Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Hoàn thiện quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 9
download
Đề tài này đánh giá thực trạng hoạt động quản lý của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn thời gian qua và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân nhằm tăng cường hỗ trợ nông dân trong tỉnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt tiêu chí “kinh tế, tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Hoàn thiện quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THANH HƯỜNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THANH HƯỜNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. ĐỖ ĐỨC BÌNH THÁI NGUYÊN - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn: “Hoàn thiện quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả thu thập từ các nguồn tài liệu tin cậy đã được công bố trung thực và có nguồn gốc rõ ràng số liệu trong luận văn do cán bộ nghiệp vụ Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn cung cấp. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 02 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thanh Hường
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Hoàn thiện quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn” tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên của nhiều tập thể, cá nhân. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS Đỗ Đức Bình người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong công tác nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi còn được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, phòng quản lý SĐH, các đồng nghiệp tại địa điểm nghiên cứu. Nhân dịp này xin được gửi sự cảm ơn tới tập thể ban lãnh đạo, cán bộ Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn và các bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này./. Thái Nguyên, tháng 02 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thanh Hường
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 3 2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 4. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 4 5. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN ..................................................................................................... 5 1.1. Khái niệm về Quỹ hỗ trợ nông dân ...................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm về quỹ .............................................................................................. 5 1.1.2. Khái niệm về Quỹ hỗ trợ nông dân .................................................................. 6 1.1.3. Quá trình hình thành Quỹ HTND ..................................................................... 6 1.1.4. Quan niệm về quản lý, vai trò, đặc điểm, chức năng mục tiêu quản lý ............ 7 1.1.5. Quan niệm, nội dung quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân ........................................ 13 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ HTND ............................................ 29 1.2. Khái niệm về Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn ............................................................ 32 1.3. Cơ sở thực tiễn quản lý Quỹ HTND .................................................................. 33 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Quỹ HTND ở tỉnh Thái Bình ....................................... 33
- iv 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý Quỹ HTND ở Hà Tĩnh ................................................. 34 1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với Bắc Kạn ................................................ 36 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 37 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 37 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 38 Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN................................................. 41 3.1. Khái quát về địa bàn tỉnh Bắc Kạn .................................................................... 41 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 41 3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội ........................................................................... 47 3.2. Thực trạng quản lý Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn ................................................... 53 3.2.1. Quản lý việc huy động nguồn vốn .................................................................. 53 3.2.2. Quản lý hoạt động cho vay của Quỹ HTND tỉnh ............................................ 58 3.2.3. Quản lý thu hồi vốn Quỹ HTND tại Bắc Kạn ................................................. 64 3.2.4. Thực trạng quản lý tài chính Quỹ HTND tại Bắc Kạn ................................... 70 3.2.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động Quỹ .................................................. 72 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ HTND trên địa bàn Bắc Kạn ............ 72 3.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 72 3.3.2. Cơ chế, chính sách .......................................................................................... 74 3.3.3. Chất lượng cán bộ ........................................................................................... 75 3.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin ........................................................................ 75 3.3.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát ........................................................................... 76 3.3.6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị khác ............................................................... 76 3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý Quỹ HTND trong thời gian qua ............ 76 3.4.1. Ưu điểm phát triển quỹ ................................................................................... 76 3.4.2. Một số hạn chế, bất cập ................................................................................... 80 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập ....................................................... 81 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CỦA QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH BẮC KẠN............................................................................... 83
- v 4.1. Quan điểm, mục tiêu về quản lý Quỹ HTND .................................................... 83 4.1.1. Quan điểm ....................................................................................................... 83 4.1.2. Mục tiêu .......................................................................................................... 84 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý của Quỹ HTND ................................................... 84 4.2.1. Hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý ............................................................ 84 4.2.2. Hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ quản lý ........................................................ 85 4.2.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản hoạt động quản lý ............................................. 86 4.2.4. Hoàn thiện mô hình tổ chức Quỹ .................................................................... 87 4.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát ........................................................... 88 4.2.6. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ............................................................. 88 4.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 89 4.3.1. Với Quỹ HTND Trung ương........................................................................... 89 4.3.2. Với UBND tỉnh Bắc Kạn ................................................................................ 89 4.3.3. Với Ban Nông thôn mới .................................................................................. 90 4.3.4. Với sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính ................................................... 90 4.3.5. Với Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn ..................................................................... 90 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 93
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành BQ : Bình quân CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HND : Hội nông dân HTND : Hỗ trợ nông dân TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tình hình phân bố sử dụng đất đai tỉnh Bắc Kạn ..................................... 44 Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động tỉnh Bắc Kạn ............................................. 47 Bảng 3.3. Tăng trưởng nguồn vốn của Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn (giai đoạn 2014 - 2016) ............................................................................................. 55 Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn (giai đoạn 2014 - 2016)........ 56 Bảng 3.5. Kết quả cho vay của Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn (giai đoạn 2014-2016) ...... 61 Bảng 3.6. Tình hình giao vốn của Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn (giai đoạn 2014-2016) .... 62 Bảng 3.7. Thu nợ gốc Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn (giai đoạn từ năm 2014- 2016) .............................................................................................. 66 Bảng 3.8. Kết quả thu nợ gốc so với dư nợ cho vay Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn (giai đoạn 2014-2016).............................................................................. 67 Bảng 3.9. Kế hoạch thu hồi vốn của Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014-2016 ............................................................................................... 69
- viii DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Bắc Kạn ................................................. 42 Biểu đồ 3.1. Tình hình sử dụng đất đai tỉnh Bắc Kạn năm 2014, 2016 .................... 45 Biểu đồ 3.2. Nguồn vốn cho vay qua các năm (2014-2016)..................................... 57 Biểu đồ 3.3. Tình hình thu nợ gốc so với nợ cho vay của tỉnh Bắc Kạn năm 2014-2016 ............................................................................................ 68
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có vị trí, vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân là nhiệm vụ chiến lược và là cơ sở đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước. Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu vượt bậc, làm tiền đề vững chắc để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đạt được những thành tích to lớn đó là do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự đồng thuận, ý chí quyết tâm của nông dân và sự nỗ lực của các cấp, các ngành. Trong đó ngành tín dụng, ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp ở nông thôn và hàng chục triệu hộ nông dân mỗi năm. Tham gia vào thị trường tài chính tín dụng nông thôn, bên cạnh các định chế tài chính chính thức như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân…, còn có các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội tự nguyện, các tổ chức phi chính phủ thông qua hệ thống ngân hàng hoặc qua các hiệp hội cũng đã tham gia rất hiệu quả vào quá trình cung ứng vốn, chuyển tải vốn tín dụng nhanh chóng, thuận lợi cho nông dân, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân. Được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành trung ương, cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện, những năm qua Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai công tác xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân và tổ chức hoạt động dịch vụ hỗ trợ vốn cho nông dân đạt được một số kết quả khả quan, giúp hàng triệu hộ nông dân có vốn phát triển sản xuất, kinh
- 2 doanh tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và làm giầu chính đáng, góp phần ổn địch chính trị ở nông thôn. Qua đó, giúp công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân ngày càng sâu rộng, hiệu quả tổ chức Hội các cấp được củng cố vững chắc. Được sự đồng ý của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Bắc Kạn, Đề án thành lập “Quỹ hỗ trợ nông dân” đã được xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Để đưa nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới vào cuộc sống và để góp phần đẩy mạnh hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với lĩnh vực công tác này, các cấp Hội Nông dân đã tích cực tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết cho cán bộ, hội viên nông dân. Không những thế, Hội Nông dân tỉnh còn cụ thể hoá Quyết định thông qua hoạt động của các dự án vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân. Các dự án đã xây dựng thành công các mô hình phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân theo hướng tập trung sản xuất hàng hoá chất lượng cao, gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với chế biến, tiêu thụ và dịch vụ... Các dự án thuộc Quỹ hỗ trợ nông dân cũng góp phần đẩy mạnh việc áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất; hoạt động của các dự án cũng góp phần thúc đẩy liên kết giữa nông dân và Doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ... Như vậy, các hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân không những thể hiện trách nhiệm, vai trò của Hội Nông dân mà còn góp phần định hướng phát triển đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh theo đúng tinh thần. Với vai trò và trách nhiệm được giao, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn phần nào đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các hộ hội viên nông dân trong tỉnh. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, hoạt động quản lý của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn còn bộc lộ nhiều yếu kém như: Tốc độ tăng trưởng vốn còn chậm, quy mô vốn của nhiều đơn vị còn quá nhỏ, đặc biệt là ở cấp xã, phường, thị trấn chưa xây dựng được quỹ, hệ thống tổ chức, quản lý điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân, tổ chức các hoạt động dịch vụ,
- 3 hỗ trợ vốn trong hệ thống không hoàn thiện cả về bộ máy, chức năng, nhiệm vụ cán bộ còn kiêm nhiệm chưa có cán bộ chuyên trách, cơ chế chỉ đạo, quản lý và điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân chưa thực sự rõ ràng và thống nhất ở các cấp Hội…, nên việc hỗ trợ cho nông dân còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn; việc nghiên cứu tìm giải pháp hoàn thiện quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh đang là nhu cầu cấp bách đặt ra. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài "Hoàn thiện quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn" làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn thời gian qua và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân nhằm tăng cường hỗ trợ nông dân trong tỉnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt tiêu chí “kinh tế, tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận chung về quản lý, quản lý của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn. - Phân tích thực trạng quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn thời gian qua, nêu những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. - Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý Quỹ HTND tại tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2014 - 2016, từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND tại tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.
- 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu Quỹ hỗ trợ đối với nông dân tỉnh Bắc Kạn * Thời gian: nghiên cứu hoạt động quản lý Quỹ HTND của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014-2016. * Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý một số Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn và đề đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 4. Đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn. Thông qua việc hoàn thiện quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân, vai trò của tổ chức Hội Nông dân các cấp trong việc tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội ở cơ sở được nâng cao, góp phần củng cố xây dựng tổ chức Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn vững mạnh. Đề tài luận văn còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác nghiên cứu, chỉ đạo thực tiễn đối với các Quỹ hỗ trợ nông dân. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 4 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân. - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Thực trạng hoạt động quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN 1.1. Khái niệm về Quỹ hỗ trợ nông dân 1.1.1. Khái niệm về quỹ Quỹ là tổ chức phi Chính phủ do cá nhân, tổ chức tự nguyện dành một khoản tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua hợp đồng, hiến tặng, di chúc; có mục đích tổ chức, hoạt động theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 30/2014/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập, công nhận điều lệ. Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận (Chính phủ, 2014). Quỹ xã hội: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích chính nhằm hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận (Chính phủ, 2014). Quỹ hỗ trợ: là số tiền hay nói chung là tiền của dành riêng cho những hoạt động giúp đỡ, tương trợ. Không vì lợi nhuận: Là không tìm kiếm lợi nhuận để phân chia, lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động được dành cho các hoạt động của quỹ theo điều lệ đã được công nhận. Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của Quỹ: Thành lập và hoạt động không vì lợi nhuận, hoạt động theo điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, theo quy định của Nghị định số: 30/2014/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các quy định khác của pháp luật liên quan; công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của Quỹ; không phân chia tài sản của quỹ trong quá trình quỹ đang hoạt động (Chính phủ, 2014).
- 6 1.1.2. Khái niệm về Quỹ hỗ trợ nông dân Quỹ hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân Việt Nam được thành lập trên cơ sở văn bản số 4035/KHTT ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ và và Quyết định số 673/QĐ - TTG ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ hỗ trợ nông dân chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Quỹ hỗ trợ nông dân có tư cách pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối kế toán riêng, đặt trụ sở tại cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Tên giao dịch tiếng anh của Quỹ hỗ trợ nông dân là Supporting Fund for Famers, viết tắt là SFF (Hội Nông dân Việt Nam, 2014). Trong khuôn khổ luận văn này, khái niệm Quỹ hỗ trợ nông dân được hiểu như sau: Quỹ hỗ trợ nông dân là một tổ chức tài chính đặc biệt có tư cách pháp nhân, có con dấu, được đặt trong hệ thống tổ chức Hội Nông dân Việt Nam nhằm hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thông qua đó thu hút, tập hợp hội viên nông dân tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Hội. 1.1.3. Quá trình hình thành Quỹ HTND Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về tín dụng, Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế hộ nông dân. Bên cạnh các hoạt động tín dụng chính thức, Đảng và nhà nước còn khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quần chúng thành lập các loại quỹ nhằm thu hút sự đóng góp của toàn xã hội tạo thêm nguồn lực giúp nông dân có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nghị quyết Đại hội II của Hội Nông dân Việt Nam (năm 1993), Ban thường vụ Trung ương Hội Nông
- 7 dân Việt Nam đã chủ trương xây dựng đề án thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân, mà trước hết là nông dân nghèo có vốn phát triển sản xuất. Đề án đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý và Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Ngày 02 tháng 3 năm 1996, ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ Nông dân thuộc Hội nông dân Việt Nam. 1.1.4. Quan niệm về quản lý, vai trò, đặc điểm, chức năng mục tiêu quản lý 1.1.4.1. Quan niệm về quản lý Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau nên quan niệm về quản lý giữa các nhà nghiên cứu, các học giả và những nhà thực tiễn cũng khác nhau: Mary Parker Follett định nghĩa: quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác. Như vậy, theo quan điểm này nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoàn thành công việc bằng chính mình. F.W Taylor, từ góc độ kinh tế - kỹ thuật lại cho rằng: quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Henrry Fayol là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình, cho rằng: quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. Còn J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich thì cho rằng: quản lý là một quá trình do một người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được. Có thể hiểu: quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã
- 8 định trước. Hệ thống quản lý bao gồm: chủ thể quản lý, đối tượng bị quản lý và bộ máy quản lý; giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý có mối liên hệ với nhau bằng các dòng thông tin. Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.Theo đó, các công việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát phải được thực hiện theo một trình tự nhất định; những hoạt động này còn được gọi là các chức năng quản lý. 1.1.4.2. Vai trò của Quỹ HTND Quỹ HTND có các vai trò chính sau: * Vai trò phát triển kinh tế: Hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm xoá đói giảm nghèo. Giúp các hội viên Nông dân mở rộng quy mô sản xuất và sản xuất hàng hoá, phát triển ngành nghề. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn. Thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, từ đó làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi.v.v, tăng thu nhập cho nông dân. Khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để tạo ra các loại nông sản mang tính hàng hoá, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao. * Vai trò xã hội: Các dự án được triển khai: tạo việc làm thường xuyên và thời vụ cho nhiều lao động, tạo thu nhập ổn định và nâng cao mức sống cho các hộ hội viên nông dân tham gia dự án; góp phần xây dựng xã hội ổn định, bảo vệ trị an; góp phần thay đổi nhận thức của nông dân về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nông, lâm, ngư nghiệp;
- 9 Thông qua các hoạt động của dự án, có thể trực tiếp và gián tiếp, tuyên truyền tới hội viên nông dân về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. * Vai trò đối với tổ chức Hội Nông dân: Thông qua việc thực hiện các dự án vay vốn từ Quỹ HTND, nông dân tích cực tham gia các phong trào thi đua do Hội phát động như: phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi; thi đua xây dựng nông thôn mới; tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh. Qua hoạt động quỹ HTND, trình độ năng lực của cán bộ Hội các cấp được nâng lên về nhiều mặt như: tổ chức chỉ đạo, quản lý điều hành, am hiểu sâu hơn về nguyên tắc quản lý và sử dụng tiền vốn, về xây dựng mô hình kinh tế phát triển sản xuất... Các dự án Quỹ HTND được triển khai cũng tạo điều kiện để Hội Nông dân Việt Nam đẩy mạnh hoạt động, tuyên truyền, tập hợp nông dân, thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. 1.1.4.3. Đặc điểm của quản lý Quản lý có những đặc điểm cơ bản sau: - Quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến Khi con người cùng tham gia hoạt động với nhau thì tất yếu phải có tác nhân quản lý nếu muốn đạt tới trật tự và hiệu quả. Chính vì vậy, hoạt động quản lý tồn tại như một tất yếu ở mọi loại hình tổ chức khác nhau. - Hoạt động quản lý biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người Thực chất của quan hệ giữa con người với con người trong quản lý là quan hệ giữa chủ thể quản lý (người quản lý) và đối tượng quản lý (người bị quản lý). Trong khi các hoạt động cụ thể của con người là quan hệ giữa chủ thể (con người) với đối tượng của nó (phi con người), thì trong hoạt động quản lý, dù ở
- 10 lĩnh vực hay cấp độ nào cũng là sự biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người. Vì vậy, hoạt động quản lý biểu hiện mối quan hệ giữa người với người. - Quản lý là tác động có ý thức Chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý là những con người hiện thực để điều khiển hành vi, phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực của họ nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Vì vậy, tác động quản lý của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý phải là tác động có ý thức, nghĩa là tác động bằng tình cảm (tâm lý), dựa trên cơ sở tri thức khoa học (khách quan, đúng đắn) và bằng ý chí (thể hiện bản lĩnh). - Quản lý là tác động bằng quyền lực Hoạt động quản lý được tiến hành trên cơ sở các công cụ, phương tiện và cách thức tác động nhất định. Tuy nhiên, khác với các hoạt động khác, hoạt động quản lý chỉ có thể tồn tại nhờ ở yếu tố quyền lực. Quyền lực là nhân tố giúp cho chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý để điều khiển hành vi của họ. Quyền lực được biểu hiện thông qua các quyết định quản lý, các nguyên tắc quản lý, các chế độ, chính sách... - Quản lý là tác động theo quy trình Hoạt động quản lý được tiến hành theo một quy trình: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Đó là quy trình chung cho mọi nhà quản lý và mọi lĩnh vực quản lý. Với quy trình như vậy, hoạt động quản lý được coi là một dạng lao động mang tính gián tiếp và tổng hợp. Nghĩa là nó không trực tiếp tạo ra sản phẩm mà nhờ thực hiện các vai trò định hướng, thiết kế, duy trì, thúc đẩy và điều chỉnh để từ đó gián tiếp tạo ra nhiều sản phẩm hơn và mang lại hiệu lực và hiệu quả cho tổ chức. - Quản lý là hoạt động để phối hợp các nguồn lực Thông qua tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình mà hoạt động quản lý mới có thể phối hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài tổ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 782 | 254
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy học thống kê theo hướng phát triển năng lực tư duy cho học sinh Trung học phổ thông
79 p | 224 | 59
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980
13 p | 311 | 57
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp thúc đẩy hoạt động sát nhập mua lại ngân hàng theo quy định hướng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam
110 p | 167 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 88 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 109 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thử việc theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam - Thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh
95 p | 42 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông
120 p | 63 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 119 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 193 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
102 p | 53 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy học theo định hướng giáo dục STEM môn Hóa học 11 tại các trường THPT của quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
229 p | 18 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018
129 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự thay đổi theo tháng của hàm lượng, chất lượng carrageenan và hoạt tính lectin từ rong đỏ Betaphycus gelatinus
94 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phân tích ổn định của thanh bằng phương pháp chuyển vị cưỡng bức
71 p | 33 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu ổn định của cột bê tông cốt thép theo TCVN 5574 - 2012
78 p | 47 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn