intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lí giáo dục: Quản lí hoạt động Giáo dục Giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học tại Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:234

27
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lí hoạt động Giáo dục Giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học tại Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động GDGT và quản lí hoạt động GDGT, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động GDGT cho học sinh ở trường tiểu học tại Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, từ đó, đề xuất các biện pháp cải tiến công tác quản lí hoạt động GDGT cho học sinh ở các trường tiểu học này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lí giáo dục: Quản lí hoạt động Giáo dục Giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học tại Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN HỒNG VÂN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Bình Dương- 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN HỒNG VÂN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC DANH Bình Dương- 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, tư liệu được sử dụng nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được thu thập từ thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Hồng Vân i
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo, quý Thầy Cô giáo trường Đại học Thủ Dầu Một. Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Đức Danh, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn các trường Tiểu học trên địa bàn Thị xã Bến Cát cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân tác giả đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của quý Thầy/Cô và các bạn đồng nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! Bình Dương, ngày tháng năm 2022 (Đã ký và ghi rõ họ tên) Trần Hồng Vân ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................... xii TÓM TẮT ................................................................................................................... xiii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 3 3. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 3 3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................................. 3 3.2. Nghiên cứu ở trong nước ................................................................................. 7 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................... 10 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 10 6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 11 7. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 11 8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 12 9. Bố cục của luận văn.............................................................................................. 16 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ......................................................... 17 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................. 17 iii
  6. 1.1.1. Giới ............................................................................................................... 17 1.1.2. Giới tính ....................................................................................................... 19 1.1.3. Giáo dục giới tính ........................................................................................ 21 1.1.4. Hoạt động giáo dục giới tính ....................................................................... 24 1.1.5. Quản lí, quản lí giáo dục ............................................................................. 24 1.1.6. Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường tiểu học ...... 26 1.2. Lý luận về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường tiểu học ..... 27 1.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh của học sinh tiểu học .................. 27 1.2.2. Tầm quan trọng của giáo dục giới tính đối với học sinh tiểu học............. 31 1.2.3. Mục đích giáo dục giới tính cho học sinh ở trường tiểu học .................... 31 1.2.4. Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh ở trường tiểu học ..................... 32 1.2.5. Nguyên tắc, hình thức, phương pháp giáo dục giới tính cho học sinh ở trường tiểu học ....................................................................................................... 34 1.3. Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học........................... 37 1.3.1. Tầm quan trọng của quản lí hoạt động giáo dục giới tính ........................ 37 1.3.2. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục giới tính .......................................... 38 1.3.2.1 Quản lí mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học ...................... 39 1.3.2.2. Quản lí chương trình, nội dung giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học ................................................................................................................................ 40 1.3.2.3. Quản lí phương pháp và hình thức giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học .......................................................................................................................... 42 1.3.2.5. Quản lí các điều kiện giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học ............. 43 iv
  7. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục giới tính cho học sinh ở trường tiểu học ...................................................................................................................... 44 1.4.1. Các yếu tố khách quan ................................................................................ 44 1.4.2. Các yếu tố chủ quan: ................................................................................... 45 Chương 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG ........................................................................................................................ 49 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ........................................................................................................................ 49 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát .................................................. 49 2.1.2. Sơ lược về các trường tiểu học tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ...... 49 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ........................................................................ 51 2.2.1. Mục đích và nội dung khảo sát ................................................................... 51 2.2.2. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 51 2.2.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ................................................................ 53 2.2.4. Tổ chức điều tra bằng bảng hỏi .................................................................. 54 2.2.4. Qui ước thang đo ......................................................................................... 59 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ........................................... 61 2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng và mục đích của giáo dục giới tính ............................................................. 61 2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học ................................................................................................................................ 67 v
  8. 2.3.3. Thực trạng phương pháp giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh .................................................................................................... 69 2.3.4. Thực trạng về hình thức giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học .......................................................................................................................... 72 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. ........................ 75 2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học ....................... 75 2.4.2. Mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ...................................................... 76 2.4.3. Thực trạng quản lí nội dung hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học tại thị xã Bễn Cát, tỉnh Bình Dương ................................... 78 2.4.4. Thực trạng về quản lí phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học tại thị xã Bễn Cát, tỉnh Bình Dương .. 82 2.4.5. Thực trạng quản lí các điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương .......... 84 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ........... 87 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ......................... 90 2.6.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 90 2.6.2. Hạn chế ........................................................................................................ 91 2.6.3. Nguyên nhân ................................................................................................ 91 vi
  9. Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG ........................................................................................................................ 94 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ............................................................................. 94 3.2. Các nguyên tắc đề xuất hệ thống các biện pháp ............................................ 94 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ............................................................ 94 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................................ 94 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ............................................................. 95 3.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .............................................................. 95 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường Tiểu học tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ................................... 95 3.3.1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về vai trò của giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học .............................................................................. 95 3.3.2. Biện pháp 2: Cải tiến công tác quản lí mục tiêu về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh .................................................................................................... 97 3.3.3. Biện pháp 3: Hoàn thiện việc quản lí nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục giới tính cho học sinh phù hợp với lứa tuổi ......................................... 99 3.3.4. Biện pháp 4: Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cho hoạt động giáo dục giới tính ................................................................................ 101 3.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của nhà trường trong việc thực hiện hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ....................... 103 3.3.6. Biện pháp 6; Tăng cường vai trò và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với công tác giáo dục giới tính cho học sinh ................... 105 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................... 110 vii
  10. 3.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất111 3.5.1 Mục đích khảo nghiệm ............................................................................... 111 3.5.3. Quy trình khảo nghiệm.............................................................................. 111 3.5.4. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................. 112 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 126 1. Kết luận ............................................................................................................... 126 1.1. Về lý luận ...................................................................................................... 126 1.2. Về thực tiễn................................................................................................... 126 2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 127 2.1. Đối với cơ quan chức năng thuộc ngành giáo dục: ................................... 127 2.2 . Đối với nhà trường và thầy cô giáo ........................................................... 128 2.3. Đối với cha mẹ học sinh ............................................................................... 128 2.4. Đối với bản thân học sinh ............................................................................ 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 130 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 134 viii
  11. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa GV Giáo viên CMHS Cha mẹ học sinh CNTT Công nghệ thông tin GDGT Giáo dục giới tính CBQL Cán bộ quản lí CMHS Cha mẹ học sinh Đội TNTP Đội Thiếu niên Tiền phong ix
  12. DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Số lượng và mã hóa người tham dự phỏng vấn ở các trường 54 tiểu học tại thị xã Bến Cát, Bình Dương 2.2 Hệ số Cronbach's Alpha của các thang đo 56 2.3 Thống kê số liệu các trường khảo sát 58 2.4 Đặc điểm CBQL và GV được khảo sát 59 2.5 Đặc điểm cha mẹ học sinh được khảo sát 61 2.6 Quy ước mức đánh giá, phân tích số liệu 63 2.7 Ý kiến của CBQL, GV và CMHS về tầm quan trọng của hoạt 65 động GDGT cho học sinh tiểu học 2.8 Ý kiến của CBQL, GV và CMHS về mục đích hoạt động 68 GDGT cho học sinh tiểu học 2.9 Ý kiến của CBQL, GV, PHHS về thực trạng nội dung GDGT 71 cho học sinh 2.10 Ý kiến của CBQL và GV về thực trạng phương pháp giáo 74 dục kỹ năng về giới tính cho học sinh 2.11 Ý kiến của CBQL, GV, CMHS về thực trạng hình thức 79 GDGT cho học sinh 2.12 Ý kiến của CBQL, GV về việc thực hiện mục tiêu quản lí 84 hoạt động GDGT cho học sinh tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 2.13 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản lí nội dung hoạt 86 động GDGT cho học sinh tại các trường tiểu học x
  13. 2.14 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản lí phương pháp và 90 hình thức GDGT cho học sinh tại các trường tiểu học 2.15 Ý kiến CBQL, GV về thực trạng quản lí các điều kiện phục 93 vụ hoạt động GDGT cho học sinh các trường tiểu học 2.16 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động 96 GDGT cho học sinh tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, Bình Dương 3.1 Các mức độ khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các 121 biện pháp đề xuất 3.2 Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp 123 Nhà trường cần xác định chính xác mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh 3.3 Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp 125 Tăng cường xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục giới tính cho học sinh phù hợp với lứa tuổi 3.4 Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp 127 Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cho hoạt động giáo dục giới tính 3.5 Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp 129 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của nhà trường trong việc thực hiện hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh 3.6 Kế quả thực hiện của biện pháp Tăng cường vai trò và phối 131 hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với công tác giáo dục giới tính cho học sinh xi
  14. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 2.1 Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lí hoạt 82 động GDGT cho học sinh tiểu học 3.1 Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và khả thi của 06 biện pháp 134 đề xuất xii
  15. TÓM TẮT Giáo dục giới tính (GDGT) từ lâu đã trở thành vấn đề được thế giới quan tâm, ở Việt Nam GDGT là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, trở thành nhiệm vụ chính trị của các cấp uỷ Đảng, cơ quan nhà nước ở mọi ngành, mọi cấp. Ngành giáo dục, nơi tập trung lực lượng chủ yếu thanh thiếu niên của cả nước đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDGT, từng bước đưa công tác này vào trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, sinh viên, học sinh. Tuy nhiên đối với đặc thù của từng cấp học, nội dung, phương pháp, hình thức tiến hành công tác GDGT phải có sự phù hợp với từng độ tuổi, giới tính của học sinh . Trong vài thập niên gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về tâm lí học, giáo dục học cho thấy, tốc độ phát triển của trẻ em rất nhanh. Điều này biểu hiện thông qua sự trưởng thành và chín muồi nhanh cả về mặt sinh lí giới tính (tuổi dậy thì phát triển sớm hơn) và sự phát triển của tâm lí giới tính (nhu cầu quan hệ giới tính phát triển, quan hệ với bạn bè khác giới, ứng xử với bạn khác giới,…). Từ đó, học sinh có những hành vi giới tính. Trong khi đó, nhận thức về xã hội, về bản thân của học sinh chưa cao, do đó điều này đã gây ra những ảnh hưởng không tốt đến xã hội . Trên thực tế đã xảy ra những hành vi giới tính đáng tiếc. Vì thế, trong các chương trình giáo dục nhà trường cần phải quan tâm đến vấn đề GDGT cho trẻ. Làm thế nào để trang bị cho học sinh học sinh kiến thức, kĩ năng về giới tính để, từ đó giúp học sinh phát triển toàn diện, tự tin, vững bước trong xã hội. Đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học tại Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận của hoạt động GDGT cho học sinh tiểu học cũng như công tác quản lí hoạt động này. Bên cạnh những thành quả, ưu điểm trong công tác quản lí hoạt động GDGT thì các trường tiểu học ở thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót: - Nhà trường chưa xác định được chính xác mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh, một số cán bộ quản lí giáo viên và cha mẹ học sinh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục giới tính. Cha mẹ học sinh chưa nắm vững được xiii
  16. sự phát triển tâm lý của từng lứa tuổi học sinh và nghĩ rằng giáo dục giới tính chính là vẽ đường cho hươu chạy. Chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên vẫn còn hạn chế trong việc giáo dục giới tính cho học sinh. - Các trường đã sử dụng đa dạng các nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục giới tính cho học sinh. Tuy nhiên, những nội dung, phương pháp, hình thức này mang tính truyền thống, chưa phù hợp với đặc trưng của nhà trường. - Công tác bố trí, chuẩn bị cơ sở vật chất cho hoạt động GDGT cho học sinh chưa được đảm bảo. Tài liệu, tờ rơi, dụng cụ học tập cho công tác tuyên truyền GDGT chưa được bổ sung kịp thời. Công tác sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDGT cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. - Chưa phát huy vai trò của CBQL, các tổ chức chính trị, đoàn thể trong nhà trường trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh. Thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Chưa thường xuyên kết hợp với các trung tâm, các trường đại học, chuyên gia để GDGT cho học sinh. Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót trên, tác giả đề xuất 06 biện pháp quản lí (cần thiết và khả thi), bao gồm: Nhà trường cần cải tiến công tác quản lí mục tiêu về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh; hoàn thiện quản lý nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục giới tính cho học sinh phù hợp với lứa tuổi; Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cho hoạt động giáo dục giới tính;Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của nhà trường trong việc thực hiện hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh;Tăng cường vai trò và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với công tác giáo dục giới tính cho học sinh. Các biện pháp đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực trạng khảo sát tại 05 trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Cả 06 biện pháp đều thiết thực và có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện. Những biện pháp đề xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDGT cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. xiv
  17. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài GDGT có tầm quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của một con người. Giúp các em có được kiến thức, hiểu biết toàn diện về các vấn đề của cở thể mà mình có thể gặp phải, sự thay đổi tâm sinh lý, từ đó biết được cách phòng tránh và giải quyết các vấn đề có thể gặp trong cuộc sống. Hiện nay GTGT cho học sinh ở Việt Nam nói chung và GDGT cho học sinh tiểu học nói riêng thì vẫn còn được lồng ghép vào các môn học như Đạo đức, Khoa học, Trải nghiệm sáng tạo, và giáo viên hiện nay vẫn con khá ngại ngùng trong khi truyền đạt kiến thức. Ngày 30 tháng 12 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 40 và bổ sung điều 40a của Thông tư số 41/2010/TT- BGDĐT theo đó, độ tuổi của học sinh tiểu học là từ 6 đến 14 tuổi. (Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT, 2010). Ở độ tuổi này nếu trẻ không được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính, cũng như cách thức và phương pháp bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ bị xâm hại thì sẽ ảnh hưởng xấu, tiêu cực đến sự phát triển tâm sinh lý của học sinh. Thủ tường Chính Phủ có Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 về việc Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em có chỉ thị Bộ giáo dục “Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhà trường thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em; rà soát các tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, tăng cường giáo dục kiến thức về giáo dục và kỹ năng phòng tránh bạo lực, xâm hại trẻ em cho giáo viên và học sinh,…” (Chỉ thị 18/CT- TTg , 2017) Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em số 25/2004/QH11, được thông qua ngày 15/06/2004 trẻ dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập. (Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em, 2004) 1
  18. Luật trẻ em số 102/2016/QH13 đã ban hành những quy định như sau: Theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi. Chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban dầu và tiêm chủng cho trẻ em. Tư vấn và hỗ trợ các trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định pháp luật. (Luật trẻ em, 2016) Thực hiện Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 – 2025 có chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo là “Chủ trì triển khai hỗ trợ giáo dục phù hợp cho trẻ em đến 8 tuổi; hỗ trợ giáo dục sớm cho trẻ em và triển khai giáo dục kỹ năng cho trẻ em trước tuổi đi học và học sinh tiểu học; hướng dẫn giáo dục phù hợp đảm bảo sự phát triển toàn diện trẻ em tại cộng đồng; triển khai thí điểm các mô hình theo chức năng của ngành.” (Quyết định số 1437/QĐ-TTg, 2018) Thị xã Bến Cát là một trong những đô thị trọng điểm về kinh tế của vùng Đông Nam bộ, với tập trung nhiều khu công nghiệp như khu công nghiệp Mỹ Phước 1,2,3, với lực lượng lao động nhập cư khá lớn kéo theo sự phức tạp của tội phạm, các tệ nạn, đặc biệt là vấn nạn xâm hại trẻ. Do đó, việc đặt nền móng cho việc giáo dục giới tính cho trẻ cần phải được quan tâm nhiều hơn. Ở các trường tiểu học hiện nay, hoạt động giáo dục giới tính đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động giáo dục giới tính vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhận thức của CBQL, CSVC của nhà trường, sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Xã hội ngày càng phát triển, học sinh được tiếp cận với các phương tiện thông tin hiện đại. Những thông tin, bài viết, bàn luận và phim ảnh đề cập hoặc có liên quan đến các vấn đề giới tính có thể được tìm thấy một cách dễ dàng tại các nhà sách, trên mạng 2
  19. internet hoặc chương trình truyền hình. Thế nhưng công tác giáo dục giới tính lại còn khá mới mẻ, mặc dù đã được đưa vào một số nội dung học tập ở từng cấp học nhưng cũng chưa thật sự trở nên quen thuộc và gần gũi.. Tại các trường tiểu học Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, với chất lượng giáo dục và trang bị cơ sở vật chất chưa đồng đều, công tác giáo dục giới tính thực hiện chưa đồng bộ, có nhiều khó khăn. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lí hoạt động Giáo dục Giới tính cho học sinh ở các trường tiểu học tại Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp của thạc sĩ Khoa học Giáo dục,chuyên ngành Quản lí Giáo dục của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động GDGT và quản lí hoạt động GDGT, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động GDGT cho học sinh ở trường tiểu học tại Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, từ đó, đề xuất các biện pháp cải tiến công tác quản lí hoạt động GDGT cho học sinh ở các trường tiểu học này. 3. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Giới tính đã được quan tâm tìm hiểu, mặc dù rất sơ xài. Vấn đề giới tính được đề cập trong Kinh của Ấn Độ là “Kama Sutra”, Hazma cũng đề cập đến giới tính trong “Chuỗi ngọc của người yêu”, “Nghệ thuật yêu” của Ovidius. Những nhà triết học Hy Lạp và La Mã như Hippocrates, Plato, Aistotle, Soranuss và Galen đã nghiên cứu, mô tả và bàn đến một loạt những vấn đề liên quan đến sinh sản, phương pháp tránh thai, hành vi tình dục, giáo dục giới tính. (Phạm Chinh, 2015) Vấn đề giới tính nói chung và giáo dục giới tính nói riêng, đã được nghiên cứu nhiều từ thế kỉ XX. Mỗi vùng, lãnh thổ, quốc gia khác nhau với những nền văn hóa đặc trưng thì có những cách tiếp cận khác nhau về giáo dục giới tính. Cụ thể: Lênin cho rằng cùng với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề về giới tính, vấn đề về hôn nhân gia đình được coi là vấn đề rất cấp bách. Các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học về y học, giáo dục học và tâm lý học đã đưa ra rất nhiều quan điểm 3
  20. khoa học về việc giáo dục giới tính cho con người và coi đó là nội dung quan trọng cần phải giáo dục cho học sinh. Bên cạnh đó, họ cũng đưa ra nhiều phương hướng quan trọng trong việc giáo dục giới tính ở Liên Xô. A.X Macarenco khẳng định vai trò cần thiết và quan trọng của giáo dục giới tính đồng thời đưa ra những nguyên tắc, nội dung, phương hướng GDGT cho học sinh. (Mác-Ănggen, 1995) GDGT được xem là một mặt của giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh, tuy nhiên GDGT cũng chưa được chấp nhận rộng rãi. Vào những năm 30 của thế kỉ XX, GDGT được nghiên cứu toàn diện hơn về nội dung, phương pháp và việc tổ chức thực hiện. Đặc biệt đến năm 1981, hội đồng bộ trưởng Liên Xô (cũ) ra chỉ thị cho tất cả các trường THCS trong cả nước thực hiện chương trình giáo dục giới tính được biên soạn rất cụ thể cho các cấp. Hơn nữa, nội dung chương trình giáo dục ở hai lớp cuối cấp II (lớp 8 và lớp 9) có thêm một môn học là đạo đức học và tâm lý học đời sống gia đình với những nội dung cũng khá phong phú và bổ ích. Việc thực hiện nội dung đề ra vẫn chưa thống nhất. Đến năm 1960, GDGT mới được khẳng định và nghiên cứu rộng rãi, hoàn chỉnh dần. GDGT được nghiên cứu sâu về mục đích, nội dung phương pháp. (Mác-Ănggen, 1995) Các nước Đông Âu như: Đức, Balan, Hungrari, Tiệp Khắc....và các nước Tây Âu, Bắc Âu đều coi giáo dục tình dục là một vấn đề lành mạnh, đem lại tự do cho con người vì vậy họ quan niệm: cần nói rõ cho mọi người hiểu biết những quy luật hoạt động tình dục. Chương trình GDGT của họ rất đa dạng, các trường có thể tự chọn các vấn đề phù hợp với đối tượng để giảng dạy. (Phạm Chinh, 2015) Năm 1942, Bộ GD Thụy Điển thí điểm đưa giáo dục tình dục vào nhà trường và đến năm 1956 thì dạy phổ cập cho các bậc học từ tiểu học đến trung học. Tại Thụy Điển, giáo dục giới tính là môn học bắt buộc trong trường học từ năm 1956 và bắt đầu cho học sinh lớp 4 hoặc lớp 6 đến các cấp học cao hơn. Học sinh không những có được các kiến thức sinh học liên quan đến giới tính mà còn được học cả quá trình lịch sử của giới tính, tình dục và tính dục. (Phạm Chinh, 2015) 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2