghề nghiệp .................................................................................17 1.2.3. Khái niệm định hướng nghề nghiệp .............................................................29 1.3. Sinh viên và một số đặc điểm tâm lý của sinh viên ............................................34 1.3.1. Khái niệm sinh viên ......................................................................................34 1.3.2. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên ..........................................................35 1.3.3. Đặc điểm tâm lý của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ...........................36 1.4. Định hướng nghề nghiệp của sinh viên...............................................................38 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên .................. 39 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................46 Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................................47 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ...........................................................................47 2.2. Kết quả thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số trường Đại học tại TPHCM ..................................................................56
  6. 2.2.1. Lí do sinh viên thi tuyển và chọn học chuyên ngành Tâm lý học ................56 2.2.2. Biểu hiện nhận thức về ĐHNN của SV ........................................................63 2.2.3. Biểu hiện thái độ về ĐHNN của SV chuyên ngành TLH tại TPHCM .........77 2.2.4. Biểu hiện hành vi về ĐHNN của SV ............................................................90 2.2.5. Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành vi trong hoạt động ĐHNN của SV chuyên ngành TLH .....................................................................................95 2.3. Nguyên nhân thực trạng ĐHNN của SV chuyên ngành TLH .............................96 2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của SV ...................................................96 2.3.2. Các nguyên nhân của thực trạng ĐHNN của SV .......................................101 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................104 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................105 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ....................................................................................105 3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Tâm lý học tại Thành phố Hồ Chí Minh ...................................108 3.2.1. Các biện pháp thuộc về nhà trường ............................................................108 3.2.2. Các biện pháp thuộc về giảng viên .............................................................112 3.2.3. Các biện pháp thuộc về nhà tuyển dụng .....................................................115 3.2.4. Các biện pháp thuộc về sinh viên ...............................................................116 3.3. Tổ chức nghiên cứu khảo nghiệm .....................................................................120 3.4. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ....................121 3.4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp ...........................................121 3.3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ..............................................124 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................127 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................128 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Thứ tự Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CĐ Cao Đẳng 2 CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 3 ĐH Đại học 4 ĐHNN Định hướng nghề nghiệp 5 ĐLC Độ lệch chuẩn 6 ĐTB Điểm trung bình 7 GDNN Giáo dục nghề nghiệp 8 GV Giảng viên 9 HS Học sinh 10 KHXHNV Khoa học xã hội nhân văn 11 N Tần số 12 NN Nghề nghiệp 13 Nxb Nhà xuất bản 14 PGS. TS Phó Giáo sư, Tiến Sĩ 15 Sig. Mức ý nghĩa 16 SP Sư Phạm 17 SV Sinh viên 18 TT Thứ tự 19 THPT Trung học phổ thông 20 TLH Tâm lý học 21 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 22 XB Xếp bậc
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1. Phân loại nhóm nghề theo E.A.Klimov ........................................................21 Bảng 2.1. Chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học trường ĐHSP TP.HCM .............48 Bảng 2.2. Sinh viên chuyên ngành TLH toàn Khoa (cập nhật tháng 04/2014).............49 Bảng 2.3. Chương trình đào tạo cử nhân TLH Trường KHXHNV TPHCM ................50 Bảng 2.4. Sinh viên toàn Khoa Tâm lý (thống kê cập nhật tháng 4/2014) ...................51 Bảng 2.6. Cơ cấu khách thể nghiên cứu ........................................................................54 Bảng 2.7. Bảng tổng hợp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............................................55 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát lí do thi tuyển và chọn học chuyên ngành TLH ...............57 Bảng 2.13. Nhận thức của SV về cơ hội phát triển nghề nghiệp...................................64 Bảng 2.14. Nhận thức của SV về đặc điểm ngành và nghề TLH ..................................64 Bảng 2.15. Khó khăn khi ĐHNN của SV chuyên ngành TLH......................................68 Bảng 2.16. Kết quả so sánh các vấn đề khó khăn khi ĐHNN của SV ..........................69 Bảng 2.17. Nhận thức của SV về vai trò và ý nghĩa của hoạt động ĐHNN .................70 Bảng 2.18. Nhận thức của SV về những yêu cầu phẩm chất của người công tác trong ngành TLH .....................................................................................................................72 Bảng 2.19. Nhận thức của SV về những yêu cầu năng lực của người công tác trong ngành TLH .....................................................................................................................74 Bảng 2.22. Hứng thú của SV đối với ngành TLH .........................................................77 Bảng 2.23. So sánh hứng thú của SV đối với ngành TLH ............................................78 Bảng 2.24. Biểu hiện thái độ của SV đối với các hoạt động ĐHNN ............................79 Bảng 2.25. Mức độ yêu thích các nhóm nghề thuộc chuyên ngành TLH .....................82 Bảng 2.26. Kết quả khảo sát ĐHNN qua mức độ yêu thích nghề nghiệp cụ thể ..........82 Bảng 2.28. Kết quả chung biểu hiện hành vi ĐHNN của SV chuyên ngành TLH .......90 Bảng 2.30. Sự kiên định của SV đối với ngành TLH ....................................................93 Bảng 2.31. Mối tương quan giữa ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi .......................95 Bảng 2.32. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của SV ......................97 Bảng 2.34. Nguyên nhân của thực trạng ĐHNN của SV chuyên ngành TLH ............102 Bảng 3.1. Mức độ cần thiết các biện pháp nâng cao hiệu quả ĐHNN của SV ...........121 Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả ĐHNN của SV .......124
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, công tác định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) cho bộ phận học sinh THPT ngày càng trở nên quan trọng và được các lực lượng xã hội, các cơ quan ban ngành quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên, công tác ĐHNN cho sinh viên (SV) chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí bị bỏ quên. Chúng ta vẫn nghĩ rằng ĐHNN chỉ là lựa chọn một ngành nghề yêu thích, chọn một trường đại học (ĐH) hoặc cao đẳng (CĐ) là xong, ngành học tại trường sẽ quyết định nghề nghiệp (NN) sau này. Chúng ta quên rằng lựa chọn NN mới chỉ là giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người và ĐHNN là một quá trình diễn ra liên tục, kéo dài từ năm nhất đến năm cuối cùng của bậc học. Bên cạnh đó, do yêu cầu xã hội ngày càng phức tạp dẫn đến hệ thống NN gắn với ngành đào tạo cũng ngày càng phong phú hơn. Trong thực tế, nhiều SV chỉ chú ý đến những nét hấp dẫn bên ngoài của NN, không (hoặc không biết cách) phân tích những đặc điểm bản thân, yêu cầu của NN, lựa chọn NN không phù hợp dẫn đến chán nản, học tập không tiến bộ, bỏ học giữa chừng hoặc làm trái nghề, đổi nghề sau khi tốt nghiệp. Điều này gây lãng phí của cải, thời gian, công sức của người học. Đồng thời, gây bất ổn cho phân công lao động và lãng phí rất lớn nguồn nhân lực xã hội. Theo số liệu điều tra của sở Lao động – Thương binh – Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) cho biết: chỉ khoảng 30% HS, SV tốt nghiệp có ý định làm việc lâu dài, trong khi 30% muốn tìm việc làm khác vì không phù hợp với khả năng, nguyện vọng và 40% chưa xác định mục tiêu NN. Đáng chú ý hơn là có đến 40% lao động trẻ chọn sai ngành học, chọn học nghề không phù hợp với bản thân. Từ số liệu trên cho ta thấy được một phần những hạn chế trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo của các trường hiện nay, đặc biệt là giáo dục NN [59, tr.8]. Theo báo cáo mới nhất được công bố tại hội thảo khoa học "Giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động ở Việt Nam" do Trường ĐH KHXHNV - ĐHQGHN tổ chức. Hội thảo nằm trong dự án Nghiên cứu chính sách hợp tác với Quỹ Rosa - Luxemburg của CHLB Đức công bố: trong số gần 3.000 SV đã tốt nghiệp được hỏi, có 70% SV trả lời "đã nghĩ tới công việc nhưng chưa chắc chắn và không có
  10. 2 nhiều thông tin về hệ thống nghề nghiệp". Hội thảo còn cho thấy SV thất nghiệp là do thiếu ĐHNN, do chưa có ý định tự trau dồi NN và không hình dung đúng đắn về NN trong tương lai. Điều này cho thấy, công tác ĐHNN cho SV đang bị bỏ quên. Nếu thực hiện công tác giáo dục NN và ĐHNN hiệu quả thì đó chính là điều kiện giúp cho mỗi cá nhân SV phát huy được tối đa phẩm chất, năng lực của bản thân trong học tập cũng như trong quá trình lao động sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp CNH – HĐH và thời kỳ hội nhập của đất nước [61]. Tâm lý học (TLH) là ngành có tính tương tác cao, đòi hỏi nhiều kỹ năng. Những năm gần đây, ngành TLH rất phát triển và cần phải có nguồn nhân lực chất lượng với số lượng lớn. Nghề nghiệp TLH theo bảng danh mục NN của Tổng cục thống kê (Ban hành theo Quyết định số 1019/QĐ-TCTK ngày 12 tháng 11 năm 2008) thuộc nhóm nghề Khoa học xã hội có mã số 2445, thể hiện chủ yếu cho hai mã NN: nghiên cứu và giảng dạy. Tuy nhiên, theo yêu cầu thực tiễn của xã hội và định hướng vị trí việc làm của SV tốt nghiệp, thì TLH là ngành có đầu ra rất rộng. Những người được đào tạo cơ bản về TLH có thể tham gia vào rất nhiều lĩnh vực: giảng dạy TLH tại các trường CĐ, ĐH; nghiên cứu TLH tại các viện, trung tâm nghiên cứu TLH, các tổ chức phi chính phủ; làm tư vấn viên, cán bộ trị liệu ở các bệnh viện, trung tâm tư vấn tâm lý,... Mặc khác, ngành TLH có nhiều lĩnh vực và mỗi lĩnh vực đều đòi hỏi người làm việc phải có những kỹ năng riêng biệt, chuyên sâu về nó. Do đó, ngoài những yêu cầu đặc thù thì với yêu cầu đa dạng và không ngừng biến đổi của xã hội, SV chuyên ngành TLH phải hình thành định hướng mới để đáp ứng mọi yêu cầu NN tương lai. Như vậy, xác định hệ thống NN và ĐHNN cho SV chuyên ngành TLH là việc làm có ý nghĩa quan trọng hàng đầu [11]. Bên cạnh đó, người nghiên cứu nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về hướng nghiệp và ĐHNN ở SV chuyên ngành TLH các trường ĐH tại TPHCM. Vì lẽ đó, tìm hiểu cụ thể hệ thống NN và ĐHNN của SV chuyên ngành TLH ở các trường ĐH tại TPHCM là rất cần thiết. Từ những cơ sở trên, đề tài “Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.” được xác lập.
  11. 3 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng ĐHNN của SV chuyên ngành TLH ở một số trường Đại học tại TPHCM, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐHNN cho SV chuyên ngành TLH. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: định hướng, nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp, sinh viên, ngành Tâm lý học… 3.2. Khảo sát thực trạng ĐHNN, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của SV chuyên ngành TLH ở một số trường Đại học tại TPHCM. 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của một số biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐHNN cho SV chuyên ngành TLH. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu chính là SV chính quy năm thứ nhất (khóa 2013 - 2017) và năm thứ ba (khóa 2011 - 2015) chuyên ngành TLH ở một số trường ĐH tại TPHCM. - Khách thể nghiên cứu bổ trợ là lực lượng giáo dục chuyên ngành TLH, các thầy cô giáo đang giảng dạy các bộ môn TLH, các chuyên viên hướng nghiệp. 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nội dung - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ĐHNN của sinh viên chuyên ngành TLH. 5.2. Khách thể - Đề tài chỉ nghiên cứu 229 SV năm thứ nhất và năm thứ ba chuyên ngành TLH ở 2 trường ĐH tại TPHCM, gồm: ĐHSP TPHCM, ĐH KHXHNV TPHCM. - 22 chuyên gia đang công tác trong ngành TLH, bao gồm: lực lượng giáo dục chuyên ngành, các giảng viên đang giảng dạy các bộ môn TLH ở 2 trường trên, chuyên viên hướng nghiệp.
  12. 4 6. Giả thuyết nghiên cứu - ĐHNN của SV chuyên ngành TLH còn chủ quan, cảm tính (vì sở thích muốn khám phá tâm lý của bản thân và mọi người, vì thần tượng người trong ngành, vì ảo tưởng ngành nghề,…), mà chưa dựa trên cơ sở đánh giá một cách khoa học sự phù hợp về tính cách, năng lực nghề nghiệp của bản thân với ngành đang theo học. - Có sự khác biệt ý nghĩa về nhận thức, thái độ, hành vi giữa SV năm thứ nhất và SV năm thứ ba, giữa SV nam và SV nữ về ĐHNN ở hai trường ĐH tại TPHCM. - ĐHNN của SV chuyên ngành TLH chịu sự tác động của các yếu tố chủ quan, thuộc về bản thân SV như sở thích, hứng thú,… nhiều hơn các yếu tố khách quan. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc ĐHNN của SV chuyên ngành TLH được nghiên cứu trên nhiều mặt: nhận thức, thái độ và hành vi. Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐHNN được nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, chúng nằm trong một chỉnh thể thống nhất, chịu ảnh hưởng lẫn nhau trong cùng một hệ thống. 7.1.2. Quan điểm thực tiễn Nghiên cứu ĐHNN của SV chuyên ngành TLH xuất phát từ thực tiễn: SV chuyên ngành TLH lựa chọn hệ thống các NN và ĐHNN như thế nào cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và phù hợp với tính cách, năng lực của bản thân SV. Đó là vấn đề hết sức quan trọng, cần phải được quan tâm nghiên cứu nhằm hạn chế vấn đề lãng phí của cải, thời gian, công sức của người học và của cả xã hội. Đồng thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết về số lượng nguồn nhân lực chuyên ngành TLH có chất lượng, tránh đào tạo nguồn nhân lực yếu kém cho xã hội. 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2.1.1. Mục đích - Hệ thống hóa những tài liệu, những cơ sở cần thiết nhằm xây dựng khung lý thuyết, công cụ và nội dung nghiên cứu cho đề tài. 7.2.1.2. Cách thức
  13. 5 - Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các thông tin có liên quan đến đề tài. 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi a. Mục đích - Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài, nhằm tìm hiểu thực trạng ĐHNN và một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của SV chuyên ngành TLH. b. Cách thức - Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến gồm 10 câu hỏi mở, khảo sát ngẫu nhiên trên 94 SV để tìm hiểu sơ bộ biểu hiện về ĐHNN của SV chuyên ngành TLH. - Tổng hợp kết quả từ bảng hỏi mở, xin ý kiến của các giáo viên, nhà chuyên môn, tiến hành xây dựng phiếu khảo sát chính thức sử dụng trong đề tài và bảng khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp. - Sử dụng bảng hỏi chính thức và bảng khảo nghiệm biện pháp tiến hành khảo sát trên mẫu nghiên cứu đã chọn để thu thập dữ liệu cho đề tài. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn a. Mục đích Thu thập những ý kiến cụ thể của một số nhà quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên. Những ý kiến này sẽ là những dữ liệu quan trọng nhằm làm rõ hơn và mô tả cụ thể hơn các kết quả thu được từ bảng hỏi. b. Cách thức - Người nghiên cứu chuẩn bị trước một số nội dung và tiến hành phỏng vấn 6 Thầy Cô giáo và 20 bạn SV chuyên ngành TLH ở 2 trường ĐH tại TPHCM. - Ghi chép trung thực nội dung trả lời từ phía SV và các nhà chuyên môn để làm tư liệu. 7.2.2.3. Phương pháp quan sát a. Mục đích Nhằm phát hiện, thu thập thêm những biểu hiện cụ thể về ĐHNN của SV. b. Cách thức
  14. 6 Người nghiên cứu tham dự một số giờ học tập, thực hành, làm việc nhóm của SV trên lớp và ngoại khóa. Trong quá trình quan sát, chúng tôi đảm bảo sự tự nhiên, khách quan, trung thực những biểu hiện của SV. Quan sát được ghi nhận bằng biên bản quan sát, có chụp hình làm tư liệu. 7.2.2.4. Phương pháp khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi a. Mục đích Nhằm tìm hiểu tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ĐHNN cho SV chuyên ngành TLH. b. Cách thức Sau khi tìm hiểu về thực trạng ĐHN của SV và thăm dò được các biện pháp nâng cao hiệu quả ĐHNN cho SV, người nghiên cứu lựa chọn các biện pháp tiêu biểu, tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi đối với lực lượng giáo dục, các giảng viên và SV 2 trường: ĐHSP TPHCM và Đại học KHXHNV TPHCM. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học 7.2.3.1. Mục đích Nhằm xử lý, phân tích, đánh giá các thông tin thu được. 7.2.3.2. Cách thức Người nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để xử lý thống kê như: tính tần số, tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình, kiểm nghiệm T (so sánh trung bình 2 mẫu),… các số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 8. Đóng góp của đề tài 8.1. Về mặt lý luận - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về định hướng, nghề nghiệp và ĐHNN. - Hệ thống hóa các nghề nghiệp và đặc điểm, yêu cầu của các nghề nghiệp thuộc chuyên ngành TLH. 8.2. Về mặt thực tiễn Đề tài làm rõ được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của SV chuyên ngành TLH; đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐHNN cho SV chuyên ngành TLH ở các trường ĐH tại TPHCM.
  15. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp Vấn đề ĐHNN là một trong những vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu: 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Những nghiên cứu ở Phương Tây Tư tưởng ĐHNN cho thế hệ trẻ đã có từ thời cổ đại dưới dạng rất sơ khai và biểu hiện thông qua việc phân chia lao động theo địa vị và xuất thân của mỗi người trong xã hội. Đến thế kỷ XIX khi nền sản xuất phát triển cùng với những tư tưởng tích cực về giải phóng con người diễn ra trên khắp thế giới thì khoa học hướng nghiệp ha y ĐHNN mới thực sự trở thành một khoa học độc lập. Năm 1908, Giáo sư đại học Pensylvania, Frank Parson là người đặt nền móng các khái niệm cơ bản cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp (career counseling) hay tư vấn nghề (vocational guidance) ngày nay. Đồng thời năm 1908, ông cũng đã thành lập hội đồng hướng nghiệp ở Boston (Mỹ) với nhiệm vụ nghiên cứu các yêu cầu của nghề đối với con người, tìm hiểu chi tiết về năng lực của người học để giúp họ có được sự ĐHNN phù hợp với năng lực và hứng thú cá nhân [41, tr.5]. Một năm sau, cũng chính Frank Parsons là người đầu tiên, trình bày khái niệm hướng nghiệp trong cuốn sách “Lựa chọn một nghề nghiệp” (Choosing a Vocation, 1909). Những khái niệm này đã trở thành lý luận cơ sở cho những lý thuyết có liên quan đến đặc điểm tính cách con người (trait) và yếu tố nghề (factor) - (Trait and factor theory: lý thuyết đặc điểm người/nghề). Nhìn chung, cuốn sách là công trình nền tảng trình bày cơ sở TLH của hướng nghiệp và chọn nghề, cũng như các tiêu chí về sự phù hợp nghề của mỗi cá nhân để từ đó lựa chọn nghề cho phù hợp [10]. Vào những năm 1940, nhà TLH người Mỹ J.L Holland (1919 – 2008) đã nghiên cứu và thừa nhận sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp. Tác giả đã chỉ ra tương ứng với mỗi kiểu nhân cách là một số những nghề nghiệp tương xứng có thể chọn để đạt được kết quả làm việc và thành công nghề nghiệp cao nhất. Lý thuyết này của J. L Holland đã được sử dụng rộng rãi nhất trong thực tiễn hướng nghiệp trên thế giới [90].
  16. 8 Đến năm 1948, cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” xuất bản ở Pháp được xem là cuốn sách đầu tiên nói về ĐHNN. Nội dung của cuốn sách đề cập đến sự phát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của công nghiệp. Từ đó rút ra những kết luận coi giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề quan trọng không thể thiếu khi xã hội loài người càng ngày có những bước tiến vượt bậc [9]. Tiếp tục phát triển đến năm 1970, 1980 ở Mỹ đã kết hợp chặt chẽ việc tư vấn nghề với chương trình công nghệ và dạy nghề. Những nhà nghiên cứu ở đây cũng đã đưa môn “Hướng dẫn chọn nghề - Career Guidance” vào giảng dạy ở trường Trung học. Sau đó là từ bậc Trung học đến ĐH đều có các cố vấn học tập hay cố vấn tâm lý làm việc. Đây cũng là những cơ sở ban đầu rất quan trọng của việc tham vấn hướng nghiệp như: tìm hiểu bản thân, xác định khả năng, tìm hiểu về nghề để tìm ra những định hướng chọn nghề trong tương lai sao cho thật phù hợp [84]. Năm 1974, cuốn sách “Nghiên cứu định hướng” của nhà TLH người Mỹ John L. Holland lại tiếp tục bàn về ĐHNN với dụng cụ tư vấn, những đặc điểm môi trường và con người dẫn đến việc chọn nghề, học nghề, gắn bó và thành công với nghề nghiệp của con người được xuất bản lần đầu tiên, đến nay nó đã được sửa đổi nhiều lần và trong mỗi lần xuất bản mới, đều được Holland sửa đổi theo quan điểm mới của ông và theo đề xuất của khách hàng hay của các nhà phê bình [10, tr.11]. Tiếp theo đó, hàng loạt các bài phê bình về công trình nghiên cứu ĐHNN của John Holland như: các bài phê bình của Bodden (1987), Daniels (1989, 1994) và của Manuelle – Adkins (1989) nhận xét và cho rằng J. Holland đã đạt được mục đích nghiên cứu về ĐHNN với: Dụng cụ tư vấn được nhiều người lớn và thanh niên sử dụng để tư vấn và ĐHNN; Cơ cấu tổ chức thông tin nghề nghiệp và con người nhằm hỗ trợ quyết định nghề nghiệp; Dụng cụ đo nghiệm tinh thần hoàn chỉnh cho người nghiên cứu trong điều tra tính cơ sở và tính hợp lý của lý thuyết 6 tính cách, thường gọi tắt là RIASEC [9]. Năm 1995, Meir, Melamed & Dinur nghiên cứu sự phù hợp giữa nghề nghiệp và những kỹ năng có tương quan tích cực dự báo thành công trong công việc và nghề nghiệp. Cho đến khi cuốn “Áp dụng lý thuyết phát triển nghề nghiệp trong tư vấn” (Applying Career Development Theory to Counseling) của Richard S. Sharf ra đời, đã mở rộng phạm vi tư vấn tâm lý sang lĩnh vực mới – tư vấn ĐHNN cho các đối tượng có nhu cầu trong xã hội [10].
  17. 9 Ngoài những nghiên cứu ở các nước Mỹ, Pháp, Đức, các nhà nghiên cứu ở các nước Phương Tây khác cũng đặc biệt quan tâm đến ĐHNN cho thế hệ trẻ, cụ thể như: H. Perho, nhà TLH người Phần Lan đã tiến hành nghiên cứu “ĐHNN và nghệ thuật sư phạm trong đào tạo giáo viên phổ thông”. Kết quả cho thấy, trong động cơ học tập của SV, ước muốn nhận được điểm cao mạnh hơn ước muốn trở thành thầy giáo giỏi. Qua đó, ông cảnh báo và kêu gọi tổ chức lại hệ thống (quy trình) tuyển sinh ngành Sư phạm. Một nhà TLH Phần Lan khác, M.V. Volanen cũng nghiên cứu về ĐHNN và thích ứng việc làm ở thanh niên. Kết quả cho thấy, những đánh giá chủ quan của thời kỳ học nghề ảnh hưởng mạnh mẽ đến ĐHNN của thanh niên nhiều hơn so với thời kỳ làm việc đầu tiên và phụ thuộc vào quá trình thích ứng nghề nghiệp của thanh niên. Cùng lúc đó, Z. Ransenbakh cũng nghiên cứu về ĐHNN gắn với định hướng giá trị và các kế hoạch cuộc sống của SV. Những công trình đó cho chúng ta góc nhìn cận cảnh hơn về ĐHNN của thanh niên, SV trong giai đoạn lúc bấy giờ ở Phần Lan [18, tr. 17]. Như vậy, nhìn chung trọng tâm các nghiên cứu ĐHNN ở các nước phương Tây chủ yếu sử dụng các phương tiện, thiết bị, công cụ chuyên môn nhằm tham vấn chuyên sâu từng đối tượng với mục đích xác định xu hướng và sự phù hợp nghề nghiệp của thanh niên đối với nghề này hay nghề khác, giúp đỡ thanh niên lựa chọn và quyết định nghề nghiệp phù hợp. 1.1.1.2. Những nghiên cứu ở Liên Xô Ở Liên Xô (cũ) vào những năm 29, 30 của thế kỷ XX, vấn đề hướng nghiệp cho HS cũng được các nhà khoa học và lãnh đạo chính quyền Xô Viết đặc biệt quan tâm. Nhà giáo dục học lỗi lạc N. K Crupxkaia đã từng nêu lên luận điểm “Tự do chọn nghề” cho mỗi thanh thiếu niên. Theo bà, công tác hướng nghiệp giúp cho trẻ phát triển được hứng thú và năng lực nghề nghiệp, giáo dục cho các em thái độ lao động đúng đắn, động cơ chọn nghề trong sáng. Từ đó các em có thái độ tự giác trong việc chọn nghề [10, tr.12]. Dựa trên cơ sở các luận điểm về hướng nghiệp của C. Mác và V.I Lênin các nhà giáo dục Liên Xô như B.F Kapeep, X.Ia Batưsep, X.A Sapôrinxki, V.A Pôliacôp trong các tác phẩm và công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp và ĐHNN cho thế hệ trẻ sẽ là cơ sở để họ chọn nghề đúng đắn, phù hợp giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu xã hội [70]. Trong những năm 1970, nhà TLH lao động người Liên Xô E.A.Kalimốp đã đưa ra trắc nghiệm “Xác định kiểu nghề cần chọn trên cở sở tự đánh giá” với 30 câu
  18. 10 hỏi. Cùng thời gian đó, A.E.Côlômtốc cũng đưa ra trắc nghiệm đo hứng thú nghề nghiệp với 78 câu hỏi. Cùng thời điểm, nhiều nhà khoa học ở Liên Xô cũ xem “Tam giác hướng nghiệp” của K.K. Platonov là yêu cầu chuẩn xác cho việc chọn ngành nghề. Tác giả của quan điểm “tam giác hướng nghiệp” vạch ra ba yếu tố cơ bản của việc chọn nghề là: đặc điểm cá nhân, tính chất nghề nghiệp và nhu cầu xã hội. Thực tế cho thấy tam giác này khá quan trọng nhưng chưa thực sự là những cơ sở hoàn toàn phù hợp và thỏa đáng để học sinh chọn nghề vì còn những điều kiện khác như: khả năng học tập, thời gian học tập... cũng ảnh hưởng nhiều đến việc chọn nghề, học nghề và làm nghề [10, tr. 14], [77]. Ngoài ra, có thể đề cập thêm một số công trình nghiên cứu về hứng thú và ĐHNN của các tác giả: V.N. Supkin, V.P. Gribano, X.N. Trixtaiakova, A.A. Barbinova cũng phản ánh phần nào xu hướng nghề nghiệp của học sinh. HS ở một vài quốc gia mà nhiều nhất là ở Liên Xô cũ thường có dự định tiếp thu nền học vấn cao hơn và không muốn đi làm ngay. Những tổng kết cho thấy những năm 1970, HS có xu hướng với những nghề thuộc lĩnh vực sản xuất. Nhưng đến những năm 1985, HS lại thích thú với các nghề lĩnh vực xã hội. Đặc biệt, giữa học HS nữ và HS nam có sự khác biệt khi HS nam quan tâm nhiều đến lĩnh vực kỹ thuật trong khi HS nữ lại quan tâm hơn với các nghề như: y tế, giáo dục, nghệ thuật [64, tr.3]. Như vậy, các công trình nghiên cứu ĐHNN ở Liên Xô đã vạch ra các yếu tố cơ bản (đặc điểm cá nhân, tính chất ngành học, nghề nghiệp, nhu cầu xã hội) ảnh hưởng đến quá trình ĐHNN. Đồng thời đưa ra những cơ sở, những luận cứ khoa học giúp cho việc ĐHNN của thế hệ trẻ được chuẩn xác hơn. Qua đó, đề cao vai trò quan trọng của công tác ĐHNN đối với xã hội nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu hướng nghiệp và ĐHNN ở Việt Nam, theo các chuyên gia đã có những bước phát triển mạnh mẽ vào những năm 1970, 1980. Tiếp thu những thành tựu của các nước trên thế giới và thực tiễn nghiên cứu trong nước. Thời gian gần đây giáo dục hướng nghiệp và ĐHNN ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau. Điều đó tạo nên một giai đoạn mới với sự đa dạng trong nghiên cứu khoa học hướng nghiệp ở Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến những nhà khoa học đi tiên phong trong lĩnh vực này như GS. Phạm Tất Dong, GS Phạm Huy Thụ, PGS. Đặng Danh Ánh, GS. Nguyễn Văn
  19. 11 Hộ,…và một số các tác giả trẻ khác, với các công trình nghiên cứu chuyên sâu về nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau của hướng nghiệp và ĐHNN [2], [3], [42]. Trong số đó, có thể nói GS. Phạm Tất Dong là người có đóng góp rất nhiều cho giáo dục hướng nghiệp (GDHN) Việt Nam, ông đã dày công nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn cho GDHN như: xác định mục đích, ý nghĩa, vai trò của hướng nghiệp; hứng thú, nhu cầu, động cơ nghề nghiệp; hệ thống các quan điểm, nguyên tắc hướng nghiệp; các nội dung, phương pháp, biện pháp GDHN,…Điều này được thể hiện ở rất nhiều bài báo cáo, bài báo, sách, giáo trình của ông như: bài “hướng nghiệp cho thanh niên”, đăng trên tạp chí thanh niên (số 8, 1982); Báo cáo “Một con đường hình thành lý tưởng nghề nghiệp cho HS lớn”; Các tác phẩm như: “Nghề nghiệp tương lai – giúp bạn chọn nghề” hay cuốn “Tư vấn hướng nghiệp – sự lựa chọn cho tương lai” hoặc cuốn “Giúp bạn chọn nghề” (2005) đưa ra những cơ sở khoa học lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Trong công trình nghiên cứu gần đây ông đã chỉ ra vai trò của hướng nghiệp góp phần điều chỉnh việc ĐHNN của thanh niên theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế [13], [14], [15], [45, tr.15]. Sau đây, xin đề cập chi tiết thêm một số công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề ĐHNN và các vấn đề liên quan đến đề tài. Trước hết, phải kể đến đó là những công trình nghiên cứu khoa học các cấp (Nhà nước, Bộ, Sở, Quận, Huyện) của nhiều tác giả, như: Theo kết quả điều tra SV do khoa Triết học, trường Đại học Tổng hợp tiến hành vào tháng 11 năm 1990 ở 5 trường ĐH tại Hà Nội: ĐH Bách Khoa, ĐH Tổng hợp, ĐH Sư Phạm I, ĐH kinh tế Quốc dân và ĐH Văn hóa, nghiên cứu 2 vấn đề chính: 1/ Sự lựa chọn ban đầu, động cơ và mục đích vào trường; 2/ Chuẩn bị ra trường, những suy nghĩ về phẩm chất nghề nghiệp và chỗ làm việc trong tương lai của SV. Nghiên cứu phát họa vài nét về sự hình thành và biến đổi những định hướng giá trị xã hội – nghề nghiệp của SV. Qua đó cho thấy có sự phân hóa rõ rệt các ĐHNN của SV do điều kiện kinh tế – xã hội gây ra [73, tr.2]. Từ những năm 1994-1995, PGS. TS. Trần Thị Minh Đức với đề tài cấp Bộ về “ĐHNN của SV và HS ở một số trường THPT và ĐH ở Hà Nội”, mã số: B94-0507 đã mở ra một xu hướng nghiên cứu ĐHNN cụ thể, thực tế và bám sát những đối tượng mà xã hội lúc bấy giờ đặc biệt quan tâm. Cũng trong năm 1994, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đã tiến hành nghiên cứu “Một số đặc điểm xu hướng nghề nghiệp của
  20. 12 SV trong sự chuyển đổi kinh tế xã hội mới” do Trần Ninh Giang làm chủ nhiệm. Kết quả phản ánh tình hình kinh tế xã hội chi phối mạnh mẽ việc chọn nghề của SV, từ đó phát triển xu hướng lựa chọn những nghề nghiệp thiên về kinh tế và công nghệ ở sinh viên [9], [14]. Tiếp theo đó, năm 2003 -2004, Viện Khoa học Lao động và Xã hội đề xuất và tổ chức nghiên cứu độc lập đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu thị trường lao động và ĐHNN của thanh niên Việt Nam hiện nay”, do TS. Nguyễn Hữu Dũng làm chủ nhiệm. Qua đó, cho thấy sự cần thiết và cấp bách là phải tạo điều kiện và thực hiện những biện pháp tối ưu góp phần giúp đỡ thế hệ trẻ ĐHNN tương lai [18, tr. 24]. Năm 2004, hai tác giả Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Văn Lê nghiên cứu ĐHNN với công trình “Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường THPT dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường”, kết luận: Đa số học sinh THPT chưa được ĐHNN phù hợp. Sau khi tốt nghiệp phổ thông một bộ phận lớn HS sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động mà không tiếp tục học lên. ĐHNN của HS THPT phụ thuộc rất nhiều vào công tác GDHN ở từng trường. Tuy nhiên, các hoạt động GDHN có vai trò mờ nhạt. Nguyên nhân một phần là do bản thân người làm công tác hướng nghiệp chưa có sự phát triển phù hợp cả về thái độ lẫn năng lực hiểu biết nghề nghiệp [47, tr.11-18]. Vào năm 2005, tại Sở KHCN TPHCM tác giả Nguyễn Ngọc Tài chủ nhiệm đề tài “Xu hướng chọn nghề của học sinh TPHCM hiện nay và các giải pháp giáo dục có định hướng”. Đề tài đã phân tích thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THCS, THPT, các yếu tố thúc đẩy việc chọn nghề và khẳng định HS vẫn rất lúng túng khi lựa chọn nghề vì lượng thông tin ít ỏi, thiếu nội dung chính thống [70]. Ngoài ra còn một số công trình khoa học khác cũng nghiên cứu về vấn đề ĐHNN: năm 2005-2006, Trần Thị Thu Mai với công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Ứng dụng trắc nghiệm hướng nghiệp của Jim Barrett và Geoff Williams vào ĐHNN cho học sinh THPT”, mã số: B2005.23.67; hay nghiên cứu của Đào Thị Vân Anh, Nguyễn Ngọc Tài (2010), “ĐHNN cho học sinh tại các trường dân tộc nội trú nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triến kinh tế - xã hội tại các tỉnh Tây Nguyên”, Đề tài cấp Bộ B2007.19.34 [3], [53]. Tiếp nối những công trình khoa học cấp cao là những luận án, luận văn, khóa luận nghiên cứu về hướng nghiệp và ĐHNN với một số tác giả cụ thể như:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2