Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq
lượt xem 6
download
Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu là làm rõ chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq ở các khía cạnh cơ sở hoạch định, nội dung, thực tế triển khai và triển vọng chính sách trong tương lai. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- LẠI DIỆU KIỀU PHƢƠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO DẦU MỎ CỦA MỸ ĐỐI VỚI IRAQ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC Hà Nội – 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- LẠI DIỆU KIỀU PHƢƠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO DẦU MỎ CỦA MỸ ĐỐI VỚI IRAQ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60 31 02 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.LÊ THẾ QUẾ Hà Nội – 2016
- MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO DẦU MỎ CỦA MỸ........................................................................................................... 6 1.1 Một số khái niệm ................................................................................... 6 1.1.1 An ninh dầu mỏ ................................................................................ 6 N o o ầu mỏ ........................................................................... 9 1.2 Chính sách ngo i giao dầu mỏ của Mỹ .............................................. 10 1.2.1 Các yếu tố tác độn đến chính sách ngo i giao dầu mỏ của Mỹ .. 10 Các đặc đ ểm chính của chính sách ngo i giao dầu mỏ của Mỹ .. 11 1.2.3 Chính sách ngo i giao dầu mỏ của Mỹ đối với các khu vực......... 13 CHƢƠNG II. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO DẦU MỎ CỦA MỸ VỚI IRAQ .............................................................................................. 22 2.1. Cơ sở hình thành chính sách dầu mỏ của Mỹ đối với Iraq ............. 22 2.1.1. Lợi ích của Mỹ t i Iraq ................................................................. 22 2.1.2. Chính quyền Iraq và quan hệ với Mỹ............................................ 26 2.1.3 Chính sách của các quốc gia khác t i Iraq ..................................... 28 2.2 Mục tiêu và công cụ triển khai chính sách ngo o năn lƣợng của Mỹ với Iraq .......................................................................................... 31 2.2.1 Mục tiêu chính sách .......................................................................... 31 2.2.2 Công cụ thực hiện chính sách .......................................................... 34 2.3. Thực tiễn triển khai chính sách ngo i giao dầu mỏ của Mỹ đối với Iraq qua các thời kỳ ................................................................................... 37 3 G đo n trƣớc năm 958 ............................................................... 37
- 3 G đo n 1958 – 1979 ...................................................................... 39 33G đo n 1979 – 1990 ...................................................................... 42 34G đo n 1990 – 2003 ...................................................................... 45 35G đo n 2003 – nay ........................................................................ 49 CHƢƠNG III: TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO DẦU MỎ CỦA MỸ VỚI IRAQ ....................................................... 54 3 Tác động của chính sách dầu mỏ của Mỹ với Iraq.......................... 54 3 Tác độn đến an ninh dầu mỏ thế giới ........................................... 54 3 Tác độn đến an ninh khu vực Trun Đôn .................................. 56 3 3 Tác độn đến Iraq............................................................................. 58 3.2 Đánh á và triển vọng của chính sách ngo i giao dầu mỏ của Mỹvới Iraq .................................................................................................. 60 3 Đánh á về chính sách ngo i giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq ........ 60 3.2.2 Triển vọng của chính sách ngo i giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq .. 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 75
- LỜI CÁM ƠN Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS Lê Thế Quế vì Thầy đã dành thời gian và tâm sức tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này. Tôi xin cảm ơn Khoa Quốc tế học – Đại học KHXH & NV, Đại học quốc gia Hà Nội đã tổ chức tốt khóa học và tạo điều kiện để các học viên hoàn thành tốt quá trình học tập. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Thƣ viện Đại học KHXH & NV, Đại học quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc tìm kiếm các nguồn tài liệu tham khảo bổ ích. Do sự hạn chế của bản thân nên luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót về cả nội dung và hình thức. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các Thầy, cô giáo, các anh, các chị và các bạn để luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015 Học viên L i Diệu Kiều Phƣơn
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 CENTCOM U.S. Central Command Bộ chỉ huy trung tâm Mỹ Central Intelligence Cơ quan Tình báo Trung 2 CIA Agency ƣơng (Mỹ) China National Tập đoàn dầu khí quốc gia 3 CNPC Petroleum Corporation Trung Quốc Coalition Provisional Liên minh chính phủ lâm 4 CPA Authority thời (Iraq) Energy Information Cơ quan/CụcThông tin 5 EIA Administration Năng lƣợng (Mỹ) 6 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội International Monetary 7 IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế Fund Iraq National Oil Công ty dầu mỏ quốc gia 8 INOC Company Iraq Iraq Petroleum 9 IPC Công ty dầu khí Iraq Company 10 IS Islamic State Nhà nƣớc Hồi giáo Islamic State of Iraq and Nhà nƣớc Hồi giáo Iraq và 11 ISIL Levant Cận đông
- Islamic State of Iraq and Nhà nƣớc Hồi giáo Iraq và 12 ISIS Syria Syria National Security Chiến lƣợc an ninh quốc 13 NSS Strategy gia Latin America Energy Tổ chức Năng lƣợng Mỹ 14 OLADE Organization Latinh Organization of Tổ chức các nƣớc xuất 15 OPEC Petroleum Exporting khẩu dầu mỏ Countries 16 WB World Bank Ngân hàng Thế giới Weapons of Mass 17 WMD Vũ khí huỷ diệt hàng loạt Destruction
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 3.1: Sản lƣợng khai thác dầu mỏ của Iraq trong giai đoạn 1980 - 2015…………………………………………………………….57
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nửa cuối thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự bứt phá và chiếm lĩnh vị trí thống soái của dầu mỏ đối với nền công nghiệp và dịch vụ xã hội. Với những vai trò quan trọng không chỉ về kinh tế, chính trị và ngoại giao, dầu mỏ là một trong những nguồn năng lƣợng quan trọng nhất và khó có thể thay thế trong tƣơng lai gần. Tuy nhiên, dầu mỏ không phải là tài nguyên vô tận. Với tốc độ khai thác nhƣ hiên nay, ngƣời ta ƣớc tính dầu mỏ sẽ cạn kiệt sau 30-40 năm nữa. Viễn cảnh không mấy tốt đẹp này khiến cạnh tranh trong lĩnh vực dầu mỏ càng ngày càng trở nên nóng bỏng hơn. Các cƣờng quốc đặc biệt là Mỹ luôn muốn chạy đua đến cùng để “có chân” trong các khu vực về dầu mỏ để có cơ hội phát triển thuận lợi hơn cho đất nƣớc của mình. Từ đó, chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ ra đời hƣớng đến những khu vực có trữ lƣợng dầu mỏ lớn nhƣ Trung Đông, Châu Phi… Đặc biệt, chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq là một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao dầu mỏ toàn cầu của Mỹ. Iraq là quốc gia có trữ lƣợng dầu mỏ đứng thứ hai trên thế giới, giữ vai trò quan trọng trong cán cân năng lƣợng toàn cầu. Cũng chính vì nguồn dầu mỏ dồi dào này mà Iraq vô tình trở thành trung tâm của chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ tại Trung Đông đồng thời là nơi mà chính sách này để lại tác động rõ ràng và sâu sắc nhất với 2 cuộc chiến tranh năm 1991 và 2003. Nghiên cứu chính sách dầu mỏ của Mỹ đối với Iraq sẽ cho chúng ta cái nhìn xuyên suốt và hệ thống hơn về chính sách ngoại giao dầu mỏ đƣợc Mỹ triển khai qua các giai đoạn từ những năm đầu thế kỉ XX tới nay. Hơn nữa, chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ đối với Iraq không chỉ tác động đến bản thân Iraq mà còn đến các quốc gia trong khu vực cũng nhƣ toàn thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh Nhà nƣớc Hồi giáo tự xƣng IS đang phát triển về cả phạm vi và mức độ hoạt động khủng bố nhƣ hiện nay, việc nghiên cứu 1
- chính sách này càng trở nên cấp thiết khi Nhà nƣớc Hồi giáo IS đƣợc xem là sản phẩm và cũng là phần tiếp theo của quá trình triển khai chính sáchngoại giao dầu mỏ của Mỹ tại Iraq. Chính vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq” cho luận văn này của mình. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Vấn đề nghiên cứu về chính sách ngoại giao năng lƣợng nói chung và chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq nói riêng không phải là vấn đề mới. Trên thế giới, tài liệu nghiên cứu về chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq rất đa dạng. Cuốn sách “American Oil Diplomacy in the Persian Gulf and the Caspian Sea” của Gawdat Bahgat (2003) là tài liệu tập trung cung cấp những điểm chính của chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với khu vực vùng Vịnh, trong đó có gần 30 trang đi sâu vào chính sách ngoại giao dầu mỏ với Iraq. Tuy nhiên, phần chính sách ngoại giao dầu mỏ ở Iraq không đƣợc phân tích cụ thể vào các yếu tố dầu mỏ tác động lên chính sách đối ngoại mà hơi nghiêng về chính sách chung dành cho Iraq trƣớc cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Bài báo A Century of U.S. Relations with Iraq của tác giả Peter Hahn đăng trên Origins cũng là một tài liệu quan trọng ghi nhận các cột mốc trong mối quan hệ giữa Mỹ và Iraq. Bài báoOil, Iraq and US foreign policy in the Middle East của tác giả Irene Gendzier đăng trên Tạp chí Situation Analysis năm 2003 cũng đã phân tích chính sách của Mỹ với khu vực Trung Đông từ năm 1953 đến năm 2003 dựa trên nền tảng lợi ích chính là nguồn dầu mỏ giàu có tại đây. Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq cũng đƣợc đề cập đến nhƣ 1 phần của chính sách này trên toàn cầu trong cuốn sách Blood and oil: The Dangers and Consequences of America’s Growing Dependency on Imported Petroleum của tác giả Michael Klare (2004). 2
- Các Báo cáo về chính sách năng lƣợng của Mỹ cũng là nguồn tham khảo đáng giá nhƣ Báo cáo Strategic Energy Policy Challenges for the 21st Century (2001)của Independent Task Force, Báo cáo National energy policy: Reliable, Affordable, and Environmentally Sound Energy for America’s Future (2001)của National Energy Policy Development Group… Các báo cáo này cung cấp các quan điểm chính sách từ chính chính phủ Mỹ. Ngoài ra còn có rất nhiều tài liệu phân tích về cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 nhƣ “Petroimperialism: US Oil Interests and the Iraq War” của Nayna J Jhaveri đi sâu vào phân tích các lợi ích liên quan tới dầu mỏ của Mỹ từ đó phân tích nguyên nhân cuộc chiến Iraq 2003, bài báo “The US Invasion of Iraq: Explanations and Implications” của tác giả Raymond Hinnebusch viết về nguyên nhân và hệ luỵ của cuộc chiến này. Một điểm chung của tất cả các tài liệu này là dầu mỏ là yếu tố quyết định lớn nhất lên chính sách đối ngoại của Mỹ với Iraq từ trƣớc, trong và sau cuộc chiến. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chính sách ngoại giao năng lƣợng có luận án tiến sĩ “Chính sách ngoại giao năng lƣợng của Trung Quốc những năm đầu thế kỉ 21” của Nguyễn Minh Mẫn (Trƣờng ĐH Sƣ phạm Tp Hồ Chí Minh). Luận án đƣa ra 1 khung tham khảo về chính sách ngoại giao năng lƣợng của 1 nƣớc cụ thể là Trung Quốc, đặc biệt là phần viết về chính sách ngoại giao năng lƣợng của Trung Quốc với Trung Đông. Tuy nhiên, đây là luận án tiến sĩ ngành lịch sử nên các tiếp cận chủ yếu là liệt kê sự kiện, thiếu cái nhìn khái quát lên thành chính sách theo cách tiếp cận của quan hệ quốc tế. Ngoài ra còn có một số bài báo khoa học khác về đề tài này nhƣ Cuộc cạnh tranh dầu mỏ giữa Trung Quốc với các cường quốc hiện nay và tác động của nó đến quan hệ quốc tế của Ngô Chí Nguyện và Nguyễn Tú Hoa trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 07 năm 2007, An ninh năng lượng Trung Quốc: thách thức và những chiến lược của Nguyễn Anh Chƣơng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 2 năm 2010... 3
- 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu là làm rõ chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq ở các khía cạnh cơ sở hoạch định, nội dung, thực tế triển khai và triển vọng chính sách trong tƣơng lai. Mục tiêu này đƣợc cụ thể hoá thành các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ trên toàn cầu là gì? (2) Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq đƣợc hoạch định dựa trên các cơ sở chính sách nào? Mục tiêu và công cụ triển khai chính sách tƣơng ứng ra sao? (3) Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq đƣợc triển khai trên thực tế tƣơng ứng với từng giai đoạn nhƣ thế nào? (4) Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ đƣợc đánh giá nhƣ thế nào sau hơn 1 thế kì triển khai? (5) Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq sẽ đƣợc triển khai nhƣ thế nào trong thời gian tới về thời gian và mức độ triển khai?. 4. Ph m vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq. Về mặt giới hạn thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu giai đoạn từ những năm đầu thế kỉ XX, khi Mỹ bắt đầu can dự vào công nghiệp khai thác dầu mỏ tại Iraq bằng việc thu mua cổ phần của công ty dầu khí Iraq (IPC) đến thời điểm hiện nay. Ngoài ra, luận văn chỉ giới hạn việc nghiên cứu chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq trong giới hạn lãnh thổ Iraq và các nƣớc trong khu vực Trung Đông nhƣ Iran và Arab Saudi chứ chƣa nghiên cứu trong sự tƣơng tác chính sách ở cấp độ rộng hơn. 5 Phƣơn pháp n h ên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, trong đó chủ yếu là các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thu thập dữ liệu và so sánh nhằm đem lại sự logic, chặt chẽ và thuyết phục ngƣời đọc. Việc áp dụng 4
- các phƣơng pháp nghiên cứu này sẽ đƣợc lựa chọn cẩn thận để giúp luận văn tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu một cách toàn diện và phù hợp nhất để từ đó làm rõ các câu hỏi nghiên cứu đặt ra ban đầu. 6. Bố cục luận văn Để đạt đƣợc các mục đích trên, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng nhƣ sau: CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO DẦU MỎ CỦA MỸ: Chƣơng này đƣa ra những thông tin tổng quan dầu mỏ, an ninh dầu mỏ và chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ trên toàn cầu. Đây sẽ là những thông tin nền cho việc phân tích chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq ở chƣơng sau. CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO DẦU MỎ CỦA MỸ VỚI IRAQ: Chƣơng này đi sâu vào phân tích chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq ở các mặt cơ sở hoạch định, mục tiêu, công cụ thực hiện và thực tế triển khai. CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO DẦU MỎ CỦA MỸ VỚI IRAQ: Dựa vào các thông tin nền ở chƣơng 1 và những nghiên cứu thực tiễn ở chƣơng 2, chƣơng 3 đánh giá quá trình triển khai đồng thời đƣa ra những dự báo về triển vọng trong tƣơng lai của chính sách này. 5
- CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO DẦU MỎ CỦA MỸ 1.1 Một số khá n ệm 1.1.1 An ninh dầu mỏ 1.1.1.1 Khái niệm an ninh dầu mỏ An ninh dầu mỏ là một lĩnh vực quan trọng gắn với vấn đề an ninh năng lƣợng và an ninh quốc gia. An ninh dầu mỏ đƣợc xem là một phần cốt lõi của an ninh năng lƣợng. An ninh dầu mỏ là các hoạt động nhằm đảm bảo việc cung cấp dầu mỏ một cách ổn định và liên tục phục vụ cho nhu cầu sử dụng của mỗi quốc gia. Ngày nay, khái niệm an ninh dầu mỏ không đơn thuần là các nguồn cung cấp dầu mỏ đƣợc đảm bảo nhƣ những thập kỉ trƣớc đây, mà còn đƣợc hiểu một cách toàn diện, bao quát hơn là công tác bảo vệ môi trƣờng đƣợc đảm bảo, giá cả hợp lý và khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp phát sinh từ các nhân tố kinh tế, chính trị bên trong và bên ngoài quốc gia liên quan đến quá trình khai thác và sử dụng dầu mỏ1. Đến nay, mỗi quốc gia có một cách tiếp cận khác nhau về an ninh dầu mỏ. Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ sẽ nhấn mạnh khía cạnh “đảm bảo nguồn cầu” trong hoạt động xuất khẩu của mình, vốn là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách của họ. Nhƣ trƣờng hợp nƣớc Nga, mục tiêu của họ là nhằm xác lập lại quyền kiểm soát của nhà nƣớc đối với “các tài nguyên chiến lƣợc” và các đƣờng ống dẫn dầu chính cũng nhƣ các kênh thị trƣờng mà nƣớc này vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ ra đến thị trƣờng thế giới. Với các quốc gia nhập khẩu dầu mỏ thì an ninh dầu mỏ lại đƣợc xem xét ở khía cạnh những thay đổi về giá cả dầu mỏ sẽ ảnh hƣởng đến cán cân thanh toán của các quốc gia đó nhƣ thế nào. Đối với Trung Quốc và Ấn Độ, khái niệm an ninh dầu mỏ hiện đƣợc hiểu là khả năng nhanh chóng thích ứng với sự phụ thuộc xuất hiện 1 Nguyễn Minh Mẫn (2011), “An ninh năng lƣợng những năm đầu thế kỉ 21”, Tạp chí khoa học ĐH Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, số 32, tr. 46. 6
- gần đây của các nƣớc này vào thị trƣờng dầu mỏ thế giới, vốn là một sự thay đổi lớn so với những quyết tâm nhằm tự cung tự cấp năng lƣợng trƣớc đây của họ. Đối với Nhật Bản, an ninh dầu mỏ lại có nghĩa là hạn chế mặt tiêu cực của tình trạng khan hiếm trong nƣớc thông qua sự đa dạng hóa nguồn cung dầu mỏ, các hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ. Còn nƣớc Mỹ thì hƣớng đến mục tiêu quốc gia về “độc lập năng lƣợng”, một thuật ngữ vốn đã trở thành khẩu hiệu kể từ khi đƣợc Tổng thống Nixon nêu ra bốn tuần sau lần cấm vận dầu mỏ năm 1973. Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, an ninh dầu mỏ và an ninh năng lƣợng cũng đang nổi lên nhƣ những vấn đề toàn cầu hết sức bức thiết2. 1.1.1.2 Các biện pháp bảo đảm an ninh dầu mỏ Nhiều quốc gia tiêu thụ dầu đã chú ý đến các xu hƣớng giá cả và sự biến động trong nhiều thập kỷ qua và đang tích cực tìm ra giải pháp để tăng cƣờng an ninh dầu mỏ của họ. Các biện pháp chủ yếu bao gồm tăng dự trữ trong nƣớc, tăng nguồn cung trong nƣớc, tăng cƣờng hiệu quả sử dụng dầu mỏ, tìm nguồn năng lƣợng thay thế và đặc biệt là thực hiện chiến lƣợc ngoại giao dầu mỏ nhằm đa dạng hoá nguồn cung dầu mỏ từ bên ngoài. Ở trong nƣớc, các quốc gia tiêu thụ dầu chú ý đến việc mở rộng kho dự trữ dầu của mình để đối phó với việc giá dầu biến đổi nhanh và bất ngờ. Ngoài ra, các quốc gia có dầu mỏ sẽ thông qua việc mở rộng quy mô của bộ phận sản xuất trong nƣớc dựa vào việc một số vùng có nhiều tiềm năng về dầu mỏ chƣa đƣợc khai thác hết để nới rộng khối lƣợng dầu mỏ cho việc dự trữ, sử dụng cũng nhƣ xuất khẩu. Ngoài ra, các nƣớc tập trung phát triển công nghệ tiết kiệm và công nghệ mới để giảm bớt năng lƣợng dầu mỏ tiêu dùng và giảm ô nhiễm. Các quốc gia, đặc biệt là các nƣớc phát triển, còn tập trung vào việc phát triển nguồn năng lƣợng mới thay thế dầu mỏ nhƣ năng lƣợng tái 2 Daniel Yergin (2006). “Ensuring Energy Security”, Foreign Affairs, Vol. 85, No. 2 (Mar – Apr), pp. 69-82 7
- sinh ( gió, địa nhiệt, sinh học…), năng lƣợng thay thế (các loại nhiên liệu dùng cho giao thông đƣợc tạo ra từ các nguồn phi truyền thống để thay thế cho các nguồn xăng, diezel... bao gồm ethnol, biodiezel, biofuele, pin nhiên liệu, hyđro, nhiệt hạch...), năng lƣợng nguyên tử. Việc tăng nguồn dự trữ đƣợc các quốc gia đặc biệt chú trọng trong an ninh dầu mỏ. Để bảo đảm cho an ninh năng lƣợng, các nƣớc trên thế giới đẩy mạnh xây dựng các kho dự trữ dầu chiến lƣợc. Trung Quốc và Ấn Độ tuyên bố sẽ xây dựng kho dự trữ chiến lƣợc bằng nguồn ngoại tệ dồi dào của mình. Năm 2008, Ấn Độ đã công bố kế hoạch xây dựng kho dự trữ chiến lƣợc quốc gia có sức 36 triệu thùng, tƣơng lai sẽ tăng mức dự trữ lên đến 108 triệu thùng. Cùng thời gian nêu trên, Trung Quốc tuyên bố xây dựng 4 cơ sở dự trữ chiến lƣợc ở khu vựcduyên hải là Trấn Hải, Đại Sơn, Đại Liên và Hoàng Đảo. Mục tiêu dự trữ dầu mỏ của Trung Quốc là đáp ứng nhu cầu dầu mỏ quốc gia trong 30 ngày nếu xảy ra hiện tƣợng các nguồn cung ứng bất ngờ bị ngƣng trệ (tƣơng ứng với khoảng 300 triệu thùng vào năm 2010)3. Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ mang tính ngắn hạn và hiệu quả cũng rất hạn chế. Các nƣớc chủ yếu vẫn thực hiện chính sách ngoại giao dầu mỏ để tăng cƣờng tìm kiếm nguồn cung từ bên ngoài.Các nƣớc có nhu cầu cao về năng lƣợng đang tiến hành ngoại giao song phƣơng hoặc đa phƣơng với các khu vực, quốc gia có tiềm năng dầu mỏ dồi dào. Các hội nghị mang tính khu vực và quốc tế liên tục chọn an ninh dầu mỏ và an ninh năng lƣợng làm chủ đề chính. Các tổ chức mang tính khu vực khác thì bổ sung vấn đề an ninh năng lƣợng và hợp tác trong lĩnh vực năng lƣợng vào chƣơng trình hoạt động của mình. Rõ ràng, ngoại giao dầu mỏ trở nên quan trọng đối với chính trƣờng thế giới hơn bao giờ hết và Mỹ cũng không là ngoại lệ khu chính sách ngoại giao dầu mỏ của nƣớc này luôn đƣợc chú trọng thực hiện từ rất sớm. 3 Nguyễn Minh Mẫn (2011), Sđd, tr. 52. 8
- N o o ầu mỏ Nửa cuối thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự bứt phá và chiếm lĩnh vị trí thống soái của dầu mỏ với nền công nghiệp và dịch vụ xã hội, bỏ xa nhiên liệu hóa thạch truyền thống là than đá. Dầu mỏ đƣợc coi là “vàng đen” chính vì sự ứng dụng rộng rãi trong gần nhƣ mọi hoạt động sống của con ngƣời. Chính vì vai trò là nguồn năng lƣợng quan trọng và khó có thể thay thế mà dầu mỏ có thể coi là thứ thuốc bôi trơn cho nền kinh tế phát triển đối với mọi quốc gia. Một quốc gia muốn duy trì đƣợc một nền kinh tế ổn định, và phát triển đều cần phải có một chiến lƣợc năng lƣợng dầu mỏ một cách hợp lý, một chính sách an ninh năng lƣợng toàn diện đảm bảo đủ nguồn dầu mỏ cần thiết cung cấp cho cả nền kinh tế. Đối với các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, thì ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ là xƣơng sống cho cả một nền kinh tế. Nó đóng vai trò là nguồn thu nhập chính cho cả một nền kinh tế quốc gia. Với vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói đến ở trên, sự ổn định của sản lƣợng khai thác dầu mỏ rất quan trọng đối với an ninh năng lƣợng của các quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, tình trạng khan hiếm dầu mỏ kèm theo nhu cầu ngày càng tăng của loại hàng hoá hữu hạn này đã lôi kéo mọi quốc gia, đặc biệt là các nƣớc lớn vào cuộc chiến vì dầu mỏ này. Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của mình, các quốc gia trên thế giới đang tìm mọi cách để đảm bảo và tăng cƣờng nguồn cung dầu ổn định cho mình. Hơn thế nữa, dầu mỏ còn là yếu tố tác động mạnh mẽ đến an ninh quốc gia. Các cuộc chiến tranh sặc mùi dầu mỏ trong lịch sử chứng minh dầu mỏ là một con dao 2 lƣỡi: là yếu tố đảm bảo an ninh cho các quốc gia đồng thời cũng là yếu tố khiến các quốc gia khác muốn phá vỡ môi trƣờng an ninh của các quốc gia xuất khẩu dầu. Dầu mỏ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong kinh tế, an ninh quốc gia và an ninh thế giới, nó còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quan hệ 9
- quốc tế. Dầu mỏ đƣợc coi là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hoạch định chính sách ngoại giao của một quốc gia. Với tầm quan trọng và tính khan hiếm, khó thay thể của mình, một quốc gia muốn có đƣợc nền kinh tế phát triển và vị thế chính trị trên thế giới bắt buộc phải chú trọng đến ngoại giao dầu mỏ. Nói các khác, dầu mỏ có thể chi phối chính sách ngoại giao của một quốc gia. Tùy vào các vấn đề về dầu mỏ vào từng thời điểm mà mỗi quốc gia phải điểu chỉnh thậm chí thay đổi cả chính sách ngoại giao của mình đối với nƣớc khác hay đổi với một khu vực. Chƣa bao giờ trong lịch sử, dầu mỏ đƣợc coi là một công cụ đắc lực trong chính trị quốc tế nhƣ hiện nay. Với tầm quan trọng, dầu mỏ luôn đƣợc nhiều nƣớc sử dụng để mặc cả cho những vấn đề chính trị khác. Sức nặng của nó trên bàn đàm phán và sức thu hút mạnh mẽ của nó đối với các nƣớc lớn là thứ luôn đƣợc cân nhắc tới. Cùng với sự tập trung mức độ cao tại một số khu vực nhƣ Trung Đông – “rốn dầu thế giới”, và Trung Á – “căn cứ năng lƣợng của thế giới”, dầu mỏ từ lâu đã trở thành con bài chính trị chiến lƣợc trong việc gây dựng ảnh hƣởng, lôi kéo bè phái chính trị, đƣa ra yêu sách… Trên thực tế, các nƣớc lớn trên thế giới nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và các nƣớc thuộc EU đều tìm mọi cách gây ảnh hƣởng hoặc tìm kiếm liên doanh hợp tác trên lĩnh vực năng lƣợng với những khu vực, quốc gia có trữ lƣợng dầu mỏ lớn nhƣ Trung Đông, Trung Á, Bắc Phi, Mỹ La-tinh… Có thể nói ngoại giao dầu mỏ hiện nay luôn là điểm nóng trên trƣờng quốc tế. Thế giới đang chứng kiến cuộc chạy đua ngoại giao dầu mỏ giữa các nƣớc lớn làm cho quan hệ quốc tế thêm phức tạp và đa dạng. 1.2 Chính sách ngo i giao dầu mỏ của Mỹ 1.2.1 Các yếu tố tác động đến chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ Về mặt kinh tế, yếu tố tác động lớn nhất là sự gia tăng của nhu cầu năng lƣợng ở cả trong nƣớc lẫn toàn cầu. Nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới tăng 10
- nhanh bởi các yếu tố tác động nhƣ quá trình công nghiệp hóa ở các nƣớc đang phát triển cộng, nguồn năng lƣợng thay thế dầu mỏ còn hạn chế, dân số tăng nhanh... Mỹ là nƣớc tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới (24,6% thế giới) nên sự gia tăng nhu cầu về dầu mỏ sẽ là nhân tố thúc đẩy chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ đồng thời sự gia tăng nhu cầu của các nƣớc khác sẽ là thúc đẩy tính cạnh tranh của Mỹ trong quá trình thực thi chính sách này. Đối với khía cạnh an ninh, hầu hết các khu vực chiến lƣợc về dầu mỏ nhƣ Trung Đông, Trung Á, Mỹ Latinh, châu Phi, Biển Đông… đều là mục tiêu tranh giành của các cƣờng quốc dẫn đền xu hƣớng bất ổn của các khu vực này. Những bất ổn này đã ảnh hƣởng đến nguồn cung dầu mỏ thế giới, làm tăng giá dầu thế giới từ đó trực tiếp đe doạ an ninh dầu mỏ của Mỹ. Tiêu biểu có thể kể đến các sự kiện nhƣ Mỹ phát động những cuộc chiến tranh những năm gần đây ở Trung Đông, mâu thuẫn Nga - Mỹ tại Trung Á, quan hệ căng thẳng giữa Nga - châu Âu cũng nhƣ sự bành trƣớng của Trung Quốc ở Biển Đông và các nƣớc châu Phi… Ngoài ra, chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ bị tác động bởi quan điểm về cung cấp dầu mỏ của các chủ thể. Đó là những bất ổn, bất đồng quan điểm giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế xuất khẩu dầu mỏ và những nƣớc sử dụng dầu mỏ nhƣ Mỹ, OPEC… trong việc bất hợp tác trong kiềm chế giá dầu tăng, phớt lờ đề nghị cộng đồng quốc tế về tăng sản lƣợng khai thác, cố tình duy trì giá dầu để thu lợi. Mỹ buộc phải có hành động cụ thể để điều hoà các quan điểm này nhằm duy trì nguồn cung và giá cả của dầu mỏ để đảm bảo an ninh dầu mỏ cho đất nƣớc mình. 1.2.2 Các đặc điểm chính của chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ Nền tảng của chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ xuất hiện từ rất sớm. Một nghiên cứu của William C.Ferris, chuyên gia nghiên cứu về dầu mỏ của Bộ Ngoại giao Mỹ từ ngày 24/12/1941 đã chỉ ra những kết luận mà sau này 11
- đã dùng để xây dựng chính sách năng lƣợng của Mỹ. Trong báo cáo này W.C. Ferris cảnh báo rằng, nếu Mỹ tiếp tục khai thác với tốc độ hiện tại (năm 1941) thì chẳng bao lâu nguồn dầu mỏ này sẽ cạn kiệt. Do đó, Mỹ cần phải giảm sản xuất trong nƣớc và tăng nhập khẩu từ các nguồn dầu mỏ nƣớc ngoài. Ferris đề ra những nguyên tắc chung mà sau này đã đƣợc sử dụng làm các nguyên tắc chính thức trong chính sách năng lƣợng của chính phủ Mỹ “để chuẩn bị cho việc dự phòng trong tƣơng lai, các quốc gia nên bảo tồn dự trữ quốc gia của mình và sử dụng nhiều dầu hơn từ các nguồn nƣớc ngoài... Chính phủ Mỹ nên theo đuổi một chính sách đối ngoại tích cực hơn nhiều nhằm đảm bảo quyền tiếp cận với các nguồn dầu khí ở nƣớc ngoài”4. Chính sách đảm bảo an ninh dầu mỏ của Mỹ bao gồm cả các biện pháp đối nội và đối ngoại nhƣng các biện pháp bên ngoài là quan trọng hơn. Mỹ thực hiện chiến lƣợc ngoại giao dầu mỏ vừa giữ thị trƣờng truyền thống vừa mở rộng thị trƣờng bằng việc sử dụng kết hợp các công cụ kinh tế, quân sự và ngoại giao. Về kinh tế, Mỹ dùng sức mạnh kinh tế đầu tƣ vào các quốc gia dầu mỏ gắn nền kinh tế của họ vào nền kinh tế Mỹ từ đó kiểm soát thị trƣờng cung ứng. Về quân sự, Mỹ dùng công cụ quân sự để thực hiện các viện trợ quân sự đảm bảo an ninh vì các khu vực nhiều dầu đồng thời cũng là khu vực bất ổn về an ninh. Thông qua đó, Mỹ có thể tiếp xúc và tiến tới kiểm soát các mỏ dầu. Mỹ dùng quân đội để bảo vệ các đƣờng ống dẫn dầu các mỏ dầu của Mỹ ở nƣớc ngoài thậm chí là tiến hành xâm lƣợc vì dầu mỏ. Các công cụ ngoại giao đƣợc chính quyền Mỹ sử dụng để có thể thiết lập các mối quan hệ thân thiết với các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ, đặc biệt là các thị trƣờng mới. Mỗi đời Tổng thống Mỹ sau đại chiến thế giới thứ 2 nhƣ Truman, Eisenhower, J.F.Kennedy cho đến Nixon, G.Bush, B. Obama đều có chính sách riêng của mình về dầu mỏ. Chính sách của Truman là triển khai đồng 4 Michael Klare (2004), Blood and oil: The Dangers and Consequences of America’s Growing Dependency on Imported Petroleum, Metropolitan Books, tr. 30. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
157 p | 481 | 142
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược xây dựng thương hiệu VNPT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
111 p | 483 | 80
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam Đảo
10 p | 276 | 76
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Du lịch quốc tế và vấn đề thị thực xuất nhập cảnh Việt Nam thực trạng và giải pháp
129 p | 248 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
94 p | 244 | 58
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 201 | 48
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương - chi nhánh Bình Dương
92 p | 147 | 47
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần Dịch vụ hàng không Nội Bài
10 p | 157 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Giải pháp chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV) giai đoạn 2021 - 2025
99 p | 88 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế của Vietnam Airlines – Chi nhánh Miền Bắc
127 p | 25 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ check-in tại quầy thủ tục Vietnam Airlines ở nhà ga quốc nội sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
107 p | 58 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển thị trường cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
129 p | 37 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn