intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

66
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn góp phần làm sáng tỏ truyền thống hiếu học của người Việt Nam và sự biến đổi của giá trị đó trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Luận văn chỉ rõ sự tác động của toàn cầu hoá đối với truyền thống hiếu học, từ đó đề ra các giải pháp nhằm gìn giữ, kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------***----------- NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN T¸c ®éng cña toµn cÇu ho¸ ®Õn truyÒn th«ng hiÕu häc cña d©n téc viÖt nam LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC HÀ NỘI, 2008
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân tộc Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên một bề dầy truyền thống vô cùng phong phú, đa dạng. Mỗi nét sinh hoạt từ gia đình, làng xã, đến cộng đồng dân tộc, từ ăn uống, vui chơi, giải trí đến lao động và học tập đều mang đậm sắc thái riêng của người Việt và chỉ người Việt mới có. Một trong những truyền thống đã đi cùng dân tộc suốt chặng đường lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và cả trong tương lai là truyền thống hiếu học - một động lực đã giúp người Việt chúng ta vươn lên dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhưng truyền thống đó dường như đang bị cuốn vào vòng xoáy như vũ bão của hiện tại và để lại phía sau nó cả những vệt sáng - tối lẫn lộn. Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hoá nói chung đã và đang trở thành một xu thế tất yếu, khách quan và hợp với quy luật của thời đại. Toàn cầu hóa cũng là vấn đề thu hút được sự quan tâm to lớn và ngày càng tăng của nhiều nhà nghiên cứu trên mọi lĩnh vực, ở bất kỳ một quốc gia, khu vực nào. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương - một trong những khu vực đang có nhiều biến động to lớn. Cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, việc chúng ta tham gia hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá là hoàn toàn tất yếu. Xu thế toàn cầu hoá diễn ra trong sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, sự áp dụng rộng rãi các thành tựu công nghệ hiện đại, sự bùng nổ cách mạng thông tin trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hoá đã có khả năng bao trùm lên mọi ngõ nhỏ nhất, hẻo lánh nhất, xa xôi nhất của hành tinh chúng ta. Nó là cầu nối mọi quốc gia, dân tộc, nó phá vỡ rào cản không gian giữa người với người, giữa các quốc gia với nhau. Thế nhưng, bên cạnh đó, ta không thể hiểu một cách đơn giản, phiến diện như vậy về toàn 1
  3. cầu hoá. Toàn cầu hoá là một quá trình phức tạp, đầy mâu thuẫn, có tính chất hai mặt, bao chứa cả các yếu tố tích cực và tiêu cực, cả thời cơ và thách thức đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Dân tộc Việt Nam đang mở cửa đón nhận những cơ hội, những chân trời mới mà toàn cầu hoá đưa lại cho chúng ta. Chúng ta đã chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, ra nhập các tổ chức khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC, ASEM, WTO… Kết quả của quá trình mở cửa, hội nhập đã làm thay đổi diện mạo đất nước, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Nhưng chúng ta cũng đang phải băn khoăn rất nhiều về cái được và cái mất khi tham gia hội nhập vào quá trình đó. Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, toàn cầu hoá là cơ hội để bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam với một nền văn hoá lâu đời, là cơ hội cho nền văn hoá và các giá trị truyền thống của dân tộc được học hỏi, phát huy. Song, chúng ta cũng lo lắng rằng những thách thức của toàn cầu hoá sẽ làm biến đổi hệ giá trị truyền thống của dân tộc ra sao? Toàn cầu hoá có khả năng làm năng động hoá các giá trị truyền thống của dân tộc, phát huy và kế thừa các giá trị ấy trong bối cảnh mới, bộ mặt mới của dân tộc. Toàn cầu hoá cũng có khả năng đưa các giá trị truyền thống của cha ông trong quá khứ về phục vụ cho đất nước ở hiện tại và tương lai. Nhưng toàn cầu hoá cũng có khả năng làm rối loạn các giá trị truyền thống của dân tộc, áp đặt các giá trị ngoại lai và đảo lộn cả hệ thống giá trị của chúng ta. Truyền thống hiếu học cũng không nằm ngoài những thách thức đó. Là một người con của dân tộc, cũng có những băn khoăn, lo lắng cùng dân tộc, ở luận văn này, tác giả trở lại vấn đề đã được các nhà nghiên cứu đi trước đặt ra. Song, mỗi người đi tìm một lời giải đáp cho riêng mình 2
  4. và có cách lý giải của riêng mình. Từ trong hệ thống các giá trị truyền thống vô cùng phong phú và quý báu của dân tộc, tác giả muốn bắt nguồn từ một trong những truyền thống nổi trội - truyền thống hiếu học - truyền thống mà nhờ đó, dân tộc Việt Nam đã đi những bước dài và có thể tiến xa hơn nữa trong tương lai. Truyền thống đó giờ đây được chúng ta nâng niu, phát triển và gìn giữ ra sao trong bối cảnh đất nước tham gia vào quá trình toàn cầu hoá? Liệu nó có còn là một giá trị nổi trội của truyền thống dân tộc? Nó còn đọng lại trong tiềm thức mỗi người ở mức độ nào và chúng ta phải làm gì để “hiếu học” vẫn mãi là một trong những đức tính quý báu của người Việt ở mọi nơi, mọi thời. Đó chính là lý do khiến tác giả lựa chọn đề tài: “Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu Thuật ngữ “những vấn đề toàn cầu” xuất hiện cách đây không lâu, vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng chúng đã được phổ biến rộng rãi và thực tế đó không phải là điều ngẫu nhiên. Toàn cầu hoá là kết quả của cả một quá trình lịch sử lâu dài, là xu hướng tất yếu trong lịch sử nhân loại do vậy nó cũng là đề tài thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu, trở thành chủ đề chính trong nhiều cuộc hội nghị có tính chất quốc tế, khu vực cũng như của mỗi quốc gia riêng biệt. Chúng ta đón nhận thông điệp về toàn cầu hóa từ rất nhiều nguồn thông tin, sách báo khác nhau. Trong đó, trước tiên phải nói đến thông điệp mà Thomas Friedman - tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng “Chiếc Lexus và cây Ô liu” và “Thế giới phẳng” - đã đưa đến cho tất cả chúng ta. Trong hai cuốn sách, tác giả đã đưa ra một nhận định mới mẻ và táo bạo rằng toàn cầu hóa là một thế lực không gì ngăn cản nổi, được thúc đẩy bởi những bước tiến dài trong các lĩnh vực công nghệ, truyền thông, tài chính… Đó là quá trình thế 3
  5. giới dường như “phẳng ra”. Thomas Friedman đã dùng những hình ảnh rất độc đáo và thú vị để nói về quá trình toàn cầu hóa. Trong các cuốn sách của mình, ông đã trình bày những vấn đề toàn cầu hóa hết sức súc tích và sinh động. Ông trình bày những vấn đề khô khan khó hiểu đó một cách sáng sủa, dí dỏm để giúp chúng ta lĩnh hội một cách dễ dàng. Các nhà nghiên cứu trong nước cũng đã có nhiều công trình bàn đến toàn cầu hóa và các tác động của nó đối với đất nước. Công trình “Toàn cầu hóa - Phương pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu” của tập thể tác giả Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Xuân Sầm (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001), đã tập hợp những bài viết về phương pháp luận, phương pháp tiếp cận vấn đề toàn cầu hóa; đi vào khái niệm, bản chất, nguồn gốc, tính tất yếu của toàn cầu hóa. Từ đó, các tác giả chỉ ra những thuộc tính, tính hai mặt của toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra đối với các nước đang phát triển trong quá trình hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Công trình “Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển” của Đường Vinh Sường (Nxb. Thế giới, 2004), là công trình nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phân tích quá trình phát triển, những đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa kinh tế, những cơ hội và thách thức đặt ra với các nước đang phát triển và liên hệ với Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Hai tác giả Lê Hữu Nghĩa và Lê Ngọc Tòng đã đồng chủ biên cuốn “Toàn cầu hoá - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (Nxb. Chính trị quốc gia, 2004). Trong đó, ở phần một các tác giả chỉ ra những nội dung, đặc điểm, bản chất của toàn cầu hoá và sang phần hai, các tác giả chỉ ra sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế đến các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội, cũng như thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với Việt Nam. 4
  6. Đi từ góc độ tổng quát có công trình: “Những vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay” của hai tác giả Đỗ Minh Hợp - Nguyễn Kim Lai, do Nhà xuất bản Giáo dục ban hành năm 2005. Trong 590 trang của cuốn sách, tác giả đã cho ta hiểu lý luận chung về vấn đề toàn cầu và phần từ điển các thuật ngữ cơ bản về những vấn đề toàn cầu là nền tảng lý luận chung cho nghiên cứu. Hệ vấn đề văn hoá xã hội là một trong năm hệ vấn đề cơ bản của nhóm các vấn đề toàn cầu mà các tác giả đã đưa ra trong cuốn sách. Bên cạnh đó, còn rất nhiều công trình nghiên cứu như “Toàn cầu hóa: những biến động lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa” của tác giả Phạm Thái Việt, (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006); “Toàn cầu hóa và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam” (Nxb. Thế giới, 2003), công trình là sự hợp tác giữa các chuyên gia Đức công tác tại Viện Konrad Adenauer ở Việt Nam với các giáo sư và giảng viên khoa quốc tế học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội… Các công trình đều đưa ra những quan điểm khác nhau về các vấn đề mà toàn cầu hóa đặt ra, cũng như ảnh hưởng của nó đến Việt Nam. Vấn đề truyền thống của dân tộc đã được rất nhiều các học giả, các nhà văn hoá trong và ngoài nước nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau. Tiêu biểu phải kể đến công trình nghiên cứu của giáo sư Trần Văn Giàu: “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980). Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến cơ sở hình thành, nội dung và những biểu hiện của các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Tác giả Phan Huy Lê với công trình “Tìm về cội nguồn” (Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1999), đã đi tìm những giá trị truyền thống trong con người Việt Nam hiện đại, đi tìm mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cũng với tinh thần đó, tập thể tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý với 5
  7. công trình “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001) đã phản ánh rõ những nét cơ bản về giá trị và giá trị truyền thống được thể hiện trong mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống với sự phát triển. Trong đó, các tác giả nhấn mạnh vị thế chủ thể của văn hóa nội sinh trong hội nhập, khai thác các giá trị, những yếu tố tích cực của Nho giáo Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Truyền thống hiếu học của dân tộc đã được nghiên cứu ở rất nhiều công trình cũng như các bài báo, tạp chí, trong đó phải kể đến tác giả Nguyễn Thế Long trong bộ công trình nghiên cứu về “Truyền thống gia đình và bản sắc dân tộc Việt Nam” đã dành tập hai để nói về “Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo” (Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2003). Ở đây, tác giả đã tập hợp rất nhiều bài viết về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, truyền thống ấy đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Công trình “Truyền thống tôn sư trọng đạo” (Nxb. Trẻ, Tp.HCM, 1998) của tác giả Hứa Văn Ân và tập thể các tác giả đã “trao đổi về truyền thống tôn sư trọng đạo xưa và nay”, men theo những chặng đường khác nhau của lịch sử giáo dục Việt Nam để hiểu được những tư tưởng, tình cảm, những thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của cộng đồng người Việt với việc học hành, thi cử trong tiến trình lịch sử của nền giáo dục nước nhà. Đối với nước ta hiện nay, cùng với việc đổi mới đất nước, mở cửa giao lưu hợp tác, chúng ta đón nhận xu thế toàn cầu hoá không phải đã có một sự thống nhất chung trên quan điểm. Bởi toàn cầu hóa mang lại cho chúng ta cả thời cơ và những thách thức. Đặc biệt, nó đưa đến sự biến động các giá trị truyền thống của dân tộc. Do vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác 6
  8. động của toàn cầu hóa đối với các giá trị truyền thống của dân tộc. Trước hết, phải kể đến công trình “Một số vấn đề về triết học - con người - xã hội” (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002), ở đây, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn đã dành một phần riêng nói về triết học và công cuộc đổi mới đất nước. Trong đó, tác giả đặc biệt chú ý vấn đề khai thác các giá trị truyền thống của dân tộc và mục tiêu phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá. Đồng thời, cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức mà toàn cầu hóa đặt ra đối với chúng ta. Công trình “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá” (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002) do Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên, đã tổng hợp các bài viết của nhiều tác giả trình bày trong Hội thảo Quốc tế “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa” được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5/2001. Các bài tham luận đều tập trung làm rõ các vấn đề giá trị và giá trị truyền thống, về nội dung, vị thế của giá trị dân tộc trước thách thức của toàn cầu hoá, đồng thời chỉ ra việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong xu thế toàn cầu hoá. Các công trình nghiên cứu trên hoặc tập trung vào vấn đề truyền thống dân tộc hoặc tập trung vào vấn đề toàn cầu hóa và thách thức của toàn cầu hóa đến các giá trị truyền thống của dân tộc nói chung, chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu về tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ đó, tác giả mong được góp phần bổ sung làm rõ hơn về vấn đề này. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình, bài viết khác có liên quan đến đề tài luận văn. Đó cũng là những tài liệu tham khảo cho tác giả trong quá trình nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn Luận văn góp phần làm sáng tỏ truyền thống hiếu học của người Việt Nam và sự biến đổi của giá trị đó trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Luận văn chỉ rõ sự tác động của toàn cầu hoá đối với truyền thống hiếu học, từ đó đề ra các giải pháp nhằm gìn giữ, kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc. 7
  9. Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Phân tích đặc điểm của toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay. - Phân tích diện mạo của truyền thống hiếu học Việt Nam và tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc. Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng và các giải pháp phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở làm rõ sự tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc, luận văn nghiên cứu việc phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong toàn cầu hóa. Luận văn nghiên cứu vấn đề toàn cầu hóa một cách chỉnh thể và khái quát, nhằm làm rõ hơn thực chất của quá trình toàn cầu hóa. Từ đó, làm rõ sự tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 5. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cở sở lý luận của luận văn là những quan điểm lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, luận văn cũng kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó. Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, logic - lịch sử… 6. Đóng góp mới của luận văn Ở luận văn này, tác giả tiếp tục nghiên cứu các vấn đề đặt ra đối với các giá trị truyền thống trong xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là đi sâu nghiên cứu về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Luận văn chỉ rõ những biểu hiện của truyền thống hiếu học Việt Nam và tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học. Đồng thời, 8
  10. luận văn nêu ra phương hướng và một số giải pháp kế thừa và phát huy truyền thống đó để đạt được hiệu quả cao nhất. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Sau khi hoàn thành, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về vấn đề truyền thống dân tộc nói chung và truyền thống hiếu học của người Việt Nam nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương và 4 tiết. 9
  11. Chương 1 TOÀN CẦU HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Về vấn đề toàn cầu hóa 1.1.1. Khái niệm và những nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa * Khái niệm toàn cầu hóa Từ nửa sau thế kỷ XX cho tới nay, thế giới bước vào thời kỳ phát triển đột biến với rất nhiều sự kiện nổi bật. Một trong những nguyên nhân đưa đến sự thay đổi ấy là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) và sự ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng đó vào cuộc sống. “Nếu cuộc cách mạng KH&CN là một trong những khởi phát dẫn tới chủ nghĩa tư bản hiện đại thì cũng chính cuộc cách mạng đó đã làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa chi phối sự phát triển, biến đổi của thế giới đương đại ngày nay” [10, 79]. Vài thập niên gần đây, thuật ngữ toàn cầu hóa được nhắc đến rất phổ biến. Toàn cầu hóa trước hết là toàn cầu hóa kinh tế, nhưng ảnh hưởng và tác động của nó thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ở từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Thật ra, quá trình này đã được dự báo từ rất sớm, khi chủ nghĩa tư bản mới ra đời. Lúc đó, người ta gọi là quá trình quốc tế hóa. Cách đây 150 năm, C.Mác và Ph.Ăngghen trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã viết: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương, dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến của các dân tộc” [58, 543 - 602]. Quá trình đó không ngừng phát triển và hiện nay, nó được gọi bằng cái tên mới: Toàn cầu hóa. Khái niệm toàn cầu hóa (globalization) xuất hiện lần đầu vào năm 1961, trong từ điển của Anh và được phổ biến từ khoảng cuối thập niên 10
  12. 1980 trở lại đây. Người ta lĩnh hội, lý giải và đánh giá nó theo các cách khác nhau, thậm chí là loại trừ nhau. Vậy, toàn cầu hóa là gì và đâu là nội dung cơ bản mà khái niệm này bao chứa? Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về toàn cầu hóa để diễn đạt nhận thức mới của loài người về một hiện tượng, một quá trình quan trọng trong đời sống quốc tế hiện đại. Dưới đây, chúng tôi điểm lại một số quan điểm tiêu biểu về toàn cầu hóa: 1. “Toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp, thể hiện ra dưới dạng những dòng tư tưởng, tư bản, kỹ thuật và hàng hóa ở quy mô lớn, đang tăng tốc và khuếch trương trên toàn thế giới và gây ra những biến đổi căn bản trong xã hội của chúng ta” 2. “Toàn cầu hóa được hiểu như cách thức diễn đạt một cách ngắn gọn quá trình mở rộng phổ của các quan hệ sản xuất (QHSX), giao tiếp và công nghệ ra khắp thế giới. Quá trình này đã làm cho các hoạt động kinh tế và văn hóa đan bện vào nhau” 3. “Toàn cầu hóa là tiến trình hội nhập các nền kinh tế trên thế giới thành một nền kinh tế duy nhất. Quá trình này được tính kể từ đầu thế kỷ XX khi mà các đế chế ở châu Âu trở nên lệ thuộc vào các thuộc địa của chúng và ngược lại” 4. “Toàn cầu hóa là phương Tây hóa (đặc biệt là Mỹ hóa) hay hiện đại hóa. Nó là cơ chế hủy diệt những nền văn hóa và những thể chế tự trị hiện hành, để thay vào đó bằng một cấu trúc xã hội nhất dạng (chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa công nghiệp)”… [92, 22 - 24]. Quan niệm về toàn cầu hóa còn rất phân tán và khác biệt. Bởi, toàn cầu hóa là một hiện thực mới mẻ và là cái đang triển khai. Nhận thức về toàn cầu hóa còn phụ thuộc quan hệ lợi ích của chủ thể. Nội dung của thuật ngữ toàn cầu hóa thường bị biến đổi ở từng lĩnh vực khác nhau. Nhưng cuối cùng chúng ta cũng phải đi tìm những dòng chảy chủ đạo, những quan điểm chung nhất về toàn cầu hóa. 11
  13. Theo quan niệm rộng, đa số các học giả đều cho rằng toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thị trường hiện đại, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Ban thư ký Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho rằng toàn cầu hóa là một quan niệm có nhiều mặt vì nó bao quát cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và các hậu quả của sự phân phối [Xem 02]. Theo tác giả Lê Hữu Nghĩa, “toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới” [64, 7]. Báo cáo phát triển con người năm 1999 của UNDP cho rằng: “Toàn cầu hóa không mới, nhưng thời đại hiện nay của toàn cầu hóa có những tính chất riêng biệt. Sự hẹp lại của không gian, sự biến mất của các đường biên giới đang gắn kết cuộc sống của mọi người lại với nhau một cách sâu sắc, chặt chẽ và trực tiếp hơn bao giờ hết” [64, 123]. Theo quan niệm hẹp, cốt lõi của toàn cầu hóa hiện nay là toàn cầu hóa kinh tế. Đó thực chất là quá trình mở rộng thị trường và lôi kéo vào đó tất cả các tập đoàn sản xuất, các chính phủ, các nước giàu và cả những nước nghèo. Quá trình ấy diễn ra theo xu thế phương thức sản xuất và sinh hoạt của con người thay đổi theo sự xuất hiện tri thức, trí tuệ. Theo quan niệm của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “toàn cầu hóa là sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất nhằm phân bổ tối ưu các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu, rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa các nước và khu vực” [64, 123]. Trong cuốn sách “Chiếc Lexus và cây Ôliu”, tác giả Thomas Friedman cho rằng toàn cầu hóa “là một sự hội nhập không thể đảo ngược giữa những thị trường, quốc gia và công nghệ tới mức chưa từng có - theo phương cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước 12
  14. vươn quan hệ đến nhiều nơi trên thế giới xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết…” [33, 46]. Ngoài ra, chúng ta còn gặp rất nhiều quan điểm về toàn cầu hóa xuất phát từ rất nhiều góc độ khác nhau: Theo tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, người ta đã chia thành các nhóm vấn đề lớn: Nhóm vấn đề gắn với quan hệ về lợi ích chính trị, kinh tế, quan hệ giữa các nền văn minh; Nhóm vấn đề nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa con người và giới tự nhiên; Nhóm vấn đề gắn với hệ thống cá nhân con người và xã hội, trong đó có vấn đề giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Ba nhóm vấn đề ấy luôn được đặt trong mối quan hệ tác động chặt chẽ, thường xuyên với nhau [19, 16 - 19]. Dưới góc độ văn hóa học, các học giả đều nhấn mạnh vai trò của văn hóa so với kinh tế hay chính trị, quan tâm đến “bản sắc cá thể và bản sắc dân tộc sẽ ra sao khi phải đối mặt với sự trỗi dậy của thứ văn hóa toàn cầu” [92, 45]. Căn cứ vào tiến trình lịch sử xã hội loài người, A. Tofler đã mô tả lịch sử nhân loại qua hình ảnh các “làn sóng”. Theo A. Tofler, “cho tới nay, loài người đã trải qua hai đợt sóng thay đổi lớn. Đợt thứ nhất là cuộc cách mạng nông nghiệp từ 10.000 năm về trước, đợt sóng thứ hai là cuộc cách mạng công nghiệp khoảng 300 năm từ nửa sau thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XX, cùng với nó là sự ra đời của nền văn minh công nghiệp. Song, trong những thập kỷ vừa qua, một bước ngoặt mới của lịch sử đã xảy ra, sự ra đời của nền văn minh hậu công nghiệp, đó chính là đợt sóng thứ ba” [84, 7]. “Các làn sóng” thay đổi, va chạm vào nhau trong mọi lĩnh vực, làm chuyển dịch nền văn minh nhân loại. Cuối cùng, với sự xuất hiện của các loại hình kinh tế mới, những dỡ bỏ rào cản về chính trị, cùng với tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng số đang làm cho thế giới phẳng ra và không còn nhiều trở ngại về địa lý như Thomas Friedman đã quan niệm 13
  15. trong “Thế giới phẳng”. Và như vậy, theo Friedman, toàn cầu hóa là hiện tượng khách quan và đang ở giai đoạn tăng tốc. Khác với A.Toffler, T.Friedman dùng thuật ngữ mang tính hiện đại hơn là “Toàn cầu hóa 1.0, 2.0, 3.0”. Các quá trình này là quá trình hội tụ dần từng nhân tố làm phẳng thế giới (theo ông có 10 nhân tố và 3 sự hội tụ). Toàn cầu hóa 1.0 làm thế giới co lại từ kích thước lớn về kích thước trung bình (từ năm 1492 - 1800). Khi đó, các quốc gia và chính phủ kết nối lại với nhau, thúc đẩy sự hội nhập toàn cầu. Toàn cầu hóa 2.0 (từ năm 1800 - 2000), làm thế giới co lại từ cỡ trung bình xuống cỡ nhỏ, mở đầu cho nền kinh tế toàn cầu. Toàn cầu hóa 3.0 từ khoảng năm 2000, làm thế giới co xuống cỡ siêu nhỏ, san bằng sân chơi toàn cầu, làm phẳng thế giới và trao quyền cho các cá nhân từ mọi ngõ ngách trên thế giới. Thế nhưng có một sự thật là thế giới phẳng ra đối với tất cả mọi người, với tất cả mọi lĩnh vực trên toàn thế giới hay chỉ phẳng ra đối với một số người, một số lĩnh vực, một số quốc gia tồn tại lênh đênh trên mặt nước mà “các làn sóng” đã nhấn chìm những phần gồ ghề “không phẳng”? Rõ ràng, ở đây, toàn cầu hóa là một xu hướng mở rộng quan hệ giữa người với người trên phạm vi toàn cầu. Trên cơ sở những quan điểm khác nhau đó, để hiểu toàn cầu hóa một cách khái quát, chúng tôi cho rằng: toàn cầu hóa là một khái niệm chỉ quá trình vận động của lịch sử xã hội loài người từ những bộ phận, quốc gia riêng lẻ và tương đối tách biệt đến những mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và ràng buộc lẫn nhau trong mọi mặt của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu mà nền tảng là từ các quan hệ kinh tế. Tuy nhiên ở đây, chúng ta cần phân biệt toàn cầu hóa với quốc tế hóa và khu vực hóa. Quốc tế hóa với tư cách là con đẻ và sản phẩm của thời đại công nghiệp là sự xuất hiện xu hướng tương tác quốc tế phát triển và thâm nhập lẫn nhau về lợi ích, quan hệ kinh tế và thương mại. Xu hướng này đã 14
  16. có tính chất tích cực và có định hướng rõ ràng ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp. Như vậy, quốc tế hóa dường như là vạch xuất phát của toàn cầu hóa và đã trở thành một quá trình bao trùm lên toàn bộ thế giới [40, 424 - 427]. Khu vực hóa cũng xuất hiện từ những năm 1950, đã và đang phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay với sự ra đời của trên 40 tổ chức kinh tế, thương mại khu vực. Trong đó, đáng chú ý là sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU) năm 1993, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái bình dương (APEC) năm 1989, Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996. Cả toàn cầu hóa và khu vực hóa đều là các khái niệm chỉ những hiện tượng, quá trình, xu hướng có nội dung về cơ bản giống nhau của quan hệ kinh tế quốc tế vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia, chỉ khác nhau ở quy mô, phạm vi địa lý của các chủ thể tham gia vào quá trình. Vậy, điểm khởi đầu lịch sử của toàn cầu hóa và dấu ấn của toàn cầu hóa ở mỗi giai đoạn phát triển là gì? Với chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở khách quan, xuất phát điểm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Con người vừa là sản phẩm lại vừa là chủ thể của quá trình lịch sử xã hội. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX), trong đó quan trọng nhất là yếu tố con người là nguyên nhân làm thay đổi quan hệ sản xuất (QHSX), từ đó dẫn đến sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng và thay thế các hình thái kinh tế - xã hội (HT KH-XH). C. Mác đã chỉ rõ: “sự vận động xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên chịu sự chi phối của những quy luật” [50, 20]. Trong quá trình bảo vệ quan điểm của C.Mác và Ph.Ănghen, V.I.Lênin lại khẳng định: “xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng, một cơ thể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những QHSX cấu thành một hình thái 15
  17. xã hội nhất định, cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó” [50, 198]. Vận dụng học thuyết về HT KT-XH để giải thích hiện tượng toàn cầu hóa, chúng ta thấy toàn cầu hóa không phải là một sự kiện nhất thời mà là một xu thế tất yếu, khách quan, phổ biến. Sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa nằm ngay trong sự vận động, phát triển của LLSX thế giới dưới tác động của cuộc cách mạng KH&CN. Nó là một quá trình hợp lôgic của sự phát triển lịch sử. Cần phải thừa nhận một thực tế là tri thức, khoa học và công nghệ với tư cách là LLSX trực tiếp, như dự báo của C.Mác, đã trở thành một nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà đối với cả những thay đổi về chính trị và phát triển văn hóa trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, bản thân sự phát triển của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại và việc áp dụng những thành tựu của nó ở đầu thế kỷ XXI lại đang đe dọa phá hủy hàng loạt ngành sản xuất hiện vẫn rất cần thiết cho sự sống còn của nhiều người. KH&CN hiện đại cùng với sự phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đang đặt con người trước những vấn đề toàn cầu cấp bách. Trong bối cảnh đó, vai trò định hướng của triết học với việc nhận thức và giải quyết các vấn đề mà toàn cầu hóa đặt ra trên mọi phương diện ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Về phương diện kinh tế, toàn cầu hóa làm gia tăng các mối liên kết và phụ thuộc về kinh tế giữa các quốc gia, tạo nên một sự thay đổi căn bản các hoạt động kinh tế của con người. Về phương diện chính trị, toàn cầu hóa dẫn đến những sự biến đổi nhất định và làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn về mặt chính trị giữa các nước trên thế giới. Tính chủ động của quá trình dẫn đến toàn cầu hóa rõ ràng đang thuộc về Mỹ. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà có người gọi toàn cầu hóa hiện nay là do Mỹ khởi đầu. 16
  18. Về phương diện xã hội, toàn cầu hóa dẫn đến hàng loạt các vấn đề như: bệnh tật, nghèo đói, an ninh, thất nghiệp, bất bình đẳng, tệ nạn xã hội, tội phạm quốc tế… Về phương diện văn hóa, toàn cầu hóa tạo nên quá trình vận động của các nền văn hóa dân tộc từ những bộ phận tương đối tách biệt, khép kín đến hình thành những mối liên kết, xâm nhập, chi phối lẫn nhau. Vậy là, toàn cầu hóa kinh tế đã kéo theo nó hàng loạt thay đổi về mọi mặt trong quan hệ giữa tất cả các quốc gia trên thế giới. Lịch sử toàn cầu hóa trải qua các giai đoạn phát triển đặc thù. Giai đoạn thứ nhất, xuất hiện ngay từ khi hình thành thể chế chính trị gắn liền với việc phân chia các vùng lãnh thổ của thế giới thành các quốc gia độc lập thông qua sức mạnh quân sự. Giai đoạn thứ hai, bắt đầu từ thế kỷ XV khi Crixtop Clombo tìm ra châu Mỹ và các nhà hàng hải tìm ra con đường thông thương trên biển. Xu thế toàn cầu hóa giai đoạn này gắn với các cuộc chinh phục, xâm chiếm, khai thác thuộc địa và bành chướng thị trường của các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) [10, 124 - 127]. Từ cuối thế kỷ XIX, hai cuộc chiến tranh thế giới đã nổ ra để các nước đế quốc phân chia thị trường và vùng ảnh hưởng. Trên góc độ toàn cầu hóa, chiến tranh đã xóa bỏ mọi thành quả do tiến bộ của nhân loại mang lại; mặt khác, nó thúc đẩy sự sáng tạo kỹ thuật mới, sự xâm nhập lẫn nhau về ngôn ngữ, tập quán, văn hóa và kỹ thuật… Trong thời kỳ chiến tranh, làn sóng toàn cầu hóa có phần lắng xuống nhưng từ cuối những năm 1980 của thế kỷ XX trở lại đây, toàn cầu hóa đã bùng lên mạnh mẽ dưới tác động của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại. Các khối kinh tế có tính toàn cầu được thiết lập như: Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới WB, Tổ chức thương mại thế giới WTO… Toàn cầu hóa hiện nay về bản chất là quá trình mở rộng các QHSX TBCN vì mục đích riêng của mình ra khắp thế giới. Phải chăng, các nước tư bản phát triển là người có lợi nhiều nhất từ toàn cầu hóa? 17
  19. Như vậy, đặc trưng cơ bản thứ nhất của toàn cầu hóa là sự chi phối của các nước tư bản phát triển, đứng đầu là Mỹ. Quá trình toàn cầu hóa là quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở nấc thang cao, đồng thời cũng là quá trình mở rộng QHSX TBCN trên phạm vi thế giới. Phân tích bản chất toàn cầu hóa, lại một lần nữa chúng ta phải quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa LLSX và QHSX dưới tác động của cuộc cách mạng KH&CN. Trong thời đại của chúng ta, cuộc cách mạng KH&CN làm đậm nét hơn những chênh lệch và bất bình đẳng giữa các quốc gia, nhất là các nước tư bản phát triển với các quốc gia đang phát triển. Toàn cầu hóa hiện nay dường như là “toàn cầu hóa TBCN” hay “Mỹ hóa” và thực chất nó cũng là toàn cầu hóa của mâu thuẫn vốn có giữa LLSX và QHSX về mặt giai cấp, xã hội [10, 161-162]. Đặc trưng thứ hai, nhịp độ, phạm vi và các lĩnh vực của toàn cầu hóa hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu. Từ kinh tế, toàn cầu hóa đã lan sang cả lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hóa, làm thay đổi mọi mặt của tất cả các quốc gia trên thế giới. Từ góc độ “đối thoại giữa các nền văn hóa” với một góc nhìn từ Việt Nam, tác giả Phạm Xuân Nam đã nêu ra những đặc trưng của toàn cầu hóa hiện nay: Thứ nhất, các tổ chức liên kết khu vực và quốc tế về kinh tế, văn hóa, cũng như về các lĩnh vực khác ngày càng có vai trò quan trọng. Thứ hai, đó là sự trỗi dậy của các nước đang phát triển trong một trật tự thế giới mới đa cực. Đặc biệt là sự vươn lên mạnh mẽ trong thời gian gần đây của một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, của những con rồng châu Á… Thứ ba, cuộc cách mạng KH&CN hiện đại là động lực thúc đẩy kinh tế tri thức ra đời, cái văn hóa và cái kinh tế đan quyện vào nhau, trí tuệ trở thành yếu tố ngày càng quan trọng để tạo nên diện mạo của một sản phẩm, một con người, một quốc gia. Như vậy, nghiên cứu lịch sử toàn cầu hóa từ khi ra đời cho đến nay, chúng ta phải thừa nhận một điều đó là xu thế tất yếu, khách quan, theo 18
  20. đúng quy luật phát triển của xã hội loài người, một quá trình phát triển biện chứng với rất nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. * Những nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa Dưới góc độ triết học chúng ta có thể thấy toàn cầu hóa là do sự tác động của một số nhân tố sau đây: Thứ nhất, nhân tố kinh tế: với sự phát triển của LLSX dưới tác động của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại. “Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản đã lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh” và “thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc” [58, 598 - 599]. Từ đó, “nhịp độ phát triển sản xuất đi liền với sự tăng lên mạnh mẽ và đa dạng của các nhu cầu, thỏa mãn nhu cầu dịch vụ của xã hội. Quy mô rộng lớn của nó không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, trong khu vực và trên thế giới. Do đó, lực lượng sản xuất không giới hạn trong phạm vi quốc gia mà có tính chất quốc tế và thế giới” [10, 92 - 93]. Thứ hai, nhân tố KH&CN hiện đại: sự phát triển của nhân tố KH&CN hiện đại đã làm cải biến toàn bộ xã hội loài người. Thực chất, tiến trình phát triển của KH&CN đã làm nên tiến bộ xã hội của xã hội công nghiệp từ đầu thế kỷ XX, của xã hội tiêu thụ đại chúng những năm 1960 và của xã hội thông tin từ cuối thế kỷ XX. Toàn cầu hóa và kinh tế tri thức (KTTT) đã bắt đầu với các nước phát triển. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về KTTT. Trong đó phổ biến là quan niệm do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD đưa ra năm 1996: “nền KTTT là nền kinh tế dựa trên tri thức, trực tiếp căn cứ vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin” [26, 5]. Đó là nền kinh tế lấy tri thức làm cơ sở (Knowledge Based Economy), tri thức là sức mạnh, khoa học và kỹ thuật 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2