Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội
lượt xem 73
download
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội nêu lên cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp về thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Tôn Nữ Cẩm Hường THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ MẠNG XÃ HỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Tôn Nữ Cẩm Hường THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ MẠNG XÃ HỘI Chuyên ngành : Tâm lí học Mã số :60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGUỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH PHƯƠNG DUY Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quảtrình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong một công trình nào khác. Tác giả Tôn Nữ Cẩm Hường
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô của khoa Tâm lý – Giáo dục, phòng Sau đại học và trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã tạo điều kiện tốt nhất cho tập thể lớp cao học Tâm lý học khóa 23 trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Đinh Phương Duy, người đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ MẠNG XÃ HỘI .............................................................................. 5 1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 5 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 5 1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 10 1.2.Các vấn đề lý luận về thái độ ........................................................................ 15 1.2.1. Định nghĩa thái độ ................................................................................. 15 1.2.2. Bản chất của thái độ .............................................................................. 21 1.2.3. Đối tượng của thái độ ............................................................................ 22 1.2.4. Chức năng của thái độ ........................................................................... 22 1.2.5. Cấu trúc của thái độ .............................................................................. 23 1.2.6. Một số đặc tính cơ bản của thái độ ....................................................... 25 1.2.7. Thái độ và hành vi ................................................................................. 25 1.2.8. Sự hình thành thái độ ............................................................................ 27 1.3.Mạng xã hội................................................................................................... 29 1.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 29 1.3.2. Lịch sử phát triển mạng xã hội ............................................................. 31 1.3.3. Tính năng sử dụng................................................................................. 32 1.3.4. Tính năng dành cho các loại phương tiện sử dụng ............................... 34 1.4. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên.......................................................... 35 1.5.Thái độ của sinh viên về mạng xã hội........................................................... 42 1.5.1. Định nghĩa ............................................................................................. 42
- 1.5.2. Biểu hiện thái độ của sinh viên về mạng xã hội ................................... 42 1.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên về mạng xã hội ................. 43 Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................. 46 Chương 2. THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊNMỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ MẠNG XÃ HỘI ........................................................................ 47 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ................................................................. 47 2.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng thái độ của SV một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh về mạng xã hội.................................. 48 2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi..................................................... 48 2.2.2.Phương pháp phỏng vấn ......................................................................... 51 2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng thái độ của SV một số trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh về mạng xã hội .......................................................... 53 2.3.1. Nhận thức của SV một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh về mạng xã hội ........................................................................................... 53 2.3.2. Thái độ của SV về mạng xã hội ............................................................ 56 2.3.3. Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên: ........................................ 69 2.3.4. Nguyên nhân thái độ của sinh viên một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh về mạng xã hội ................................................................ 72 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 83 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ ĐH Đại học ĐLC Độ lệch chuẩn CĐ Cao đẳng PHTH Phổ Thông Trung học ĐTB Điểm trung bình MXH Mạng xã hội STT Số thứ tự SV Sinh viên TP. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mẫu khảo sát xét theo năm học, giới tính, học lực, nơi ở, hộ khẩu và kinh tế gia đình, ngành học, tình trạng công việc. .............. 47 Bảng 2.2. Cách tính điểm mức độ biểu hiện việc sử dụng MXH của SV một số trường đại học tại TPHCM ................................................... 49 Bảng 2.3. Cách tính điểm mức độ đánh giá về MXH của SV một trường đại học tại TPHCM ........................................................................... 50 Bảng 2.4. Mức độ nhận thức của SV một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh về MXH ................................................................................... 53 Bảng 2.5. So sánh nhận thức SV về lợi ích và nguy cơ của MXH ................... 54 Bảng 2.6. Thái độ của SV về MXH trước khi sử dụng MXH .......................... 56 Bảng 2.7. Mạng xã hội được yêu thích nhất...................................................... 57 Bảng 2.8. So sánh thái độ yêu thích và không thích MXH của SV khi sử dụng MXH ........................................................................................ 58 Bảng 2.9. Thái độ của SV về tính năng và giao diện của MXH khi sử dụng ... 58 Bảng 2.10. Thái độ của SV về vấn đề bảo mật của MXH .................................. 59 Bảng 2.11. So sánh niềm tin vào hệ thống bảo mật của MXH giữa SV các chuyên ngành .................................................................................... 61 Bảng 2.12. Thái độ của SV đối với khả năng tìm kiếm thông tin của MXH ...... 62 Bảng 2.13. Thái độ của SV về các họat động trên MXH.................................... 62 Bảng 2.14. Thái độ của SV về việc sử dụng MXH của bản thân........................ 64 Bảng 2.15. Thái độ của SV khi không tham gia MXH ....................................... 65 Bảng 2.16. Thái độ của SV sau khi sử dụng MXH ............................................. 65 Bảng 2.17. Ý chí của SV khi tham gia MXH ..................................................... 67 Bảng 2.18.Thời gian dành cho MXH của SV ..................................................... 69 Bảng 2.19.Nguồn kinh phí SV dùng để chi trả cho việc sử dụng FB ................. 70 Bảng 2.20. Thông tin cá nhân của SV một số trường đại học tại TPHCM được hiển thị trên MXH .................................................................... 71 Bảng 2.21. Nguyên nhân SV một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh yêu thích MXH họ đang sử dụng ...................................................... 72 Bảng 2.22. Nguyên nhân SV một số trường đại học tạo TP. Hồ Chí Minh không thích MXH ............................................................................. 74
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ về công nghệ thông tin trong đó sự xuất hiện ngày một nhiều của các trang mạng xã hội tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức có nhiều cơ hội chi`a sẻ thông của mình nhưng cũng là thách thức đối với cơ quan quản lý chuyên ngành về đảm bảo nội dung và phạm vi hoạt động của hình thức này. Ngày 15/7/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng có hiệu lực từ ngày 1/9/2013. Trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tin điện tử nội bộ phải tuân theo các quy định về đăng ký và sử dụng tài nguyên Internet và các quy định có liên quan tại Nghị định này. Thông qua nghị định có thể thấy rõ sự quan tâm của Nhà nước đối với tốc độ phát triển chóng mặt của internet nói chung và mạng xã hội nói riêng [55]. Thái độ có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của con người. Thái độ của chủ thể về đối tượng nào đó bị chi phối bởi nhu cầu, động cơ, mục đích bên trong và được biểu hiện bằng hành động cụ thể với đối tượng đã nhận thức đồng thời thái độ cũng chi phối sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Có thể thấy thái độ quan trọng như thế nào đối với hoạt động của con người.Thái độ có vai trò quyết định quan trọng đến việc nâng cao chất lượng hiệu quả của mọi công việc.Và tất nhiên, đối tượng sinh viên cũng không ngoại lệ.Hiệu quả của tất cả các hoạt động của sinh viên đều bị chi phối bởi thái độ của chính họ.Ngày nay, số lượng sinh viên biết đến và sử dụng, tham gia vào các trang mạng xã hội là vô cùng lớn và thời gian họ giành cho các hoạt động trên mạng xã hội cũng không hề ít. Thái độ của sinh viên về mạng xã hội tác động đến hành vi của họ, đến chất lượng các hoạt động của họ trên mạng xã hội cũng như trong đời sống hàng ngày. Các mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube đã nhanh chóng trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày của nhiều người, đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ, đặc biệt là khi công nghệ phát triển như hiện nay. Theo một
- 2 báo cáo của eMarketer năm 2009, lượng người dùng các trang mạng xã hội ở Mỹ tăng mạnh trong năm, chiếm hơn 50% tổng lượng người dùng Internet ở Mỹ, trong đó ấn tượng nhất là sự phát triển của Facebook. Họ ước tính rằng 57.5% người dùng Internet, hay 127 triệu người, sẽ dùng mạng xã hội ít nhất là 1 lần 1 tháng trong năm 2010 [53]. Theo kết quả nghiên cứu của Socialbakers & SocialTimes.Me -2013 vừa được công bố tại Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam lần thứ 18 - VIO 2013 diễn ra ở TP.HCM, tính đến tháng 8/2013, tại Việt Nam đã có 19.6 triệu người dùng Facebook – trang mạng xã hội phổ biến nhất thế giới, chiếm 21.42% dân số và chiếm tới 71.4% người sử dụng Internet [6]. Có thể thấy sự bành trướng chóng mặt của mạng xã hội, kèm theo đó chính là ảnh hưởng phức tạp của nó đối với đời sống của con người. Sinh viên có thể sử dụng mạng xã hội để phục vụ cho nhu cầu học tập và giao tiếp xã hội, giao lưu, mở rộng các mối quan hệ. Tuy nhiên chính mạng xã hội cũng là nguyên nhân khiến sinh viên xao nhãng việc học, sống khép kín, sa đà vào “cuộc sống ảo” trên mạng xã hội mà quên mất cuộc sống thực tế đang diễn ra. Họ cập nhật trạng thái, hình ảnh liên tục, đăng những câu nói, hình ảnh gây sốc để được nổi tiếng, viết những lời bình ác ý, thiếu suy nghĩ… Vấn đề được đặt ra ở đây là điều gì đã xảy ra, tại sao ứng xử, hành vi của người sử dụng mà ở đây xin nói tới sinh viên lại diễn ra vô cùng đa dạng và phức tạp như thế? Đâu là nguyên nhân, thái độ của họ khi tiếp xúc với mạng xã hội là gì?Rồi khi đã là một thành viên của trang mạng đó họ cảm thấy gì? Khi đọc các thông tin trên mạng xã hội thái độ của họ ra sao và nó ảnh hưởng tới tâm trạng, hành vi họ như thế nào? Do đó, nghiên cứu thái độ của sinh viên về mạng xã hộ dưới góc độ tâm lý học để có được câu trả lời khoa học và giải pháp tối ưu cho các hiện tượng tâm lý liên quan đến mạng xã hội là điều vô cùng cấp thiết. Chính những lý do trên đã thôi thúc tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:”Thái độ của sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội”.
- 3 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thái độ của sinh viên đại học về mạng xã hội mà họ thường xuyên sử dụng và hành vi sử dụng mạng xã hội đó của họ, đồng thời nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến những thái độ đó. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 380 sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thái độ của sinh viên về mạng xã hội 4. Giả thuyết nghiên cứu Đa số sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh có thái độ yêu thích mạng xã hội. Tuy nhiên còn một số ít sinh viên có thái độ không thích mạng xã hội do các nguyên nhân chủ quan và khách 5. Nhiệm vụ nghiên cứuquan - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: thái độ, đặc điểm tâm lý của sinh viên, mạng xã hội... - Khảo sát thái độ của sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau 6.1. Về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng thái độ của sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội. Trong đó tập trung phân tích các biểu hiện của thái độ của sinh viên,các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của họ và phân tích mối tương quan giữa thái độ và hành vi sử dụng mạng xã hội. 6.2. Về khách thể nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng trên 380 sinh viên ở một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh :
- 4 - Sinh viên đang học 3 nhóm ngành : Kinh tế, Khoa học kỹ thuật, Khoa học xã hội - Sinh viên đang học năm 1 đến năm 4 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Đọc và tìm tài liệu, sách giáo trình nhằm thu thập những thông tin, khai thác các tài liệu có liên quan tới đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Đây là phương pháp cơ bản bao gồm: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn. 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Là phương pháp cơ bản, bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến, nhằm tìm hiểu thái độ của sinh viên về mạng xã hội , các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Trò chuyện một cách chân thành cởi mở với các bạn sinh viên để khai thác thái độ của họ đối với mạng xã hội, những suy nghĩ, thái độ của sinh viên khi tiếp cận và tham gia mạng xã hội. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Xử lý các thông tin thu được từ các phương pháp trên bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0, đồng thời kiểm định tính khách quan, độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu. - Yêu cầu: Tiến hành xử lý các số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0, bao gồm các phần thống kê về tính N (Tổng), F (Tần số), tính Mean (Trung bình cộng các giá trị), tính hệ số tương quan, tính SD (độ lệch chuẩn), thống kê tần số, xếp hạng và tính hệ số Crombach’s Alpha để đo độ tin cậy của thang đo.
- 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ MẠNG XÃ HỘI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Cùng với sự phát triển chóng mặt của MXH thì số lượng nghiên cứu trên thế giới về MXH cũng như thái độ về MXH, các mặt của MXH là rất khổng lồ, trong giới hạn năng lực của mình tôi chỉ xin trình bày một vài nghiên cứu dưới đây. Trong nghiên cứu “Imagined Communities Awareness, Information Sharing, and Privacy on the Facebook”– 2006 (“Nhận thức về những cộng đồng tưởng tượng, chia sẻ thông tin và vấn đề riêng tư trên Facebook”) của Alessandro Acquisti Ralph Gross - Carnegie Mellon University nghiên cứu về những khác biệt trong hành vi của những người sử dụng FB với những người không sử dụng, tác động của sự lo lắng về các vấn đề riêng tư trên FB đối với hành vi người sử dụng [32]. Bài báo cáo về mạng xã hội ở các nước châu Âu “Social Networks Report in Euro” (2010) với mục đích lý giải hành vi sử dụng MXH của những người trẻ tuổi (15 – 30 tuổi) để xác định những nhu cầu của họ. Từ đó góp phần xây dựng MXH hoặc những ứng dụng mới tốt hơn, phù hợp hơn với người dùng. Một vài số liệu đáng chú ý từ bài báo cáo: Việc sử dụng mạng xã hội ở một số nước châu Âu: Khảo sát ở các quốc gia Pháp, Đức, Ý, La Mã, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kì cho thấy 95% người được khảo sát có sử dụng MXH, chiếm một tỉ lệ lớn. Trong đó trang MXH phổ biến và được sử dụng nhiều nhất đó là Facebook (trừ Đức với MXH StudiVZ có 48% người dùng) Khảo sát về những ngườikhông sử dụng MXH, bài báo cáo cũng đưa ra những lí do như: Hiếm khi sử dụng Internet (đặc biệt đối chiếm tỉ lệ cao với đối
- 6 tượng dưới 18 tuổi); không có hứng thú và thời gian, không muốn tiết lộ cuộc sống của bản thân, không muốn theo trào lưu, cho rằng những mối quan hệ trên MXH đều là giả, thấy rằng việc sử dụng không hữu ích, sợ MXH là những lí do được đưa ra nhiều nhất của những trong độ tuổi 21 – 26. Năm 2011, Kristen A. Carruth của ĐH Texas, Mỹ thực hiện luận văn Predictors of college students’ attitudes towards privacy on social networks (Dự báo thái độ của sinh viên về quyền riêng tư trên MXH của Kristen A. Carruth. Nghiên cứu này nhắm đến vấn đề của sự riêng tư trên Facebook cũng như thái độ của sinh viên đại học về quyền riêng tư của chính họ. Giả thuyết của nghiên cứu này cho rằng người dùng đã cảm thấy lo lắng vì thông tin cá nhân của họ trên MXH, mà ở đây là Facebook có nguy cơ bị tiết lộ, xâm phạm. Vậy báo cáo chỉ ra rằng Facebook nói riêng và các MXH nói chung cần phải tăng cường tính bảo mật hơn nữa cho người sử dụng đồng thời đảm bảo quyền riêng tư của họ [41]. Ở Mỹ, tháng 2/2012 nhóm nghiên cứu Lee Rainie, Amanda Lenhart, Aaron Smith, khi nghiên cứu về Cuộc sống trên Mạng xã hội (The tone of life on social networking sites) đã đưa ra các số liệu đáng chú ý: 85% những người trưởng thành sử dụng mạng xã hội cho rằng mọi người rất tử tế.68% người sử dụng mạng xã hội đã từng có trải nghiệm khiến họ cảm thấy bản thân mình tốt hơn.61% từng có trải nghiệm khiến họ cảm thấy gần gũi hơn với người khác.39% người trưởng thành sử dụng mạng xã hội nói rằng họ thường thấy những hành động rộng lượng của những người khác trên mạng xã hội và 36% khác nói rằng họ thỉnh thoảng thấy người khác cư xử rộng lượng và sẳn lòng giúp đỡ. Đây là những kết quả khá tích cực về việc sử dụng MXH [43]. Một khảo sát khác cũng ở Mỹ vào năm 2012 có tên là “A survey of student attitudes on the use of social networking to build learning communities” do Timothy Arndt thuộc Đại học Cleveland State thực hiện. Nghiên cứu phân tích thái độ của sinh viên về việc sử dụng MXH như là một công cụ hỗ trợ học
- 7 tập[47]. Ngoài ra còn một số nghiên cứu về thái độ của sinh viên về MXH trong việc sử dụng nó như là một công cụ học ngoại ngữ như Students' Attitudes Towards the Use of Social Networks for Learning the English Language của Elham Akbari, Soodeh Eghtesad, Robert-Jan Simons Utrecht University (Netherlands), University of Tehran (Iran), hay Students’ Attitudes towards Using Social Networking in Foreign Language Classes: A Facebook Example của Ömer Eren thuộc Đại học Gaziantep ở Turkey (2012) cho thấy sinh viên có thái độ tíc cực hơn về MXH khi họ sử dụng nó để học ngoại ngữ. Hiệp hội tâm lý học Mỹ (APA) “Facebook psychology: popular questions answered by research”– 2012 (Tâm lý học về Facebook: Những câu hỏi thường gặp được giải đáp bằng những nghiên cứu) bao gồm những câu hỏi được chia thành 3 nhóm chính: (a) Trước khi sử dụng Facebook; (b) Những cá nhân và tổ chức đã sử dụng Facebook như thế nào; và (c) Những kết quả hoặc ảnh hưởng tâm lý của việc sử dụng Facebook. Các câu trả lời được tập hợp từ hơn 100 ấn bản gần đây (hầu hết là kinh nghiệm cá nhân, những bài viết nghiên cứu đã qua bình duyệt được xuất bản).Những người dùng Facebook có nói thật về chính mình? Khi sử dụng Facebook, người dùng thiết lập cho mình một bảng khai báo thông tin cá nhân, điều này có thể tạo nên một lớp “mặt nạ” ảo cho những người sủ dụng. Vì Facebook là một môi trường “mở” thế nên người dùng phần nào cũng kiểm soát những gì mà họ thể hiện. Thế nhưng không hoàn toàn do những hoạt động online mà họ tham gia vào hay những người mà họ liên kết phần nào cũng thể hiện bản chất của họ trong suy nghĩ của người khác [50]. Tháng 10 năm 2013, nhóm tác giả Julie Prescott, Sarah E. Wilson& Gordon Becket thuộc Đại học Central Lancashire ở Anh báo cáo đề tài “Students’ Attitudes Towards Facebook and Online Professionalism: Subject Discipline, Age and Gender Differences”. Nhóm tác giả nghiên cứu thái độ của sinh viên các ngành dược, công tác xã hội và ngành điều dưỡng ở Anh về Facebook và các trang web hỗ trợ học tập chuyên môn.Nghiên cứu tìm thấy sự
- 8 liên quan giữa thái độ ủa sinh viên với ngành học, năm học, giới tính của họ. Gần như tất cả các sinh viên trong nghiên cứu này đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật trên Facebook và họ không thiết lập thông tin cá nhân của mình ở chế độ công cộng (Puplic). Phân tích cho thái độ của sinh viên về Facebook và các dịch vụ trực tuyến chịu sự ảnh hưởng của tuổi tác hơn là giới tính hay năm học [39]. Tertiary students’ attitudes towards using SNS ở Thổ Nhĩ Kỳ của Asst. Prof. Dr. BahireEfe ÖZAD (2012)cho thấy phần lớn sinh viên cảm thấy vui khi sử dụng MXH và họ dành khá nhiều thời gian trong một ngày để sử dụng MXH, việc sử dụng MXH để giải trí, giao, tiếp, học tập với họ khá dễ dàng [34]. Bài viếtPersonality, social network sites, and leisure activities – a conceptual exploration; Tingya Kuo; Hung-Lian Tang (Nhân cách, mạng xã hội và các hoạt động trong thời gian rảnh – diễn giải dựa trên khái niệm) nghiên cứu về việc sử dụng mạng xã hội cũng như ảnh hưởng qua lại giữa việc sử dụng mạng xã hội đối với các hoạt động trong thời gian rảnh và nhân cách của một người. [49]. Ở Ấn Độ, bài viết Research to enhance experience of Indian Social Networking Site, (Nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về mạng xã hội ở Ấn Độ) - IES Management College and Research Center, Mumbai – nghiên cứu về việc sử dụng mạng xã hội ở Ấn Độ với mục tiêu tìm hiểu về nhận thức mạng xã hội và hành vi sử dụng, nhận ra những kẽ hở của mạng xã hội hiện nay để có thể khai thác, hiểu được những yếu tố thích và không thích ở mạng xã hội để có những đề xuất cải tiến thích hợp. Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất ở Ấn Độ (93.26% người sử dụng mạng xã hội).Điều được yêu thích nhất ở Facebook đó là sử dụng dễ dàng, giao diện thân thiện với người dùng (46.07%). Tiếp đó là khả năng chia sẻ và kết nối người dùng (43.82%).Điều không thích ở Facebook đó là tính riêng tư (29.21%) [49].
- 9 Kế đến làYoung People, Social Media, Social Network Sites and Sexual Health Communication in Australia (Giới trẻ, truyền thông cộng đồng, mạng xã hội và truyền thông sức khỏe tình dục ở Úc) - Clifton Westly Evers; Kath Albury; Paul Byron; Kate Crawford – Nghiên cứu trên giới trẻ ở Úc về việc sử dụng truyền thông cộng đồng, mạng xã hội để truyền thông sức khỏe tình dục. Nhóm nghiên cứu cũng thảo luận một số vấn đề liên quan đến sức khỏe tình dục như nỗi lo lắng về sự bắt nạt, sự riêng tư, và sự xấu hổ trên mạng xã hội hay truyền thông cộng đồng.Sự xấu hổ về sức khỏe tình dục có thể ảnh hưởng đến việc truyền thông sức khỏe tình dục thông qua truyền thông cộng đồng và mạng xã hội. Giới trẻ thường không muốn ai biết về việc tham gia chia sẻ các thông tin sức khỏe tình dục một cách rõ ràng vì nguy cơ sẽ bị xấu hổ. Những người trẻ tuổi thường thích trao đổi về vấn đề sức khỏe tình dục một cách riêng tư: khai báo tên giả, không để tên trên các diễn đàn online và được trả lời bởi các chuyên gia hoặc chỉ cần tìm kiếm trên Google. Thế nhưng các trang mạng xã hội như Facebook, Google+ lại hiện tên thật và có nhiều đặc điểm nhận dạng khiến cho người dùng cảm thấy e dè khi muốn đề cập đến vấn đề sức khỏe tình dục. Cũng tương tự, theo nghiên cứu Utilizing Social Networks for User Model Priming: User Attitudes (2013) của nhóm tác giả châu ÂU gồm Adam Moore, Gudrun Wesiak, Christina M. Steiner, Claudia Hauff, Declan Dagger, Gary Donohoe & Owen Conlan cho thấy người dùng có thái độ cởi mở đối với việc cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng MXH như một công cụ giải trí, giao lưu với bạn bè, người thân hơn là cho những mục đích khác, tính thận trọng của người dùng tăng lên theo độ tuổi của họ [31]. Các nghiên cứu trên thế giới về MXH cũng như thái độ về nó rất đa dạng. Các nghiên cứu thái độ về MXH của các nhà nghiên cứu trên thế giới bao hàm từ nghiên cứu tổng quát về thái độ tổng quát đối với MXH, đến thái độ khi sử dụng MXH, hay thái độ về tính riêng tư, bảo mật trên MXH, hoặc là thái độ về MXH như là một công cụ học tập, công cụ chuyên môn…
- 10 1.1.2. Ở Việt Nam Đầu tiên, phải thừa nhận rằng có khá ít các đề tài nghiên cứu chuyên biệt về MXH dưới góc độ Tâm lý học.Đa phần là các đề tài nghiên cứu là về mạng xã hội ở dạng khảo sát tổng quan, khảo sát xã hội học.Có thể đề cập đến “Nghiên cứu xu hướng phát triển mạng xã hội và đề xuất chính sách định hướng phát triển mạng xã hội tại Việt Nam”- Chủ trì đề tài: ThS Đỗ Công Anh - Mã số: 52 – 11 – KHKT – RD. Nhóm đề tài đã tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau: Nghiên cứu tổng quan hiện trạng phát triển mạng xã hội tại Việt Nam và dự báo xu hướng phát triển của mạng xã hội trong thời gian tới; Bài học kinh nghiệm trong quản lý mạng xã hội của các quốc gia; Đưa ra các yếu tốt then chốt phục vụ công tác quản lý mạng xã hội đối với cả nhà nước và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; Đề ra các chính sách, giải pháp, phương án và công cụ để quản lý mạng xã hội tại Việt Nam. Nhóm đề tài đã lựa chọn 20 mạng xã hội nổi tiếng và được truy cập nhiều trên thế giới và 10 mạng xã hội được truy cập nhiều tại Việt Nam để thu thập và tổng hợp số liệu, qua đó đưa ra được cái nhìn toàn cảnh và hiện trang chi tiết của mạng xã hội trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Qua việc nghiên cứu các đặc điểm, bản chất của mạng xã hội, nhóm đề tài đã đề ra các nhóm các giải pháp bao gồm: - Nhóm giải pháp về chính sách: Quản lý thị trường cung ứng các ứng dụng và dịch vụ trên mạng xã hội; Quản lý thông tin đăng ký trên mạng xã hội; Xây dựng chế tài đối với mạng xã hội nước ngoài cung cấp dịch vụ cho người sử dụng tại Việt Nam; Khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền của nhà nước sử dụng mạng xã hội, các cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội như một kênh tiếp xúc với người dân. - Nhóm giải pháp về kỹ thuật: Nghiên cứu phương án xây dựng công cụ quản lý, phòng ngừa và cảnh báo; Xây dựng công cụ đánh
- 11 giá truy cập website; Xây dựng phương án hành động khi xảy ra tình huống khẩn cấp; Nghiên cứu tính khả thi của việc sử dụng mạng xã hội cho các cơ quan nhà nước [2]. Bên cạnh đó là công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ“Một số vấn đề văn hóa mạng hiện nay (Internet: Mạng xã hội và sự thể hiện bản sắc)”–Ths Vũ Hoàng Hiếu, Ths Nguyễn Thị Huệ, Ths Đinh Mỹ Linh, Ths Vũ Thành Long, Nguyễn Thị Phương Châm – 2012 với mục tiêu nghiên cứu là thông qua trải nghiệm cá nhân của những người trong cuộc, phân tích, đánh giá thực trạng và sự phát triển phổ biến của Internet hiện nay, những tác động của nó đến đời sống. Đồng thời bàn đến những vấn đề thời sự của sự phát triển Internet đặt ra cho xã hội hiện tại. Một vài kết quả đáng chú ý về thực trạng sử dụng Internet như sau: - Đa phần giới trẻ ngày nay ít nhất có sở hữu hoặc tiếp cận các thiết bị có thể sử dụng để truy cập Internet. Nam có xu hướng sở hữu các thiết bị này nhiều hơn nữ (71.4% so với 65.2% với máy tính bàn và 52% so với 47.1% với máy tính xách tay). - Phương tiện và địa điểm truy cập Internet đa dạng: truy cập tại nhà, nơi làm việc, quán cà phê, hàng Internet và nhiều nơi khác khi họ có thể truy cập Internet trên điện thoại di động. Các phương tiện như: máy tính gia đình, máy tính cá nhân, máy tính chung của cơ quan, trường học, máy ở hàng Internet, điện thoại… - Thời gian truy cập: Vào ngày thường, nhóm thanh niên truy cập mạng nhiều nhất vào buổi tối. Nhóm sinh viên thường vào mạng trong khoảng 6 – 12h và 18 – 20h trong khi nhóm học sinh là 21 – 24h. Vào ngày nghỉ cuối tuần, học sinh và sinh viên là nhóm lên mạng nhiều hơn.Thời gian sử dụng trong ngày: Nhóm thanh niên lên mạng khoảng 4.5 giờ, ngày nghỉ thì là khoảng 3.4 giờ. Học sinh
- 12 trung học tập trung lên mạng vào các ngày cuối tuần (4.1 giờ). Sinh viên ngày thường và ngày nghỉ tương đương nhau khoảng 3.7 giờ. - Mục đích sử dụng Internet: Tìm kiếm, cập nhật thông tin xã hội, giải trí, liên lạc gia đình, bạn bè và cập nhật thông tin về cuộc sống của bạn bè, học tập, kinh doanh. Lợi ích từ mạng lưới xã hội trực tuyến: Dễ dàng có được mạng lưới quan hệ rộng; Mọi vấn đề trong cuộc sống đều được chia sẻ nhanh chóng; Có được sự tự do và bình đẳng trong các mối quan hệ; Tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư quan hệ. Trang mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất là Facebook - Những trải nghiệm về sự thay đổi khi sử dụng mạng xã hội: thay đổi về thời gian (thay đổi nhịp sinh hoạt, nhịp sống, sử dụng mọi lúc mọi nơi, thức khuya hơn); thay đổi về không gian (các không gian gặp gỡ mới như quán cà phê Internet, quán net…); thay đổi phương thức giao tiếp (hình thức giao tiếp mới như “like”, “share”, “tag”, “comment”) [5]. Theo hướng nghiên cứu này còn có đề tài“Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng xã hội học tập tại Việt Nam” – Lê Thị Nhị (2011). Nghiên cứu mạng xã hội và lĩnh vực giáo dục: Giáo dục điện tử (E-Learning) và Cộng đồng học tập trực tuyến (Online learning communities); vai trò của mạng xã hội đối với giáo dục; các ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng mạng xã hội trong giáo dục cũng như xu hướng ứng dụng mạng xã hội cho hoạt động giáo dục. Đề xuất xây dựng mạng xã hội học tập: đặc điểm cần có của mạng xã hội học tập, phân tích yêu cầu hệ thộng và thiết kế hệ thống. Cài đặt thử nghiệm cũng như đánh giá và triển khai mạng xã hội học tập tại Việt Nam.Đề xuất mô hình, giải pháp phù hợp với thực trạng hiện tại ở Việt Nam. Bàn về việc sử dụng mạng xã hội trong giáo dục, tác giả đưa ra những ưu điểm và thách thức: - Ưu điểm:Tính linh hoạt: mở rộng sự lựa chọn cho người học về học cái gì, học khi nào, học nơi và học thế nào; Tính lặp lại: người học
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học Sài Gòn
50 p | 712 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 501 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
196 p | 594 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thành phố Cà Mau
195 p | 598 | 84
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An
149 p | 226 | 57
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm tại Đại học Quy nhơn trong thực tập sư phạm
233 p | 191 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận thức về giá trị đạo đức của học sinh tại một số trường THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
114 p | 209 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Nhận thức của người lao động ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Kiên Giang về văn hóa doanh nghiệp
145 p | 113 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Hàm Zeta của Riemann và định lí số nguyên tố
50 p | 101 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
134 p | 201 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Một số giải pháp thu hút khách đến với Trung tâm Giải trí Sinh thái Thuận Thảo (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên)
128 p | 105 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
227 p | 99 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
144 p | 121 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lí: Khảo sát độ phóng xạ trong đá ốp lát dùng làm vật liệu xây dựng khu vực thành phố Hồ Chí Minh
143 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Stress của người làm can thiệp tâm lí ở một số trung tâm can thiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
125 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Trí tuệ xã hội của học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Bình Thuận
111 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở
125 p | 22 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn