intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:116

28
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác sử dụng vốn lưu động và đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ­­­­­­­o0o­­­­­­­ LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG  TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN  VIETTEL Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh  NGỌC VĂN TÚ
  2. Hà Nội ­ năm 2017BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ­­­­­­­o0o­­­­­­­ LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung  tâm Điều hành kinh doanh in Viettel Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 Họ và tên: Ngọc Văn Tú NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.Cao Đinh Kiên
  3. Hà Nội  ­ 2017
  4. 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng   tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã được  công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm   hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các  kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.    Học viên         Ngọc Văn Tú
  5. 6 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn này tôi đã nhận   được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của thầy giáo, các anh chị em đồng nghiệp   và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn   chân thành tới: ­ TS. Cao Đinh Kiên, giảng viên khoa Quản trị  Kinh doanh – Trường Đại  học Ngoại thương đã tận tình hướng dẫn, gửi tài liệu và truyền cảm hứng cho   tôi trong suốt quá trình hoàn thiện nghiên cứu này. ­ Các đồng nghiệp tại Trung tâm Điều hành kinh doanh In Viettel, những   người đã dành thời gian và cho phép tôi được xem xét và tiếp cận với các số liệu   nội bộ của Trung tâm. ­ Các bạn học viên cao học lớp Quản trị  kinh doanh Khóa 22, trường Đại  học Ngoại thương đã nhiệt tình đóng góp ý kiến cho tôi. Mặc dù đã hết sức cố  gắng, song do thời gian và nhận thức còn hạn chế  nên chắc chắn bài nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được thầy  giáo, cô giáo và các độc giả  quan tâm góp ý để  bài nghiên cứu được hoàn thiện   hơn. Một lần nữa xin được chân thành cảm ơn thày giáo, cô giáo, các anh chị em  và các bạn.
  6. 7 MỤC LỤC
  7. 8 DANH MỤC BẢNG BIỂU
  8. 9 DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
  9. 10 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ Tập đoàn Viễn thông Quân  Tập đoàn đội Công   ty   TNHH   NN   MTV  Công ty, Công ty mẹ Thương mại và xuất nhập khẩu  Viettel Trách   nhiệm   hữu   hạn   nhà  TNHH NN MTV nước một thành viên Trung   tâm,   TTIN,   In  Trung tâm Điều hành Kinh  Viettel doanh in Viettel Công ty CP Bao bì và và In  INN Nông Nghiệp TSLĐ Tài sản lưu động TSCĐ Tài sản cố định VLĐ Vốn lưu động VLĐT Vốn lưu động thuần HTK Hàng tồn kho KPT Khoản phải thu SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế DT Doanh thu NVL Nguyên vật liệu CBCNV Cán bộ công nhân viên TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
  10. 11 Trong phần mở  đầu, tác giả  đã nêu ra tính cấp thiết của đề  tài dẫn đến  quyết định lựa chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp của mình, cùng với đó tác   giả cũng tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong những năm gần   đây  ở  Việt Nam, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên  cứu luận văn. Phần nội dung chính của luận văn tác giả  đã nghiên cứu một số  vấn đề  lý  luận về vốn lưu động ở chương 1, phân tích thực trạng công tác sử dụng vốn lưu   động tại Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel ở chương 2 và đưa ra các giải  pháp nhằm hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm ở chương 3,   cụ thể: Chương 1. Một số  vấn đề  lý luận chung về  vốn lưu động và sự  cần  thiết phải hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động Trong chương này, tác giả  trình bày cơ  sở  lý luận chung về  vốn lưu động,  các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động trong doanh nghiệp. Luận văn đi  sâu phân tích các chỉ  tiêu thường dùng để  đánh giá hoạt động sử  dụng vốn lưu  động trong doanh nghiệp gồm: Chỉ tiêu thứ nhất: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Đây là chỉ  tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả  sử  dụng vốn lưu động trong   doanh nghiệp, chỉ tiêu này gồm hai thành phần quan trọng là: vòng quay vốn lưu  động và kỳ luân chuyển vốn lưu động. Chỉ tiêu thứ hai: Mức tiết kiệm vốn lưu động Chỉ tiêu thứ ba: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu thứ tư: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Chỉ tiêu thứ năm: Hệ số sinh lợi của vốn lưu động Từ cơ sở lý luận trên, tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác  sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến 
  11. 12 công tác sử  dụng vốn lưu động là các nhân tố  khách quan và các nhân tố  chủ  quan. Nhóm các nhân tố khách quan bao gồm: đặc điểm hoạt động sản xuất kinh   doanh, thị trường và khả  năng tiêu thụ  sản phẩm, chính sách kinh tế  vĩ mô, tiến  bộ  khoa học công nghệ, uy tín của doanh nghiệp, lạm phát, rủi ro trong kinh   doanh. Nhóm các nhân tố chủ quan tác động đến công tác sử dụng vốn lưu động  bao gồm: tác động của chu kỳ sản xuất kinh doanh, tác động của công nghệ sản  phẩm, trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên, trình độ tổ chức sản xuất kinh   doanh, cơ  cấu vốn, nhu cầu vốn, trình độ  quản lý và sử  dụng vốn, lựa chọn   phương án đầu tư và các mối quan hệ của doanh nghiệp. Cuối cùng tác giả đưa ra các các lý do cần thiết phải hoàn thiện công tác sử  dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp. Chương 2. Thực trạng công tác sử  dụng vốn lưu động tại Trung tâm  điều hành kinh doanh in Viettel. Phần đầu chương tác giả tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển, đặc  điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh, và mô hình tổ  chức quản lý của Trung  tâm. Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel được hình thành năm 2008 từ dự  án “Đầu tư  xây dựng nhà máy in Viettel Hà Nội”, nhiệm vụ  ban đầu của Trung  tâm là sản xuất thẻ  cào bảo mật, in thông báo cước cho Tập đoàn và sản xuất   bao bì giấy công nghiệp. Trải qua hơn 8 năm hình thành và phát triển, đến nay  Trung tâm đã có mặt tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam. Doanh thu từ khi   chưa đến 100 tỷ năm 2009 tăng lên hơn 600 tỷ đồng năm 2016. Những ngày đầu  hình thành và phát triển, Trung tâm là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Viễn   thông Quân đội và chịu sự  quản lý toàn diện của Tập đoàn. Từ  tháng 07/2014,   Trung tâm được Tập đoàn chuyển giao cho Công ty TNHH NN MTV Thương   mại và Xuất nhập khẩu Viettel, thực hiện chế  độ  hạch toán độc lập với Tập  đoàn và phụ thuộc Công ty mẹ ­ Công ty TNHH NN MTV Thương mại và Xuất  nhập khẩu Viettel. Dấu mốc tách khỏi Tập đoàn từ tháng 07/2014 cũng đánh dấu   bước quan trọng trong quá trình phát triển của Trung tâm, từ việc phụ thuộc hoàn 
  12. 13 toàn Tập đoàn, hoạt động theo nhiệm vụ do Tập đoàn giao thì giờ đây Trung tâm  hoạt động theo cơ chế khoán và bắt buộc phải hạch toán lãi lỗ  và phải tự  đứng  vững nhờ khả năng của mình.  Trong phần 2 của chương, tác giả phân tích thực trạng của Trung tâm Điều  hành kinh doanh in Viettel từ  kết quả  hoạt động sản xuất kinh doanh đến việc  phân tích các chỉ tiêu đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động của Trung tâm.   Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm trong 3 năm gần đây luôn  đạt được mức độ  tăng trưởng về doanh thu: từ 263 tỷ đồng năm 2014 (số  liệu 6   tháng cuối năm 2014) lên 585 tỷ  đồng năm 2015 và hơn 610 tỷ  đồng năm 2016.   Nhưng lợi nhuận không  ổn định: LNTT đạt 49,8 tỷ  đồng năm 2014 (số  liệu 6  tháng cuối năm 2014), 106 tỷ đồng năm 2015 và 103 tỷ đồng năm 2016. Trung tâm luôn có tỷ  trọng vốn lưu động lớn trên 70% trong cơ  cấu vốn.   Trong kết cấu vốn lưu động thì tỷ  trọng các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ  trọng lớn nhất: 74,34% năm 2014; 90,56% năm 2015 và 86,36% năm 2016. Lớn  thứ  hai là tỷ  trọng vốn hàng hóa tồn kho: 24,92% năm 2014; 9,35% năm 2015;  13,47% năm 2016. Nguồn hình thành vốn lưu động của Trung tâm từ  02 nguồn   chính: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay, trong đó nguồn vốn vay chiếm   tỷ trọng cao: 81% năm 2014; 82% năm 2015 và 75% năm 2016. Tiếp đến, tác giả tập trung phân tích sâu các chỉ tiêu đánh giá thực trạng sử  dụng vốn lưu động của Trung tâm gồm: ­ Hệ  số  sinh lợi của vốn lưu động: hệ  số  sinh của vốn lưu động có xu   hướng tăng lên, năm 2016 tăng 3,8% so với năm 2015 và đạt mức 0,22 đồng lợi  nhuận sau thuế trên một đồng vốn lưu động. ­ Hệ  số  đảm nhiệm vốn lưu động: hệ  số  đảm nhiệm vốn lưu động có xu   hướng giảm đi, năm 2015 một đồng doanh thu thì cần đầu tư 0,66 đồng vốn lưu  động, còn năm 2016 cứ một đồng doanh thu cần đầu tư 0,61 đồng vốn lưu động,  giảm 7,5% so với năm 2015. 
  13. 14 ­ Tốc độ  luân chuyển vốn lưu động: số  vòng quay của vốn lưu động năm  sau được cải thiện hơn so với năm trước, tăng từ  1,52 vòng năm 2015 lên 1,65   vòng năm 2016 tương đương với mức tăng 8,5%. Điều này cho thấy Trung tâm   cũng đã chú trọng cải thiện công tác sử dụng vốn lưu động. ­ Mức tiết kiệm của vốn lưu động: số vòng quay vốn lưu động tăng từ 1,52   vòng năm 2015 lên 1,65 vòng năm 2016, tương đương tăng 8,5%. Đi kèm với đó là   mức tiết kiệm tương đối là 31,5 tỷ  đồng và mức tiết kiệm tuyệt đối là 14,9 tỷ  đồng. ­ Hiệu suất sử  dụng vốn lưu động: đây là chỉ  tiêu nghịch đảo của Hệ  số  đảm nhiệm vốn lưu động, tính chất tương tự như chỉ tiêu này. Để  thấy được sâu hơn thực trạng sử  dụng vốn lưu động tại Trung tâm,   ngoài các chỉ  tiêu trên, tác giả  đã phân tích thêm chỉ  tiêu đánh giá hiệu quả  sử  dụng các thành phần cấu thành của vốn lưu động gồm: công tác sử  dụng vốn  bằng tiền, công tác sử  dụng vốn trong thanh toán, công tác sử  dụng vốn vật tư  hàng hóa. Phần cuối chương 2, tác giả  đánh giá chung về tình hình sử  dụng vốn lưu   động của Trung tâm gồm các kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại.  Những kết quả  đạt được của Trung tâm trong những năm qua được nhắc đến  như  quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng được mở  rộng phát  triển qua các năm, cơ cấu vốn Trung tâm tương đối hợp lý đối với doanh nghiệp   thương mại và sản xuất, công tác sử  dụng vốn cũng đã được Trung tâm chú  trọng cải thiện qua các năm gần đây. Những hạn chế nổi bật của Trung tâm cần  phải nhắc đến là chế  độ  hạch toán phụ  thuộc đã không phát huy hết nội lực và   khả  năng của Trung tâm, khả  năng thanh toán của Trung tâm không tốt, vốn lưu  động nằm trong các khoản phải thu lớn, hàng tồn kho chiếm tỷ  trọng cao và  không ổn định qua các năm. Chương 3. Một số  giải pháp hoàn thiện công tác sử  dụng vốn lưu   động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel.
  14. 15 Trên cơ  sở  phân tích thực trạng và những hạn chế  trong công tác sử  dụng  vốn lưu động cùng với những định hướng phát triển trong thời gian tới của Trung  tâm, tác giả  đã đề  xuất những giải pháp hoàn thiện công tác sử  dụng vốn lưu   động tại Trung tâm như sau: Thứ  nhất, thực hiện chế độ  hạch toán độc lập đối với Trung tâm: chế  độ  hạch toán phụ  thuộc xin cho của Trung tâm hiện nay đã không còn phù hợp với  doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cần có một chế độ hạch toán độc lập   rõ ràng đề phát huy được nội lực, nâng cao khả năng quản lý và sử dụng vốn nói   riêng và năng lực quản trị tài chính nói chung ngay tại Trung tâm. Thứ  hai, dự  báo nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất   kinh doanh: việc hoạch định nguồn vốn lưu động phải dựa trên những cơ  sở  khoa học, hợp lý cần xem xét các căn cứ sau: ­ Căn cứ vào doanh thu mục tiêu và các năm đã báo cáo ­ Căn cứ  vào các chỉ  tiêu tài chính phản ánh hiệu quả  sử  dụng vốn lưu   động ­ Căn cứ vào nhu cầu của thị trường. Thứ ba, lựa chọn các nguồn tài trợ vốn hợp lý Thứ tư, hoàn thiện công tác sử dụng từng thành phần vốn lưu động: ­ Công tác sử  dụng vốn bằng tiền: lập kế  hoạch vốn bằng tiền và xây  dựng mô hình EOQ quản lý tiền mặt một cách khoa học. ­ Công tác quản lý và sử  dụng hàng tồn kho: xây dựng mô hình quản lý   hàng tồn kho hiệu quả EOQ ­ Công tác quản lý và sử  dụng vốn trong thanh toán: Trung tâm nên xây   dựng chính sách bán chịu nhất quán, xuyên suốt quá trình sản xuất và kinh doanh:   từ  việc định ra các tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản trong bán chịu, đến việc ra  quyết định bán chịu.
  15. 16
  16. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài    Để  tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất kỳ  doanh nghiệp nào  cũng cần phải có một lượng vốn nhất định. Vốn chính là tiền đề  và tư  liệu của   quá trình sản xuất kinh doanh, song việc sử  dụng vốn như  thế  nào cho hợp lý  vẫn còn rất nhiều vấn đề  cần phải quan tâm. Các doanh nghiệp chỉ có thể  tăng   trưởng tốt khi sử  dụng vốn một cách hợp lý. Trong các doanh nghiệp, vốn lưu  động là một bộ  phận quan trọng của vốn đầu tư  nói riêng và vốn sản xuất kinh  doanh nói chung. Quy mô của vốn lưu động, trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu  động là một nhân tố   ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh   của doanh nghiệp. Do đó, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động được coi là một  trọng điểm của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế  Việt Nam ngày càng hội nhập sâu  rộng vào nền kinh tế  thế  giới và vấn đề  toàn cầu hóa diễn ra ngày một nhanh   chóng, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay   gắt  không  chỉ   với  những  doanh nghiệp  trong  nước  mà  còn  từ   các   các  doanh   nghiệp đa quốc gia tham gia vào thị  trường Việt Nam. Để  tồn tại và phát triển,   doanh nghiệp Việt Nam phải có tiềm lực về  vốn đủ  mạnh để  thực hiện các  chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như  phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề  quản lý và sử  dụng nguồn vốn hiệu quả. Có như  vậy doanh nghiệp mới tìm  được chỗ đứng của mình và chiến thắng trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Tác giả đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động sử dụng vốn nói  chung và vốn lưu động nói riêng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cũng như  thấy được  việc cần thiết phải hoàn thiện công tác sử  dụng vốn lưu động đối  với Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel. Qua quá trình tìm hiểu và làm   việc với Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel, tác giả  đã chọn  đề  tài:  “Hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh  doanh in Viettel” là đề tài luận án thạc sỹ của mình. 
  17. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay ở Việt Nam đã có một số cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu và  các bài viết trên các tạp chí về vấn đề nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Cụ thể  dưới đây là một số cuộc hội thảo và bài viết trên các tạp chí: Hội thảo chuyên đề  “Tối  ưu hóa vốn lưu động” do VCCI chi nhánh thành  phố Hồ Chí Minh phối hợp với Irving Seminar and Training Limited và S.J.Grand  tổ  chức tại khách sạn Duxton Saigon, thành phố  Hồ  Chí Minh ngày 13/01/2011   với 3 chủ  đề  chính gồm: Các nguyên tắc tối  ưu hóa các khoản thu, tồn kho và   công nợ  phải trả. Các nguyên tắc này rất thực tiễn và thiết thực đối với các  doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel   nói riêng. Luận văn này cũng sẽ nêu các biện pháp hoàn thiện công tác sử  dụng   vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel, trong đó cần tối ưu   hóa các khoản phải thu, tồn kho và công nợ phải trả. Đề tài nghiên cứu về lĩnh vực quản trị vốn lưu động trên tạp chí Phát triển  khoa học và Công nghệ  tập 10, số  10:  “Quản lý vốn lưu động tại các doanh   nghiệp  nhựa thành  phố  Hồ  Chí Minh”  của  Lê  Cẩm  Phương và  Phạm  Ngọc  Thúy, Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia – thành phố  Hồ  Chí Minh, 2007.  Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài này khác với đề tài của luận văn này. Bên cạnh hội thảo, các bài viết trên các tạp chí về vấn đề vốn lưu động nói   trên thì cũng rất nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ  viết về  đề  tài sử  dụng   vốn lưu  động tại các doanh nghiệp khác nhau, trong  đó có các luận văn của   chuyên ngành tài chính kế toán và chuyên ngành quản trị kinh doanh. Các nghiên cứu trên đã hệ  thống được cơ  sở  lý luận về  vốn lưu động và   những kinh nghiệm thực tế  quý báu. Tuy nhiên nghiên cứu dưới góc độ  hoàn  thiện công tác sử  dụng vốn lưu động của Trung tâm Điều hành kinh doanh in   Viettel chưa được thực hiện và đề tài không bị trùng lặp. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
  18. 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ  sở  nghiên cứu lý luận về  công tác sử  dụng vốn lưu động và đánh  giá thực trạng sử  dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in   Viettel, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động  tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác sử dụng vốn lưu động ­ Phân tích và đánh giá thực trạng sử  dụng vốn lưu động tại Trung tâm  Điều hành kinh doanh in Viettel. ­ Đề  xuất các giải pháp hoàn thiện công tác sử  dụng vốn lưu động tại  Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác sử  dụng vốn lưu động tại  Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là công tác sử  dụng vốn lưu động tại  Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel trong khoảng thời gian từ 2014­2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử  dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, khảo sát, so sánh,  tổng hợp cũng như phân tích số liệu thực tế. 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở  đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn  gồm ba chương:
  19. Chương 1: Một số vấn đề  lý luận chung về  vốn lưu động và sự  cần thiết   phải hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động. Chương 2: Thực trạng công tác sử  dụng vốn lưu động tại Trung tâm điều   hành kinh doanh in Viettel. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại  Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel. CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU  ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG  VỐN LƯU ĐỘNG 1.1. Vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm vốn lưu động Trong nền kinh tế  quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như  một tế  bào  của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh   doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh  nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư  từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu  tối đa hoá lợi nhuận. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có  tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình   sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng   hoá, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá   trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó   được chuyển dịch toàn bộ  một lần vào giá trị  sản phẩm và được bù đắp khi giá  trị  sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng  lao động gọi là tài sản lưu động, TSLĐ của doanh nghiệp gồm TSLĐ sản xuất   và TSLĐ lưu thông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2