intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Dầu mỏ tron quan Nga – EU từ năm 2000 đến nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Từ thực trạng quan hệ mua bán dầu mỏ giữa Nga và Liên minh Châu Âu từ năm 2000 đến nay; luận văn đi sâu phân tích nhằm làm rõ những tác động của nhân tố này đến quan hệ trong một số lĩnh vực nổi bật như kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng giữa hai chủ thể này. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Dầu mỏ tron quan Nga – EU từ năm 2000 đến nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN VĂN PHÚ DẦU MỎ TRONG QUAN HỆ NGA - EU TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Hà Nội - 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN VĂN PHÚ DẦU MỎ TRONG QUAN HỆ NGA - EU TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60 31 02 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đinh Thanh Tú Hà Nội - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Đinh Thanh Tú Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Phú
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Đinh Thanh Tú – Phân viện CT – HCQG Hồ Chí Minh, khu vực 1. Cô đã hướng dẫn, định hướng cho tôi để cho tôi có thể hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, các thầy cô trong Khoa Quốc tế học đã dạy dỗ chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin cảm ơn cán bộ phòng tư liệu trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn và phòng tư liệu Khoa Quốc tế học, cán bộ trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành khóa học. Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực, xong trình độ có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến của quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................3 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn ............................................................................8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .....................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................9 6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................9 CHƢƠNG 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHÂN TỐ DẦU MỎ TRONG QUAN HỆ NGA - EU .............................................................................................10 1.1. Vai trò của dầu mỏ trong nền kinh tế các nƣớc ............................................10 n m c un về năn lượng, dầu mỏ .......................................................10 1.1.2. Thực trạng các nguồn dầu mỏ trên thế giới ....................................................12 1.1.3. Tầm quan trọng của dầu mỏ trong nền kinh tế c c nước ...............................15 1.2. Tầm quan trọng của dầu mỏ Nga đối với EU ................................................17 1.3. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu dầu mỏ Nga cho EU ...........................20 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ DẦU MỎ NGA –EU TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY .................................................................................................................27 2.1. Chính sách dầu mỏ và thực trạng quan hệ mua bán dầu giữa Nga và EU từ năm 2000 đến năm 2008 .........................................................................................27 2.1.1. Nhữn t ay đổi của bối cảnh thế giớ đầu thế kỷ XXI ....................................27 2.1.2. Chính sách dầu mỏ của Nga và EU từ năm 2000 đến năm 2008 ...................29 2.1.3. Thực trạng quan h mua, bán dầu mỏ giữa Nga và EU .................................39 2.2. Chính sách dầu mỏ và quan hệ mua bán dầu của Nga và EU từ năm 2008 đến nay .....................................................................................................................42 2.2.1. Nhữn t ay đổi của bối cảnh thế giớ sau năm 2008 .....................................42 2.2.2. Chính sách dầu mỏ của Nga và Liên minh Châu Âu ......................................46 2.2.3. Thực trạng quan h mua bán dầu mỏ Nga – EU từ 2008 đến nay .................54
  6. CHƢƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ DẦU MỎ ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC NỔI BẬT TRONG QUAN HỆ NGA - EU VÀ TRIỂN VỌNG MỐI QUAN HỆ TRONG TƢƠNG LAI ........................................................................61 3.1. Tác động của dầu mỏ đến một số lĩnh vực trong quan hệ Nga - EU ...........61 3.1.1 Trong quan h kinh tế, t ươn mại ..................................................................61 3.1.2. Trong quan h chính trị, quân sự, an ninh quốc phòng ..................................65 3.1.3. Một số vấn đề nổi cộm khác trong quan h Nga – EU xuất phát từ vấn đề dầu mỏ ..............................................................................................................................75 3.2. Triển vọng quan hệ Nga – EU dƣới tác động của nhân tố dầu mỏ .............81 32 Đ n c un về quan h Nga – EU từ năm 2000 đến nay .........................81 3.2.2. Triển vọng quan h Nga – EU thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI .................83 KẾT LUẬN ..............................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Association of Southeast Asian Nations ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Badische Anilin- und Soda-Fabrik BASF Xí nghiệp Anilin và Sôđa Baden Bristish Petroleum BP Công ty dầu khí của Anh quốc European Union EC Liên hiệp Châu Âu Energy Information Administration EIA Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Energy Strategy of Russia for the period up to 2030 ES – 2030 Chiến lược năng lượng Nga gia đoạn đến 2030 Energy Strategy of Russia for the period up to 2035 ES – 2035 Chiến lược năng lượng Nga gia đoạn đến 2035 European Security and Defense Program ESDP Chính sách phòng thủ và an ninh của liên minh Châu Âu European Union EU Liên minh Châu Âu Foreign Direct Investment FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Gross Domestic Product GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gas Exporting Countries Forum GECF Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt International Energy Agency IEA Cơ quan Năng lượng Quốc tế
  8. International Monetary Fund IMF Quỹ tiền tệ quốc tế Most favoured nation MFN Tối huệ quốc North Atlantic Treaty Organization NATO Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NXB Nhà xuất bản Organization for Economic Co-operation and Development OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Organization of Petroleum Exporting Countries OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa PCA Hiệp định đối tác và hợp tác Sodruzhestvo Nezavisimykh Gosudarstv (Commonwealth of SNG Independent States) Cộng đồng các Quốc gia Độc lập Trullion cubic feet Tcf Nghìn tỷ mét khối United Nations Conference on Trade and Development UNCTAD Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc World Bank WB Ngân hàng Thế giới World Trade Organization WTO Tổ chức Thương mại Thế giới CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của nền sản xuất công nghiệp, nhất là từ khi nhiều nước trên thế giới thi hành chính sách đổi mới, mở của và hiện đại hóa nền kinh tế, hơn lúc nào hết dầu mỏ đang trở thành vấn đề bức xúc của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới trong điều kiện nguồn tài nguyên chiến lược không tái tạo này ngày càng cạn kiệt. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, rất nhiều cuộc chiến đã được châm ngòi từ việc tranh chấp các nguồn vàng đen quý giá và hiện nay, thế giới cũng đang bắt đầu một cuộc chiến ngầm về dầu mỏ. Cơn “khát dầu” đã biến nhiều nước trở thành đối thủ của nhau đồng thời cũng lại là cầu nối giúp không ít nước trở thành đồng minh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến yếu tố dầu mỏ không chỉ được nhìn nhận ở góc độ kinh tế đơn thuần mà nó đã trở thành một công cụ quyền lực trong chính sách của các quốc gia trên thế giới, nhất là những quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên chiến lược này. Những chính sách về dầu mỏ cũng không còn nằm trong phạm vi hạn hẹp của mỗi nước mà nó đã trở thành một hệ thống chính sách thể hiện mối liên hệ chặt chẽ có tính rằng buộc giữa các quốc gia. Từ đó hình thành mối quan hệ tự nhiên và tất yếu giữa chính sách năng lượng (dầu mỏ) và chính sách đối ngoại của mỗi nước. Đây là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Đặc biệt trong thời điểm hiện tại, khi mà nguồn dầu mỏ của thế giới đang cạn kiệt dần thì mỗi quốc gia cần xây dựng các chính sách đối ngoại hiệu quả để thiết lập các mối quan hệ mới, tìm kiếm những nguồn cung tin cậy cho mình. Thực tiễn đã cho thấy, dầu mỏ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của con người. Dầu mỏ không những gắn liền mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Từ những sinh hoạt tối thiểu như ăn, ở, đến các hoạt động lao động, vui chơi giải trí của con người đều cần đến. Dầu mỏ là một trong những nguyên nhân của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là động lực cho các ngành kinh tế, quyết định tiềm năng, mức độ và nhịp độ phát triển của một nền kinh tế. Do đó, công nghiệp dầu mỏ trở thành một trong những ngành kinh tế 1
  10. quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn tại của ngành dầu mỏ. Quốc gia càng phát triển thì nhu cầu sử dụng dầu mỏ càng lớn. Tuy nhiên, nguồn dầu mỏ truyền thống lại đang dần cạn kiệt tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của kinh tế. Do vậy, dầu mỏ trở thành tâm điểm trong quan hệ quốc tế hiện nay. Dầu mỏ chính là chất xúc tác thúc đẩy quan hệ giữa các nước trên cơ sở gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau, nhưng đồng thời cũng là một trong những tác nhân gây ra xung đột và chiến tranh trong quan hệ quốc tế. Ngoại trưởng Mỹ, Henry Kissinger đã từng khẳng định “...những vấn đề năng lượng, tài nguyên ngày nay đang đứng ngang hàng với các vấn đề an ninh quân sự, ý thức hệ, tranh giành lãnh thổ”1. Trong bối cảnh dầu mỏ đóng vai trò là một trong những yếu tố then chốt trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, “ngoại giao năng lượng” đã trở thành một công cụ hữu hiệu được các nước sử dụng. Liên minh Châu Âu, một khu vực đang có mức “cầu” lớn về dầu mỏ, và Liên bang Nga, một đất nước chiếm ưu thế về nguồn “cung” dầu mỏ cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Quan hệ năng lượng Nga – EU hiện nay chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của hai chủ thể này và nó đã đưa đến những tác động trực tiếp và gián tiếp đến nhiều lĩnh vực khác trong mối quan hệ giữa hai bên. Trong QHQT hiện đại, Liên bang Nga và Liên minh Châu Âu là hai chủ thể lớn vì vậy, mối quan hệ giữa hai chủ thể này tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị chung của toàn cầu. Hiện nay, hầu hết những bất đồng giữa hai khối này đều xuất phát từ vấn đề dầu mỏ và khí đốt. Bởi thế cần xem xét và nghiên cứu rõ vấn đề dầu mỏ trong mối quan hệ Nga – EU để giúp chúng ta hiểu sâu hơn, có cái nhìn toàn diện hơn về mối quan hệ phức tạp này. Từ đó giúp chúng ta hiểu được thực chất chính sách đối ngoại và đồng thời tiên liệu được những động thái trong quyết sách của các bên trong QHQT dựa trên nền tảng cạnh tranh kinh tế. Việc phân tích quan hệ quốc tế và dầu mỏ cũng giúp ích trong việc xem xét chính sách quan hệ quốc tế về năng lượng nói chung và dầu mỏ nói riêng của Việt Nam với các nước 1 Paul R. Viotti – Mark V. Kauppiv (2001), Lý luận quan h quốc tế, bản dịch của Học viện Quan hệ Quốc tế, tr.18 2
  11. khác. Nó cũng giúp nhìn nhận đúng đắn nguyên nhân và giải pháp cho các tranh chấp trên Biển Đông xung quanh vấn đề khai thác tài nguyên dầu khí ở khu vực đầy tiềm năng và nhạy cảm này. Việc tìm hiểu về nhân tố dầu mỏ trong mối quan hệ Nga – EU giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về những tác động của dầu mỏ tới mối quan hệ Nga – EU kể từ năm 2000 đến nay, trên cơ sở đó đưa ra những phân tích, đánh giá về tác động của nhân tố dầu mỏ tới chính sách đối ngoại của Nga cũng như EU. Bên cạnh đó, nghiên cứu và làm rõ vấn đề này cũng giúp chúng ta có cái nhìn thực tiễn về việc sử dụng dầu mỏ trong chính sách đối ngoại của Nga và EU; nhìn nhận nó trong chiến lược hoạch định, xây dựng và hoàn thiện chiến lượng năng lượng của mỗi đối tượng nhằm góp phần tăng cường vị thế của Nga cũng như EU trong khu vực cũng như thế giới. Bởi các lý do trên, tôi quyết định chọn nội dung “Dầu mỏ tron quan N a – EU từ năm 2000 đến nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Năng lượng nói chung, dầu mỏ nói riêng là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, vì vậy việc nghiên cứu về những nội dung xung quanh vấn đề này luôn thu hút được sự quan tâm của các học giả, các chính khách... trong và ngoài nước. 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước - Tiếp cận ở góc độ năng lượng và an ninh năng lượng nói chung, tác giả Hoàng Minh Hằng trong bài viết “Vấn đề năn lượng ở Đôn Á: T ực trạng và giải pháp” đăng trên trang điện tử inas.gov.vn ngày 23/3/2012 cho rằng, năng lượng có một vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ cải thiện chất lượng sống mà còn làm cho kinh tế và xã hội phát triển. Do đó, mỗi quốc gia dù giàu hay nghèo đều coi việc đảm bảo nguồn năng lượng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển bền vững của mình. - Nghiên cứu về năng lượng nói chung, nhân tố dầu mỏ nói riêng trong chính sách của liên bang Nga cũng như Liên minh Châu Âu có những tác phẩm tiêu biểu như: 3
  12. Cuốn “L ên ban N a a t ập n ên đầu thế kỉ 2 ” do Nguyễn An Hà (chủ biên), Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Cảnh Toàn được NXB Khoa học Xã hội phát hành năm 2011. Cuốn sách đề cập một số vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật của Liên bang Nga trong hai thập niên đầu thế kỷ 21, dự báo về xu thế vận động cũng như giải quyết các vấn đề về chính trị và kinh tế chủ yếu của Liên bang Nga tới năm 2020, đưa ra những phân tích về vai trò của an ninh năng lượng trong cơ cấu quyền lực thế giới, những yếu kém của ngành dầu khí Nga và vấn đề cải tổ tổ hợp dầu khí Nga tới năm 2020 đánh giá những tác động của Liêng bang Nga tới thế giới, khu vực và Việt Nam. Thêm vào đó cuốn sách cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác đối tác chiến lược Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2011 – 2020. Cuốn “Các giải pháp phát triển quan h Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới” của tác giả Nguyễn Quang Thuấn, do NXB từ điển Bách khoa xuất bản năm 2009 đã đánh giá và phân tích về thế và lực mới của Liên bang Nga với vai trò là “siêu cường năng lượng” cũng như phân tích quan điểm mới trong chiến lược đối ngoại của Putin. Một cuốn sách khác do tác giả Nguyễn Quang Thuấn chủ biên với tiêu đề “Hướng tới hợp tác toàn di n Nga – ASEAN trong những thập n ên đầu thế kỉ 2 ”, được NXB Chính trị Quốc gia phát hành năm 2007 đã phác họa về vấn đề an ninh năng lượng thế giới và triển vọng xuất khẩu nguồn năng lượng của Nga, đặc biệt là sang khu vực ASEAN. Bài viết “C ín s c năn lượng mới của Nga – Mỹ” đăng trên trang điện tử Petrotimes.vn ngày 8/2/2012 cho rằng, Nga và Mỹ đều coi trọng việc khai thác, tiết kiệm năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng kiểu mới, nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống. Bài viết “Tập đoàn k í đốt khổng lồ Gazprom và tầm cỡ của nó trên thị trườn năn lượng thế giới” của tác giả Đỗ Trọng Quang, được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu (số 4-2009). Bài viết đã chỉ ra rằng: Gazprom là tập đoàn dầu khí lớn nhất nước Nga - nhiều người đã ví Gazprom như là “xương sống 4
  13. của nền kinh tế” Nga, là cánh tay đắc lực trong công cuộc tìm lại sức mạnh Nga trên trường quốc tế, và đương nhiên trong chính sách năng lượng đối với EU thì Gazprom đóng một vai trò quan trọng. Thông qua “người khổng lồ” Gazprom, Nga đã có công cụ để gây sức ép với các công ty năng lượng nước ngoài cũng như đảm bảo vị trí của Nga ở Châu Âu. Luận văn cao học của Phạn Thị Bích Hạnh (2014) với đề tài “Cả c c năn lượng Nga và vai trò của nó tron c ín s c đối ngoại của Liên bang Nga” do TS. Nguyễn Cảnh Toàn hướng dẫn đã cung cấp một cái nhìn tổng quát và đúng đắn về quá trình cải cách ngành năng lượng của Liên bang Nga từ sau khi Putin lên làm tổng thống, đồng thời đưa ra nhưng phân tích và đánh giá mang tính khoa học về vai trò của năng lượng. Hay luận văn của Đoàn Thị Thu Hương mang tên “Chính sách ngoại giao năn lượng của Liên bang Nga nhữn năm đầu thế kỉ 21” do TS. Bùi Hồng Hạnh Hướng dẫn. Bên cạnh đó còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác như: Tác giả Khánh An với bài viết “C ín s c năn lượn ướn Đôn của Nga” trên trang điện tử Baomoi.com ngày 27/1/2013; tác giả Hồng Sơn với bài viết “Những cuộc chiến vì dầu mỏ xứ sở sươn mù ( ỳ II)” đăng trên trang điện tử Petrotimes.vn ngày 6/12/2011. Các bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu Châu Âu như: Dầu khí và chiến lược năn lượng của Nga (Nguyễn Cảnh Toàn, số 9-2008), Chiến lược của Nga ở khu vực Trung Á (Đỗ Trọng Quang, số 5-2007), Nga triển khai chiến lược toàn cầu về dầu mỏ (Ngô Duy Ngọ, số 2-2008)… hay các tài liệu từ Thông tấn xã Việt Nam: Chính sách của nước Nga ở Trung Á, (TLTKĐB, ngày 24-3-1994), Trung Á - khu vực quan trọn đối với Nga (TLTKĐB, ngày 12-2-2003), Triển vọng khu vực dầu khí tạ Trun Á và Capcadơ (TLTKĐB, ngày 30-11-2003)… cũng đề cập đến chính sách năng lượng của Nga ở khu vực Trung Á. 2.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước - Đề cập đến vấn đề năng lượng nói chung, đáng chú ý là bài nghiên cứu của tác giả Gal Luft “Nghịch lý An ninh – Năn lượng” đăng trên trang điện tử 5
  14. nationalinterest.org. Trong bài viết này, tác giả cho rằng: nhân loại đang chứng kiến một nghịch lý là khai thác dầu ngày một nhiều nhưng giá dầu không những không giảm đi mà có chiều hướng gia tăng. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định an ninh năng lượng nói riêng và an ninh toàn cầu nói chung. Hai tác giả Collin Kol và Mely Caballero-Antholy với ấn phẩm “Năn lượng và an ninh phi truyền thống – một cách tiếp cận ba bên” (lttp://www.rsis.edu) đăng trên Trung tâm nghiên cứu an ninh phi truyền thống (RSIS) năm 2008 đã nghiên cứu về an ninh năng lượng nói chung, biến động giá năng lượng nói riêng, vấn đề an ninh năng lượng hiện tại và những tác động đối với môi trường và kinh tế xã hội. Trong cuốn “Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực” được NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2008 của Daniel Yergin đã khắc họa toàn cảnh lịch sử ngành công nghiệp dầu mỏ - cuộc giao tranh giành quyền lực và sự giàu có xung quanh vấn đề dầu mỏ. Cuộc chiến này đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, phản ánh hậu quả của các cuộc chiến tranh đồng thời thay đổi vận mệnh nhân loại nói chung và các quốc gia nói riêng. Dầu mỏ, Tiền bạc & Quyền lực là một bức tranh về lịch sử thế kỷ XX, cũng là về ngành công nghiệp dầu mỏ. Bức họa khổng lồ này tái hiện lịch sử từ khi người ta khoan giếng dầu đầu tiên ở Pennsylvania, trải qua hai cuộc đại chiến, tới khi Iraq xâm lược Kuwait và chiến dịch Bão táp sa mạc. Cuốn sách chứng minh một sự thật đó là sự tồn vong và phát triển của thế giới hiện nay phụ thuộc phần lớn vào các nguồn tài nguyên, chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt và than đá. Có thể nói, dầu mỏ đã trở thành động lực phát triển của thế giới trên con đường tiến tới văn minh, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra biết bao biến động xã hội để tàn phá nền văn minh đó. - Bàn về năng lượng, chính sách ngoại giao năng lượng và đặc biệt là dầu mỏ trong mối quan hệ của Nga với EU và các nước có một số công trình nghiên cứu nổi bật như: Cuốn “Ener y Secur ty: EUrope’s New Fore n Pol cy C allen e” (An ninh năn lượng: Thách thức mới trong chính sách ngoại giao của Châu Âu) của Richard Youngs, được NXB Taylor & Francis phát hành năm 2009. Trong công 6
  15. trình nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng dầu mỏ và khí đốt đã có một vai trò và vị trí quan trọng trong các chương trình nghị sự quốc tế. EU đã cho thấy tầm quan trọng của việc kết hợp an ninh năng lượng vào chính sách đối ngoại, EU đã theo đuổi một chính sách năng lượng trên cơ sở phụ thuộc lẫn nhau và thông nhất trong toàn khối. Cuốn sách đã phân tích chiến lược năng lượng của EU hiện nay và vai trò của khối trên thế giới mà chủ yếu tập trung vào Trung Đông, Nga và Trung Á. Cuốn “The Caspian: Politics, Energy, Security” (Tạm dịch là Vịnh Caspi: chính trị, năn lượng, an ninh) của các tác giả Shirin Akiner và Ann Aldis,được NXBPublish by St. Martin’s Press xuất bản năm 2007. Với 3 vấn đề lớn được chuyển tải trong công trình nghiên cứu này là chính trị, năng lượng và an ninh khi vực Vịnh Caspian; các tác giả đã giành một thời lượng lớn để nói về vấn đề năng lượng và những tác động của nó đến sự vận động chính trị cũng như việc đảm bảo các vấn đề an ninh trong khu vực vùng Vịnh Caspian. Cuốn “Caspian Energy Politics (Tạm dịch là Năn lượng chính trị vùng vịnh Caspi) của các tác giả Indra Overland, Heidi Kjaernet và Andrea Kendall-Taylor, do NXBRoutledge giới thiệu năm 2009. Hai nội dung chủ yếu của cuốn sách là những thách thức của những nước sở hữu nguồn dầu khí quanh vịnh Caspian (Azerbaijan, Kazakhstan, Turmenistan) và phân tích quan hệ về năng lượng của Trung Quốc, Nga với các nước này…. Cuốn “Russ a’s Ener y Pol cy: Secur ty D mens ons and Russ a’s Rel ab l ty as an Ener y Suppl er” (Tạm dịch là Chính sách năng lượng của Nga: Độ an toàn và tin cậy của N a n ư một nhà cung cấp năn lượng) của tác giả Robert L.Larsson được FOI - Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển xuất bản năm 2006. Trong cuốn sách này, Robert L.Lason đã trình bày tổng quan về nền năng lượng Nga thời hậu Xô Viết; tầm quan trọng của ngành kinh tế năng lượng; quan điểm về năng lượng của người Nga… Đặc biệt, tác giả đã bỏ ra một thời lượng lớn để phân tích chính sách năng lượng của Liên bang Nga đối với một số quốc gia và khu vực trên thế giới... Như vậy, tổng lược nội dung các công trình nghiên cứu trên cho thấy, các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến (i)những vấn đề chung về năng lượng, an ninh năng 7
  16. lượng và tác động của nó đến các mối quan hệ giữa các nước; (ii)một vài khía cạnh cụ thể về vai trò của dầu khí, chiến lược dầu khí, hợp tác năng lượng giữa các nước trong đó có Nga và EU; (iii) chính sách ngoại giao năng lượng của Nga; (iv)nhu cầu về năng lượng của EU trong thế kỉ XXI.... Ở góc độ cụ thể với mục đích làm rõ sự tác động của nhân tới dầu mỏ tới mối quan hệ Nga – EU là nội dung mà các công trình nghiên cứu trên hầu như chưa đề cập một cách tổng thể. Đây chính là khoảng trống mà tác giả luận văn mong muốn được đề cập và làm rõ. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục tiêu Từ thực trạng quan hệ mua bán dầu mỏ giữa Nga và Liên minh Châu Âu từ năm 2000 đến nay; luận văn đi sâu phân tích nhằm làm rõ những tác động của nhân tố này đến quan hệ trong một số lĩnh vực nổi bật như kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng giữa hai chủ thể này. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ vai trò của dầu mỏ đối với thế giới nói chung trong đó có Nga và Liên minh Châu Âu; - Trình bày và phân tích thực trạng quan hệ dầu mỏ Nga – EU từ năm 2000 đến nay (2014); - Đánh giá những tác động của yếu tố dầu mỏ đến mối quan hệ kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng Nga – EU; - Đưa ra một số nhận xét về triển vọng mối quan hệ Nga – EU dưới tác động của mối quan hệ dầu mỏ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về dầu mỏ và tác động của nhân tố này trong mối quan hệ về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng giữa Liên bang Nga và Liên minh Châu Âu từ năm 2000 đến nay (2014). 8
  17. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Vai trò của dầu mỏ trong nền kinh tế các nước; chính sách và quan hệ mua bán dầu của Nga và EU; tác động của chính sách dầu mỏ trong quan hệ Nga – EU trên 1 số lĩnh vực nổi bật như kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng;,... - Về không gian: những diễn biến trong phạm vi hai đối tượng là Liên bang Nga và Liên minh Châu Âu (EU). - Về thời gian: Tập trung trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay (2014). Tuy nhiên để có cái nhìn tổng quát, đề tài cũng đề cập đến tình hình của Nga và EU trước năm 2000 và đưa ra những dự báo về tương lai. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; hệ thống phương pháp luận sử học mácxit (p ươn p p lịch sử, p ươn p p lo c) là cơ sở hình thành cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn. - Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng là phương pháp nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu quan hệ quốc tế. Trong đó phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp lịch đại kết hợp với phương pháp đồng đại, sự kết hợp này là cần thiết nhằm đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế là việc sử dụng các cấp độ phân tích quan hệ quốc tế để tìm hiểu nguyên nhân, tác động của nhân tố dầu mỏ trong mối quan hệ Nga - EU. - Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh, tổng kết, dự báo... để nghiên cứu. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có ba chương chính: C ươn : Tầm quan trọng của nhân tố dầu mỏ trong quan hệ Nga – EU C ươn 2: Thực trạng quan hệ dầu mỏ Nga –EU từ năm 2000 đến nay C ươn 3: Tác động của dầu mỏ đến một số lĩnh vực nổi bật trong quan hệ Nga – EU và triển vọng mối quan hệ trong tương lai 9
  18. Chƣơng 1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHÂN TỐ DẦU MỎ TRONG QUAN HỆ NGA - EU 1.1. Vai trò của dầu mỏ trong nền kinh tế các nƣớc 1.1.1. i niệ chung về năng lượng, dầu mỏ a) Năn lượng Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa về năng lượng: theo từ điển Tiếng Việt: “năng lượng là đại lượng vật lí cho khả năng sinh ra công của một vật”; Đại từ điển Bách khoa toàn thư tiếng Anh định thì cho rằng: năng lượng “là thuật ngữ bao gồm nhiệt năng, thủy năng và ánh sáng, con người có khả năng chuyển hóa thích hợp để cung cấp nhu cầu năng lượng cho chính mình”2; từ điển Hán ngữ hiện đại định nghĩa năng lượng là “những vật chất có thể sản sinh ra năng lượng như: nhiệt năng, thủy năng…”. Khái niệm năng lượng được phổ cập ở hầu hết khắp các quốc gia và cấp độ toàn cầu. Người ta căn cứ vào những loại hình (khí hóa lỏn , xăn dầu, đ n lực…); quá trình hình thành (năn lượng có sẵn, năn lượn đến từ thiên thể, năn lượng do tác dụng của tr đất…); trình độ và cách sử dụng (năn lượng truyền thống, năn lượng mới); phương pháp khai thác (khai thác từ tự nhiên, chuyển hóa, gia côn …); khả năng tái sinh (năn lượng tái sinh và không tái sinh) và căn cứ vào mức độ ảnh hưởng đến môi trường (năn lượng sạc , năn lượng không sạc …) để định nghĩa năng lượng... Tuy nhiên, khái niệm năng lượng được hiểu chung nhất là các nguồn tài nguyên, nhiên liệu cung cấp, phục vụ cho đời sống, sản xuất và các nhu cầu thiết yếu của con người. Năng lượng là một trong những điều kiện của sự sống còn và phát triển của mỗi con người và toàn nhân loại. Điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của bất kì nền văn minh nào đều là năng lượng. Ba loại hình năng lượng quan trọng nhất là dầu mỏ, than đá và khí hóa lỏng, có ảnh hưởng lớn nhất đến mọi đời sống của con người 2 Luận án Tiến sĩ Lịch sử Chính sách an ninh năn lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI của Nguyễn Minh Mẫn ,Đại học KHXH-NV TP.HCM, 2012 trang 24. 10
  19. b) Dầu mỏ, k í đốt Dầu mỏ là một loại tài nguyên khoáng sản quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người. So với các khoáng sản khác như than đá, đồng, chì, nhôm, sắt…thì dầu mỏ được con người biết đến và sử dụng tương đối muộn hơn. Dầu mỏ là hợp chất hydrocacbon được khai thác lên từ lòng đất, thường ở thể lỏng và thể khí. Ở thể khí, chúng bao gồm khí thiên nhiên và khí đồng hành, trong đó khí thiên nhiên là toàn bộ hydrocacbon ở thể khí khai thác từ giếng khoan bao gồm cả khí ẩm và khí thô; còn khí đồng hành là khí tự nhiên nằm trong các vỉ dầu dưới dạng mũ khí hoặc khí hoà tan và được khai thác đồng thời với dầu thô. Ở thể lỏng, chúng là một chất lỏng sánh đặc màu nâu và ngả lục, tồn tại rải rác trong các lớp đất đá của vỏ trái đất; là hỗn hợp hóa chất hữu cơ thể lỏng đậm đặc, phần lớn là các hợp chất của Hydrocarbon, thuộc gốc Alkane và có thành phần rất đa dạng. Dầu mỏ được dùng để sản xuất dầu hỏa, dầu diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra còn dùng để sản xuất dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu và nhựa đường,…. Dầu mỏ là trong những nguyên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải; được sử dụng trong công nghiệp hoá dầu để sản xuất các chất dẻo và nhiều sản phẩm khác.... Dầu mỏ mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia trên thế giới đang sở hữu và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên này. Hiện nay, trong cán cân năng lượng, dầu mỏ vẫn giữ vai trò quan trọng nhất so với các dạng năng lượng khác. Cùng với than đá, dầu mỏ cùng các loại khí đốt khác chiếm tới 90% tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Không ít các cuộc chiến tranh, các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị có nguyên nhân sâu xa từ các hoạt động cạnh tranh sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dầu mỏ. Không phải ngẫu nhiên mà giá cổ phiếu của các công ty sản xuất kinh doanh dầu mỏ biến động tùy thuộc rất lớn vào những kết quả tìm kiếm thăm dò của chính các công ty đó trên thế giới. Lợi dụng hiện tượng biến động này, không ít các những thông tin không đúng sự thật về các kết quả thăm dò dầu mỏ được tung ra làm điêu đứng những nhà đầu tư chứng khoán trên lĩnh vực này, thậm chí làm khuynh đảo cả chính sách của các quốc gia. 11
  20. Vai trò và ý nghĩa của dầu khí nói chung trong đó có dầu mỏ càng trở nên quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không chỉ là vấn đề thu nhập kinh tế đơn thuần, trong những năm qua dầu mỏ đã góp phần đáng kể vào ngân sách các quốc gia, làm cân đối hơn cán cân xuất nhập khẩu thương mại quốc tế, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định. Hơn thế nữa, với sự ra đời của dầu mỏ đã giúp các quốc gia chuyển sang thế chủ động trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp, tiếp thu công nghệ hiện đại của nước ngoài, phát triển ngành nghề dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm. Đồng thời, dầu mỏ có thể chủ động đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân, cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác. 1.1.2. Thực trạng các nguồn dầu mỏ trên thế giới Là nguồn tài nguyên có sẵn trong thiên nhiên nên dầu mỏ có sự phân bố không đều về trữ lượng giữa các khu vực trên thế giới. Ba khu vực có trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất thế giới là Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và Bắc Mĩ. Chỉ riêng khu vực này đã chiếm 82,3% trữ lượng dầu mỏ thế giới, trong đó khu vực Trung Đông chiếm 64%, châu Mĩ (14%), châu Phi (7%), Nga (4,8%), châu Á - Thái Bình Dương (4,27%)3. Theo đánh giá của Tổ chức Dầu mỏ và Khí đốt thế giới (2009), tình hình phân bố dầu ở một số khu vực trên thế giới như sau: - Trun Đôn là khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, trữ lượng dầu mỏ chiếm hơn 50% tổng trữ lượng dầu mỏ thế giới với 727,314 tỷ thùng dầu và gần ½ trữ lượng khí đốt thế giới, trong đó, Saudi Arabia (266,710 tỉ thùng), Iran (136,150 tỉ thùng), Iraq (155 tỉ thùng), Kuwait (104 tỉ thùng), UAE (97,8 tỉ thùng)4. Đây là những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khung vực Trung Đông. Về trữ lượng khí đốt, Iran (991,6 tỉ thùng), Qatar (890 tỉ thùng), Saudi Arabia (258 tỉ thùng). - Châu Phi là khu vực có trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 4 thế giới với 117,064 (tỉ thùng), chiếm 10% tổng trữ lượng dầu mỏ thế giới, còn trữ lượng khí đốt xếp thứ 3 Luận án Tiến sĩ Lịch sử Chính sách an ninh năn lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI của Nguyễn Minh Mẫn ,Đại học KHXH-NV TP.HCM, 2012 trang 49. 4 Cơ quan thông tin về năng lượng, EIA, 03/03/2009. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2