Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Bình Thuận
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu lý luận và thực tiễn trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giúp các em rèn luyện trí tuệ xã hội của mình. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Bình Thuận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hoài Sương TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hoài Sương TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành : Tâm lí học Mã số : 60310401 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.ĐINH PHƯƠNG DUY Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của bản thân. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, chưa được sử dụng trong bất cứ công trình nào. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nghiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 3 năm 2019 Tác giả Nguyễn Hoài Sương
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tâm của tất cả các giảng viên đã giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua, đặc biệt là sự quan tâm, tận tình giúp đỡ của quý thầy cô đang công tác tại phòng Sau đại học và khoa Tâm lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin gửi cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Đinh Phương Duy người thầy giữ rất nhiều cương vị khác nhau nhưng vẫn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu và các em học sinh của trường trung học phổ thông Đức Linhvà trường trung học phổ thông Tánh Linh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thưc hiện đề tài này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình đặc biệt là ba mẹ và bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ to lớn cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA HS THPT............... 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 7 1.1.1. Ở nước ngoài ..................................................................................................... 7 1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 11 1.2. Cơ sở lý luận về trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông ................... 12 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ............................................ 12 1.2.2. Một số mô hình trí tuệ xã hội ........................................................................ 20 1.2.3. Đặc điểm phát triển tâm lý chung của học sinh trung học phổ thông...... 23 1.2.4. Đặc điểm hoạt động chủ đạo của học sinh THPT ...................................... 28 1.2.5. Biểu hiện TTXH của HS THPT ................................................................... 30 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến TTXH của HS THPT ....................................... 36 Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH BÌNH THUẬN .............................................................................................. 41 2.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................... 41 2.1.1. Mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 41 2.1.2. Công cụ nghiên cứu ...................................................................................... 41 2.2. Kết quả nghiên cứu mức độ TTXH của học sinh THPT tỉnh Bình Thuận ..... 43 2.2.1. Những nhận định khái quát của HS THPT về TTXH................................ 43 2.2.2. Kết quả TTXH của HS THPT tỉnh Bình thuận ở từng mặt biểu hiện ..... 47 2.2.3. Kết quả mức độ TTXH của học sinh THPT tỉnh Bình Thuận trên toàn mẫu .......................................................................................................... 62
- 2.2.2. Mức độ các mặt biểu hiện trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông tỉnh Bình Thuận ................................................................................... 63 2.2.3. Kết quả so sánh TTXH của HS THPT tỉnh Bình Thuận với các tham số ............................................................................................................. 65 2.2.4. Các nguyên yếu tố hưởng đến sự phát triển trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông tỉnh Bình Thuận.................................................. 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 79 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT RC Rất cao C Cao TB Trung bình T Thấp RT Rất thấp ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình TSCN Trị số cao nhất TSTN Trị số thấp nhất P Mức ý nghĩa TTXH Trí tuệ xã hội TTCX Trí tuệ cảm xúc HS Học sinh THPT Trung học phổ thông HBXH Hiểu biết xã hội TGXH Tri giác xã hội TNXH Trí nhớ xã hội STXH Sáng tạo xã hội KTXH Kiến thức xã hội
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố thành phần mẫu nghiên cứu .................................................... 41 Bảng 2.2. Quy đổi tổng điểm sang thang 5 mức độ .............................................. 43 Bảng 2.3. Phân chia mức độ biểu hiện TTXH....................................................... 43 Bảng 2.4. Nhận định của HS THPT về vai trò của TTXH .................................... 43 Bảng 2.5. Nhận định của HS về thành phần quan trọng nhất trong TTXH .......... 44 Bảng 2.6. Nhận định của HS về khả năng rèn luyện của TTXH........................... 46 Bảng 2.7. Nhận định của HS về mức độ TTXH của học sinh THPT nói chung ............................................................................................... 46 Bảng 2.8. Mặt hiểu biết xã hội của HS THPT tỉnh Bình Thuận ........................... 47 Bảng 2.9. Một số câu hỏi phần tự đánh giá của học sinh trong mặt A1................ 48 Bảng 2.10. Một số câu hỏi phần câu hỏi tình huống của học sinh trong mặt A1 ................................................................................................... 49 Bảng 2.11. Một số câu hỏi phần tự đánh giá của học sinh trong mặt A2................ 50 Bảng 2.12. Một số câu hỏi phần câu hỏi tình huống của học sinh trong mặt A2 ................................................................................................... 52 Bảng 2.13. Mặt Tri giác XH của HS THPT tỉnh Bình Thuận ................................. 54 Bảng 2.14. Khả năng nhận biết biểu hiện cảm xúc qua gương mặt ........................ 54 Bảng 2.15. Nhận ra và giải mã được một số hành vi, biểu hiện phi ngôn ngữ ....... 55 Bảng 2.16. Mặt Trí nhớ XH của HS THPT tỉnh Bình Thuận ................................. 55 Bảng 2.17. Một số câu hỏi tự đánh giá phần trí nhớ xã hội .................................... 56 Bảng 2.18. Một số câu hỏi trong phần video ........................................................... 57 Bảng 2.19. Mặt Sáng tạo XH của HS THPT tỉnh Bình Thuận................................ 57 Bảng 2.20. Một số câu hỏi tự đánh giá phần sáng tạo xã hội .................................. 58 Bảng 2.21. Một số tình huống trong phần sáng tạo XH .......................................... 59 Bảng 2.22. Mặt Kiến thức XH của học sinh THPT tỉnh Bình Thuận ..................... 60 Bảng 2.23. Một số câu hỏi về kiến thức xã hội ....................................................... 61 Bảng 2.24. Mức độ TTXH của học sinh THPT tỉnh Bình Thuận ........................... 62 Bảng 2.25. Mức độ các mặt biểu hiện trí tuệ xã hội của học sinh THPT tỉnh Bình Thuận ............................................................................................ 63 Bảng 2.26. Mức độ trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông tỉnh Bình Thuận theo trường ................................................................................. 66 Bảng 2.27. Mức độ trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông tỉnh Bình Thuận theo khối lớp .............................................................................. 67 Bảng 2.28. Mức độ trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông tỉnh Bình Thuận theo giới tính .............................................................................. 68 Bảng 2.29. Mức độ trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông thành phố tỉnh Bình Thuận theo kết quả học tập ................................................... 68 Bảng 2.30. Mức độ trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông tỉnh Bình Thuận theo mức độ tham gia các hoạt động phong trào trong nhà trường và xã hội .................................................................................... 69 Bảng 2.31. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển TTXH của học sinh THPT tỉnh Bình Thuận..................................................................................... 70
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trí tuệ là một trong những lĩnh vực của tâm lý học được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Theo thời gian, các nhà khoa học đã tiếp cận tâm lý học trí tuệ với nhiều quan niệm khác nhau: trí tuệ nhận thức, trí tuệ thực tiễn, trí tuệ cảm xúc, trí tuệ sáng tạo, trí tuệ xã hội... Các hoạt động trí tuệ diễn ra phức tạp, đa dạng, và ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng loại hình trí tuệ nào cũng đều giữ vai trò nhất định trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Tuy nhiên, trí tuệ nhận thức đơn thuần ngày càng cho thấy không đủ để đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn của xã hội. Do đó, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến một loại trí tuệ mới hơn, thể hiện khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân thông qua mối liên hệ với người khác, đó là Trí tuệ xã hội. L.X.Vưgôtxki cho rằng, trong tư duy ngôn ngữ, ý không phải là điểm tận cùng của toàn bộ quá trình. Ý không phải được nãy sinh từ ý nghĩ khác mà từ lĩnh vực động cơ của ý thức. Đằng sau ý là xu hướng, cảm xúc, nhu cầu, ý chí... ông ví ý chí như đám mây đen mang cơn mưa từ ngữ, còn động cơ của ý nghĩ như cơn gió làm đám mây chuyển động và đổ ra trận mưa từ ngữ đó. Vì vậy ông cho rằng việc phân tích tâm lý một ý nghĩ nào đó chỉ triệt để khi phát hiện ra chính bình diện động cơ, cảm xúc bên trong bị che lấp bởi các tư duy ngôn ngữ. (Phan Trọng Ngọ, 2001). Một trong những nội dung chính của Trí tuệ xã hội là năng lực mà cá nhân có thể nhận ra và hành động một cách hợp lý, dễ dàng trong những tình huống có tương tác xã hội thể hiện thông ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Trí tuệ xã hội bao gồm năng lực hiểu biết xã hội, tri giác xã hội, trí nhớ xã hội, sáng tạo xã hội và kiến thức xã hội. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng những người có TTXH cao thì có khả năng hạnh phúc và thành công hơn trong cuộc sống. Hơn nữa, TTXH hoàn toàn có thể luyện tập và cải thiện, khi cá nhân tích cực hoạt động, trở thành thành viên của nhóm và tập thể. Tiến hành quá trình xã hội hóa hay thực hiện bất cứ hành vi nào đòi hỏi có sự tương tác với người khác đều là cơ hội rèn luyện và nâng cao TTXH của bản thân.
- 2 Gần đây, Bộ GD-ĐT đã thông qua chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, ngoài phát triển các năng lực chuyên môn như: năng lực ngôn ngữ, năng lực toán học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thể chất thì còn chú ý phát triển các năng lực chung, nhấn mạnh đến năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. (Nghị quyết số 29-NQ/TW, 2013). Đây cũng là một mặt của TTXH. Thông qua các vấn đề lý luận của TTXH kèm với rèn luyện thực tiễn trong các tình huống xã hội dành riêng cho lứa tuổi này là cơ hội để các em đạt được những năng lực như giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo nói trên. Do đó, việc nghiên cứu TTXH cho lứa tuổi THPT là tiền đề cần thiết. Đối với học sinh trung học phổ thông, giai đoạn này các em đã phát triển khá đầy đủ về mặt thể chất, tuy nhiên sự phát triển tâm lý còn nhiều biến động và đặc biệt chịu ảnh hưởng của yếu tố xã hội. Ở lứa tuổi này bắt đầu có suy nghĩ về chọn nghề và cách sống trong tương lai. Chỉ khi tham gia vào các hoạt động xã hội, được tiếp xúc với các tầng lớp xã hội khác nhau các em mới có cơ hội nhận biết bản thân và hòa hợp với con người trong các tình huống xã hội và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Điều đó cho thấy rằng, rèn luyện TTXH ngay từ giai đoạn này giúp các em thuận lợi hơn, có nhiề cơ hội để hạnh phúc và thăng tiến hơn trong tương lai. Về địa bàn nghiên cứu, Đức Linh và Tánh Linh là hai huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận. Đức Linh nằm ở phía Tây -Tây bắc, cách thành phố Phan Thiết 140 km về phía tây nam. Đức Linh là huyện bán sơn địa, sông La Ngà chảy cắt ngang huyện rồi mem theo ranh giới với tỉnh Đồng Nai đổ nước vào hồ Trị An. Đức Linh là một huyện chủ yếu phát triển nông nghiệp, có nền nông nghiệp phát triển với nhiều mô hình cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Trường THPT Quang Trung hiện có 1062 học sinh trên 29 lớp. Trong đó, khối lớp 10 có 11 lớp, khối 11 có 09 lớp và khối 12 có 09 lớp. Huyện Tánh Linh nằm về phía Tây bắc của tỉnh Bình Thuận được tách ra từ huyện Đức Linh vào năm 1983. Trường THPT Tánh Linh hiện có 1107 học sinh trên 30 lớp. Trong đó, khối lớp 10 có 11 lớp, khối 11 có 10 lớp và khối 12 có 09 lớp. Người dân của 02 huyện Đức Linh và Tánh Linh có truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó, hiếu học. Trong những năm gần đây,
- 3 huyện Đức Linh về kinh tế, văn hóa, xã hội đều có bước phát triển hơn Tánh Linh. Người dân ở hyện Đức Linh cũng có mức dân trí và kinh tế ngày càng cao, các thế hệ học sinh ngày càng năng động và có điều kiện phát triển tốt hơn. Người nghiên cứu mong muốn tìm hiểu mức độ TTXH của HS THPT ở một vùng quê nông nghiệp và TTXH có chịu sự tác động của yếu địa lý, mức độ phát triển vùng miền hay không? Vì những lý do đó người nghiên cứu lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Bình Thuận”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giúp các em rèn luyện trí tuệ xã hội của mình. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trí tuệ xã hội của học sinh tại một số trường THPT trên địa bàn huyện Đức Linh, Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. 3.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh trường Trung học phổ thông Quang Trung và trung học phổ thông Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. 4. Giả thuyết khoa học - Học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Bình Thuận có mức độ TTXH trung bình và biểu hiện các mặt trí tuệ xã hội không đồng đều. +Trong 5 mặt biểu hiện TTXH thì mặt Sáng tạo xã hội có mức độ thấp nhất. - Có sự khác biệt ý nghĩa ở mức độ biểu hiện trí tuệ xã hội giữa các tham số nghiên cứu như giới tính, khối lớp, kết quả học tập và mức độ tham gia công tác xã hội, cụ thể: + Các em học sinh nữ có TTXH cao hơn các em học sinh nam. + Các em học sinh có điểm TTXH tăng dần theo khối lớp 10, 11, 12. + Các em học sinh tham gia công tác xã hội càng thường xuyên thì có mức độ TTXH càng cao.
- 4 + Các em học sinh sống ở những vùng kinh tế phát triển hơn thì có mức độ TTXH cao hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết để làm cơ sở lý luận cho đề tài. Khảo sát thực trạng Trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Bình Thuận. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng mức độ và biểu hiện từng mặt trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông dựa trên cấu trúc 5 thành phần của tác giả Weis Sub. 6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên phạm vi 550 học sinh lớp 10, 11, 12 thuộc hai trường trung học phổ thông Tánh Linh và trường trung học phổ thông Quang Trung tỉnh Bình Thuận. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu. Cách thực hiện: Tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, sách, tạp chí chuyên ngành, các thông tin … có liên quan đến đề tài. Hệ thống hóa những tài liệu nói trên để xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài. 7.2. Phương pháp đều tra bằng bảng hỏi Đây là phương pháp chính của đề tài này. Mục đích: Thu thập thông tin từ học sinh nhằm khảo sát về trí tuệ xã hội của học sinh. Cách thực hiện: Phát cho học sinh những phiếu thăm dò ý kiền. Yêu cầu học sinh trả lời đầy đủ không bỏ sót câu nào. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Mục đích: xử lý, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu. Cách thực hiện: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được.
- 5 8. Những đóng góp mới của đề tài Đây là một trong ít công trình nghiên cứu về trí tuệ xã hội dành cho học sinh trung học phổ thông ở tại Việt Nam. Vì thế, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần: 8.1. Về lý luận Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về trí tuệ cũng như trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông. 8.2. Về thực tiễn Bước đầu có thể nhận diện trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông. Góp phần thay đổi quan niệm về trí thông minh truyền thống, tạo cái nhìn cởi mở, tích cực giúp mỗi học sinh phát huy hết tiềm năng vốn có của mình. Là căn cứ để đề ra một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện trí tuệ xã hội, một trong những yếu tố giúp các em thành công hơn trong tương lai. 9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trí tuệ xã hội 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trí tuệ xã hội ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trí tuệ xã hội ở Việt Nam 1.2. Cơ sở lý luận về trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông 1.2.1.Một số khái niệm liên quan 1.2.1.1. Khái niệm trí tuệ 1.2.1.2. Khái niệm TTXH 1.2.1.3. Cấu trúc TTXH 1.2.2. Lứa tuổi HS THPT và hoạt động chủ đạo 1.2.3. Trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến TTXH của HS THPT CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH BÌNH THUẬN 2.1. Mẫu nghiên cứu 2.2. Công cụ nghiên cứu
- 6 2.2.1. Phiếu khảo sát dành cho học sinh 2.3. Kết quả khảo sát trí tuệ xã hội của học sinh KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục
- 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài Trí tuệ xã hội là một lĩnh vực không chỉ thu hút nhiều người quan tâm nghiên cứu, mà còn là vấn đề đầy hứa hẹn trong các ứng dụng thực tiễn. Từ đầu thế kỷ XX cho đến nay các nhà khoa học đã tìm kiếm và xác lập cơ sở cho vấn đề trí tuệ nói chung và trí tuệ xã hội nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế bởi khái niệm, cấu trúc, cách tiếp cận và đo lường. Theo dòng thời gian, trí tuệ xã hội đã được nghiên cứu như một lĩnh vực độc lập, người nghiên cứu có thể khái quát một số vấn đề lý luận cũng như liệt kê một số công trình nghiên cứu nổi bậc như sau: Thuật ngữ TTXH được sử dụng lần đầu tiên bởi Dewey (1909) và Lull (1911). Sau đó vào năm 1920 E.L Thorndike là người đặt nền móng cho những khái niệm trí tuệ hiện đại. Ông phân chia trí tuệ của con người thành ba khía cạnh gồm: thứ nhất là liên quan đến khả năng hiểu và quản lý ý tưởng (trí tuệ trừu tượng), liên quan đến đối tượng cụ thể (trí tuệ kĩ thuật), đối với con người (trí tuệ xã hội). Theo Thorndike, TTXH có nghĩa là khả năng hiểu, quản lý đàn ông và phụ nữ, con trai và con gái - để hành động một cách hợp lý trong các mối quan hệ giữa con người với nha. Ông một chút buồn bã cho rằng, không giống như các trắc nghiệm trí tuệ đã có trước đó, các bài kiểm tra trực tiếp về TTXH khó có thể đưa ra được. TTXH bộc lộ trong các hoạt ngoài trời, trên sân chơi, trong doanh trại, nhà máy và nơi bán hàng... nó vượt qua các điều kiện nghiêm ngặt của phòng thí nghiệm, thử nghiệm. Nó đòi hỏi con người phải đáp ứng thời gian để thích nghi với phản ứng và khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ. Tuy nhiên, đúng với các mục tiêu của truyền thống tâm lý học, các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng đưa ra các định nghĩa trừu tượng của TTXH và cố gắng hình thành các công cụ có thể chuẩn hóa để đo lường các mối quan hệ khác nhau trong xã hội (Trích trong J.Sternberg, 2011). Có thể kể đến một trong những công cụ đầu tiên như là: một phần trắc nghiệm WAIS của D. Wechsler (1939, 1958), ông nhận ra phần sắp xếp thứ tự các bức
- 8 tranh, có thể được sử dụng như một công cụ để đo lường TTXH vì nó đánh giá khả năng thấu hiểu tình huống xã hội của cá nhân. Nhưng từ đó, ông quan niệm TTXH chỉ đơn thuần là trí thông minh nói chung được ứng dụng trong các tình huống xã hội. (Rapaport, Grill & Shafer, 1968). Bài kiểm tra của George Washington (GWSIT) thông qua mối tương quan với người lớn, tình trạng nghề nghiệp, hay bài kiểm tra STAT- Sternberg Triarchic Abilities Test của Sternberg và cộng sự (1993). Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ cũng cho thấy các hạn chế là chỉ quan tâm đến kết quả mà không biết đến cách nghiệm thể thực hiện các bài tập đó. Vì vậy, các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm những hướng tiếp cận khác đi sâu vào bản chất trí tuệ hơn. Một trong những cách tiếp cận được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng đó là tiếp cận tâm lý học. Trong cách tiếp cận này người nghiên cứu cố gắng đưa ra những đặc điểm nổi bậc ở các nhóm khách thể đặc biệt như người lãnh đạo, giáo viên, học sinh năng khiếu. Công cụ nghiên cứu thường là bảng hỏi, bảng tự đánh giá. Có thể kể đến một số công cụ như: Bảng hỏi NEO-FFI để đo ảnh hưởng của di truyền và môi trường tới nhân cách. Bảng hỏi TTXH của N.K Chadha và Usha Ganesan (1986). Matson Evaluation of Social Skills with Youngsters –MESSY của Matton, Rotatori và Helsel (1983) bao gồm: kỹ năng xã hội phù hợp, sự quyết đoán không phù hợp, tính bốc đồng, tự tin thái quá, sự thất hứa. Social Skills Rating System (SSRS) của Gresham và Elliott (1990) bao gồm kỹ năng xã hội, hành vi có vấn đề, và sự hỗ trợ của phụ huynh. Inventory of social skills của tác giả Lorr, Youniss và Stefic (1991) bao gồm kỹ năng xã hội và các sự thấu cảm... đây được xem là một trong những phương pháp đơn giản, ít mất thời gian và mang lại những hiệu quả nhất định, nhưng cũng mang lại nhiề tranh cãi vì cho rằng các mô tả đưa ra là chủ quan, ít có tính đại diện và đo lường. Vẫn chưa dừng lại ở đó, ngày nay quan điểm hiện đại cho rằng phải nghiên cứu trí tuệ với tư cách là một hiện tượng tâm lý mang bản chất xã hội. Trí tuệ theo quan điểm mới không chỉ giải quyết nhiệm vụ có tính hàn lâm, mà thể hiện trong việc giải quyết các nhiệm vụ trong đời sống. Do đó, trong cách tiếp cận các nhà nghiên cứu đưa ra mô hình TTXH được xây dựng theo kiểu hỗn hợp, dựa trên sự
- 9 kết hợp giữa nhận thức xã hội và các năng lực hành vi ứng xử tương ứng. TTXH có thể đo lường bằng nhiều hình thức khác nhau như tự báo cáo, ngang hàng hoặc các xếp hạng khác, sử dụng tiêu chí hành vi và các biện pháp hiệu suất. Với quan điểm này TTXH đã đưa ra cách thức tiếp cận mang tính cởi mở, dễ hiểu và phù hợp với thực tế so với các cách tiếp cận truyền thống. Điển hình là khi Howard Gardner (1983) cho ra đời tác phẩm “Frames of mind” như là một tuyên ngôn chống lại độc quyền của trí thông minh, chứng minh rằng không có hình thức duy nhất, toàn khối của trí tuệ quyết định thành công trong cuộc đời, đúng hơn có một thang trí tuệ rộng lớn hơn. Goleman (2006) chia trí thông minh xã hội thành hai loại rộng: nhận thức xã hội và cơ sở xã hội. Ông xác định nhận thức xã hội là những gì chúng ta cảm nhận về người khác và xác định cơ sở xã hội là những gì chúng ta làm gì với nhận thức đó. Hay của các tác giả khác như K. Albrecht, Weis Sub… (Trích trong Kiều Thị Thanh Trà, 2017). Tóm lại, dù có tiếp cận theo phương pháp nào thì các nhà nghiên cứu cũng cần đảm bảo những đặc trưng của trí tuệ nói chung gồm: - Trí tuệ là yếu tố tâm lí có tính độc lập tương đối với các yếu tố tâm lí khác của cá nhân. - Trí tuệ có chức năng đáp ứng mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể với môi trường sống, tạo ra sự thích ứng tích cực của cá nhân. - Trí tuệ được hình thành và biểu hiện trong hoạt động của chủ thể. - Sự phát triển của trí tuệ chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh học và chịu sự chế ước của yếu tố văn hóa xã hội (Phan Trọng Ngọ, 2001). Ngoài các công trình nghiên cứu lý luận có thể kể đến một số công trình nghiên cứu TTXH với các yếu tố liên quan hay nghiên cứu trên một số nhóm đối tượng đặc thù như là: “Một nghiên cứu về tác động lên trí tuệ cảm xúc và trí tuệ xã hội đối với thành công trong sự nghiệp của các doanh nhân MSME” của Ramanujam Velusamy nghiên cứu 360 mẫu tại 6 thành phố lớn. Bài viết nghiên cứu phân tích thái độ rủi ro và đặc điểm tính cách của các nhà quản lý phụ nữ làm việc trong thị trường chứng khoán (Ramanujam Velusamy, 2015).
- 10 “TTXH và một số tính cách của học sinh năng khiếu trường cấp hai chuyên King Abdullah II, Jordan” của Al-Makahleh và A.H. Ziadat. Mục đích của nghiên cứu này là xác định mối quan hệ nào giữa trí tuệ xã hội và đặc điểm hành vi của học sinh tài năng trong một trường trung học theo quan điểm của giáo viên. Mẫu nghiên cứu bao gồm 200 học sinh nam và nữ, được phân bổ ở ba khu vực; Amman, Al-Nacl và Al-Zaraqa, Jordan. Thang đo trí thông minh xã hội và thang đo đặc điểm hành vi của sinh viên tài năng cho Renzulli đã được áp dụng trong nghiên cứu. Kết quả chỉ ra rằng không có sự khác biệt về giới tính trên cả thang đo thông minh xã hội và thang đo đặc điểm hành vi. Hơn nữa, kết quả cho thấy rằng sự tương tác là yếu tố duy nhất có ảnh hưởng đáng kể đến việc giải thích từng đặc điểm hành vi của các biến số sáng tạo, lãnh đạo, học tập và tổng điểm của học sinh tài năng (Al-Makahleh and A.H. Ziadat, 2012). Đề tài “TTXH và sự gây hấn của học sinh cuối cấp hai” do Sameer Babu M và J.M. Islamia thực hiện trên 84 học sinh trên địa bàn quận Malappuram, Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy TTXH của các em tập trung ở mức trung bình và giữa các em thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột, gây hấn. Khi so sánh kết quả theo giới tính cho thấy học sinh nữ có TTXH cao hơn so với học sinh nam. Kết quả này cũng cho thấy mối quan hệ giữa TTXH và sự gây hấn của học sinh cuối cấp hai là tương quan nghịch (Sameer Babu M và J.M. Islamia, 2015). Đề tài “So sánh TTXH của trẻ em là con một trong gia đình với trẻ có anh chị em”, được Manisha Goel và Preeti Aggarwal tiến hành trên 40 trẻ là con một và 40 trẻ có anh chị em trong gia đình, hiện đang học lớp 9 và 10 ở khu vực NCR, Ấn Độ. Các tác giả đã đo lường TTXH thông qua 8 mặt biểu hiện bao gồm: sự kiên nhẫn, hợp tác, tự tin, sự nhạy cảm, nhận biết tình huống xã hội, ứng xử khôn khéo, hài hước và trí nhớ xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, TTXH của trẻ có anh chị em cao hơn so với trẻ là con một trong gia đình, đi sâu phân tích từng mặt biểu hiện cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở mặt biểu hiện của “sự kiên nhẫn” và “nhạy cảm” (Manisha Goel and Preeti Aggarwal, 2012). Nghiên cứu về “TTXH, lòng tự tôn và tính nhạy cảm trong giao tiếp đa văn hoá” được các nhà nghiên cứu Qingwen Dong Randall J. Koper Christine M. Đại
- 11 học Thái Bình Dương thực hiện năm 2008. Nghiên cứu này được tiến hành trên 419 SV của hai trường đại học ở miền Tây Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy có mối tương quan thuận về mặt thống kê giữa TTXH và tính nhạy cảm trong giao tiếp đa văn hoá; Nghiên cứu này cho thấy trí thông minh xã hội có thể phục vụ như một nền tảng và giúp đỡ tạo điều kiện phát triển giao tiếp đa văn hóa. Các thành phần của trí thông minh xã hội, chẳng hạn như có một quan tâm và lo lắng cho người khác và thể hiện sự đồng cảm, có thể dẫn đến sự chấp nhận và thích ứng. Phát triển kiến thức xã hội về các giá trị văn hóa cung cấp cho chúng ta cơ bản để tham gia vào truyền thông đa văn hóa một cách hiệu quả (Qingwen Dong Randall J. Koper Christine M, 2008). “TTXH như là công cụ dự báo sức khoẻ tâm thần” của D. Hooda, N.R. Sharma và A. Yadava nghiên cứu trên 300 người trưởng thành. Kết quả phân tích cho thấy có mối liên quan đáng kể giữa hai thành phần sức khỏe tâm lý tích cực tức là sự hài lòng với cuộc sống và hạnh phúc với sáu trên tám mặt của TTXH được phát triển bởi Chadha và Ganeshan (D. Hooda, N.R. Sharma và A. Yadava, 2009). Nghiên cứu “Mối liên hệ giữa TTXH và việc sử dụng các biện pháp duy trì nề nếp lớp học của giáo viên” do S.Y. Jeloudar và A.S.Md Yunus thực hiện với 203 giáo viên ở các trường công lập Malaysia dựa trên độ tuổi và các biện pháp duy trì nề nếp lớp học thường được sử dụng (thảo luận, công nhận, tham gia, gợi ý, trừng phạt, công kích). Nghiên cứu cho thấy những giáo viên ở lứa tuổi khác nhau thì có mức độ TTXH khác nhau. Từ nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ ra mối liên hệ giữa TTXH của giáo viên và sáu biện pháp duy trì nề nếp lớp học (S.Y. Jeloudar và A.S.Md Yunus, 2015)… 1.1.2. Ở Việt Nam TTXH là lĩnh vực khá mới mẻ, còn ít được nghiên cứu cả về lý luận lẫn nghiên cứu thực nghiệm - ứng dụng, có thể kế đến một số công trình như: Nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh về “TTXH và các mô hình cấu trúc TTXH”. Là một trong những đề tài đã trình bày khái niệm, các mô hình cấu trúc TTXH cũng như mối quan hệ giữa chỉ số TTXH, trí tuệ cảm xúc, trí tuệ và vai trò của chúng đối với sự thành công của cá nhân. Đề tài “Nhận thức của phụ huynh về TTXH và các biện pháp phát triển TTXH
- 12 cho trẻ từ 6-11 tuổi trên địa bàn TP.HCM” do Huỳnh Văn Sơn và nhóm tác giả thực hiện. Đề tài đã cho thấy nhận thức của phụ huynh về TTXH chỉ ở mức trung bình. Phụ huynh có cách nhìn nhận tương đối đúng đắn về TTXH theo nghĩa thông thường nhưng chưa có hiểu biết chính xác về vấn đề này dưới góc độ chuyên sâu. Đối với các biện pháp phát triển TTXH cho trẻ từ 6 – 11 tuổi, phụ huynh đã có nhận thức tương đối phù hợp. Đề tài “Đặc điểm TTXH hội của sinh viên sư phạm TP.HCM” của tác giả Kiều Thanh Trà (2017). Đề tài nghiên cứu trình bày rõ lý luận về TTXH, đồng thời khảo sát mức độ, từng mặt biểu hiện và mối quan hệ giữa các mặt trong cấu trúc TTXH của sinh viên sư phạm theo tác giả Karl Albrecht (2006). Ngoài ra, đề tài còn đưa ra các biện pháp thực nghiệm điều chỉnh TTXH phù hợp với yêu cầu lao động của đối tượng đặc thù là sinh viên sư phạm. Đề tài “Nhận thức xã hội của học sinh một số trường trung học phổ thông tại TP.HCM” trong đề tài này, tác giả Phan Minh Phương Thùy (2017) phân tích nhận thức xã hội như một thành tố quan trọng trong cấu trúc TTXH, TTCX. Đồng thời đề tài cũng nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến NTXH của học sinh trung học phổ thông. Như vậy, các công trình nghiên cứu TTXH ở nước ta còn rất hạn chế, kể cả công trình nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực trạng. Đồng thời, vẫn chưa có công trình nào đề cập một cách cụ thể đến TTXH của HS THPT. Vì vậy, người nghiên cứu thực hiện đề tài khảo sát Trí tuệ xã hội của học sinh THPT tại tỉnh Bình Thuận và phân tích dựa trên mô hình TTXH 5 thành tố do Weis Süß cùng các cộng sự đã đề xuất. 1.2. Cơ sở lý luận về trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.2.1.1. Trí tuệ và cấu trúc trí tuệ Khái niệm trí tuệ Trong tiếng La tinh: Trí tuệ (Intellectus) có nghĩa là trí năng sắc sảo, sự hiểu biết chu đáo. Trong từ điển Tiếng Việt: Trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học Sài Gòn
50 p | 713 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 503 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
196 p | 624 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thành phố Cà Mau
195 p | 603 | 84
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội
150 p | 300 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An
149 p | 227 | 57
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm tại Đại học Quy nhơn trong thực tập sư phạm
233 p | 196 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận thức về giá trị đạo đức của học sinh tại một số trường THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
114 p | 212 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Nhận thức của người lao động ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Kiên Giang về văn hóa doanh nghiệp
145 p | 116 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Hàm Zeta của Riemann và định lí số nguyên tố
50 p | 102 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
134 p | 202 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Một số giải pháp thu hút khách đến với Trung tâm Giải trí Sinh thái Thuận Thảo (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên)
128 p | 106 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
227 p | 100 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
144 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lí: Khảo sát độ phóng xạ trong đá ốp lát dùng làm vật liệu xây dựng khu vực thành phố Hồ Chí Minh
143 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Stress của người làm can thiệp tâm lí ở một số trung tâm can thiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
125 p | 37 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở
125 p | 23 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn