Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Stress của người làm can thiệp tâm lí ở một số trung tâm can thiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu thực trạng stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giảm thiểu stress cho những người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Stress của người làm can thiệp tâm lí ở một số trung tâm can thiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Thị Vân STRESS CỦA NGƯỜI LÀM CAN THIỆP TÂM LÍ Ở MỘT SỐ TRUNG TÂM CAN THIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Thị Vân STRESS CỦA NGƯỜI LÀM CAN THIỆP TÂM LÍ Ở MỘT SỐ TRUNG TÂM CAN THIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Tâm lí học Mã số : 8310401 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ XUÂN ĐIỆP Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh” dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Xuân Điệp là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu có trích dẫn nguồn chính xác, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ một nghiên cứu nào khác. Tác giả Đỗ Thị Vân
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong Khoa Tâm lý học của Trường ĐH Sư phạm TP. HCM, Phòng Sau Đại học, các đồng nghiệp cùng công tác tại Công ty cổ phần đầu tư giáo dục và đào tạo quốc tế Rồng Việt, gia đình, bè bạn đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới thầy TS. Ngô Xuân Điệp, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này. Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều, nhưng do khả năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy, cô góp ý và chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành hơn về chuyên môn cũng như về công tác nghiên cứu khoa học. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng... năm 2019 Tác giả luận văn Đỗ Thị Vân
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................ 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 7 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về stress trên thế giới ....................... 7 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về stress ở Việt Nam ...................... 11 1.2. Những lý luận chung về stress và stress của người làm can thiệp tâm lý ....................................................................................................... 17 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................ 17 1.2.2. Các mức độ stress ..................................................................... 24 1.2.3. Những biểu hiện về stress nói chung và những biểu hiện về stress của người làm can thiệp tâm lý .......................................... 25 1.2.4. Những nguyên nhân gây ra stress nói chung và nguyên nhân gây ra stress đối với người làm can thiệp tâm lý ................................. 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 31 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU STRESS CỦA NGƯỜI LÀM CAN THIỆP TÂM LÝ .......... 34 2.1. Một vài nét về khách thể nghiên cứu........................................................ 34 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 36 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .............................................. 36
- 2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................ 36 2.2.3. Phương pháp thống kê toán học .................................................. 44 2.2.4. Phương pháp chọn mẫu.............................................................. 45 2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng ................................................................. 45 2.3.1. Độ tin cậy của thang đo ............................................................. 45 2.3.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu .................................................. 46 2.3.3. Mức độ stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Tp. Hồ Chí Minh .............................................. 48 2.3.4. Thực trạng biểu hiện stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM .................................... 50 2.3.5. Nguyên nhân stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM ............................................... 61 2.3.6. Cách ứng phó với stress của NLCTTL......................................... 75 2.3.7. Kết quả nghiên cứu của phương pháp quan sát ............................. 79 2.3.8. Kết quả nghiên cứu trường hợp NLCTTL bị stress ....................... 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 96 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh NXBKHXH Nhà xuất bản Khoa học xã hội NLCTTL Người làm can thiệp tâm lý RTX Rất thường xuyên TX Thường xuyên TT Thỉnh thoảng HK Hiếm khi KC Không có ĐLC Độ lệch chuẩn % Tỉ lệ phần trăm SL Số lượng f Tần số
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cách tính điểm thang DASS ....................................................... 40 Bảng 2.2. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu ........................................... 46 Bảng 2.3. Mức độ stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM ............................................... 49 Bảng 2.4. Điểm trung bình các mặt biểu hiện stress của NLCTTL ............ 52 Bảng 2.5. Thứ bậc biểu hiện stress về mặt cơ thể của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM ........... 52 Bảng 2.6. Thứ bậc biểu hiện stress về mặt cảm cúc của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM ........... 55 Bảng 2.7. Tương quan giữa mức độ stress với biểu hiện stress về mặt cảm xúc của NLCTTL................................................................. 58 Bảng 2.8. Thứ bậc biểu hiện stress về mặt hành vi của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM ........... 58 Bảng 2.9. Thứ bậc của các nhóm nguyên nhân gây ra stress ...................... 62 Bảng 2.10. Thứ bậc nguyên nhân trong công việc ........................................ 63 Bảng 2.11. Thứ bậc nguyên nhân từ mối quan hệ nơi làm việc .................... 66 Bảng 2.12. Thứ bậc nguyên nhân gây ra stress từ mối quan hệ với đồng nghiệp ................................................................................. 68 Bảng 2.13. Thứ bậc nguyên nhân gây ra stress từ mối quan hệ với trẻ và người nhà của trẻ .................................................................... 70 Bảng 2.14. Tương quan giữa mức độ stress của NLCTTL với việc phải đối phó với những trẻ tăng động ................................................. 72 Bảng 2.15. Thứ bậc nguyên nhân gấy stress từ bên ngoài cơ quan............... 73 Bảng 2.16. Thứ bậc nguyên nhân gây ra stress từ môi trường tại nơi làm việc ....................................................................................... 74 Bảng 2.17. Thứ bậc những cách ứng phó với stress của NLCTTL ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM .......................................... 75
- Bảng 2.18. Tương quan giữa mức độ stress của NLCTTL với việc biết cách ứng phó với stress ............................................................... 79 Bảng 2.19. Một số biểu hiện stress của 5 người làm can thiệp tâm lý .......... 80 Bảng 2.20. Mức độ stress của trường hợp ..................................................... 83 Bảng 2.21. Các biểu hiện của trường hợp ..................................................... 84 Bảng 2.22. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến stress của trường hợp ............. 85
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ stress của NLCTTL ....................................................... 49
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong cuộc sống hiện nay, bất cứ cá nhân nào cũng có thể phải đối diện với hiện tượng stress. Stress có thể xảy ra với những người xung quanh ta, cũng có thể diễn ra với chính bản thân ta khi ngày càng có nhiều nguyên nhân gây ra stress. Những nghiên cứu mới nhất đã cho thấy hậu quả xấu của stress kéo dài liên tục ảnh hưởng tới tâm lý và sức khoẻ tâm thần, đồng thời ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất của người lao động như tăng nguy cơ cao huyết áp, các rối loạn tâm thần, bệnh tim mạch, rối loạn giấc ngủ v.v. Vì vậy vấn đề quan trọng ngày nay là phải nhận diện được các yếu tố có nguy cơ gây ra stress, đánh giá được mức độ tác động xấu của stress đến sức khoẻ người lao động và nghiên cứu tìm kiếm chiến lược dự phòng. Stress sẽ giúp chúng ta thích nghi với các tình huống thay đổi mới của môi trường. Ở giai đoạn, stress giúp con người tăng khả năng cảnh giác, tạo sự tập trung, từ đó tăng khả năng thích nghi với môi trường. Tuy nhiên, khi môi trường thay đổi quá nhiều và xu hướng ngày càng tăng thì cơ thể sẽ dần giảm sự thích nghi do đã huy động nhiều nguồn năng lượng dự trữ quá lâu. Tiếp tục kéo dài, tình trạng đó sẽ càng bị kiệt quệ, dẫn đến nhiều biểu hiện không tốt cho cơ thể. Đó là tình trạng mệt mỏi, lo âu, mất tập trung, trí nhớ suy giảm, dễ bị kích động, thậm chí đau đầu, đau thắt ngực, tăng hoặc tụt huyết áp, béo phì, rối loạn tiêu hóa,…Tình trạng ấy không chỉ làm giảm chất lượng sống của chính bản thân chủ thể, mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, nhất là những người thân như cha mẹ, vợ/chồng, con cái. Triệu chứng sớm của stress do công việc thường là nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, dễ cáu kỉnh, khó chịu ở dạ dày, không hài lòng về công việc, xuống tinh thần. Stress dễ gây ra lo âu, mất tập trung chú ý, mất tự tin, mất động cơ làm việc, cảm giác thất vọng, dễ bị kích thích, dễ giận dữ, trầm cảm (Stress do công việc: Tác hại khó lường).
- 2 Đặc biệt, stress gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc hoặc làm tăng nguy cơ bị sai lầm, nhất là trong môi trường làm việc có trẻ nhỏ. Trong công việc hàng ngày, NLCTTL phải tiếp xúc với rất nhiều yếu tố có nguy cơ dẫn đến stress như: phụ huynh, đồng nghiệp, cấp trên và đặc biệt là từ những trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt cần được hỗ trợ can thiệp. NLCTTL ngoài việc giáo dục kỹ năng và can thiệp cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt, thì người can thiệp còn thực hiện các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục như ăn, ngủ, vệ sinh,… phải xử lý những tình huống bất ngờ như trẻ khóc, trẻ nôn ọe, trẻ đánh bạn, trẻ nuốt những vật lạ,… Khối lượng công việc nhiều và liên tục, cộng với những yếu tố về điều kiện làm việc, mức lương, áp lực từ phía bộ phận chuyên môn, từ cấp trên, phụ huynh, và từ các trẻ dẫn đến nguy cơ stress trong công việc của người làm can thiệp tâm lý. Thời gian gần đây, dư luận xã hội đang nói đến nhiều về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trông trẻ, khi hàng loạt những vụ việc giáo viên, bảo mẫu đánh đập bạo hành học sinh, để lại những hậu quả đáng tiếc cho trẻ và gia đình của trẻ. Bên cạnh đó, hàng loạt những sai phạm trong việc quản lý và giáo dục ở nhiều cơ sở giáo dục đã bị phát hiện. Những vụ việc đó đã được pháp luật xử lý nhưng dường như dư luận xã hội vẫn luôn quan tâm và đặt nhiều câu hỏi về phẩm chất của giáo viên trông trẻ hiện nay. Đó là những tác nhân cơ bản trong nhiều tác nhân dẫn đến tình trạng stress trong công việc của người làm can thiệp tâm lý. Vậy thực sự mức độ, tác nhân gây ra stress trong công việc hiện nay của người làm can thiệp tâm lý là những tác nhân nào? Đặc biệt là khi người làm can thiệp tâm lý bị stress thì không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người can thiệp, mà còn ảnh hưởng đến đồng nghiệp, những người xung quanh và quan trọng là ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình can thiệp, giảm hiệu quả và sự phát triển tâm lý của trẻ.
- 3 Từ những lý do trên, đề tài: “Stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh” được xác lập nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giảm thiểu stress cho những người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của stress nói chung và stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. - Nghiên cứu thực trạng stress của người làm can thiệp tâm lý qua biểu hiện, mức độ, nguyên nhân gây ra stress và cách ứng phó với stress. - Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu stress cho những người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Stress của người can thiệp tâm lý đang làm việc tại một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khách thể nghiên cứu: 120 người can thiệp tâm lý, làm việc tại một số Trung tâm can thiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Giả thuyết nghiên cứu Có nhiều nguyên nhân gây ra stress, trong đó những nguyên nhân: môi trường làm việc, các mối quan hệ tại nơi làm việc và đặc biệt nguyên nhân có nguy cơ gây ra stress cao nhất chính là mối quan hệ với trẻ và gia đình của trẻ.
- 4 Nhóm nguyên nhân cao nhất gây ra stress cho NLCTTL là từ mối quan hệ với trẻ và gia đình của trẻ. Cần có biện pháp hỗ trợ phù hợp dành cho cả Trung tâm can thiệp tâm lý và cho bản thân NLCTTL, để giúp những người làm can thiệp tâm lý giảm thiểu được stress hiệu quả. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Giới hạn nội dung nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu stress trong công việc của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Giới hạn khách thể nghiên cứu: dự kiến 120 người đang làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu tại 2 Trung tâm can thiệp: Trung tâm tư vấn Giáo dục và trị liệu trẻ em ATC và Trung tâm Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Rồng Việt. Giới hạn về thời gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu stress của người làm can thiệp tâm lý trong năm 2018 - 2019. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu. Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực tiễn. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: Thu thập thông tin từ người làm can thiệp tâm lý nhằm: tìm hiểu sự hiểu biết về stress, các mức độ stress, các biểu hiện stress, các nguyên nhân gây ra stress và cách ứng phó với stress của người làm can
- 5 thiệp tâm lý. Cách tiến hành: Phát tận tay từng người làm can thiệp tâm lý về phiếu khảo sát và hướng dẫn cách trả lời. Đây là một trong những phương pháp chính của đề tài. 7.2.2. Phương pháp quan sát Mục đích: Nhằm tìm hiểu thêm thực trạng và nguyên nhân gây ra stress cho người làm can thiệp tâm lý Cách tiến hành: Quan sát và đánh dấu những biểu hiện về stress của người làm can thiệp tâm lý. 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Phương pháp nghiên cứu trường hợp giúp cho tác giả có thêm những hình ảnh thực tế của người làm can thiệp tâm lý khi họ đối diện với stress. Đặc biệt, những biểu hiện về mặt tâm lý của họ và những ảnh hưởng của stress đến chất lượng cuộc sống, công việc của họ đang làm và họ đã có cách ứng phó như thế nào khi bị stress, qua đó có một số biện pháp hỗ trợ kịp thời. 7.3. Phương pháp thống kê toán học - Sử dụng các công thức toán học 𝑚 ×100 Tính phần trăm % = 𝑛 Trong đó: m là số khách thể trả lời. n là tổng số khách thể được nghiên cứu. 𝑥1+𝑥2+𝑥3+⋯+𝑥𝑛 1 Tính 𝑋 = = ∑ 𝑥𝑖 𝑛 𝑛 Trong đó:x1,x2…xn là số điểm cho tương ứng với phương án trả lời. 7.4. Phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu giúp cho tác giả lựa chọn được những mẫu cần nghiên cứu. Khi không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian,
- 6 công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu, tác giả có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung. 8. Đóng góp luận văn Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề stress của người can thiệp tâm lý làm việc trong môi trường giáo dục trẻ đặc biệt tại Việt Nam, qua đó kết quả nghiên cứu sẽ: - Góp phần khái quát hóa và hệ thống hóa những cơ sở lý luận về stress nói chung và những vấn đề stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. - Góp phần chỉ ra thực trạng stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu stress cho người làm can thiệp tâm lý nói chung và người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, cấu trúc luận văn gồm có 2 chương: Chương1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Thực trạng và một số biện pháp pháp khắc phục giảm thiểu stress của NLCTTL ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM. Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
- 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về stress trên thế giới Trước đây, đã có những tài liệu nghiên cứu về stress được công bố nhưng phần lớn thuộc về lĩnh vực sinh lý học và y học. Mặc dù vấn đề về tâm lý đã có được đề cập trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên mãi đến giữa thế kỉ XX, những tư tưởng này mới được phát triển mạnh mẽ. Theo nhà phân tâm học S.Freud, các rối loạn về mặt cơ thể chỉ là sự thể hiện biểu trưng (symbol) của những xung đột nội tâm bị đè nén và ức chế. Mặc dù S.Freud đã cự tuyệt việc tuyệt đối hóa vai trò và ưu thế của tâm lý đối với cơ thể nhưng điều này đã không ngăn cản được nhiều tác giả khác đã lí giải về bệnh của cơ thể theo trường phái Phân tâm. Họ cho rằng tất cả các triệu chứng của cơ thể đều để giải tỏa năng lượng Libido bởi chúng là phương thức giúp dung hòa mọi thay đổi của cơ thể. Các bệnh về đường hô hấp chỉ là sự thể hiện quay trở lại thời kì nằm trong bụng mẹ, khi mà hệ hô hấp chưa hoạt động… Còn về các dạng co giật của vận động cơ thể chỉ là sự né tránh căng thẳng của tính dục.Trên cơ sở lý thuyết phân tâm, Alexander (1950) cho rằng các yếu tố tâm lý và cụ thể là sự xung đột tâm lý đóng vai trò quan trọng trong 7 bệnh thực thể: viêm ruột non cục bộ; viên khớp dạng thấp và hen phế quản; cao huyết áp vô căn; loét dạ dày - tá tràng; viêm đại tràng. Luận điểm về cơ chế bệnh tâm - thể của Alexander được rất nhiều người chú ý. Hai nhà khoa học người Mỹ là R.Yerkes và J.Dodson, qua những công trình nghiên cứu của mình vào năm 1908, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự tăng cường độ làm việc của hệ thần kinh đến một mức độ nhất định thì hiệu quả hoạt động lao động cũng được tăng lên. Tuy nhiên, nếu hệ thần kinh tiếp tục hoạt động tăng lên quá nhiều thì các thông số của hoạt động lao động lại hạ xuống thấp, đặc biệt là đối với những hoạt động mang tính phức tạp.
- 8 Dunbar (1954) cũng cho rằng: những người cùng bị một loại bệnh sẽ thường có cùng một kiểu (profile) nhân cách. Theo bà, có 8 loại bệnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhân cách hơn so với các bệnh khác, ví dụ như loạn nhịp tim, viêm khớp dạng thấp, huyết áp cao, tiểu đường … Ngày nay vẫn có rất nhiều nghiên cứu sử dụng tư tưởng của Dunbar về kiểu nhân cách để làm cơ sở khoa học. Một nhà khoa học khác là Engel (1954) đã phát hiện ra khái niệm căn nguyên đa yếu tố. Đến năm 1977 ông đã thiết lập được mô hình tâm - sinh - xã hội (biopsychosocial) của bệnh. Với quan điểm này, đã giúp đưa ra việc tìm kiếm và giải thích nguyên nhân của bệnh là sự kết hợp của nhiều yếu tố về mặt cơ thể, tâm lý và xã hội chứ không nên tìm kiếm và giải thích bệnh thuần túy theo một yếu tố nào. Với tác phẩm “Quẳng gánh lo đi mà vui sống” của tác giả Dale Carnegie, để đương đầu với stress cần có 30 phương pháp quan trọng - hiện tượng phổ biến trong xã hội văn minh. Đây chính là một tác phẩm có ý nghĩa về thực tiễn, giúp cho con người trong xã hội hiện đại học được cách để sống chung với stress. Tác giả P.V.Ximonov với học thuyết “Phản ánh” của mình đã kết luận rằng “Cảm xúc là do sự tác động qua lại giữa nhu cầu và khả năng đạt mục tiêu”. Theo ông, một cảm xúc tiêu cực nảy sinh chính là kết quả của sự thiếu hụt thông tin thực tiễn cho hành động thỏa mãn và hành động thích nghi. Do đó, ông cho rằng: kết quả của thông tin đáng tin cậy về hành động dựa trên thông tin đó sẽ giúp ích cho việc giải quyết stress. Đây là lý thuyết thông tin vô cùng quan trọngvề cảm xúc, nó chỉ ra những nguyên nhân quan trọng gây ra stress là vì sự thiếu hụt thông tin cần thiết, vì thế có thể hỗ trợ làm giảm stress cho con người nói chung. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, trong tác phẩm nổi tiếng “Cú sốc tương lai” Alvin Tofler - nhà tương lai học Hoa Kỳ đã khẳng định: Trong xã
- 9 hội hiện đại - xã hội mà Alvin Tofler gọi đó là làn sóng thứ 3 - văn minh tin học và sinh học, kế thừa văn minh công nghiệp thì tác động của những sự thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến việc cá nhân bị kích thích một cách quá độ, giác quan bị tấn công do lượng kích thích quá tải dẫn đến stress. Đồng quan quan điểm như trên, H.Selye cho rằng, đó là sự khác nhau về sinh sản hormone ở mỗi người khi bị stress. Đây chỉ là sự nhận định đứng trên góc độ của những nghiên cứu về nội tiết học. Nói như I.P.Pavlov thì bốn kiểu thần kinh của con ngườicũng có ý nghĩa rất quan trọng khi xem xét về đặc điểm cá nhân vừa do di truyền vừa do tập nhiễm và đặc biệt là giáo dục, cho nên những biện pháp giải quyết cần phải bao gồm cả công tác tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân lực. H.L.Winlensky và B.Gardell (1979) và nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu về stress đã phát hiện ra rằng: stress mà nảy sinh trong quá trình làm việc có thể gây ảnh hưởng, lây lan sang thời gian ngoài giờ làm việc và khó có thể giải tỏa stress được dù bạn có được nghỉ ngơi. Chính lẽ đó, các nhà nghiên cứu tin rằng thay bằng tìm cách tháo gỡ stress vào thời gian nghỉ ngơi thì việc ngăn ngừa sự nảy sinh stress trong thời gian làm việc sẽ hiệu quả hơn. Những công trình nghiên cứu về stress của mỗi cá nhân về nguyên nhân, khả năng mắc phải stress là khác nhau, do đó cần có những liệu pháp tâm lý về tinh thần khác nhau để loại trừ stress. Theo những nghiên cứu trước đây, cho thấy có người rất dễ bị stress, còn có một số những người khác lại khó mắc phải stress hơn. Có người chọn cách ứng xử một cách chủ động với stress, nhưng cũng có người lại chọn cách ứng xử thụ động khi stress. Các nghiên cứu này cho thấy có thể có những phản ứng tâm thể khác nhau khi gặp cùng một yếu tố gây ra stress tùy vào mỗi cá nhân. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về stress trên thế giới, khi nghiên cứu về những trường hợp dễ bị stress, trong đó có những người là giáo viên mầm non thì stress hầu như xuất hiện ở mọi giáo
- 10 viên, trung bình cứ bốn giáo viên thì sẽ có một giáo viên khá thường xuyên bị stress (Kyriacou, 2000; Hayes, 2006). Các nghiên cứu về stress ở giáo viên mầm non của các tác giả như Kelly và Berthelsen (1995,1997), Tsai, Fung, Chơ (2006), Zinsser, Bailey, Curby, Denham và Bassett (2013) cho thấy, mức độ stress ở giáo viên mầm non hiện nay diễn ra phổ biến ở mức độ rất cao. Có rất nhiều tác nhân gây ra stress ở giáo viên mầm non như: áp lực thời gian, đáp ứng nhu cầu của trẻ, đối phó với nhiệm vụ không liên quan đến giảng dạy, duy trì hoạt động giảng dạy thực hành, đáp ứng nhu cầu cá nhân, vấn đề liên quan đến phụ huynh của trẻ, mối quan hệ với đồng nghiệp, những vấn đề về các chương trình ở trường mầm non, và những áp lực công việc, sự chuyên nghiệp trong công việc, kỷ luật và động lực. Nghiên cứu về stress ở giáo viên của các tác giả trên thế giới (Azlihanis, Nyi, Aziah, Rusli, 2009; Tashi, 2014; Kyriacou và Chien, 2004; Aftab và Khatoon, 2012; Samad, Hashim, 2010; Olaitan, 2009; Holeyannavar và Itagi, 2012, cho thấy, có rất nhiều tác nhân tác động gây stress cho giáo viên. Các tác nhân là những tình huống, sự kiện nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên. Các nghiên cứu stress ở giảng viên đại học và cao đẳng của các tác giả nước ngoài (Chaudhry, 2013; Sindhu, 2014; Bruin, Taylor, 2005; Mkumbo, 2014; Idris, 2011; Senthil, Mohan, Velmurugan, 2013; Slišković, Maslić, 2011; Nagra, Arora, 2013) cho thấy, stress ở giảng viên đang diễn ra phổ biến và ở mức độ cao (Trịnh Viết Then, 2016). Thông qua những nghiên cứu về mức độ stress của giáo viên mầm non như đã nêu ở trên, chúng ta có thể bắt gặp những nét tương đồng về khả năng xuất hiện stress ở những người làm can thiệp tâm lý vì nguyên nhân dẫn đến stress của hai nhóm công việc này là tương đối giống nhau. Ngoài những hệ lụy mà stress gây ra cho cả hai nhóm thì stress ở NLCTTL sẽ dẫn đến những biến đổi, trải nghiệm với các mức độ khác nhau về cảm xúc, sự mệt mỏi, vấn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học Sài Gòn
50 p | 712 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 501 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
196 p | 594 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thành phố Cà Mau
195 p | 598 | 84
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội
150 p | 295 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An
149 p | 226 | 57
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm tại Đại học Quy nhơn trong thực tập sư phạm
233 p | 191 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận thức về giá trị đạo đức của học sinh tại một số trường THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
114 p | 209 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Nhận thức của người lao động ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Kiên Giang về văn hóa doanh nghiệp
145 p | 113 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Hàm Zeta của Riemann và định lí số nguyên tố
50 p | 101 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
134 p | 201 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Một số giải pháp thu hút khách đến với Trung tâm Giải trí Sinh thái Thuận Thảo (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên)
128 p | 105 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
227 p | 99 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
144 p | 121 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lí: Khảo sát độ phóng xạ trong đá ốp lát dùng làm vật liệu xây dựng khu vực thành phố Hồ Chí Minh
143 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Bình Thuận
111 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở
125 p | 22 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn