Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Kiến tạo sức mạnh mềm Trung Quốc qua ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21
lượt xem 8
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày cở sở hình thành ngoại giao thể thao Trung Quốc; sự phát triển ngoại giao thể thao nhằm nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21; đánh giá và triển vọng ngoại giao thể thao để nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Kiến tạo sức mạnh mềm Trung Quốc qua ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- QUÁCH THIÊM (GUO TIAN) KIẾN TẠO SỨC MẠNH MỀM TRUNG QUỐC QUA NGOẠI GIAO THỂ THAO TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUỐC TẾ HỌC HÀ NỘI-2015 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- Quách Thiêm (Guo Tian) KIẾN TẠO SỨC MẠNH MỀM TRUNG QUỐC QUA NGOẠI GIAO THỂ THAO TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số : 60 31 02 06 Luận văn thạc sĩ: Quốc tế học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Cƣờng Hà Nội – 2015 2
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGOẠI GIAO THỂ THAO TRUNG QUỐC 1.1. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................. 9 1.1.1. Truyền thống thể thao của Trung Quốc ..................................................................... 9 1.1.2. Bối cảnh quốc tế và Trung Quốc .............................................................................. 12 1.2. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................ 15 1.2.1. Nội dung ngoại giao thể thao .................................................................................... 15 1.2.2. Ngoại giao thể thao với tƣ cách là sức mạnh mềm .................................................... 24 1.3. Khái quát về sức mạnh mềm qua ngoại giao thể thao của Trung Quốc trƣớc năm 2000.. ................................................................................................................................................ 28 1.3.1. Trƣớc khi thành lập CHND Trung Hoa ..................................................................... 28 1.3.2. Thời kỳ đầu thành lập CHND Trung Hoa (năm 1949-năm 1978) ............................ 29 1.3.3. Từ cải cách mở cửa đến năm 1999 ........................................................................... 30 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................................... 33 CHƢƠNG 2 SỰ PHÁT TRIỂN NGOẠI GIAO THỂ THAO CỦA TRUNG QUỐC NHẰM NÂNG CAO SỨC MẠNH MỀM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 2.1. Chính sách ngoại giao thể thao qua các giai đoạn................. .......................................... 34 2.1.1. Chính sách ngoại giao thể thao giai đoạn năm 2000 đến năm 2008 ......................... 34 2.1.2. Chính sách ngoại giao thể thao giai đoạn năm 2009 đến nay ................................... 38 2.1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách ngoại giao thể thao Trung Quốc .............. 40 2.2. Một số biện pháp qua ngoại giao thể thao để nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc ..... 42 2.2.1. Cách thức cá nhân ..................................................................................................... 42 3
- 2.2.2. Tham gia các tổ chức thể thao quốc tế và thông qua các sự kiện thể thao triển khai ngoại giao thể thao .................................................................................................................. 46 2.2.3. Hợp tác quốc tế ngoại giao thể thao của Trung Quốc ............................................... 53 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................................... 58 CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN VỌNG NGOẠI GIAO THỂ THAO ĐỂ NÂNG CAO SỨC MẠNH MỀM CỦA TRUNG QUỐC 3.1. Đánh giá ngoại giao thể thao Trung Quốc ....................................................................... 59 3.1.1. Những thành tựu và tác dụng của ngoại giao thể thao đối với sức mạnh mềm của Trung Quốc ............................................................................................................................. 59 3.1.2. Một số hạn chế.................. ......................................................................................... 63 3.2. Triển vọng xu thế phát triển ngoại giao thể thao của Trung Quốc................................... 67 3.2.1. Địa vị ngoại giao thể thao nổi bật hơn ....................................................................... 67 3.2.2. Tác dụng ngoại giao thể thao rõ ràng hơn ................................................................. 67 3.2.3. Trách nhiệm ngoại giao thể thao lớn hơn .................................................................. 68 3.3. Gợi mở nhằm nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc trong tƣơng lai ............................. 68 3.3.1. Bố cục chung: hình thức đa dạng, đối tƣợng rộng rãi................................................ 69 3.3.2. Thiết lập cơ chế quản lý của ngoại giao thể thao ....................................................... 69 3.3.3. Khai thác tài nguyên .................................................................................................. 77 3.3.4. Tính toán đánh giá hiệu quả: nhiều đƣờng lối cấu tạo cơ chế tƣơng ứng .................. 81 3.4. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................................ 82 3.4.1. Ngoại giao thể thao là một phƣơng thức ngoại giao đặc biệt .................................... 82 3.4.2. Ngoại giao thể thao có thể phát huy vai trò của văn hóa Trung Quốc ....................... 84 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................................. 87 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 90 PHỤ LỤC............................................................................................................................94 4
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APEC :Asia-Pacific Economic Cooperation ASEAN :Association of Southeast Asian Nations AU :African Union BCH :Ban chấp hành CHND :Cộng hòa nhân dân EU :European Union NBA :National Basketball Association SCO :Shanghai Cooperation Organization 5
- MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, chiến tranh quy mô lớn đã không nổ ra. Trong bối cảnh đa cực hóa chính trị và toàn cầu hóa kinh tế, sự hợp tác giữa các quốc gia ngày càng trở nên quan trọng. Trong thời kỳ này, ngoại giao văn hóa có tầm quan trọng nổi trội hơn bao giờ hết. Trong quá trình phát triển ngoại giao văn hóa, có thể nói lĩnh vực đem tới thành quả rõ rệt và thu hút sự quan tâm nhất chính là lĩnh vực thể thao, tức là ngoại giao thể thao. Hiện nay sức mạnh mềm đƣợc xã hội quốc tế tôn lên thành một trong những chỉ tiêu thƣớc đo quan trọng khi tiến hành đánh giá sự phát triển kinh tế và xã hội nhân văn của một quốc gia. Trung Quốc từng trải qua hơn 30 năm cải cách nhằm hƣớng tới một bƣớc tiến mới trong lịch sử. Trong giai đoạn mới này, tình hình trong và ngoài nƣớc đều có những thay đổi vô cùng sâu sắc và trở nên phức tạp khó lƣờng hơn. ―Ngoại giao bóng bàn‖ đã có danh tiếng, khi kết thúc tình trạng mấy chục năm cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ, đã trở thành một trong những ví dụ điển hình trong lịch sử ngoại giao thể thao Trung Quốc, điều này không chỉ cho thấy quyết tâm của các nƣớc phƣơng Đông bỏ qua đƣợc những rào cản lịch sử, dùng ngoại giao thể thao để xóa bỏ những phân biệt, xây dựng lại quan hệ ngoại giao, cũng cho thấy đƣợc tác dụng của sức mạnh mềm trong việc nâng cao và tăng cƣờng sức mạnh quốc gia. Cùng với những lần tổ chức sự kiện thể thao quốc tế mang tính tổng hợp nhƣ Olympic Bắc Kinh năm 2008, Á vận hội Quảng Châu năm 2010, Thế vận hội Đông Á Thiên Tân năm 2013... ngoại giao thể thao đã trở thành yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Từ văn hóa thể thao đến 6
- nhân tài thể thao, từ hạng mục thi đấu tập thể đến hạng mục thi đấu đơn, từ việc xây dựng các cung thể thao đến sự giao lƣu của các doanh nghiệp thể thao, giao lƣu quốc tế bằng thể thao đã trở thành nội dung quan trọng trong việc tạo hình ảnh Trung Quốc, thúc đẩy phát triển sức mạnh mềm Trung Quốc. Đảng và lãnh đạo nhà nƣớc đều vô cùng coi trọng việc tổ chức các đại hội thể thao, từ ―mở rộng hoạt động thể thao, tăng cƣờng thể chất con ngƣời‖ tới ―sức khỏe toàn dân là dụng ý quan trọng trong việc cấu thành nên một xã hội tiểu khang toàn diện‖. Trong quá trình trỗi dậy hòa bình, Trung Quốc rất chú trọng sức ảnh hƣởng và tác động của sức mạnh mềm, làm thế nào mới có thể thông qua ngoại giao thể thao để phát huy sức mạnh mềm Trung Quốc là một vấn đề phải đặc biệt chú trọng và đi sâu nghiên cứu. Khi Chủ tịch nƣớc Trung Quốc Tập Cận Bình có mặt tại lễ khai mạc của Olympic mùa đông Sochi năm 2014, ngoại giao thể thao Trung Quốc đã phát triển lên một tầm cao mới. Nhƣ vậy, thông qua ngoại giao thể thao không ngừng mở rộng và phát triển sự giao lƣu thể thao, hoàn thiện các cơ quan ngoại giao thể thao, tham gia tích cực vào các tổ chức thể thao quốc tế và các sự kiện thể thao quốc tế, để nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu nƣớc ngoài Ngoại giao thể thao là chủ đề gần đây đƣợc các học giả quan tâm nghiên cứu. Về nghiên cứu mối quan hệ thể thao với chính trị, ngƣời ta có hai quan điểm. Cựu Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Avery Brundage thấy rằng ―nguyên tắc quan trọng nhất của chúng ta là thể thao thoát khỏi chính trị‖.1 Nhƣng Susan Brownell qua phân tích quá trình diễn biến của hội tịch Trung Quốc trong Ủy ban Olympic quốc tế thấy thể thao với chính trị có quan hệ nhất định.2 Học giả Liên Xô chỉ ra ―thể thao mang tính giai cấp và tính lịch sử‖, ―thể thao trong đấu tranh chủ nghĩa xã 1 任海: 《奥林匹克读本》 〃人民体育出版社 2 Susan Brownell, What The Olympic Mean to China, pp123 7
- hội với chủ nghĩa tƣ bản‖.3 Cùng với việc xã hội hóa thể thao ngày càng nổi bật, cũng nhƣ chính trị hóa đại hội Olympic, quan điểm sau thành chủ lƣu. Wang Huning thấy rằng ngƣời ta kết hợp thể thao với chính trị chính là có quan hệ tất nhiên nội tại.4 Về nghiên cứu định nghĩa ngoại giao thể thao, Alex Laverty thấy rằng ngoại giao thể thao là cách thức áp dụng thể thao để ảnh hƣởng mối quan hệ giữa thể thao, xã hội và chính trị, ngoại giao thể thao có tác dụng vƣợt qua sự khác biệt văn hóa, đoàn kết nhân loại.5 Ngoài ra, đa số học giả mƣợn quan điểm của Ủy ban giáo dục và văn hóa Quốc hội Mỹ, tức là ―ngoại giao thể thao là sự áp dụng nút quan hệ của nhân loại trong thể thao để vƣợt qua sự khác biệt của quốc gia và văn hóa. Tham gia các hoạt động thể thao có thể rèn luyện sức lãnh đạo, khả năng hợp tác của con ngƣời, khiến cho mọi ngƣời tuân theo quy tắc và tôn trọng lẫn nhau. Ngoại giao thể thao đã làm tăng đối thoại và tạo đồng thuận về văn hóa‖.6 Qian Qicheng cho rằng ngoại giao thể thao là giao lƣu thể thao đối ngoại của bộ môn thể thao và giới thể thao nhằm thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia.7 Li Defang bổ xung thêm vào định nghĩa của Qian Qicheng thấy rằng ngoại giao thể thao là một phƣơng thức ngoại giao mới thông qua các hoạt động thể thao nhƣ giao lƣu thể thao, thi đấu thể thao, xuất khẩu văn hóa thể thao để thúc đẩy hiểu biết và tin cậy giữa các nƣớc, cuối cùng đạt mục tiêu bảo vệ lợi ích quốc gia, cải thiện quan hệ giữa các nƣớc, thực hiện 3 刘夫读: 《读体育运读的政治性》 〃人民出版社〃1985.8 4 读江南〃唐宏读: 《读读代社会中体育与政治关系的再读读》〃上海体育学院学读〃2000-5(2) 5 Arnaud.Pỉerre and James Riordan.Sport and International Politics. London;E&FN Spon,1998 6 http://exchanges.state.gov/sports/diplomacy.html 7 读其琛〄世界外交大辞典[G]〄北京:世界知读出版社〃2005:1999〄 8 李德芳〃体育外交的作用及其运用—以北京奥运会读例〃 《读代国读关系》 〃2000(10) :55-60 8
- chính sách ngoại giao.8 Về nghiên cứu tác dụng ngoại giao thể thao, Jeremy Goldberg thấy rằng trong đại hội Olympic Sydney, thay đổi lớn nhất là thể thao bắt đầu đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chính trị quốc tế, thông qua hoạt động thể thao của các nƣớc đã thể hiện ƣu thế thể chế chính trị. Hiện nay, ngoại giao thể thao đƣợc coi là cách thức liên kết chặt chẽ giữa xã hội với xã hội.9 Thomas Alleyne chú ý đến hiệu ứng danh nhân trong ngoại giao thể thao, ông thấy danh nhân đến từ giới thể thao có thể phát huy hiệu ứng chính trị.10 Barre Houlihan thấy lạm dụng ngoại giao thể thao sẽ mang lại ảnh hƣởng tiêu cực, ông đã lấy những ngăn chặn của đa số nƣớc trong đại hội Olympic Moscow năm 1980 làm ví dụ để trình bày vấn đề này. 11 Wolfram Manzenreiter chỉ ra trong bài ―The soft power of sports in Japan‘s culture diplomacy‖: Thể thao là phƣơng thức ngoại giao có hiệu quả để thúc đẩy nhất thể hóa quốc tế, thực hiện mục tiêu chiến lƣợc quốc gia...12 Wilbert Marcellus Leonard thấy mục đích giới thể thao quốc tế là vận động viên đến từ nƣớc hình thái ý thức khác nhau sum họp lại với nhau, thông qua các cuộc thi đấu để thúc đẩy quan hệ giữa các nƣớc.13 Marc Keech và Barrie Houlihan trong bài ―Sport and The end of Aartheid‖ phân tích thể thao phát huy tác dụng trong quá trình biến mất của chế độ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của châu Phi, ngoại giao thể thao phát huy tác dụng bất ngờ.14 Udo Merket lấy hai nƣớc Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên làm ví dụ, thấy ngoại giao thể thao lấy ―một dân tộc, hai quốc gia, ba lá cờ‖ làm nguyên tắc của hai nƣớc Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên trong thế kỷ này phát huy tác dụng chính trị rất 9 Jeremy Goldberg: Sporting diplomacy: Boosting the size of the diplomatic corps, The Washington Quarterly,2008. 10 Thomas Alleyne, The United Nations‘Celebrity Diplomacy 11 Barre Houlihan: politics and sport, sports studies, p213 12 Wolfram Manzenreiter: The soft Power of Sports in Japan‘s Culture Diplomacy. Institute of East Asian Studies, 2007 13 Wilbert Marcellus Leonard:A Sociological Perspecyive of Sport, 1984 14 Marc Keech: Sport and the end of apartheid, The Round Table: The Commonwealth Journal of International Affairs, pages 109-121 9
- quan trọng để cải thiện quan hệ giữa hai nƣớc.15 Về nghiên cứu mối quan hệ ngoại giao thể thao với ngoại giao công chúng, David Macintosh và Thomas Hawes trong bài ―Sports diplomacy: A brief overview of the history‖ nhớ lại lịch sử Canada áp dụng thể thao trong ngoại giao công chúng, họ thấy rằng ―ngoại giao khúc côn cầu trên sân băng‖ đã phát huy tác dụng quan trọng trong cải thiện quan hệ hai nƣớc Liên Xô và Canada, họ thấy rằng ngoại giao thể thao là một bộ phận cấu thành của ngoại giao công chúng.16 David Devises thấy ngoại giao thể thao là bộ phận cấu thành của ngoại giao công chúng, trong ―ngoại giao bóng bàn‖ thế kỷ trƣớc, đội bóng bàn Mỹ là chủ thể ngoại giao công chúng, phát huy tác dụng quan trọng.17 Về nghiên cứu sự phát triển ngoại giao thể thao Trung Quốc, trong chƣơng 12 của Asian Society - Past and Present‖ do J.A.Mangan và Fan Hong cùng viết, tác giả lấy ―Mối quan hệ Trung Quốc với Ủy ban Olympic quốc tế và cắt đứt quan hệ thập kỷ 50 thế kỷ 20‖, ―Đại hội thể thao sức mới nổi thập kỷ 60 thế kỷ 20‖, ―Ngoại giao bóng bàn thập kỷ 70 thế kỷ 20‖ làm chủ đề để phân tích ngoại giao thể thao của CHND Trung Hoa.18 ―Lịch sử thể thao CHND Trung Hoa‖ do Wu Shaozu viết, lấy thời gian làm đầu mối, trình bày sự phát triển của ngoại giao thể thao Trung Quốc. Lấy cải cách mở cửa làm bƣớc ngoặt, chia thành hai bộ phận: Giao lƣu thể thao đối ngoại độc lập tự chủ và thể thao Trung Quốc đi ra ngoài.19 Trong quyển sách ―60 năm thể thao CHND Trung Quốc Mới‖ do Xiong Xiaozheng, Zhong Bingshu viết, qua ―hạn chế và phản hạn chế‖, ―ngoại giao bóng bàn và các hoạt động giao lƣu đối ngoại‖, ―thể thao Trung Quốc đi ra ngoài‖ trình bày quá trình phát triển ngoại giao thể thao.20 15 Udo Merket: The Politics of Sport Diplomacy and Reunifaication in Divided K 16 Macintosh, Hawes: ―Sports diplomacy: a brief overview of the history‖. 17 Devises: ―Ping Pong Diplomacy‖. Smithsonian Magazine April 2002. 18 J.A.Mangan, FAN HONG, Communist China: Sport, Politics and Diplomacy 19 伍读读〃 《中读人民共和国体育史》 〃中国读籍出版社 20 熊读正〃读秉枢: 《新中国体育 60 年》 〃北京体育大学出版社〃2010-11 10
- Về nghiên cứu sức mạnh mềm, năm 1990 những nghiên cứu về sức mạnh mềm lần đầu tiên đã xuất hiện do ngƣời Mỹ Joseph S Nye.Jr chỉ ra rằng: Sức mạnh mềm là năng lực thu hút và thuyết phục nƣớc khác nghe theo nƣớc mình, nên nƣớc mình đƣợc những cái mà mình mong muốn.21 Joseph S Nye.Jr chủ yếu định nghĩa và trình bày về mặt quan hệ quốc tế. Học giả Trung Quốc nghiên cứu sức mạnh mềm sớm nhất là ông Wang Huning giáo sƣ khoa chính trị của đại học Phúc Đán. Ông chỉ ra các yếu tố nhƣ thể chế chính trị, sĩ khí dân tộc, thể chế kinh tế, khoa học kỹ thuật, hình thái ý thức... là sức mạnh mềm.22 Hiện nay, thông qua ngoại giao thể thao để nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc đối với các nƣớc khác quá ít. 2.2. Lịch sử nghiên cứu Việt Nam Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về sức mạnh mềm Trung Quốc và ngoại giao Trung Quốc (ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế, ngoại giao năng lƣợng... ), nhƣ: ―Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung Quốc và những vấn đề dặt ra cho Việt Nam‖ do TS. Nguyễn Thị Thu Phƣơng chủ biên vào năm 2013;23 ―Ngoại giao Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam‖ do TS. Lê Văn Mỹ chủ biên vào năm 2013;24 ―Chính sách ngoại giao năng lƣợng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21‖ của tác giả Nguyễn Minh Mẫn vào năm 2012;25 ―Trung Quốc những năm đầu thế kỷ 21: Về chính sách ngoại giao, an ninh quốc gia‖ của Viện Thông tin Khoa học Xã hội vào năm 2007...26 Nhƣng Việt Nam chƣa có tác phẩm học thuật chuyên nghiên cứu về ngoại giao thể thao. Chỉ có 21 Joseph S Nye.Jr The Changing Nature of World Power, Political Science Quarterly,voll105,No.12,1990,p177-192 22 王沪宁:作读国家读力的文化:读权力〃复旦学读(社会科学版)1993(3) 23 Nguyễn Thị Thu Phƣơng(2013), Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung Quốcvà những vấn đề dặt ra cho Việt Nam, Nxb từ điển Bách Khoa, Hà Nội 24 Lê Văn Mỹ(2013), Ngoại giao Trung Quốctrong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Nxb từ điển Bách Khoa, Hà Nội 25 Nguyễn Minh Mẫn, chính sách ngoại giao năng lƣợng của Trung Quốctrong những năm đầu thế kỷ XXI, http://www.vnulib.edu.vn:8000/dspace/handle/123456789/4641 26 Trung Quốcnhững năm đầu thế kỷ XXI: về chính sách ngoại giao, an ninh quốc gia, Nxb Viện Thông tin Khoa học Xã hội, 2007 11
- những tạp chí nói đến ngoại giao thể thao và trình bày một sự kiện ngoại giao thể thao, chƣa khái quát thành lý luận. Nhƣ ―Mỹ - Trung 'ngoại giao bóng rổ'‖ của tác giả Anh Ngọc chỉ trình bày sự kiện Phó tổng thống Mỹ Joe Biden mở màn chuyến thăm Trung Quốc bằng việc tham dự trận giao hữu bóng rổ giữa hai nƣớc.27 Bài ―'Ngoại giao bóng bàn' từng diễn ra nhƣ thế nào?‖của T. Huyền cũng chỉ trình bày sự kiện này.28 Việt Nam có nhắc đến quan hệ thể thao với chính trị, nhƣ trong bài “Lật lại những ‗ván cờ‘ ngoại giao trên sân đấu thể thao‖ của Thành Nam nói rằng trận thi đấu đã khiến cho chính khách các nƣớc có cơ hội gặp gỡ, vừa vui vẻ xem thi đấu thể thao, ―tiện thể‖ cũng giải quyết một số công việc nhƣ các hoạt động ngoại giao chính thức.29 Luận văn đƣợc tạo thành trên sự kết hợp giữa ngoại giao thể thao với sức mạnh mềm, đƣợc chọn mốc thời gian vào những năm đầu thế kỷ 21. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn thông qua những sự kiện cụ thể của ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21 để phân tích tình hình của ngoại giao thể thao Trung Quốc, nhắc đến sự tác động của ngoại giao thể thao đối với sức mạnh mềm Trung Quốc, từ đó rút ra nhận xét và đánh giá của ngoại giao thể thao đối với nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc trong tƣơng lai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Kiến tạo sức mạnh mềm TTrung Quốc qua ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21. 27 Anh Ngọc, Mỹ - Trung 'ngoại giao bóng rổ, http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-trung-ngoai-giao-bong-ro- 2203111.html, 18/8/2011 28 T. Huyền, 'Ngoại giao bóng bàn' từng diễn ra nhƣ thế nào?〃http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/ngoai-giao-bong-ban- tung-dien-ra-nhu-the-nao-2068081.html, 11/4/2006 29 Thành Nam, Lật lại những ‗ván cờ‘ ngoại giao trên sân đấu thể thao,http://tamnhin.net/lat-lai-nhung-van-co-ngoai-giao- tren-san-dau-the-thao.html, 16/6/2014 12
- 3.2.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Thông qua chính sách, đƣờng lối thực hiện ngoại giao thể thao để phân tích sự phát triển ngoại giao thể thao nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21. Đánh giá thành tựu, hạn chế ngoại giao thể thao, triển vọng xu thế phát triển ngoại giao thể thao, gợi mở nhằm nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc trong tƣơng lai. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin từ nguồn tƣ liệu - Sử dụng phƣơng pháp thống kê, tổng hợp và phân tích - Phƣơng pháp lịch sử, logic; So sánh đối chiếu thông tin - Phƣơng pháp nghiên cứu của các ngành chính trị, quan hệ quốc tế v.v... Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo ra, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cở sở hình thành ngoại giao thể thao Trung Quốc Chƣơng 2: Sự phát triển ngoại giao thể thao nhằm nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21 Chƣơng 3: Đánh giá và triển vọng ngoại giao thể thao để nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc 13
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGOẠI GIAO THỂ THAO TRUNG QUỐC 1.1.Cơ sở thực tiễn 1.1.1.Truyền thống thể thao của Trung Quốc Văn hóa thể thao xã hội chủ nghĩa là nội dung quan trọng về phát triển và sáng tạo văn hóa tiên tiến. Sự ra đời của văn hóa tiên tiến liên quan tới văn hóa truyền thống. Văn hóa thể thao là một bộ phận cấu thành của văn hóa xã hội, bị hạn chế và ảnh hƣởng bởi truyền thống thể thao. Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, đƣợc truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.30 Đƣợc mọi ngƣời tôn trọng, lƣu giữ, kế thừa và phát huy. Truyền thống thể thao là những tƣ tƣởng, hành vi hình thành trong quá trình phát triển thể thao mà ảnh hƣởng đến thể thao đƣơng đại. Nó là một hình thái quá khứ, nhƣng liên hệ chặt chẽ với quá trình phát triển thể thao hiện thực. Trong quá trình phát triển thể thao Trung Quốc, Nho gia, Đạo gia và Mặc gia đã có những quan điểm quan trọng. Nho gia chủ trƣơng giáo dục cả thể chất và tâm lý. Nội dung mà Khổng Tử dạy học lễ, nhạc, xạ (bắn), ngự (cƣỡi ngựa) đã mang tính thể thao.31 Mạnh Tử nêu ra tƣ tƣởng ―lao kỳ cân cốt‖ (读其筋骨), đã bao gồm yếu tố rèn luyện.32 Lão Tử chủ trƣơng ―Thiên nhân hợp nhất‖, ―Hài hòa tự nhiên‖.33 Dựa trên cơ sở tƣ tƣởng của các nhà tƣ tƣởng cổ đại đã sinh ra dƣỡng sinh học cổ đại, thể hiện đặc điểm của truyền thống thể thao Trung Quốc. 30 Từ điển tiếng Việt(2006), Nxb Đà Nẵng, tr.1053 31 六读〃http://baike.baidu.com/view/9207.htm 32 孟子.告子〃http://baike.baidu.com/view/1926980.htm 33 老子〃http://baike.baidu.com/subview/2237/5236581.htm 14
- 1.1.1.1.Nhấn mạnh giá trị xã hội thể thao Nhấn mạnh nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của nhân loại, thông qua xã hội ràng buộc con ngƣời, nhấn mạnh sự phục tùng của con ngƣời đối với xã hội là văn hóa truyền thống đặc sắc của Trung Quốc. Nho gia chủ trƣơng giáo dục phải chú trọng cả thể chất và tâm lý, đào tạo nhân tài tu thân dƣỡng tính. Trong quá trình giáo dục, Khổng Tử nhấn mạnh tác dụng giáo dục là giải trí, chú trọng dƣỡng sinh. Nhƣng tƣ tƣởng chính thống của Nho giáo là duy trì chế độ tập quyền, coi cái này là căn bản để trị quốc. Nhƣ vậy, giáo dục thể chất và tâm lý lấy lễ làm trung tâm, phản đối những hoạt động chỉ lấy giải trí làm mục đích, coi quả cầu (đồ chơi thời xƣa) là mất sức. Vì tƣ tƣởng Nho gia đại diện tƣ tƣởng chính thống của chính quyền, đã phản ánh quan điểm và hệ giá trị của truyền thống thể thao Trung Quốc. Đây chính là nguyên nhân xƣa Trung Quốc không chú trọng thể thao trong giáo dục truyền thống Trung Quốc. 1.1.1.2. Nhấn mạnh giá trị luân lý Xã hội truyền thống Trung Quốc là xã hội chú trọng luân lý. Trong văn hóa truyền thống, Trung Quốc coi giá trị con ngƣời là giá trị luân lý, coi thành tựu đạo đức là thành tựu có giá trị nhất trong cuộc sống. Truyền thống thể thao Trung Quốc lấy luân lý thể thao làm định hƣớng giá trị. Trong truyền thống thể thao, cạnh tranh và kết quả thắng bại đặt ở vị trí thứ hai, còn tu thân dƣỡng tính và theo đuổi sự hoàn hảo của nét đẹp tinh thần luôn đƣợc đặt ở vị trí đầu tiên, nhƣ ―võ thuật Trung Quốc‖ phát triển theo đuổi kỹ năng tuyệt vời mà không phải là lấy thắng lợi làm mục đích. Nắm bắt một kỹ năng phải chấp nhận và tuân thủ quy phạm giá trị đạo đức của nó. Trong quá trình dạy học, hình thành quan hệ luân lý lấy hiếu thảo làm hạt nhân. Tƣ tƣởng Nho gia thông qua quan điểm lễ, nhạc để chỉ đạo và quy phạm các hoạt động giải trí, một mặt nhấn mạnh tu dƣỡng tự thân, nâng cao đạo đức, mặt khác nhấn mạnh trí nhân. Thời Đƣờng, Võ Tắc Thiên thiết lập ―khoa cử võ‖ mang lại ảnh hƣởng đến phong trào học tập võ thuật, thúc đẩy phát triển các hoạt động thể thao quân sự. Học võ thuật để 15
- làm quan chức mà không phải là rèn luyện sức khỏe tự thân.34 1.1.1.3.Dưỡng sinh và giải trí cùng tồn tại Dƣới sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho gia, Trung Quốc hình thành hai hệ thống: Các hoạt động dƣỡng sinh lấy trƣờng thọ làm mục đích và các hoạt động giải trí lấy vui vẻ làm mục đích. Vì văn hóa truyền thống Trung Quốc trọng văn khinh võ, trọng đức khinh kỹ, chú trọng giá trị tập thể, bỏ qua nhu cầu cá nhân. Lý luận và thực tiễn dƣỡng sinh học theo đuổi trƣờng thọ đƣợc văn hóa chính thống ủng hộ và phát triển. Lý luận và thực tiễn dƣỡng sinh học của Trung Quốc rất phong phú, trong đó những quan điểm và lý luận rất có ý nghĩa khoa học, nhƣ nguyên lý ―cân bằng âm dƣơng‖.35 Dƣỡng sinh nhấn mạnh sự kết hợp động và tĩnh, nhƣng tĩnh là chủ yếu, thông qua điều chỉnh khí để dƣỡng tâm, dƣỡng thần và dƣỡng thân. Hình thức này phù hợp nhu cầu ―khắc kỷ‖ của văn hóa truyền thống Nho gia. Tức là yêu cầu con ngƣời nghiêm túc tự thân trong đạo đức. Làm cho tu thân kết hợp với tu đức, nhƣng bỏ qua vận động chân tay. Các hoạt động giải trí bao gồm hai phần: Hoạt động giải trí hoàng cung và hoạt động giải trí dân gian. Các hoạt động này có giá trị thẩm mỹ, nhƣng có xung đột với các văn hóa chủ lƣu, chƣa bao giờ trở thành một bộ phận của văn hóa chủ lƣu. Nhƣ quả cầu bắt đầu từ cổ đại Trung Quốc, từ trò chơi thi đấu trở thành biểu diễn mang tính kỹ năng, vì ―kỹ năng hóa‖ rất khó phổ biến. Sự phát triển của ―bai xi‖(百读) đã thể hiện đặc điểm của truyền thống thể thao Trung Quốc. ―Bai xi‖ rất phong phú đa dạng, bao gồm âm nhạc, nhảy múa, võ thuật... ―Bai xi‖ bắt đầu từ thời Tiên Tần, lúc đó đa số là hoạt động thi đấu, sau đó bị thống nhất vào hình thức biểu diễn để cho thƣởng thức.36 Nó bỏ qua hệ giá trị xã hội vận động thân thể, là 34 武读〃http://baike.baidu.com/view/120676.htm 阴阳平衡〃http://baike.baidu.com/view/1371319.htm 35 36 百读〃http://baike.haosou.com/doc/5789420-6002210.html 16
- cách thức để phát triển thân thể của nhân loại. Vì truyền thống thể thao Trung Quốc rất chú trọng giá trị xã hội và luân lý thể thao, làm cho các kỳ thi đấu lấy cá nhân làm cơ sở không đƣợc phát triển trong truyền thống thể thao. Thực tiễn của dƣỡng sinh học bị hạn chế bởi văn hóa xã hội. Các hoạt động giải trí có xung đột với văn hóa chủ lƣu của xã hội. Cho nên mối quan hệ giữa giáo dục, giải trí, dƣỡng sinh và huấn luyện quân sự thiếu phối hợp một cách hệ thống, rất khó hình thành môi trƣờng văn hóa xã hội để phát triển thể thao. Truyền thống thể thao Trung Quốc chú trọng đạo đức, nội tâm, nội tại, cũng chú trọng cách thức cuộc sống và sự phối hợp của yếu tố bên trong và bên ngoài, cũng nhƣ chú trọng hợp tác. 1.1.2.Bối cảnh quốc tế và Trung Quốc 1.1.2.1. Bối cảnh quốc tế Trong phạm vi toàn cầu và khu vực, mối quan hệ đa phƣơng toàn cầu lấy Liên hợp quốc làm trung tâm tiếp tục đƣợc điều chỉnh, quyền uy của Liên hợp quốc tăng cƣờng rõ ràng. Mối quan hệ đa phƣơng khu vực lấy sự hợp tác khu vực làm phƣơng tiện truyền đạt tiếp tục đƣợc điều chỉnh, EU, ASEAN, AU... đã cố gắng thúc đẩy nhất thể hóa nội bộ, SCO, APEC, ASEM đã giành đƣợc kết quả hợp tác mới. Quan hệ hai bên đặc biệt là sự phát triển của mối quan hệ với nƣớc lớn cũng đƣợc điều chỉnh, quan hệ Trung - Mỹ đạt đƣợc tiến trình mới, quan hệ hợp tác chiến lƣợc Trung - Nga đƣợc đi sâu phát triển, quan hệ căng thẳng Trung - Nhật đã đƣợc cải thiện. Xu thế đa cực tiếp tục phát triển trong vòng luẩn quẩn.37 Nhìn vào toàn cảnh giới thể thao quốc tế, đại hội Olympic chiếm vị trí rất quan trọng; Các liên đoàn thể thao quốc tế (IFs), các liên đoàn thể thao khu vực và châu lục rất sôi động; Có nhiều mâu thuẫn và đấu tranh trong lĩnh vực thể thao quốc tế. Đại hội Olympic có ảnh hƣởng rất lớn 37 熊光楷。大读读,大读整,大外交。学读读读〃2007 年 1 月 8 日 17
- Dƣới sự lãnh đạo của Ủy ban Olympic quốc tế, đại hội Olympic lấy ―hòa bình, hữu nghị, tiến bộ‖ làm mục tiêu, lấy ―nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn‖ làm khẩu hiệu. Qua hơn 100 năm phát triển, đặc biệt là mƣời mấy năm gần đây, nhân dân của 205 quốc gia và khu vực không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo và tín ngƣỡng, sum họp với nhau dƣới lá cờ 5 vòng tròn. Đại hội Olympic trở thành đại hội thể thao quốc tế mang tính tổng hợp cao nhất, có sức ảnh hƣởng lớn nhất trên thế giới, cũng là lực lƣợng quan trọng để duy trì hòa bình thế giới. Olympic lần thứ 1 năm 1896 chỉ có 241 vận động viên của 14 quốc gia tham gia (chỉ có vận động viên nam).38 Nhƣng đến Olympic lần thứ 29 năm 2008 đã có 11438 vận động viên của 205 quốc gia và khu vực tham gia.39 Đại hội Olympic không những là sân chơi thi đua thể thao có kỹ năng cao nhất, mà còn là sân chơi để thể hiện sức mạnh tổng hợp quốc gia, đƣợc các quốc gia và khu vực hết sức quan tâm. Theo điều tra và thống kê của công ty Gallup, lá cờ 5 vòng tròn Olympic là tiêu chí đƣợc ngƣời ta biết nhiều nhất trên thế giới, 75% ngƣời trong điều tra cho rằng Olympic liên quan đến hòa bình và hữu nghị.40 Các liên đoàn thể thao quốc tế, các liên đoàn thể thao khu vực và châu lục rất sôi nổi Hiện nay, có 62 liên đoàn thể thao quốc tế đƣợc Ủy ban Olympic quốc tế công nhận (có 35 môn thể thao của liên đoàn thể thao quốc tế đƣa vào môn thể thao đại hội Olympic).41 Trong đó các tổ chức thể thao mang tính thẩm mỹ nhƣ Liên đoàn quốc tế các hiệp hội bóng đá (FIFA), Hiệp hội quốc tế các Liên đoàn điền kinh (IAAF) và Liên đoàn bóng chuyền quốc tế (FIVB)... phát triển rất nhanh, ảnh hƣởng 38 Sports, 1896, first modern Olympic is heid, http://www.history.com/this-day-in-history/first-modern-olympics-is-held 39 2008 Summer Olympic, http://en.wikipedia.org/wiki/2008_Summer_Olympics 40 唐沛〃新中国体育外交的回读与展望【D】〃北京体育大学〃2011:35 41 国读读读体育读合会〃http://baike.baidu.com/view/206363.htm 18
- ngày càng tăng. Có nhiều loại thi đấu nhƣ: Cúp thế giới, thi đua ngôi sao, giải vô địch thế giới... làm cho giới thể thao quốc tế phát triển rất nhanh. Theo sự phát triển chuyên nghiệp hóa và thƣơng mại hóa thể thao, nguồn lực tài chính và sức ảnh hƣởng của nhiều tổ chức thể thao tăng rất mạnh. Đồng thời, các tổ chức thể thao quốc tế không ngừng hoàn thiện quy tắc và tổ chức thi đấu để củng cố địa vị của mình trên giới thể thao quốc tế. Thông qua các loại thi đấu và hội nghị định kỳ và không định kỳ, các tổ chức thể thao quốc tế với các liên đoàn thể thao các châu, các quốc gia và các khu vực hình thành một mạng lƣới lớn trên thế giới, ảnh hƣởng đến sự phát triển thể thao của thế giới nói chung và các nƣớc nói riêng. Các tổ chức hợp tác thể thao xuyên lục địa và khu vực xuất hiện và nổi lên, đại hội thể thao khu vực ngày càng nhiều, quy mô ngày càng lớn. Lấy khu vực châu Á và các khu vực xung quanh làm ví dụ, ngoài Á vận hội ra, những năm gần đây đã xuất hiện những đại hội thể thao mang tính khu vực nhƣ đại hội thể thao Đông Á, đại hội thể thao Trung Á, đại hội thể thao Tây Á. Những đại hội thể thao và tổ chức đƣợc thành lập dƣới bối cảnh dân tộc và tôn giáo, nhƣ đại hội thể thao Ả-rập, đại hội thể thao đoàn kết phụ nữ các nƣớc Hồi giáo; những đại hội thể thao đƣợc tổ chức dƣới bối cảnh ảnh hƣởng của chính trị truyền thống, nhƣ đại hội thể thao Liên bang Anh, đại hội thể thao cộng đồng Pháp ngữ; những đại hội thể thao đƣợc tổ chức với bối cảnh vị trí địa lý, nhƣ đại hội thể thao các nƣớc nhỏ của châu Âu, đại hội thể thao các nƣớc bán đảo Thái Bình Dƣơng; nhiều nhất là lấy khu vực làm cơ sở nhằm tăng cƣờng hợp tác, nhƣ đại hội thể thao Vịnh, đại hội thể thao Địa Trung Hải, đại hội thể thao cả châu Phi... Các mâu thuẫn và đấu tranh phức tạp trong lĩnh vục thể thao quốc tế Nhìn vào quốc tế, các nƣớc đang phát triển không hài lòng ―Chủ nghĩa trung tâm châu Âu‖, yêu cầu sáng lập trật tự mới thể thao quốc tế công bằng hợp lý, tham gia đại hội thể thao quốc tế một cách công bằng, giữ gìn lợi ích bản thân và tăng cƣờng hợp tác với các bên. Ở châu Á, mâu thuẫn giữa các tập đoàn Ả-rập Tây Á và khu vực Đông Á rất phức tạp. Trên giới thể thao quốc tế, hiện tƣợng tham nhũng và vấn đề trọng tài 19
- không công bằng rất phổ biến, một số tổ chức và cá nhân lợi dụng ―Vấn đề Đài Loan‖, lợi dụng vấn đề thuốc kích thích để công kích chế độ chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc. 1.1.2.2.Bối cảnh thể thao Trung Quốc Bƣớc vào thế kỷ 21, công việc ngoại giao chủ yếu của Trung Quốc là xây dựng toàn diện xã hội tiểu khang, ứng phó những vấn đề nóng quốc tế và các nƣớc láng giềng, nhƣ vấn đề khủng hoảng tài chính, vấn đề hạt nhân, vấn đề chống khủng bố... Trung Quốc xác định rõ mối quan hệ với các nƣớc lớn, các nƣớc láng giềng, các nƣớc thế giới thứ ba, nêu ra khẩu hiệu ―hòa bình, phát triển và hợp tác‖, khởi xƣớng xây dựng thế giới hài hòa. Bắt đầu từ chuẩn bị Olympic Bắc Kinh, Trung Quốc đƣợc phát triển toàn diện và nhanh chóng. Olympic Bắc Kinh năm 2008, lập khuôn khổ hợp tác của Trung Quốc với các nƣớc trên thế giới, làm cho các dân tộc trong nƣớc đoàn kết với nhau, tăng nhanh tiến trình phát triển của kinh tế Trung Quốc, cải thiện môi trƣờng sinh thái Trung Quốc, tạo ra hình tƣợng quốc tế là phát triển bền vững, thúc đẩy giao lƣu văn hóa và dung hòa tinh thần thể thao giữa Trung Quốc với các nƣớc phƣơng Tây, đã truyền bá quan điểm trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc.42 1.2.Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Nội dung ngoại giao thể thao 1.2.1.1.Thể thao Định nghĩa thể thao thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Khái niệm này nêu ra từ năm 1760, gọi là ―physical Education‖, chúng ta có thể nhìn thấy khái niệm thể thao nêu ra từ góc độ giáo dục, chƣa bao gồm chính trị, khoa học... nghĩa rất hẹp. Định nghĩa của nó thay đổi, gọi là ―physical Culture‖, nội dung thể thao phong phú. Sau đó, thể thao theo nghĩa rộng là ―physical education and sport‖ đƣợc ngƣời ta chấp nhận, nó thông qua rèn luyện thân thể nhằm tăng thể chất, thúc đẩy phát triển 42 读读等。2008 奥运提升中国国读地位和声望的研究。中国法制出版社。2007.(27-30) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
157 p | 481 | 142
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược xây dựng thương hiệu VNPT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
111 p | 483 | 80
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam Đảo
10 p | 276 | 76
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực Vĩnh Phúc
135 p | 214 | 76
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Du lịch quốc tế và vấn đề thị thực xuất nhập cảnh Việt Nam thực trạng và giải pháp
129 p | 248 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
94 p | 244 | 58
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 201 | 48
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương - chi nhánh Bình Dương
92 p | 147 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Giải pháp chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV) giai đoạn 2021 - 2025
99 p | 88 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế của Vietnam Airlines – Chi nhánh Miền Bắc
127 p | 25 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ check-in tại quầy thủ tục Vietnam Airlines ở nhà ga quốc nội sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
107 p | 58 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển thị trường cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
129 p | 37 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn