intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan niệm về đạo đức và pháp quyền trong triết học Immanuel Kant

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

61
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là phân tích những điều kiện, tiền đề hình thành quan niệm đạo đức và pháp quyền, làm rõ những nội dung cơ bản về đạo đức và pháp quyền, mối quan hệ giữa chúng trong triết học Kant, qua đó chỉ ra giá trị và hạn chế của nó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan niệm về đạo đức và pháp quyền trong triết học Immanuel Kant

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LẠI THỊ MAI QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP QUYỀN TRONG TRIẾT HỌC IMMANUEL KANT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LẠI THỊ MAI QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP QUYỀN TRONG TRIẾT HỌC IMMANUEL KANT Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. HOÀNG THỊ HẠNH Hà Nội - 2018
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 7 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu....................................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 7 CHƢƠNG 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP QUYỀN CỦA KANT .................................. 8 1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................... 8 1.2. Những tiền đề lý luận hình thành quan niệm đạo đức và pháp quyền của Kant ...................................................................................................... 11 1.3. Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của Kant ........................................ 21 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC, PHÁP QUYỀN TRONG TRIẾT HỌC KANT.................................................................... 27 2.1. Quan niệm của Kant về đạo đức ......................................................... 27 2.1.1. “Tự do” phạm trù trung tâm trong đạo đức học của Kant .................. 29 2.1.2. Các quy luật hay định lý xác định hành vi đạo đức ............................. 36 2.1.3. Mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học của Kant................................ 43 2.1.4. Sự thiện tối cao trong đạo đức học của Kant ...................................... 50 2.2. Quan niệm của Kant về pháp quyền .................................................. 56 2.2.1. Mục đích của triết học pháp quyền ..................................................... 57 2.2.2. Trách nhiệm pháp lý ........................................................................... 65 2.2.3. Các quyền cơ bản trong triết học pháp quyền ..................................... 76 2.2.4. Quan niệm của Kant về pháp quyền trong nhà nước .......................... 81
  4. CHƢƠNG 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP QUYỀN TRONG TRIẾT HỌC KANT.................................................................... 90 3.1. Đạo đức - cơ sở hình thành pháp quyền ............................................. 90 3.2. Triết học pháp quyền của Kant - sự tiếp tục triển khai những nguyên lý của triết học đạo đức trong thực tiễn .................................................... 95 3.3. Gía trị và hạn chế trong quan niệm về đạo đức và pháp quyền của Kant 99 3.3.1. Gía trị và hạn chế trong quan niệm về đạo đức của Kant ................... 99 3.3.2. Gía trị và hạn chế trong quan niệm về pháp quyền của Kant ............ 101 3.4. ý nghĩa của việc nghiên cứu tƣ tƣởng về đạo đức và pháp quyền trong triết học Kant đối với việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ............................................................................... 104 KẾT LUẬN ............................................................................................... 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 113
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kant người sáng lập triết học cổ điển Đức, nhà tư tưởng vĩ đại mà cho đến ngày nay những tác phẩm của Kant vẫn đang được các nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu. Các bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án tiến sĩ, các sách chuyên khảo về ông vẫn đều đặn được in ra. Bởi di sản của ông để lại hết sức phong phú và phức tạp đi vào nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, nêu lên những ý tưởng mới, trừu tượng, nhiều mâu thuẫn. Cho đến nay dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về Kant nhưng không phải ai cũng hiểu ông một cách hoàn toàn giống nhau, người ta có thể chấp nhận hoặc phê phán ông từ nhiều phía khác nhau. Nhưng dù phê phán thế nào thì người ta cũng đều thừa nhận rằng Kant là nhà triết học, nhà văn hóa vĩ đại của nhân loại. Nhiều tư tưởng của ông từng là cơ sở cho không ít quan niệm triết học và các cuộc tranh luận trên thế giới. Trong đó tư tưởng về đạo đức và pháp quyền là một trong những vấn đề cốt yếu trong triết học thực tiễn của Kant. Kant đã đặt ra và giải quyết hàng loạt các vấn đề thực tiễn không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển tư tưởng triết học Châu Âu mà còn trên khắp thế giới và cho đến ngày nay vẫn là vấn đề cấp thiết và cần được nghiên cứu. Trên cơ sở tài liệu mà nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu về nhiều vấn đề trong đó có những vấn đề thuộc lĩnh vực triết học thực tiễn của Kant như đạo đức và pháp quyền. Tác giả luận văn muốn đi sâu vào tìm hiểu vấn đề đạo đức và pháp quyền trong triết học của Kant. Trong thời đại ngày nay với sự bùng nổ của tri thức khoa học con người đang đứng trước nghịch lý, mâu thuẫn không dễ giải quyết. Cùng với sự phát triển của tri thức khoa học, phương tiện công nghệ mới, đời sống vật chất tuy được đảm bảo, nhưng con người ngày càng xuống cấp suy thoái về 1
  6. mặt đạo đức, bất chấp pháp luật. Mất phương hướng trong nhiều vấn đề của cuộc sống, sinh thái môi trường, chiến tranh, xung đột sắc tộc, khoảng cách giàu nghèo, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, con người dùng chính những thành tựu khoa học công nghệ để chống lại loài người. Vì vậy vấn đề đạo đức và pháp quyền càng cần được nghiên cứu và là vấn đề vô cùng cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng mang tính thời đại. Pháp quyền hiện thân của nó là nhà nước ấn định trình độ tổ chức thực tiễn đạo đức. Với những ai phủ nhận sạch trơn pháp quyền, thì sự rao giảng đạo đức sẽ mất đi những cầu nối và điểm tựa trong môi trường thực tế. Từ những lý do nhận thức và thực tiễn đó tôi chọn đề tài“Quan niệm về đạo đức và pháp quyền trong triết học Immanuel Kant”để làm luận văn thạc sĩ triết học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quan niệm của Kant về đạo đạo và pháp quyền. Nhóm các công trình bàn về vấn đề đạo đức phải kể đến“Triết học cổ điển Đức:Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học”. Đây là những bài viết của nhiều tác giả được in thành “Kỷ yếu hội thảo quốc tế”, kỷ niệm 200 năm ngày mất của Kant. Kỷ yếu có nhiều bài viết về đạo đức học, tiêu biểu phải kể đến“Đạo đức học của Cantơ và ý nghĩa hiện thời của nó” của Nguyễn Trọng Chuẩn.“Triết học đạo đức của Cantơ và ảnh hưởng của nó đối với nền triết học phương Tây” của Ngô Thị Mỹ Dung, “Chủ nghĩa nhân đạo trong đạo đức học của I.Cantơ:Aỏ tưởng hay hiện thực?(Qua phân tích ý tưởng của I.Cantơ về một nền hòa bình vĩnh cửu) của Nguyễn Quang Hưng hay “Thế giới đạo đức trong triết học thực tiễn của Cantơ” của Nguyễn Kim Lai.“Đạo đức học Cantơ và tư tưởng văn hóa hòa bình” của Vũ Thị Thu Lan. “I.Cantơ và phạm trù nghĩa vụ đạo đức” của Võ Minh Tuấn. Những bài viết này đã tập trung làm rõ những nội dung và ý nghĩa của đạo đức học Kant như: 2
  7. Bổn phận và nghĩa vụ đạo đức, mệnh lệnh tuyệt đối, lý tưởng về một nền hòa bình vĩnh cửu, tự do ý chí. Đó là những đóng góp có giá trị cho việc nghiên cứu có tính hệ thống hơn quan niệm về đạo đức của Kant. Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình khác nghiên cứu về đạo đức học của Kant như cuốn sách mang tên“Triết học Kant” của Trần Thái Đỉnh được nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 1972. Ở đây Trần Thái Đỉnh đã trình bày toàn bộ hệ thống triết học Kant một cách cụ thể, sâu sắc, thông qua các tác phẩm của triết gia này, nội dung cuốn sách đề cập đến là quan niệm của Kant về nguyên tắc, động cơ, đối tượng, mệnh lệnh của lý tính thực hành. Tiếp theo là công trình của Nguyễn Văn Huyên mang tên“Triết học Imanuen Cantơ” được nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1996, học giả đã hệ thống lại toàn bộ triết học Kant. Ngoài ra còn kể đến các nghiên cứu của Nguyễn Huy Hoàng với tác phẩm “Chân dung triết gia Đức” (2000). Hay những nghiên cứu về đạo đức học của Kant của tác giả Vũ Thị Thu Lan được thể hiện trong luận văn thạc sỹ với đề tài “Mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học của Cantơ” (2004). Lê Công Sự trong tác phẩm“Triết học cổ điển Đức” (2006) của nhà xuất bản Thế giới. Nhìn chung các tác phẩm này đã đánh giá khá toàn diện và sâu sắc về đạo đức học của Kant. Gần đây luận án tiến sỹ của Vũ Thị Thu Lan với đề tài “Đạo đức học của Kant và những giá trị, hạn chế của nó” (2010). Trong luận án trên Vũ Thị Thu Lan đã khái quát những phạm trù cơ bản của đạo đức học Kant như: Thiên hướng, ý chí, lý tính thực tiễn, nguyên tắc... Tác giả đi sâu làm rõ vấn đề mệnh lệnh tuyệt đối, thấy được Kant xây dựng đạo đức học như một khoa học, làm sâu sắc hơn hệ thống các phạm trù. Nhóm các công trình nghiên cứu về pháp quyền của triết học Kant có“Một số quan niệm về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng phương Tây”của Nguyễn Vũ Hảo, in trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, được 3
  8. nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2012. Tác giả đã khái quát các tư tưởng về nhà nước pháp quyền từ thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại tới thời kỳ cận hiện đại ở phương Tây trong đó nêu lên đóng góp của Kant cho việc xây dựng và phát triển học thuyết về nhà nước pháp quyền. “Quan niệm của I.Kant về pháp quyền trong nhà nước với tư cách cộng đồng luật pháp” của Đặng Hữu Toàn được in trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (2012). Tác giả đi sâu phân tích nhiều khía cạnh vấn đề nhà nước với tư cách cộng đồng luật pháp về vai trò của pháp quyền trong nhà nước, quan niệm của Kant về một nhà nước lý tưởng. Cùng bàn về vấn đề triết học pháp quyền cuốn sách“Triết học chính trị xã hội của I. Kant, J.G. Fichte và G.W.F. Hegel” của Nguyễn Quang Hưng được nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2013. Tác giả đã làm rõ nhiều vấn đề nêu lên tư tưởng quan trọng trong quan niệm về pháp quyền của Kant, phân tích các quyền riêng tư, quyền con người, luật công, trình bày rõ các hình thức quyền lực nhà nước mà Kant đã kế thừa từ các bậc tiền bối nhất là các nhà khai sáng Pháp Montesquieu và Rousseau về phân chia quyền lực trong cơ cấu bộ máy nhà nước. “Lịch sử tư tưởng triết học pháp quyền Đức từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX”,được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật ấn hành năm 2016 của Ngô Thị Mỹ Dung. Trong đó tác giả đã cố gắng trình bày và phân tích một cách có hệ thống tư tưởng triết học pháp quyền Đức từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX, tác giả phân tích một cách cơ bản vấn đề nhà nước và pháp luật, triết học pháp quyền. Theo tác giả, Kant đã khẳng định quyền tự nhiên, nghĩa vụ của con người cũng như hình thức và quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo cho những quyền và nghĩa vụ đó được thực thi. Con người trong triết học pháp quyền của Kant được hiểu là chủ thể độc lập, chủ thể tự quyết và tự ban hành luật. 4
  9. Nhóm những công trình bàn về mối quan hệ giữa pháp quyền và đạo đức có: “Mối quan hệ giữa triết học đạo đức và triết học pháp quyền trong triết học Immanuel Kant” của Ngô Thị Mỹ Dung được đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội, Viện KHXH vùng Nam bộ, số 05, 2007, tr.17 -21. Trong bài viết này, tác giả trình bày nội dung cơ bản triết học đạo đức và triết học pháp quyền của Kant. Theo tác giả triết học pháp quyền của Kant là sự tiếp tục triển khai những nguyên lý của triết học đạo đức trong thực tiễn. Tiếp theo là “Quan hệ giữa đạo đức với các lĩnh vực đời sống xã hội khác trong quan điểm đạo đức học của Kant” của Nguyễn Văn Sanh. In trong tác phẩm “Triết học cổ điển đức những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học”. Ở đây tác giả khái quát quan niệm của Kant về mối quan hệ giữa đạo đức với các lĩnh vực đời sống xã hội như quan hệ giữa đạo đức và tôn giáo, đạo đức và văn hóa, đặc biệt là mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật để thấy Kant đã làm sáng tỏ tính đặc thù của đạo đức theo sự phân định với pháp luật, động lực bên ngoài và bên trong của hành vi xã hội. Trong luận văn có phần giới thiệu về điều kiện, tiền đề, sự ra đời triết học Kant cũng như tiểu sử của ông. Về vấn đề này luận văn chủ yếu khai thác các tài liệu như “I.Cantơ người sáng lập nền triết học cổ điển Đức” của Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên). Will Durant (1994), “Tuyển tập danh tác triết học từ Plato đến Derrida”, Ted Honderich (chủ biên) (2002). Câu chuyện triết học (qua chân dung Plato Aristote Bacon Kant Spinoza Volttaire Spencer), Samuel Enoch Stumpf (2004), “Lịch sử triết học và các luận đề”, Nxb lao động. Forrest E. Baird (2006), Hành trình cùng triết học, Nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội. Phần cuối tập 2 của “Phê phán lý tính thuần túy” của Immanuel Kant do Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải xuất bản 2014. 5
  10. Các công trình, bài viết của các tác giả trước đó về Kant có ưu điểm đã phân tích và chỉ rõ thế nào là đạo đức, bản chất, đặc điểm trong quan niệm của Kant. Bàn về triết học thực tiễn của Kant có rất nhiều đề tài, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu, hệ thống hóa cả về đạo đức và pháp quyền trong triết học Kant, đặc biệt là mối quan hệ giữa chúng, vì lý do đó nên tác giả luận văn muốn góp phần làm rõ hơn quan niệm của Kant về triết học đạo đức và triết học pháp quyền làm cơ sở giải quyết các vấn đề đời sống xã hội Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của luận văn là: Phân tích những điều kiện, tiền đề hình thành quan niệm đạo đức và pháp quyền, làm rõ những nội dung cơ bản về đạo đức và pháp quyền, mối quan hệ giữa chúng trong triết học Kant, qua đó chỉ ra giá trị và hạn chế của nó. - Để thực hiện được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ: + Phân tích điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng đạo đức và pháp quyền trong triết học Kant. + Phân tích những quan niệm cơ bản về đạo đức và pháp quyền, mối quan hệ giữa chúng trong triết học Kant. + Chỉ ra giá trị và hạn chế trong quan niệm về đạo đức và pháp quyền của Kant. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Quan niệm về đạo đức và pháp quyền trong triết học Kant. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là các nội dung cơ bản về đạo đức và pháp quyền trong triết học Kant. 6
  11. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: + Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh để qua đó tiếp cận nghiên cứu nội dung đạo đức và pháp quyền trong triết học Kant. + Luận văn tiếp cận vấn đề trên cơ sở phân tích quan điểm của Kant về đạo đức và pháp quyền trong các tác phẩm chủ yếu như: Phê phán lý tính thực hành, Phê phán lý tính thuần túy, Phê phán khả năng suy diễn, Hướng tới một nền hòa bình vĩnh cửu. - Phương pháp nghiên cứu: + Luận văn sử dụng cách tiếp cận khách quan, biện chứng + Luận văn vận dụng phương pháp triết học chủ yếu như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống nhất logic và lịch sử, phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa, phương pháp thống nhất giữa quy nạp và diễn dịch. 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu - Ý nghĩa lý luận: Luận văn cho thấy rõ ràng, sâu sắc hơn quan niệm của Kant về đạo đức và pháp quyền, những điều liên quan trực tiếp tới cuộc sống hiện thực, thêm vào đó cũng thấy con người ngày càng đánh mất tự do, đạo đức, bất chấp pháp luật. Luận văn phân tích rõ mối quan hệ, sự tác động giữa đạo đức và pháp quyền, chỉ ra những giá trị và hạn chế chủ yếu trong quan niệm về đạo đức và pháp quyền của Kant. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho học tập và nghiên cứu các môn lịch sử triết học, triết học Mác - Lênin. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 8 tiết. 7
  12. CHƢƠNG 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP QUYỀN CỦA KANT 1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội Triết học Kant ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nước Đức hết sức rối ren và đầy mâu thuẫn. Lịch sử châu Âu đã cho thấy, cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX điều kiện kinh tế - xã hội có sự chuyển biến rõ rệt, khẳng định sự thắng lợi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đưa tầng lớp tư sản lên nắm quyền thống trị, quan hệ phong kiến tồn tại dai dẳng trong lịch sử đã trở nên lỗi thời. Chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở một số nước Tây Âu như Anh, Pháp... đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có trong lịch sử. Những thành tựu kinh tế mà đỉnh cao là cách mạng công nghiệp ở Anh càng khẳng định sức mạnh của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới cùng với cuộc cách mạng tư sản Pháp làm rung chuyển cả châu Âu, đánh dấu sự mở đầu của nền văn minh công nghiệp trong lịch sử nhân loại. Những thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội và giáo dục tạo điều kiện, tiền đề quan trọng cho sự phát triển khoa học nói chung, triết học nói riêng. Những tiến bộ của khoa học với việc phát minh ra điện tạo bước nhảy vọt từ công trường thủ công tới công nghiệp cơ khí. Bên cạnh sự phát triển của khoa học như một nhu cầu lịch sử, triết học thâm nhập vào cuộc sống, tìm tòi và khám phá sức mạnh lý tính con người, trong đó triết học I.Kant là một ví dụ điển hình cho khuynh hướng đó. Trong khi nhiều nước Tây Âu đang có những thay đổi nhảy vọt, thì ở nước Đức cho đến đầu thế kỷ XIX vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu, sự phân tán về kinh tế và chính trị là lực cản lớn của nước Đức trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Nước Đức nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, suốt từ năm 1618 đến năm 8
  13. 1648 xảy ra liên tiếp các cuộc chiến tranh với nước láng giềng làm tình hình đất nước kiệt quệ, trì trệ. Bộ máy nhà nước cồng kềnh, hà khắc, tư tưởng dân chủ, tiến bộ bị chèn ép. Nước Đức so với các nước châu Âu khác như Anh lạc hậu hơn 200 năm, với Pháp 50 năm. Về kinh tế, nền kinh tế bị ràng buộc bởi quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, ruộng đất tập trung chủ yếu trong tay các địa chủ, những tàn dư của chế độ nông nô khiến cho năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân hết sức bấp bênh, khốn khổ và cùng cực. Về chính trị, triều đình Phổ đứng đầu là Vua Friedrich Wilhem II rất bảo thủ và ngoan cố tăng cường quyền lực, duy trì chế độ quân chủ chuyên chế hà khắc, dã man. Về tư tưởng, hệ tư tưởng thần học chiếm vị trí độc tôn trên vũ đài lý luận. Thần học là khoa học cơ bản trong các trường đại học tổng hợp, triết học thỏa hiệp với tôn giáo. Trước một thực trạng xã hội rối ren, phức tạp và mâu thuẫn chồng chất, mặc dù kinh tế, chính trị nước Đức thời kỳ này còn lạc hậu, nhưng triết học, nghệ thuật và văn hóa đã đạt được nhiều thành tựu. Nước Đức là nơi sinh ra nhiều nhà tư tưởng nhà văn nổi tiếng như Gớt, Sinlơ, Hécđơ…Fichte những tác phẩm của họ toát lên tinh thần bất thuận và thái độ phẫn nộ đối với sự bất công trong xã hội đương thời. Giai cấp tư sản Đức ra đời muộn hơn so với nước khác cho nên đã tiếp thu được kinh nghiệm của các dân tộc đi trước, kế thừa có chọn lọc, phát triển trong điều kiện của mình, bất chấp sự khó khăn về vật chất, tri thức và tư tưởng có sự tiến bộ xa hơn. Mặc dù bị nước Anh và Pháp vượt xa về kinh tế, song nước Đức với cuộc cách mạng trong lĩnh vực lý trí đạt nhiều thành tựu về văn hóa triết học. 9
  14. Thời kỳ này mâu thuẫn xã hội bị đẩy lên cao, mâu thuẫn giữa lý tưởng và hiện thực xã hội. Nước Đức tuy lạc hậu hơn hẳn về kinh tế và chính trị dẫn đến mâu thuẫn xã hội càng khó giải quyết. Một mặt các triết gia Đức thừa nhận tiến trình lịch sử là không thể đảo ngược nhưng mặt khác các triết gia Đức không chấp nhận cái giá phải trả cho tự do và dân chủ. Các nhà tư tưởng Đức lấy tư duy triết học làm vũ khí phê phán và chuyển tải tư tưởng cách mạng, đối với họ triết học là nơi thể hiện khát vọng cải tạo hiện thực của con người. Những thành tựu tiêu biểu nhất mà các nhà triết học Đức đạt được trong thời kỳ này là phép biện chứng. Thực tiễn đặt ra nhu cầu phải thay đổi tư duy. Các nhà triết học Đức dưới tác động của chuyển biến kinh tế, chính trị xã hội tại Anh, Pháp đã tìm cách thay đổi tư duy. Trong xã hội tư bản phép biện chứng thâm nhập trong mọi khoa học, thể hiện tính năng động và phát triển của thời đại, tồn tại trong hệ thống duy tâm, tư tưởng tiến bộ, cách mạng hòa chung với các yếu tố bảo thủ. Tính chất cải lương thỏa hiệp về tư tưởng chính trị của tầng lớp trí thức Đức đương thời đã có ảnh hưởng lớn đến Kant. Bối cảnh lịch sử, tiền đề thực tiễn của triết học Kant là cách mạng Pháp và hiện thực nước Đức nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Cách mạng Pháp, lý tưởng của các nhà khai sáng được hiện thực hóa, tác động không nhỏ đến định hướng về dân chủ, nhân văn trong triết học Kant, khơi dậy tinh thần hoài nghi và phê phán đối với chủ nghĩa giáo điều và bảo thủ trong khoa học lẫn chính trị. Triết học Kant được ví như “triết học Đức của cách mạng Pháp”, vì sao vậy? Như trên cũng đã nói, hiện thực nước Đức được thể hiện ở hệ thống triết học Kant một mặt phản ánh khát vọng chiến thắng lý trí trước những điều phi lý, muốn vượt qua cuộc sống hiện thực khắc nghiệt. Mặt khác chịu ảnh hưởng của hiện thực, buộc nhà triết học phải chấp nhận giới hạn của sự tự do, tuân thủ các chuẩn mực phổ biến đã 10
  15. trở thành “mệnh lệnh tuyệt đối”. Mâu thuẫn của triết học Kant cũng chính là mâu thuẫn của thực tại được tái hiện lại trong hệ thống lý luận. Từ những phân tích trên có thể đi đến kết luận rằng triết học thực tiễn của Kant (trong đó có tư tưởng về đạo đức và pháp quyền) là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh kinh tế - xã hội nước Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nó phản ánh một cách đúng đắn thực trạng xã hội Đức với những mâu thuẫn phát sinh trong lòng xã hội đó. 1.2. Những tiền đề lý luận hình thành quan niệm đạo đức và pháp quyền của Kant Cũng như những hệ thống triết học khác, triết học Kant không phải là sản phẩm thuần túy của tư duy cá thể, mà có sự kế thừa chọn lọc, tinh hoa trí tuệ nhân loại của các tư tưởng, quan điểm, các trường phái triết học trước đó, có phê phán, lựa chọn và phát triển những tư tưởng mới, thể hiện sự phát triển tất yếu của lịch sử. Sau thế kỷ XVIII sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc của khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm dần khẳng định vai trò của mình, làm lu mờ phương pháp tư duy siêu hình cũ. Sự ra đời về thuyết nguyên tử của Danton (1766 - 1844), phát minh về điện của Galvani (1737 - 1798), học thuyết về sự xuất hiện tự nhiên của trái đất từ những hạt tinh vân đầu tiên của Laplace (1749 - 1827) đánh vào thành trì quan niệm “phi vật chất”. Những thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của triết học Kant. Bối cảnh lịch sử và tư tưởng của các nhà triết học ảnh hưởng mạnh mẽ tới triết học Kant thể hiện trong những tác phẩm của ông ở hai thời kỳ chính là tiền phê phán, và thời kỳ phê phán. Trong đó phải kể đến triết học Hy Lạp La Mã cổ đại với những quan điểm của Socrate, Plato, Aristotle hay sau này là các nhà khai sáng pháp như Rousseau…Cùng với đó triết học Kant ra đời, hình thành và phát triển còn dưới sự ảnh hưởng bởi tư tưởng của các bậc tiền 11
  16. bối trong lịch sử tại Pháp, Anh, Đức với những khám phá mới trong khoa học, thiên văn học, vật lý. Nhà triết học Socrate (470 - 399 Tr.CN) người thầy của Plato, là một triết gia nổi tiếng đặc biệt quan tâm tới những vấn đề về con người, ông cho rằng triết học không có gì khác là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình, chuẩn mực đạo đức chung cho mọi người là nhận thức được điều thiện, điều ác. Đề cao vai trò tri thức khái niệm trong hoạt động của con người, nền tảng đức hạnh chính là tri thức. Kết quả của sự dốt nát, ngu ngốc là những hành vi trái với đạo đức. Muốn đến được với tri thức thì con người cần hoàn thiện nhân cách, phân biệt rõ ràng giữa cái thiện và cái ác, hạnh phúc chính là đức hạnh. Người nào nhận thức được đức hạnh là gì thì mới hiểu được hạnh phúc là gì. Kết quả của sự không hiểu biết cái thiện chính là cái ác và bất hạnh. Socrate bàn nhiều đến khía cạnh đạo đức trong triết học của mình, nền tảng của đạo đức chính là chân lý và tri thức. Đóng góp lớn nhất trong triết học của Socrate là thấy được mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận trong hoạt động thực hành đạo đức của con người. Điểm nổi bật trong triết học của Socrate là việc đề cao tri thức, đạo đức của con người là vấn đề trung tâm mà sau này trong triết học đạo đức của Kant bàn nhiều tới vấn đề cái thiện, đạo đức, đức hạnh và sự tự do của con người. Bên cạnh quan niệm về đạo đức, Socrate còn đề cập đến tư tưởng về pháp luật, theo Socrate luật pháp không thể tồn tại bên ngoài nhà nước, muốn có công bằng phải phục tùng pháp luật, luật pháp là điều kiện cần thiết để duy trì sự tồn tại của nhà nước. Ông viết: “bất cứ một đạo luật nào, mặc dù còn thiếu sót đến đâu, cũng mang tính cứu sinh hơn tình trạng phạm pháp. Nếu như mọi công dân đều tuân thủ theo pháp luật, thì nhà nước mà trong đó họ đang sống sẽ trở nên hùng mạnh và phồn thịnh hơn nhiều” [Dẫn theo 74, 12
  17. tr.3]. Dân chủ không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật hay pháp luật bất lực, giá trị cao nhất là công lý, nghĩa là người ta tuân thủ pháp luật nhà nước. Tư tưởng đề cao pháp luật đó, sau này Kant tiếp thu và phát triển trong hệ thống tư tưởng pháp quyền của mình. Một trong những học trò xuất sắc của Socrate là Plato triết gia vĩ đại với nhiều ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển tư tưởng nhân loại. Trong hệ thống tư tưởng của mình Plato bàn về khía cạnh đạo đức. Ông cho rằng, nhân cách đạo đức con người chỉ có thể có trong một nhà nước lý tưởng. Quan niệm đạo đức của Plato thiên về tính chất xã hội. Trong xã hội, Plato chia làm ba hạng người tương ứng với mỗi hạng người đó là phần linh hồn của con người. Hạng người được xếp vị trí cao nhất trong xã hội đó là những nhà triết học, những nhà thông thái, họ am hiểu mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động của họ chủ yếu chịu ảnh hưởng của lý tính. Họ là những người nắm giữ vai trò quan trọng nhất trong nhà nước lý tưởng, có thể lãnh đạo nhà nước lý tưởng, biết kiềm chế cảm xúc, có ước mơ và lý tưởng sống hướng đến cái cao cả, công lý. Hạng người thứ hai trong xã hội mà Plato đề cập đến là những người lính làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội cho nhà nước lý tưởng, bên trong linh hồn của họ là lòng gan dạ, ý chí quật cường. Hạng người thấp nhất trong xã hội đó là những người nông dân, những thợ thủ công, chịu sự chi phối của cảm tính, họ phù hợp với công việc lao động chân tay vì bản tính khi mới ra đời họ đã được gần với các sự vật cảm tính rồi, những người sống chủ yếu bằng cảm tính để sản xuất ra của cải vật chất đảm bảo điều kiện, nhu cầu sống của bộ máy nhà nước, họ là lực lượng lao động chính trong xã hội. Theo Plato trong xã hội không thể thiếu một trong ba hạng người đó, xã hội muốn tồn tại phải duy trì sự tồn tại của cả ba hạng người, mỗi người phải 13
  18. làm đúng và đủ bổn phận trách nhiệm của mình, từ đó dẫn dắt con người hướng đến hành động những điều thiện. Điều ác sinh ra từ sở hữu cá thể, sở hữu tư nhân, vì vậy điều cần làm ở xã hội lý tưởng là phải dẹp bỏ sở hữu tư nhân, đó là nguyên nhân chính sinh ra tính ích kỷ, làm phát sinh tình trạng bất hòa giữa người với người. Mỗi cá nhân trong xã hội phải sống vì nhà nước, coi nhà nước là mục đích cao nhất. Hệ thống quan niệm đạo đức có tác động đến Kant sau này khi ông bàn về các vấn đề thượng đế, phạm trù tự do, linh hồn con người. Về nhà nước pháp quyền trong tác phẩm “Nền cộng hòa” Plato cho rằng, người cầm quyền phải gạt ý chí, quyền lợi cá nhân của bản thân sang một bên để tuân thủ ý chí, mục đích của pháp luật. Plato thấy sự suy tàn nhanh chóng của nhà nước, nơi nào mà pháp luật không có hiệu lực và nằm dưới quyền lực của một người nào đó. Còn ở đâu mà pháp luật đứng trên nhà cầm quyền, còn họ chỉ là nô lệ của pháp luật thì có sự cứu thoát của nhà nước. Trong tác phẩm “Nền cộng hòa” Plato thấy tính giai cấp của pháp luật và cho rằng pháp luật được làm bởi đảng cầm quyền vì lợi ích riêng của đảng ấy. Có thể thấy rằng, Plato cảm nhận được sự nguy hại của chính thể quân chủ chuyên chế, lên tiếng bảo vệ cho một hệ thống pháp luật được xây dựng trên chính thể dân chủ cộng hòa. Plato cho rằng phải coi pháp luật là tối thượng, chiếm vai trò hàng đầu, đề cao sự tự nguyện, tự giác của mỗi người trong việc chấp hành luật và chính là tư tưởng đề cao pháp luật này đến triết học Kant cũng đã đề cập đến. Kant cũng đề cao vai trò của pháp luật, sự tự giác của mỗi người. Aristotle bộ óc bách khoa toàn thư của triết học Hy Lạp cổ đại, một trong những nhà triết học vĩ đại nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại, là học trò của Plato với phương châm “thầy là đáng quý, nhưng chân lý quý hơn”, Aristotle phê phán mạnh mẽ học thuyết duy tâm của Plato. Aristotle quan tâm 14
  19. nhiều tới nhân bản học, quan niệm về con người, Aristotle quan niệm hai bộ phận cấu thành con người là linh hồn và thể xác, trong linh hồn con người tồn tại ba dạng, linh hồn thực vật, linh hồn động vật và linh hồn lý tính khi con người chết đi thì linh hồn lý tính vẫn luôn tồn tại. Khi bàn tới lĩnh vực đạo đức học, Aristotle cũng kế thừa một số vấn đề đạo đức của Plato về cái thiện. Aristotle cho rằng mục đích cuộc sống chính là hướng thiện, nền tảng đạo đức là thuyết mục đích luận, cái thiện chính là hạnh phúc. Bên cạnh cái thiện còn tồn tại vấn đề về tự do, tự do ở đây được Aristotle hiểu là sự lựa chọn hành vi đạo đức để đạt được cái thiện, những hành vi mang tính tự do lựa chọn có ý thức và phải phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, phạm trù tiếp theo mà Aristotle bàn đến chính là nhân đức, con người muốn có nhân đức thì phải có những thói quen tốt. Aristotle hiểu nhân đức như thế nào? Ông cho rằng có hai loại nhân đức đó là nhân đức đạo đức và nhân đức tri thức. Muốn có nhân đức tri thức con người cần phải học tập và được giáo dục, nhân đức đạo đức do tập quán thói quen mà thành, Aristotle cho rằng hành vi của con người như trộm cắp, giết người cần phải loại bỏ để có nhân đức. Tư tưởng về cái thiện và hành vi đạo đức của Aristotle sau này đã được Kant kế thừa và phát triển. Không chỉ bàn về các vấn đề đạo đức Aristotle còn bàn về vấn đề pháp quyền, nhà nước. Sự sụp đổ của nền dân chủ Athens vào thế kỷ thứ IV trước công nguyên là cơ sở thực tiễn cho ông đi đến những quan điểm về nhà nước với tư tưởng chia hoạt động nhà nước thành ba thành tố hay ba phương diện: lập pháp, hành chính và phân xử. Aristotle cho rằng nhà nước là một tổ chức phức tạp, tập hợp những cá thể khác nhau về nhiệm vụ, tài sản, phẩm chất đạo đức, trình độ hiểu biết, luật pháp không phải là cái có sẵn mà xây dựng nên từ những giá trị truyền thống, phong tục tập quán lâu đời, có tính chất bền vững. Trong nhà nước luật pháp phải giữ vị trí tối thượng: “hãy để luật pháp, chứ 15
  20. không phải con người có quyền tối thượng, vì con người luôn luôn để tư lợi và tình cảm xen vào” [1,tr.24]. Bước sang triết học thời kỳ cận đại, bắt đầu từ thế kỷ XVII với những đại biểu tiêu biểu như Phranxis Becon nhà triết học vĩ đại thời cận đại của chủ nghĩa duy vật Anh. Becon bàn về quan niệm đạo đức chủ yếu đề cập trong vấn đề con người. Con người theo Becon là kết quả của tạo hóa, khoa học giải thích con người đồng thời cũng là khoa học giải thích các vấn đề về thế giới tự nhiên. Kế thừa quan niệm về con người của Aristotle, Becon cho rằng, trong con người có ba dạng linh hồn thực vật, linh hồn động vật thuộc về linh hồn cảm tính, còn linh hồn lý tính có nguồn gốc từ thượng đế. Quan niệm về thượng đế của Becon về sau đã được Kant đề cập đến trong triết học của mình. Thomas Hobbes (1588 - 1679) nhà triết học nổi tiếng, đại biểu của chủ nghĩa duy vật anh thế kỷ XVII. Theo ông bản tính đạo đức của con người khi sinh ra đều như nhau, nhưng trong mỗi con người đều có khát vọng, mong muốn riêng tư, đều có tính ích kỷ, độc ác chính là nguyên nhân gây ra các chiến tranh xung đột, yêu bản thân mình hơn tất cả. Công lý, khoa học và pháp quyền luôn luôn bị bác bỏ bởi ngòi bút và thanh kiếm. Ông cho rằng, khả năng bẩm sinh của con người càng bình đẳng, thì con người càng bất hạnh, cuộc đấu tranh sinh tồn của con người càng khó khăn, điều đó thúc đẩy con người đi đến khế ước xã hội, nguồn gốc sinh ra nhà nước, pháp quyền. Nhà nước có quyền xử phạt những ai vi phạm lợi ích chung của mọi người, nhưng sự xuất hiện của nhà nước lại có mặt hạn chế, làm giảm khát vọng tự nhiên nhất định của con người, do vậy tự do con người bị thu hẹp lại. Các đạo luật của nhà nước đều hợp lý và tất yếu, cá nhân trong xã hội phải tuân theo luật mà nhà nước ban hành. Quan niệm đề cao pháp luật của nhà nước, hay phạm trù tự do sau này được Kant nhắc tới trong quan niệm về tự do của mình. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2