Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con của học sinh lớp 9 tại một số trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 12
download
Mục tiêu của đề tài là xác định mức độ xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con, và hệ quả của nó, từ đó đề xuất một số giải pháp giảm thiểu dạng xung đột này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con của học sinh lớp 9 tại một số trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ. HỒ CHÍ MINH Trần Lý Ngọc Thanh XUNG ĐỘT TÂM LÝ VỀ KỲ VỌNG THÀNH TÍCH HỌC TẬP GIỮA CHA MẸ VÀ CON CỦA HỌC SINH LỚP 9 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ. HỒ CHÍ MINH Trần Lý Ngọc Thanh XUNG ĐỘT TÂM LÝ VỀ KỲ VỌNG THÀNH TÍCH HỌC TẬP GIỮA CHA MẸ VÀ CON CỦA HỌC SINH LỚP 9 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Tâm lí học Mã số : 8310401 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG CÔNG THANH Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Trần Lý Ngọc Thanh
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn “Xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con của học sinh lớp 9 tại thành phố Hồ Chí Minh”tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Các phòng ban Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; và quý thầy cô khoa Tâm lí học đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Trương Công Thanh, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức đốc thúc, chỉnh sửa, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn là sự hỗ trợ của Ban Giám Hiệu và sự hợp tác của cán bộ giáo viên các Trường Trung học Cơ sở Bạch Đằng, Trường Trung học Cơ sở Lê Anh Xuân, Trường Trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu thực tế. Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các bạn học viên cao học khóa 27 đã luôn động viên, nâng đỡ tôi về mặt tinh thần để hoàn thành luận văn. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 6 1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 6 1.1.1. Nghiên cứu về vấn đề ở nước ngoài ............................................................ 6 1.1.2. Nghiên cứu vấn đề tại Việt Nam .............................................................. 10 1.2. Các khái niệm của đề tài .................................................................................. 15 1.2.1. Khái niệm thành tích học tập ..................................................................... 15 1.2.2. Một số vấn đề về tự ý thức, tự đánh giá .................................................... 19 1.2.3. Khái niệm kỳ vọng..................................................................................... 24 1.2.4. Kỳ vọng thành tích học tập ........................................................................ 28 1.3. Xung đột và xung đột tâm lý ............................................................................ 30 1.3.1.Khái niệm xung đột .................................................................................... 30 1.3.2. Khái niệm xung đột tâm lý, cách giảm thiểu xung đột tâm lý ................... 32 1.4. Xung đột tâm lý về KVTTHT giữa cha mẹ và con của học sinh THCS ......... 40 1.4.1.Một số đặc điểm tâm lý học sinh THCS ..................................................... 40 1.4.2. Khái niệm xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con của học sinh THCS ........................................................................ 44 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con học lớp 9. ............................................................. 47 Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................... 50
- Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN XUNG ĐỘT TÂM LÝ VỀ KỲ VỌNG THÀNH TÍCH HỌC TẬP GIỮA CHA MẸ VÀ CON CỦA HỌC SINH LỚP 9 TẠI TP.HCM .................................... 51 2.1. Tổ chức nghiên cứu .......................................................................................... 51 2.1.1. Nghiên cứu lý luận ..................................................................................... 51 2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn.................................................................................. 51 2.2. Thực trạng xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con học sinh lớp 9 ............................................................................................ 58 2.2.1. Biểu hiện kỳ vọng thành tích học tập của học sinh lớp 9 .......................... 58 2.2.2. Thực trạng xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập ở các lĩnh vực học tập của học sinh lớp 9 .................................................................. 61 2.2.3. Mức độ xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập trên mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi .............................................................................. 63 2.2.4. Mức độ xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập của học sinh lớp 9........................................................................................................... 71 2.2.5. So sánh mức độ XĐTL về KVTTHT giữa cha mẹ và con học lớp 9 và các nhóm kỳ vọng thành tích học tập. ....................................................... 72 2.2.6. So sánh xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con theo giới tính, học lực, hạnh kiểm, giới tính, thứ tự con trong gia đình và trình độ học vấn cha mẹ. ........................................................ 76 2.2.7. Hệ quả xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập ............................. 82 2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu XĐTL về KVTTHT giữa cha mẹ và con của học sinh lớp 9........................................................................... 83 Tiểu Kết Chương 2 ................................................................................................... 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 89 PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông XĐTL Xung đột tâm lý TTHT Thành tích học tập KVTTHT Kỳ vọng thành tích học tập KV Kỳ vọng XĐ Xung đột TYT Tự ý thức TĐG Tự đánh giá ĐTB Điểm trung bình SL Số lượng ĐLC Độ lệch chuẩn MĐ Mức độ HS Học sinh
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu học sinh ...................................................................... 52 Bảng 2.2. Mẫu nghiên cứu trên 110 học sinh lớp 9 .............................................. 55 Bảng 2.3. Bảng quy đổi điểm trung bình .............................................................. 57 Bảng 2.4. Mức độ kỳ vọng của học sinh về thành tích học tập (N=316) ............. 58 Bảng 2.5. Biểu hiện kỳ vọng thành tích học tập của học sinh lớp 9 (N=316) ...... 59 Bảng 2.6. Đánh giá mức độ XĐTL về KVTTHT trên các nhóm lĩnh vực (N=316)................................................................................................. 61 Bảng 2.7. Mức độ XĐTL về KVTTHT trên mặt nhận thức (N=110) .................. 63 Bảng 2.8. Đánh giá MĐXĐ trên mặt nhận thức của 206 học sinh không có XĐTL về KVTT giữa cha mẹ và con (N= 206). .................................. 64 Bảng 2.9. Biểu hiện XĐTL về KVTTHT trên mặt nhận thức trên từng lĩnh vực (N=110).......................................................................................... 64 Bảng 2.10. Mức độ XĐTL về KVTTHT trên mặt cảm xúc (N=110) ..................... 67 Bảng 2.11. Đánh giá mức độ xung đột trên mặt cảm xúc của 206 học sinh không có XĐTL về KVTT giữa cha mẹ và con (N= 206). .................. 68 Bảng 2.12. Đánh giá mức độ XĐTL về KVTTHT trên mặt hành vi (N=110). ...... 69 Bảng 2.13. Đánh giá MĐXĐ trên mặt hành vi của 206 học sinh không có XĐTL về KVTT giữa cha mẹ và con (N= 206) ................................... 70 Bảng 2.14. Mức độ XĐTLvề KVTTHT của học sinh lớp 9 (N=110) .................... 71 Bảng 2.15. Tương quan mức độ XĐTL trên các mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi và mức độ XĐTL về KVTTHT. .............................................. 71 Bảng 2.16. Xung đột tâm lý về KVTTHT giữa cha mẹ và con trong mong muốn về thành tích học tập. .................................................................. 72 Bảng 2.17. Xung đột tâm lý về KVTTHT giữa cha mẹ và con trong mong muốn về TTHT ở những lĩnh vực cụ thể. ............................................. 74 Bảng 2.18. So sánh xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập theo giới tính ................................................................................................. 76 Bảng 2.19. So sánh xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập theo học lực................................................................................................... 77
- Bảng 2.20. So sánh xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập theo hạnh kiểm.............................................................................................. 78 Bảng 2.21. So sánh xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập theo thứ tự con trong gia đình ................................................................................. 78 Bảng 2.22. So sánh xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập theo trình độ học vấn của cha. ............................................................................... 80 Bảng 2.23. So sánh xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập theo trình độ học vấn của mẹ ................................................................................ 81 Bảng 2.24. ĐTB hệ quả khi xảy ra xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập (N=110). .......................................................................................... 82 Bảng 2.25. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con của học sinh lớp 9 (N=316) .... 83
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xưa đến nay, gia đình luôn được xem là tế bào của xã hội, là trường học đầu tiên của mỗi cá nhân, nơi rèn luyện và đào tạo cá nhân thành những người khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần để trở thành những thành viên tài, đức ưu tú cho xã hội. Trong quá trình phát triển của trẻ em, gia đình là nhóm xã hội đầu tiên trẻ tham gia với tư cách là thành viên, mối quan hệ cha mẹ - con ảnh hưởng rất lớn đến chiều hướng, tốc độ và mức độ phát triển tâm lý của trẻ, tuy nhiên “tương tác giữa cha mẹ không phải lúc nào cũng diễn ra trong điều kiện có sự hiểu biết, tương hợp, tạo nên bầu không khí hòa thuận mà nhiều khi xuất hiện mâu thuẫn, xung đột” (Lê Minh Nguyệt, 2015). Nhiều phụ huynh cảm thấy căng thẳng, bất lực khi những đứa con bắt đầu có những tranh luận với bố mẹ về các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt lứa tuổi THCS nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng là lứa tuổi đang trải qua quá trình phát triển tâm sinh lý hết sức phức là lứa tuổi dậy thì có nhiều biến đổi quan trong về tâm sinh lý nói chung tạp gây ảnh hưởng đến các hoạt động cuộc sống của rất cần sự hỗ trợ, quan tâm của cha mẹ. Về mặt lý luận có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước nhằm tìm hiểu nguyên nhân, tính chất, đề xuất một số biện pháp giải quyết xung đột trong gia đình như “Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh Trung Học Cơ Sở về nhu cầu độc lập” của tác giả Đỗ Hạnh Nga (2014), “Xung đột tâm lý giữa cha mẹ với con của tuổi thiếu niên (Lê Thị Minh Nguyệt, 2016); “XĐTL giữa cha mẹ và con ở Thành phố Bắc Giang (Thân Thị Nga, 2010)… hầu hết các tác giả đi sâu tìm hiểu nội dung xảy ra XĐ trong gia đình là gì, những nguyên nhân và biện pháp từ đó đưa ra kết luận chung XĐTL vữa mang tinh tích cực và tiêu cực tùy theo tính chất và mức độ xung đột. Nhưng nếu XĐTL xảy ra theo hướng tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến thiếu niên, gia đình và xã hội (Trần Thị Tuyết Mai, 2014). Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong các mặt học tập, quan hệ bạn bè, thầy cô... thì học tập là nội dung thường xuyên xảy ra XĐTL giữa cha mẹ và con nhất. Đối với học sinh THCS đặc biệt là học sinh lớp 9, ngoài hoạt động chủ đạo là giao tiếp với bạn bè thì hoạt động học tập cũng là rất cần được chú trọng vì ở độ tuổi này các em chuẩn bị bước vào giai đoạn mới chuẩn bị cho các hoạt
- 2 động học tập khó khăn hơn về kiến thức, kỹ năng và thi chuyển cấp. Kết quả nghiên cứu Trần Thị Thanh Hà (2000) đã nghiên cứu kỳ vọng cha mẹ về thành tích học tập của học sinh THCS, THPT. Kết quả cho thấy cha mẹ có kỳ vọng nhiều vào sự thành đạt của con. Nghiên cứu Đáp ứng kỳ vọng của con đối với cha mẹ của Tô Thị Hoan (Tô Thị Hoan, 2017) cho thấy áp lực kỳ vọng về học tập là một trong những nguyên nhân gây nên stress, trầm cảm, lo âu tình trạng không hài lòng cuộc sống, giảm chất lượng cuộc sống của trẻ. Hiện nay tuy chưa có những thống kê chính xác nhưng những con số dưới đây cho thấy sự áp lực hay xung đột đỉnh điểm về kỳ vọng học tập của cha mẹ đến con cụ thể gần đây báo Thanh niên số ra 15/9/2017 một học sinh lớp 9 nhảy lầu tự tử vì bị điểm 3 môn Tiếng Anh. Năm 2015 một con số thống kê sơ bộ nhận định về con số "17% học sinh có ý định tự tử", Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho rằng, đây là thực trạng đáng lo ngại. Theo Tiến sĩ Tùng Lâm, lỗi thuộc về người lớn khi đã đặt lên vai trẻ quá nhiều áp lực, kỳ vọng. Trong khi đó, bố mẹ, thầy cô giáo lại chưa trang bị được cho các em những kỹ năng vượt qua giây phút căng thẳng, bế tắc. Từ những lý do trên, người nghiên cứu lựa chọn đề tài “Xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con của học sinh lớp 9 tại một số trường THCS trên địa bàn Tp.HCM”. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định mức độ xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con, và hệ quả của nó, từ đó đề xuất một số giải pháp giảm thiểu dạng xung đột này. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con. 3.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 9 khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Khách thể bổ trợ: Một số phụ huynh học sinh lớp 9 và giáo viên THCS dạy lớp 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Giới hạn về đối tượng:Đề tài chỉ tập trung xác định mức độ xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con trên các mặt nhận thức, cảm xúc,
- 3 hành vi ở một số lĩnh vực như điểm số cuối học kì I, học kì II; khả năng tổ chức xây dựng nề nếp học tập để đạt kết quả tốt; điểm trung bình một số môn học (Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Ngoại Ngữ, Sinh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục), nhận xét của giáo viên, mong muốn kết quả thi chuyển cấp. Giới hạn về khách thể: 316 học sinh lớp 9; 3 giáo viên dạy lớp 9 và 2 phụ huynh. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Trường THCS Bạch Đằng (Quận 3); THCS Lê Anh Xuân (Quận Tân Phú); THCS Hoàng Hoa Thám (Bình Thạnh). 5. Giả thuyết nghiên cứu - Xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con của học sinh lớp 9 được biểu hiện rõ nét qua mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi. - Mức độ XĐTL về KVTTHT ở những mong muốn về thành tích học tập khác nhau là khác nhau, trong đó XĐTL về KVTTHT ở mặt kỳ vọng về ĐTB từng nhóm môn học là cao nhất. - Có sự khác biệt về mức độ xảy ra xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữacha mẹ và con theo giới tính, thứ bậc con trong gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Xây dựng cơ sở lý luận về xung đột tâm lý, xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con, kỳ vọng, kỳ vọng về thành tích học tập. 6.2. Xác đinh biểu hiện và mức độ xung đột về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con học lớp 9 trên các mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi. 6.3.Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa. Mục đích : Xây dựng khung lý thuyết và công cụ nghiên cứu của đề tài
- 4 Nội dung: Các vấn đề lý luận và các kết quả nghiên cứu từ các công trình trong và ngoài nước, sách, báo, tạp chí chuyên ngành và những nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài. Cách thực hiện : Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Mục đích : Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong đề tài để thu thập thông tin, xác định mức độ xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con học lớp 9. Nội dung : Tác giả sử dụng hai hình thức điều tra bằng bảng hỏi là câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Câu hỏi mở được sử dụng để thăm dò ý kiến của học sinh về những nội dung của kỳ vọng thành tích học tập, các lĩnh vực thường xảy ra xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con, những cảm xúc và hành vi có thể xảy ra khi có xung đột, người trả lời tự diễn tả ý nghĩ của mình, phương pháp này giúp cho người trả lời có thể nói lên tất cả những gì mình muốn nói từ đó làm cơ sơ để tác giả thiết kế bảng hỏi chính thức. Câu hỏi đóng (sử dụng trong phiếu khảo sát chính thức) gồm hai phần nhằm tìm hiểu các biểu hiện kỳ vọng thành tích học tập học sinh lớp 9 và xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập (những lĩnh vực thường xảy ra xung đột lâm lý, biểu hiện trên mặt nhận thức – cảm xúc – hành vi; hệ quả xung đột tâm lý và cách giảm thiểu xung đột). Ở phiếu khảo sát chính thức, học sinh chỉ cần đọc đánh dấu vào những câu trả lời phù hợp ý kiến của mình. Cách thực hiện:Thiết kế bảng hỏi dành cho học sinh để đánh giá xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con học sinh lớp 9 dựa trên khái niệm kỳ vọng thành tích học tập, xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập được viết trong phần cơ sở lý luận. - Thiết kế một bảng hỏi liên quan đến kỳ vọng thành tích học tập dành cho giáo viên và cha mẹ học sinh nhằm đánh giá mong muốn về thành tích học tập đối với học sinh lớp 9. - Để xây dựng được phiếu khảo sát chính thức tác giả thực hiện qua 3 bước: + Bước 1: Xây dựng và phát phiếu thăm dò ý kiến trên một số học sinh lớp 9.
- 5 +Bước 2: Dựa trên những thông tin từ phiếu thăm dò ý kiến tác giả thiết kế bảng hỏi chính thức. +Bước 3: Phát phiếu khảo sát thử trên 7 học sinh lớp 9, chỉnh sửa những câu không đạt yêu cầu, sai sót trong cách đặt câu hỏi, cách dùng từ ... trong bảng hỏi cho phù hợp với khác thể nghiên cứu. 7.2.2 Phương pháp phỏng vấn Mục đích : Đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ nhằm khẳng định lại thông tin chưa rõ, cũng như củng cố lại các kết luận đã thu thập được từ phiếu thăm dò ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giảm thiểu dạng xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con học sinh lớp 9 tại Tp.HCM. Nội dung :Các câu hỏi được thiết kế dựa trên kết quả có được từ phiếu thăm dò các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con, chủ yếu nhấn mạnh ở các biện pháp mà các em chưa đồng ý nhiều. Cách thực hiện :Tác giả liên hệ với hai cặp cha mẹ - con, một số giáo viên dạy lớp 9, tác giả chuẩn bị sẵn câu hỏi liên quan kỳ vọng thành tích học tập, xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập và tiến hành phỏng vấn và ghi chép câu trả lời một cách chính xác nhất trên giấy. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu Mục đích:Xử lý các số liệu thu được từ việc khảo sát thực trạng Nội dung : Xử lý các tham số thống kê như: tính tần số, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, cũng như các phép kiểm định T-test, tương quan. Cách thực hiện: Sử dụng phương pháp thống kê toán học với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0
- 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về vấn đề ở nước ngoài a) Nghiên cứu liên quan đến kỳ vọng thành tích học tập Khi nhắc tới tác động của kỳ vọng, người ta thường nhớ tới “hiệu ứng Pygmalion” hay còn gọi là lời tiên đoán trở thành sự thực từ thực nghiệm của Robert Roesenthal (1968). Trong thực nghiệm của mình, Rosenthal và Jacobson đã lựa chọn ngẫu nhiên một số học sinh ở một trường tiểu học công lập và nói với giáo viên rằng đây là những học sinh có thể trở thành “những người phát triển nhảy vọt”. Các giáo viên đã thể hiện sự trông đợi vào những học sinh này thông qua việc ứng xử với các em như thể chúng sẽ trở thành “người nhảy vọt”. Sau một thời gian phần lớn học sinh đều đáp ứng những kỳ vọng mà giáo viên đã đặt ra và đạt thành tích cao trong học tập (dẫn theo Nguyễn Thị Uyên Thy, 2001); (Tô Thị Hoan, 2017); (Đinh Thị Trinh, 2012). Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra mối quan hệ giữa những kỳ vọng của cha mẹ với thành tích học tâp của trẻ, với sự thích nghi, căng thẳng tâm lý của học sinh. Trong đó kỳ vọng về thành tích học tập được nghiên cứu trên một môn học, kết quả học tập thông qua điểm số của trẻ ở trường hoặc ảnh hưởng như thế nào đến khả năng học đọc của trẻ. Kỳ vọng của cha mẹ đã được tìm thấy đóng một vai trò quan trọng trong học tập và sự thành công trong học tập. Học sinh có cha mẹ có kỳ vọng cao nhận được điểm cao hơn, đạt được điểm số cao hơn về các bài kiểm tra chuẩn (Davis- Kean, 2005; Pearce, 2006; Vartanian, 2007). Kỳ vọng của cha mẹ cao cũng liên quan đến động cơ của học sinh đạt được trong trường học, khả năng thích ứng về học vấn và xã hội, và khát vọng đi học đại học (Hossler and Stage, 1992) (dẫn theo Yoko Yamamoto &Susan D. Holloway, 2010). Wigfield và Eccles đã phát triển lý thuyết giá trị kỳ vọng về động lực thành tích. Lý thuyết cho rằng những mong đợi và giá trị của cá nhân bị ảnh hưởng bởi bối cảnh xã hội của họ (cha mẹ, thầy cô, bạn bè, khu phố, và cộng đồng) và thành tích học tập trước đây. Sau khi thành lập, kỳ vọng và giá trị của một cá nhân sẽ ảnh
- 7 hưởng đến thành tích học tập, kiên trì và lựa chọn môn học của cá nhân. Nói cách khác, lý thuyết đưa ra các mối quan hệ nhân quả từ bối cảnh xã hội (ví dụ như mong đợi của cha mẹ) đến kỳ vọng của học sinh và thành tích học tập của họ (Eccles và Wigfield, 2002). Sự kỳ vọng của cha mẹ về thành tích học tập của trẻ được xác định theo nhiều khía cạnh như kỳ vọng ngắn hạn cho từng lớp học (Entwisle& Hayduk, 1987) với kỳ vọng dài hạn cho từng cấp học (Pugh, 1976); những thành công cụ thể (như làm tốt môn toán) với những thành công chung chung (Crandall, Dewey, Katkovsky & Preston, 1964). Sự kỳ vọng cao của bố mẹ dẫn trẻ tới việc thiết lập cho mình mức độ cao về học tập và đặt ra cho bản thân nhu cầu cao hơn từ khi còn nhỏ rằng phải đạt được thành tích cao (Boocock, 1972). Wahedi (2010) đã nghiên cứu về “ảnh hưởng của những kỳ vọng từ phía cha mẹ vào thành tích tương lai của con đến sự phát triển trong những năm đầu đời. Đây là một nghiên cứu tương quan giữa biến độc lập là mức độ kỳ vọng và biến phụ thuộc là mức độ ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi. Kết quả cho thấy có mối tương quan thuận giữa mức độ kỳ vọng của cha mẹ và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phát hiện ra cha mẹ có tình trạng kinh tế càng cao thì mức độ kỳ vọng vào thành tích tương lai càng cao” ( dẫn theo Tô Thị Hoan, 2017). Yeung và cộng sự (2010) đã thực hiện một nghiên cứu trên 275 học sinh lớp 7 ở Singapore nhằm tìm hiểu xem kỳ vọng của cha mẹ ảnh hưởng ngắn hạn hay dài hạn trong việc học môn Vật Lý của học sinh không (thành tích và hứng thú). “Người tham gia được yêu cầu trả lời 29 câu hỏi trong bảng khảo sát về khái niệm bản thân trong việc học môn Vật lý (thành tích và hứng thú), nhận thức về những kỳ vọng của cha mẹ ở môn Vật lý, sự tham gia học môn vật lý (thành tích ngắn hạn), khát vọng học Vật lý trong tương lai (thành tích dài hạn). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có một sự ảnh hưởng tích cực của những nhận thức về kỳ vọng từ phía cha mẹ lên cả thành tích ngắn hạn và dài hạn trong việc học môn Vật lý” (dẫn theo Tô Thị Hoan, 2017). Tóm lại, kỳ vọng thành tích học tập nói được nghiên cứu từ rất lâu, các nghiên cứu tập trung xác định mức độ ảnh hưởng tích cực của kỳ vọng đến kết quả học tập
- 8 của trẻ trong từng môn học riêng lẻ, từng giai đoạn học tập của trẻ. b) Nghiên cứu xung đột tâm lý và xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con. XĐTL như là một hiện tượng tâm lýtương đối phổ biến trong các mối quan hệ xã hội, nó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm lý, hiệu quả làm việc, sự phát triển xã hội… vì vậy XĐTL được rất nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu. Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu về nguồn gốc, cấu trúc xung đột tâm lý. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có các tác giả S. Freud, J. Piaget, L.X. Vưgotxki, X.L. Rubinstein… Theo S.Freud, mỗi giai đoạn phát triển của đứa trẻ đều có sự khoái cảm, xung đột, lo hãi riêng. Đây chính là nhân tố thúc đẩy sự phát triển tâm lý. Ông cho rằng, giai đoạn dậy thì ở tuổi thiếu niên là tuổi sôi động nhất nhưng cũng dễ xung đột nhất. Trẻ bắt đầu thấy cha mẹ không thật hoàn hảo. Nó phát hiện ra những nhược điểm của cha mẹ, đôi khi thất vọng về gia đình mình. Từ đó trẻ dễ mắc những bệnh như: Tự kỉ, trầm cảm, hung tính… S.Freud cho rằng: ở trẻ có mặc cảm Odip cũng dễ gây nên xung đột trong gia đình ( Lê Minh Nguyệt, 2016). J.Piaget và các nhà tâm lý học nhân thức cho rằng XĐ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức nói riêng và nhân cách của trẻ nói chung. Xung đột tâm lý như là một trạng thái thiếu hụt, mất cân bằng giữa các quá trình đồng hóa và điều ứng các kích thích từ các môi trường. Ông chỉ ra nguyên lý của sự phát triển nhận thức bắt nguồn từ sự đan xen thường xuyên giữa đồng hóa và điều ứng (Dương Thủy Nguyên, 2016). Vưxgotki và các nhà tâm lý học cùng xu hướng quan tâm tới xung đột với tư cách là mâu thuẫn giữa các yếu tố tâm sinh lý bên trong của các cá nhân với các yếu tố bên ngoài thuộc về môi trường, khi sự phát triển các yếu tố bên trong và điều kiện khách quan bên ngoài không thống nhất với nhau sẽ dẫn đến xung đột tâm lý, cá nhân sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng trong quá trình phát triển (Lê Minh Nguyệt, 2014) Cùng với các lý thuyết trên các tác giả khẳng định một lần nữa XĐTL mang
- 9 tính tất yếu, khách quan theo quy luật của sự phát triển, tuy nhiên các nghiên cứu của Freud và các nhà tâm lí học trị liệu cho rằng việc giải quyết không đúng các xung đột tâm lý cá nhân là nguyên nhân dẫn đến lệch lạc tâm lí, hành vi. Hướng thứ hai: Nghiên cứu xung đột tâm lý giữa các cá nhân trong nhóm, giữa các nhóm và tập thể. E.Mayo (1880 -1949) đã chỉ ra rằng trong mỗi nhóm bao giờ cũng xuất hiện XĐ: giữa cá nhân với cá nhân trong nhóm; giữa cá nhân và nhóm; giữa nhóm và nhóm. XĐ xuất hiện thường xuyên và kết quả là nó luôn là sự căm ghét, sự bất hòa, thù địch…(Nguyễn Thị Hiền, 2017). Theo Kauzer (1956), XĐ là một bộ phận không thể tách rời của tồn tại xã hội và tác động qua lại giữa các cá nhân và nhóm (dẫn theo Lê Minh Nguyệt, 2016). Xung đột tâm lý giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện ở tuổi thiếu niên, tiểu học. Cụ thể có các công trình nghiên cứu như: Inge B. Wissink, Maja Dekovic đã nghiên cứu trên 508 thiếu niên về mối quan hệ giữa các khía cạnh khác nhau của quan hệ tình bạn cụ thể như tần xuất liên hệ giữa bạn bè, sự tự tin, sự tin tưởng vào bạn bè của tuổi thiếu niên và nhận thức về sự lệch lạc hành vi của bạn. Từ kết quả cho thấy có vấn đề gây hấn và phạm pháp đáng báo động trong mối quan hệ bạn bè hư hỏng ở giai đoạn tuổi thiếu niên (dẫn theo Nguyễn Thị Hiền, 2017). Dr. Brenda Davies (2001) trong tác phẩm “làm thế nào để đối phó với những xung đột trong tình bạn” đã đưa ra cách thức giải quyết xung đột trong tình bạn như: tìm ra động cơ xảy ra xung đột là xuất phát từ yêu thương hay trả đũa vết thương lòng của bạn. Hướng thứ ba: Nghiên cứu xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con ở lứa tuổi thiếu niên D.E Way (1953), Brett Laursen (1989) cũng nghiên cứu về xung đột trẻ em trong đó có lứa tuổi thiếu niên. Theo các tác giả, những biểu hiện XĐ của trẻ rất đa dạng. Cùng xuất phát từ một nguyên nhân nhưng biểu hiện hành vi XĐ lại rất khác nhau như cãi lại, lý sự, bỏ đi lang thang hoặc chứng trầm cảm …(Lê Minh Nguyệt, 2016).
- 10 Petrovski (1982) đi sâu nghiên cứu xung đột lứa tuổi thiếu niên với người lớn. Ông cho rằng nguyên nhân xung đột là do người lớn không biết cách và không muốn tìm cho thiếu niên một vị trí bên cạnh mình. Nghiên cứu bản chất XĐTL các nhà nghiên cứu cho rằng mặc dù phần lớn xung đột xảy ra trong gia đình dường như không có gì nặng nề (con đi chơi về khuya, ngủ không đúng giờ giấc, ăn mặc không phù hợp lứa tuổi…) nhưng chính những xung đột ở mức độ thấp đó lại có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển tâm lý của con tuổi đầu vị thành niên. Hơn nữa các nhà tâm lý học cũng cho rằng những chủ đề mà lứa tuổi này cha mẹ thường tranh luận với nhau đã thay đổi ít nhiều so với sáu mươi năm trước đây nhưng những cuộc tranh luận về việc nhà, giơ giấc đi lại, sở thích, hứng thú, phép lịch sự, ăn mặc và chuyện học hành là những chủ đề gây ra “sóng gió”, “va chạm” nhiều nhất giữa cha mẹ và con mọi thời điểm của lịch sử (dẫn theo Đỗ Hạnh Nga, 2014). Xem xét nguyên nhân XĐTL từ phía cha mẹ, V.C.Zaclugenhuc và V.A.Xemichenco (1996) cho rằng cha mẹ thường quan niệm con có nhiệm vụ thực hiện những ước mơ và kỳ vọng của họ (chẳng hạn: học giỏi, hát hay…) và nếu con hành động ngược lại sẽ tạo nên sự bế tắc tâm lý và khoảng cách với cha mẹ (dẫn theo Đỗ Hạnh Nga, 2014). Như vậy, XĐTL có thể xảy ra trong bất cứ mối quan hệ xã hội, ở đâu có mối quan hệ xã hội thì ở đó có thể xuất hiện xung đột. Các nghiên cứu trên thế giới hiện nay đi sâu và làm sáng tỏ nguyên nhân, hệ quả xung đột, cấu trúc xung đột… liên quan nhiều đối tượng cụ thể (bạn bè, cha mẹ, con, tập thể…) nhưng những nghiên cứu xung đột liên quan đến kỳ vọng thành tích học tập chưa được tập trung mà chủ yếu dạng xung đột này thường nằm trong nhóm các nội dung xung đột hoặc được nghiên cứu dưới dạng nguyên nhân của xung đột. 1.1.2. Nghiên cứu vấn đề tại Việt Nam a) Nghiên cứu liên quan đến kỳ vọng thành tích học tập Đến hiện tại, các nghiên cứu về kỳ vọng của cha mẹ Việt Nam chưa nhiều và chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Ở Việt nam, một số nghiên cứu cho thấy, cha mẹ đã bắt đầu kỳ vọng tới trẻ khi
- 11 còn là học sinh tiểu học. Những lĩnh vực mà cha mẹ kỳ vọng khác nhau ở từng giai đoạn. Theo đó ở lứa tuổi tiểu học tình trạng sức khỏe và phẩm chất đạo đức được đặt lên hàng đầu. Nghiên cứu khảo sát trên 270 phụ huynh có con học lớp 3;4 trên địa bàn Hà Nội cho thấy mức độ kỳ vọng của cha mẹ vào conlứa tuổi tiểu học là khá cao, trong đó mối quan tâm của phụ huynh với trẻ tiểu học là sức khỏe thể chất và phẩm chất đạo đức ( Lã Thị Thu Thủy, 2009). Cũng nghiên cứu về kỳ vọng của bố mẹ về các phẩm chất cần có ở con họ, tác giả Nguyễn Tuấn Anh tiến hành nghiên cứu trên 540 cha mẹ có con đang học ở bậc trung học cho thấy cha mẹ hiện nay đang kỳ vọng cao ở con mình những phẩm chất như: “nề nếp, ngoan ngoãn, lễ phép”; “yêu nước, trách nhiệm và có tinh thần cộng đồng”; “sống trọn vẹn tình nghĩa và yêu lao động”. Bài báo cũng chỉ ra rằng yếu tố giới tính và nghề nghiệp của cha mẹ ảnh hưởng đến những kỳ vọng này. Các bậc cha mẹ có xu hướng kỳ vọng ở con mình những phẩm chất phù hợp với tính chất công việc và đặc điểm nghề nghiệp của cha mẹ (Nguyễn Tuấn Anh, 2017). Năm 2000 tác giả Trần Thị Thanh Hà đã nghiên cứu kỳ vọng của bố mẹ về thành tích học tập của con. Kết quả cho thấy cha mẹ có kỳ vọng nhiều vào sự thành đạt của con trong tương lai khi nghiên cứu kỳ vọng của cha mẹ về sự thành đạt của con (Trần Thị Thanh Hà, 2000). Tác giả Nguyễn Thị Uyên Thy (2001) nghiên cứu về kỳ vọng thành đạt của cha mẹ với con ở học sinh THPT cho thấy kỳ vọng của cha mẹ tương đối cao. Mong đợi chủ yếu của cha mẹ là con thi đậu đại học (87,2%). Nghiên cứu cũng cho thấy có mối tương quan giữa biểu hiện của kỳ vọng qua các việc làm cụ thể của cha mẹ có tương quan với kết quả học tập của con nhưng chỉ ở mức thấp (Nguyễn Thị Uyên Thy, 2001). Trần Đình Tuấn (2015) đã tìm ra rằng hầu hết phụ huynh đều mong rằng con của mình sau này sẽ thành đạt. Các bậc cha mẹ đều có những cách thức khác nhau để thể hiện sự quan tâm hay truyền tải những kỳ vọng của mình đến con thông qua việc quản lý, giáo dục con và phản ứng trước những thành công hay thất bại của con. Kết quả nghiên cứu 100 thiếu niên tuổi 16 – 17 đang học lơp 10 tại Hà Nội của Văn Thị Kim Cúc (2005) đã chỉ ra rằng mức độ kỳ vọng của cha mẹ vào sự thành đạt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học Sài Gòn
50 p | 716 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 504 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
196 p | 644 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thành phố Cà Mau
195 p | 604 | 84
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội
150 p | 305 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An
149 p | 227 | 57
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm tại Đại học Quy nhơn trong thực tập sư phạm
233 p | 199 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận thức về giá trị đạo đức của học sinh tại một số trường THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
114 p | 213 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Nhận thức của người lao động ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Kiên Giang về văn hóa doanh nghiệp
145 p | 119 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Hàm Zeta của Riemann và định lí số nguyên tố
50 p | 103 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
134 p | 202 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Một số giải pháp thu hút khách đến với Trung tâm Giải trí Sinh thái Thuận Thảo (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên)
128 p | 106 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
227 p | 101 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
144 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lí: Khảo sát độ phóng xạ trong đá ốp lát dùng làm vật liệu xây dựng khu vực thành phố Hồ Chí Minh
143 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Stress của người làm can thiệp tâm lí ở một số trung tâm can thiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
125 p | 37 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở
125 p | 24 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn