intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tìm hiểu bản chất của sáng tạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

40
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là khảo sát lịch sử bộ môn sáng tạo học, những quan niệm cơ bản về sáng tạo, luận văn đi sâu làm sáng tỏ bản chất của sáng tạo và những yếu tố của sáng tạo, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tìm hiểu bản chất của sáng tạo

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ …………..o0o………… TRẦN VIỆT DŨNG TÌM HIỂU BẢN CHẤT CỦA SÁNG TẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI, 11/2007
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ …………..o0o………… TRẦN VIỆT DŨNG TÌM HIỂU BẢN CHẤT CỦA SÁNG TẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Mã số : 60 22 80 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Anh Tuấn HÀ NỘI, 2007
  3. MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Nội dung 6 Chương 1. Sáng tạo và những yếu tố của sáng tạo 6 1.1. Khái niệm sáng tạo 6 1.1.1. Khái lược về lịch sử và những quan niệm tiêu biểu 6 về sáng tạo học 1.1.2. Định nghĩa “sáng tạo” 10 1.2. Những yếu tố của sáng tạo 28 1.2.1. Chủ thể của sáng tạo 28 1.2.2. Vấn đề sáng tạo 37 1.2.3. Những điều kiện khách quan của sáng tạo 38 1.2.4. Sản phẩm của sáng tạo 39 Chương 2. Bản chất của hoạt động sáng tạo 47 2.1. Sự hình thành yếu tố “mới” trong hoạt động 48 sáng tạo 2.1.1. Giả thuyết khái niệm “tập hợp khả dĩ”, “vật liệu 49 khả dĩ” 2.1.2. Giả thuyết khái niệm “hệ kín khả dĩ” 53 2.2. Sự hình thành yếu tố “giá trị” trong hoạt động 59 sáng tạo Kết luận 65 Danh mục tài liệu tham khảo 67
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Bằng tài năng sáng tạo của mình, thông qua lao động con người đã vượt lên trên loài vật sáng tạo ra những sản phẩm kỳ diệu mà thiên nhiên hào phóng không thể có đuợc. Những kỳ quan vĩ đại thời cổ đại, những bức tranh của những danh hoạ thiên tài thời Phục hưng, những phát minh, sáng chế của các nhà khoa học kiệt xuất thời cận, hiện đại đã tạo nên nền văn minh rực rỡ sán lạn, tạo nên sức mạnh to lớn của con người trong việc chinh phục cải tạo tự nhiên, xã hội và làm chủ bản thân mình. Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển như vũ bão cùng với thời đại của nền kinh tế tri thức khiến cho tài năng sáng tạo của con người có điều kiện phát triển cao độ. Và cũng chính năng lực sáng tạo của con người sẽ hứa hẹn đem lại những thành tựu hết sức lớn lao. Hơn nữa toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế đã đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng người phải trở nên năng động sáng tạo hơn trong kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị…, nếu không sẽ không tránh khỏi nguy cơ bị đào thải khỏi quỹ đạo phát triển chung của nhân loại. Ở nước ta hiện nay, qua 20 năm đổi mới, đất nước đã có sự phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân có bước cải thiện rõ rệt, thế và lực của đất nước ngày tăng cao. Tuy nhiên, đất nước ta vẫn còn đó những khó khăn, nguy cơ và thách thức như sự tụt hậu về kinh tế, “diễn biến hoà bình”, tệ nạn tham nhũng trầm trọng, văn hóa lai căng, đạo đức xuống cấp. Việc giải quyết những vấn đề trên trước hết đòi hỏi đất nước ta phải có những con người có đức, có tài năng sáng tạo phát triển cao, vì con người là động lực và đồng thời là mục tiêu của sự phát triển. Người Việt Nam ta có tư chất thông minh sáng tạo. Nhưng tư chất thông minh sáng tạo đó chưa được phát hiện, bồi dưỡng phát triển để tạo nên những cá nhân có khả năng sáng tạo ở trình độ cao. Từ xưa đến nay, nước ta đã có 1
  5. những nhà bác học, những danh nho, những nhà khoa học uy tín, cùng với những văn nghệ sĩ tài năng… nhưng hiếm có những công trình văn hoá thể hiện tính sáng tạo đỉnh cao để lại dấu ấn trong nền văn minh nhân loại. Cho nên, cần phải phát huy tối đa tư chất thông minh sáng tạo của con người Việt Nam như thế nào thì mới đem lại sức mạnh to lớn để Việt Nam có thể sánh vai với những cường quốc trong khu vực và trên thế giới. Đó cũng là điều mà chúng ta cần suy nghĩ tìm hiểu thấu đáo. Việc tìm hiểu nghiên cứu bản chất của sáng tạo là cơ sở quan trọng để từ đó xây dựng phương pháp sáng tạo hiệu quả cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phát triển năng lực sáng tạo của con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của nước ta hiện nay. Với lý do trên, bước đầu chúng tôi lựa chọn: “Tìm hiểu bản chất của sáng tạo” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề sáng tạo và những vấn đề có liên quan đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ. Tuy nhiên những tác phẩm trong lĩnh vực này được dịch sang tiếng Việt còn hạn chế. Có thể liệt kê dưới đây không nhiều những tác phẩm đã dịch sang tiếng Việt như: “Chủ nghĩa xã hội và sự sáng tạo khoa học” của tập thể các nhà khoa học Cộng hoà dân chủ Đức (cũ) Nxb. KHKT, 1987. “Rèn luyện tâm linh trí tuệ để nâng cao sức sáng tạo” của Victor Pékélis do Vũ Liêm – Hải Thanh dịch, Nxb. Thanh Niên, 2001. “Luyện trí sáng tạo” của Samm.S Baker biên dịch Dương Hội – Tạ Văn Doanh. Nxb. Trẻ và Báo Giáo dục - sáng tạo 2001. “Tư duy sáng tạo” của George P. Boulden do Ngô Đức Hiếu - Đỗ Mạnh Cương tổng hợp và biên dịch. Nxb Tổng hợp TPHCM – 2004. Những tác phẩm trên đã xem xét sáng tạo và những vấn đề liên quan đến sáng tạo dưới góc độ của triết học, tâm lý học v.v. đã đặt ra những vấn đề vừa 2
  6. có tính chất lý thuyết vừa có tính chất thực hành cho việc hiểu và rèn luyện năng lực sáng tạo của con người. Ở nước ta, lĩnh vực sáng tạo chưa được nghiên cứu một cách sâu rộng. Số lượng những công trình về sáng tạo và những vấn đề có liên quan vẫn còn khiêm tốn so với tầm quan trọng của lĩnh vực này. Có thể kể đến những công trình của những nhà nghiên cứu trong nước như: “Algôrit sáng chế” của tập thể tác giả Nguyễn Chân, Dương Xuân Bảo, Phan Dũng, Nxb. KH&KT, HN – 1983. “Cơ sở khoa học của sự sáng tạo” của Nguyễn Văn Lê, Nxb. Giáo dục, 1998. “Tâm lý học sáng tạo” của Đức Uy, Nxb. GD - 1999. “Hãy trở thành người thông minh sáng tạo” của Lê Nguyên Long, Nxb. GD- 2001. “Sáng tạo và những điều kiện chủ yếu để kích thích sự sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay” của Lê Huy Hoàng, Nxb. KHXH, HN – 2002. “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” của tập thể tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An, Nxb. Giáo dục, 2004. “ Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới” (quyển một của bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” của Phan Dũng, Trung tâm Sáng tạo KHKT (TSK).Tp HCM. 2004. “Thế giới bên trong con người sáng tạo” (quyển hai của bộ sách “Sáng tạo và đổi mới”) của Phan Dũng, Trung tâm Sáng tạo KHKT (TSK). Tp HCM. 2005. “Tư duy lôgích, biện chứng và hệ thống” (quyển ba của bộ sách “Sáng tạo và đổi mới”), của Phan Dũng,Trung tâm Sáng tạo KHKT (TSK). TpHCM. 2006. “Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản” (quyển bốn của bộ sách “Sáng tạo và đổi mới), của Phan Dũng, Trung tâm Sáng tạo KHKT (TSK). Tp HCM. 2007. 3
  7. Những tác phẩm trên đã bàn một cách trực tiếp những vấn đề có tính lý luận về sáng tạo và phương pháp sáng tạo. Ngoài ra, đã bàn đến những yếu tố liên quan đến sáng tạo và hoạt động sáng tạo của con người. Đây là những tư liệu cần thiết quan trọng để tiến hành nghiên cứu đề tài của luận văn. Ngoài những công trình đã được in thành sách, những vấn đề về sáng tạo và liên quan đến sáng tạo cũng đã được Nguyễn Văn Huyên quan tâm nghiên cứu, thể hiện trong những bài viết trên tạp chí Triết học như: “Một khía cạnh tâm lý trong hoạt động sáng tạo”, Triết học, số 1 năm 1981. “Cấu trúc của hình tượng nghệ thuật và khả năng gợi mở của nó đối với các tiềm năng sáng tạo”, Triết học, số 4 năm 1987. “Văn hoá thẩm mỹ và hoạt động sáng tạo của con người”, Triết học số2 năm 1988. “Quá trình sáng tạo và sự phát triển nhân cách”, triết học số 3 năm 1995. Tóm lại, đã có những công trình nghiên cứu về sáng tạo và những vấn đề liên quan đến sáng tạo. Những công trình này là cơ sở quan trọng để chúng tôi nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu bản chất của sáng tạo”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Trên cơ sở khảo sát lịch sử bộ môn sáng tạo học, những quan niệm cơ bản về sáng tạo, luận văn đi sâu làm sáng tỏ bản chất của sáng tạo và những yếu tố của sáng tạo, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận. - Để thực hiện mục đích trên, luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau: + Phân tích những quan niệm tiêu biểu về sáng tạo trong lịch sử từ đó xác định khái niệm sáng tạo, những yếu tố cơ bản của sáng tạo. + Phân tích quá trình hình thành yếu tố “mới” và “giá trị” trong hoạt động sáng tạo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: bản chất của sáng tạo. - Phạm vi: nghiên cứu hoạt động sáng tạo dưới góc độ của triết học. 4
  8. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: luận văn được thực hiện trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng. Luận văn kế thừa những thành tựu nghiên cứu về sáng tạo và những vấn đề liên quan đến sáng tạo của những người đi trước. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp kết hợp phân tích – tổng hợp, phương pháp lôgíc – lịch sử, khái quát hóa và hệ thống hóa. 6. Đóng góp của luận văn - Góp phần làm sáng tỏ bản chất của sáng tạo. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và những ai quan tâm đến đối tượng nghiên cứu của đề tài. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 4 tiết. Chương 1: Sáng tạo và những yếu tố của sáng tạo. Chương 2: Bản chất của hoạt động sáng tạo. 5
  9. Chương 1 SÁNG TẠO VÀ NHỮNG YẾU TỐ CỦA SÁNG TẠO 1.1 Khái niệm sáng tạo 1.1.1 Khái lược về lịch sử và một số quan niệm tiêu biểu về sáng tạo học * Vài nét về lịch sử của bộ môn sáng tạo học Mỗi bộ môn khoa học đều có quá trình hình thành và phát triển của nó, Sáng tạo học không phải là một ngoại lệ. Pappos - nhà toán học Hy Lạp nổi tiếng sống vào khoảng năm 300, trong tập 7 của tác phẩm “Tuyển tập toán học” của mình đã viết về một bộ môn khoa học (viết theo tiếng Anh) đặt tên là Heuristics (có gốc là từ Eureka – tìm ra rồi). Heuristics có mục đích là nghiên cứu tư duy sáng tạo, nhận thức các quy luật của nó và xây dựng các phương pháp, qui tắc tạo ra các phát minh và sáng chế (phát minh và sáng chế ở đây hiểu theo nghĩa rộng nhất). Với mục đích như vậy, có thể coi Heuristics chính là Khoa học sáng tạo hay Sáng tạo học. Sau Pappos, các nhà khoa học đã cố gắng tiếp tục phát triển Heuristics để xây dựng nó thành một bộ môn khoa học hoàn chỉnh. Trong số đó, phải kể đến các nhà khoa học như Descartes, Leibnitz, Bolzano và Poincaré. Theo họ, Heuristics có nhiệm vụ nhận thức quá trình giải quyết vấn đề, đặc biệt chú ý đến hoạt động của tư duy. Cho nên cần sử dụng những tri thức của các khoa học khác như lôgích học, triết học, tâm lý học và kinh nghiệm cá nhân của những người giải bài toán. Mục đích của Heuristics là tìm ra được các quy luật chung của các quá trình diễn ra khi con người suy nghĩ và giải quyết các vấn đề mà không phụ thuộc vào nội dung của chính các vấn đề đó. Tuy nhiên, Heuristics hay sáng tạo học chỉ được xem xét ở những nét chung, chưa đi vào chi tiết cụ thể. Nó chưa phát huy được tác dụng trong việc nâng cao khả năng sáng tạo của con người, cho nên, trên thực tế, ít người biết đến nó và nó dần đi vào lãng quên. Sau thế chiến thứ hai, cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, ở những nước công nghiệp đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu phải giải quyết nhanh 6
  10. và hiệu quả các vấn đề nảy sinh trên con đường phát triển. Nhờ vậy, Heuristics đã hồi sinh, chuyển sang thời kỳ phát triển mới cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Bắt đầu từ thời kỳ này, nhiều tổ chức, trung tâm nghiên cứu về sáng tạo học ra đời và phát triển. Năm 1954, tại Bufalo, bang Neu York, Alex Osborn, tác giả của phương pháp não công thành lập Tổ chức giáo dục sáng tạo (Creative Education Foundation – CFF). Năm 1967, thông qua các hoạt động của Osborn, tại đại học Bufalo, Trung tâm nghiên cứu sáng tạo (Center for Studies in Creativity – CSC) được thành lập. Hiện nay, Mỹ là nước có số lượng các nhà chuyên môn, trung tâm, công ty, tổ chức, đại học hoạt động nghiên cứu về sáng tạo và đổi mới nhiều nhất trên thế giới. Ở Tây Âu, năm 1969 Edward de Bono, tác giả của các phương pháp sáng tạo như tư duy chiều ngang, sáu chiếc mũ tư duy đã thành lập Công ty nghiên cứu nhận thức (Cognitive Research Trust) ở Cambridge và sau đó là Trung tâm nghiên cứu tư duy (Centre for the Study of Thinhking). Từ năm 1997, tại Đại học Malta, Edward de Bono đã đề xuất việc đào tạo thạc sỹ nghệ thuật về sáng tạo và đổi mới. Ở Liên Xô (cũ), trong số các trường phái, đặc biệt phải kể đến Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (viết tắt theo ký tự Latinh là “TRIZ”) do G.S.Altshuller, nhà sáng chế, nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng, xây dựng từ năm 1946. Năm 1968 G.S.Altshuller liên kết với Hiệp hội toàn liên bang của các nhà sáng chế và hợp lý hoá thành lập Phòng thí nghiệm nghiên cứu và áp dụng các phương pháp sáng chế và đến năm 1971 thành lập Học viện công cộng về sáng tạo sáng chế. Phương Tây biết đến TRIZ chỉ sau khi Liên Xô sụp đổ nhưng đã tiếp nhận nó một cách mau lẹ và sâu rộng do lý thuyết này có nhiều ưu điểm hơn so với các lý thuyết khác đã biết. Ngày này, TRIZ đã trở thành thuật ngữ quốc tế. Ở Việt Nam, TRIZ tiếp tục được kế thừa và phát huy. Năm 1991, được sự chấp thuận của lãnh đạo Đại học tổng hợp Tp HCM, Trung tâm Sáng tạo 7
  11. Khoa học – kỹ thuật (TSK) ra đời và trở thành cơ sở chính thức đầu tiên ở nước ta giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM). PPLSTVĐM là phần ứng dụng của Khoa học về sáng tạo. Tháng 8/1990, Hội nghị quốc tế nghiên cứu về sáng tạo tổ chức tại thành phố Buffalo thuộc bang New York, Mĩ đã thống nhất đặt từ tiếng Anh CREATOLOGY cho sáng tạo học. Như vậy, Heuristic là tên cổ điển, creatology là tên hiện đại của khoa học sáng tạo. Trong khoa học sáng tạo, phương pháp luận sáng tạo là phần ứng dụng của khoa học sáng tạo, giữ ví trí rất quan trọng. Phương pháp luận sáng tạo là bộ môn khoa học có mục đích xây dựng và trang bị cho mọi người hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành tiên tiến về suy nghĩ để giải quyết vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài tiến tới điều khiển được tư duy. Trong tương lai, Creatology là môn khoa học có triển vọng phát triển mạnh mẽ vì nhu cầu của thời đại kinh tế tri thức cần có những người lao động thông minh sáng tạo. * Một số quan niệm tiêu biểu về sáng tạo Định nghĩa khái niệm sáng tạo là nhiệm vụ quan trọng để hiểu được bản chất của sáng tạo. Trong những tài liệu về sáng tạo, khái niệm sáng tạo chưa được phân tích triệt để, các tác giả mới chỉ chú trọng vào phương pháp luận sáng tạo để có được những phương pháp sáng tạo. Tuy nhiên, làm rõ khái niệm sáng tạo là yêu cầu nhất thiết làm cơ sở xây dựng phương pháp sáng tạo đúng đắn. Tác giả Lê Huy Hoàng trong cuốn “Sáng tạo và những điều kiện chủ yếu để kích thích sự sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay”, sau khi phân tích những quan niệm cơ bản về sáng tạo ở thời Cổ đại, Trung cổ, Khai sáng, quan niệm về sáng tạo trong triết học cổ điển Đức, triết học phương Tây hiện đại (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) cũng như quan niệm về sáng tạo trong 8
  12. lịch sử triết học phương Đông, đứng trên lập trường macxít đã đưa ra định nghĩa về sáng tạo như sau: “Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người, trên cơ sở nhận thức được các quy luật của thế giới khách quan, tạo nên những giá trị tinh thần và vật chất mới về chất, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của xã hội” [14, tr.39]. Sáng tạo là quá trình diễn ra từ ý nghĩ cho đến lúc tạo ra kết quả sáng tạo. Đó là sự chuẩn bị, suy tư, nảy sinh ý tưởng mới, là sự huy động cao độ toàn bộ sức mạnh thể chất và tinh thần của chủ thể sáng tạo. Sáng tạo là loại hoạt động bậc cao của con người. Sáng tạo là tạo ra chứ không phải tìm ra. Sáng tạo là tạo ra giá trị mới về chất đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của con người. Việc sáng tạo đòi hỏi phải nhận thức được các quy luật của thế giới khách quan. Tác giả Phan Dũng trong “Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới” cho rằng: “Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi” [7, tr.14]. Sáng tạo là tạo ra. “Bất kỳ cái gì” là kết quả của sáng tạo bao hàm những sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần. Kết quả sáng tạo có đồng thời “tính mới” và “tính ích lợi”. Nếu thiếu một trong hai đặc tính trên thì “cái gì đó” không được coi là sản phẩm sáng tạo. Trong định nghĩa này, điều đáng lưu ý là chủ thể của hoạt động sáng tạo ở đây bao hàm không chỉ con người tạo ra mà hơn thế nữa có thể hiểu là sáng tạo có cả ở tự nhiên. Vì “hoạt động” ở đây dùng theo nghĩa rộng một cách có dụng ý chứ không phải theo nghĩa hẹp “hoạt động của con người”. Tác giả M.E.Wilson định nghĩa sáng tạo như sau: “Sáng tạo là quá trình mà kết quả là tạo ra những kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng, dạng năng lượng, các đơn vị thông tin, các khách thể hay tập hợp của hai – ba các yếu tố nêu ra”. [xem 41, tr. 27 – 28]. Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người, thỏa mãn những yêu cầu nào đó của cuộc sống. Sáng tạo là quá trình tạo ra. Kết quả sáng tạo có được từ sự kết hợp những yếu tố như ý tưởng, năng lượng, thông tin sự kết hợp này đem lại giá trị: “kết hợp mới cần thiết”. 9
  13. Trong cuốn “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” các tác giả cho rằng: “sáng tạo (creation) là tạo ra giá trị mới… sáng tạo còn có nghĩa là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có sẵn” [35, tr.15]. Sáng tạo ra giá trị mới như tạo ra chữ viết, nhà văn sáng tạo ra những điển hình văn học. Tìm ra cách giải quyết mới như giáo viên phải có phương pháp giảng dạy mới gây được hứng thú kích thích học sinh tự học. Giám đốc doanh nghiệp phải đưa ra giải pháp mới để thúc đẩy công ty phát triển. Sáng tạo là quá trình “tạo ra” nhưng cũng có nghĩa là quá trình “tìm ra” đây là sự khác biết so với những định nghĩa khác. Như vậy, những định nghĩa trên có sự khác nhau nhất định trong quan niệm về sáng tạo, song đều khẳng định sáng tạo là hoạt động “tạo ra” những sản phẩm vật chất hay tinh thần, và sản phẩm vật chất hay tinh thần đó phải có yếu tố “mới” và yếu tố “giá trị”. Đây là tiền đề quan trọng để đưa ra quan niệm về bản chất của sáng tạo một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. 1.1.2 Định nghĩa khái niệm “sáng tạo” Sáng tạo là hoạt động có mục đích, có ý thức nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Sáng tạo có quan hệ chặt chẽ với “vấn đề” mặc dù không đồng nhất với “vấn đề”. Để hiểu rõ khái niệm “sáng tạo” và bản chất của sáng tạo thì trước hết cần phân tích khái niệm “vấn đề” và “vấn đề sáng tạo”. Tác giả Phan Dũng đã nêu lên mối liên hệ giữa sáng tạo và vấn đề như sau: “Tại sao con người cần sáng tạo và sáng tạo để làm gì?” Câu trả lời là: “Con người cần sáng tạo vì con người có các vấn đề cần giải quyết và nếu giải quyết thành công thì các nhu cầu của mình mới thỏa mãn” [7, tr. 17]. Có những vấn đề như: “làm thế nào để chế tạo được động cơ vĩnh cửu”, “Làm thế nào để biến kim loại thường thành vàng”, “Liệu có nền văn minh ngoài trái đất không”, “Cần phải chữa dứt điểm căn bệnh này”, “Ai là thủ phạm trong vụ cướp tiệm vàng này”… có rất nhiều vấn đề trong cuộc sống đặt ra trước con người, vấn đề về nhận thức, vấn đề về thực tiễn cuộc sống, có 10
  14. vấn đề đã giải quyết được, có vấn đề nan giải chưa giải quyết được, có vấn đề giải quyết chưa triệt để. Vậy “vấn đề” là gì? Trong Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa “vấn đề” dưới góc độ ngôn ngữ học như sau: Vấn đề là “điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết” [42, tr. 1105]. Có thể phân định nghĩa trên thành ba nội dung sau: 1- Vấn đề là điều cần được xem xét. Ví dụ: Trong một Báo cáo Tổng kết cuối năm học, có một vài số liệu đọc lên nghe không hợp lý, những số liệu đó có vấn đề, là điều cần phải xem lại (xem nó có chính xác không, nếu không chính xác phải sửa đi) hoặc trong một nhà máy sản xuất giấy, có một lô giấy sản xuất ra không bình thường, không giống như các lô giấy trước. Những lô giấy này là dấu hiệu cho thấy các khâu trong quá trình sản xuất có vấn đề, các khâu sản xuất là điều cần phải xem lại (xem khâu nào có trục trặc cái gì không). Như vậy với nghĩa trên, vấn đề là điều cần được xem xét để giải quyết. 2- Vấn đề là điều cần được nghiên cứu. Ví dụ: trong khoa học nẩy sinh tình huống mà ở đó người ta cần phải trả lời câu hỏi về nhận thức. Với nghĩa thứ hai này, ta vẫn có thể hiểu vấn đề là điều cần được giải quyết (về mặt nhận thức). 3- Vấn đề là điều cần giải quyết. Ví dụ: Một người đang đi xe môtô, xe bị hỏng. Vấn đề cần giải quyết là sửa xe để tiếp tục đi. Như vậy cả ba nội dung trên đều tựu trung có một nghĩa ở chỗ: vấn đề là điều cần phải giải quyết. Sự giải quyết có thể là về mặt nhận thức hay là về mặt hoạt động thực tiễn. Đây là định nghĩa đơn giản chưa làm rõ được bản chất của vấn đề. Tác giả Phan Dũng cho rằng: “Vấn đề hay còn gọi là bài toán (Problem) là tình huống, ở đó người giải biết mục đích cần đạt nhưng: 1) không biết cách đạt đến mục đích, hoặc 11
  15. 2) không biết cách tối ưu đạt đến mục đích trong một số cách đã biết.” [Phan Dũng, t1, 17] Định nghĩa này là gợi ý quan trọng để chúng tôi đưa ra định nghĩa về vấn đề: Vấn đề là tình huống từ đó chủ thể đặt ra nhiệm vụ hoạt động theo mục đích nhất định, nhưng lại chưa biết cách đạt đến mục đích hoặc chưa biết cách tối ưu đạt đến mục đích trong một số cách đã biết, đạt được mục đích đề ra là giải quyết được vấn đề, từ đó thỏa mãn được nhu cầu nào đó của con người. Vấn đề bao giờ cũng là một câu hỏi hay có hàm nghĩa của một câu hỏi. Có vấn đề người ta phải tìm cách để giải quyết, có những vấn đề người ta có cách giải quyết nhưng mục đích của vấn đề là tìm cách tối ưu trong những cách đã biết đó. Có tình huống: “Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp HCM thường xuyên bị ách tắc giao thông gây lên những tổn thất lớn cho xã hội” từ đó có vấn đề nẩy sinh cần giải quyết: “Cần phải giảm và tiến tới xóa bỏ tình trạng ách tắc giao thông ở 2 thành phố lớn Hà Nội và Tp HCM”.(1) Tình huống của nhận thức như: “Trong chuyến về quê, ngồi trên xe ngựa, Newton nhìn ra thấy lũ trẻ đang thi nhau thổi bong bóng xà phòng. Dưới ánh nắng, bong bóng xà phòng tỏa ra muôn màu điều này khiến cho Newton đắm chìm trong suy nghĩ” ở ông nẩy sinh vấn đề nhận thức cần giải quyết: “Sao chúng lại tỏa ra nhiều sắc màu khi cùng bay dưới nắng trời ?”(2) Tình huống trong sáng chế như: “ Công ty chúng ta quí vừa rồi doanh thu thấp nhất, nguyên nhân là hàng (giày dép) của ta không bằng đối thủ, để lấy lại thị phần hàng của chúng ta phải có chất lượng tốt hơn đối thủ” từ đó nẩy sinh vấn đề: “cần chế tạo một loại giày dép có chất lượng tốt hơn hẳn so với giày dép của các đối thủ cạnh trạnh”.(3) Trong vấn đề có đối tượng của vấn đề. Đối tượng của vấn đề là đối tượng mà chủ thể hướng tới tác động, biến đổi, hay nhận thức đối tượng đó theo mục đích nhất định, đạt được mục đích là giải quyết được vấn đề. Ở ví dụ (1) 12
  16. đối tượng của vấn đề là “giao thông đang bị ách tắc ở hai thành phố lớn Hà Nội và Tp HCM”, ở ví dụ (2) đối tượng của vấn đề là “màu sắc của bong bóng xà phòng”, ví dụ (3) đối tượng của vấn đề là “một loại giày dép”. Thường thì đối tượng của vấn đề biểu hiện rõ trong tình huống, có trường hợp thì sự biểu hiện của đối tượng của vấn đề không rõ như ở ví dụ (3) và những ví dụ tương tự như ví dụ này. Không phải đối tượng nào cũng trở thành đối tượng của vấn đề nó chỉ trở thành đối tượng của vấn đề khi chủ thể xác định nhiệm vụ hoạt động (tác động, biến đổi, nhận thức) đối tượng theo mục đích nhất định. Có biết bao nhiêu hiện tượng trong tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp, động đất, núi lửa nhưng đối với đa số mọi người thì chúng có phải là đối tượng nhận thức khoa học đâu. Đối với các nhà khoa học thì những hiện tượng đó là đối tượng của nhận thức khoa học. Khái niệm “vấn đề” có 2 yếu tố quan trọng: thứ nhất, là đối tượng của vấn đề; thứ hai, là mục đích hoạt động của chủ thể xuất phát từ đối tượng của vấn đề. Cho nên, nếu yếu tố mục đích thay đổi thì vấn đề ban đầu chuyển thành vấn đề khác. Hoặc đối tượng của vấn đề là khác nhau thì vấn đề sẽ khác nhau. Ví dụ: cùng là mục đích kiếm tiền, đối với chủ thể này đối tượng là một sòng bạc, đối với chủ thể khác đối tượng là kinh doanh một sản phẩm hàng hóa nào đó, hai vấn đề khác nhau nhưng có cùng mục đích. Cùng một đối tượng có nhiều mục đích khác nhau và do vậy có nhiều vấn đề khác nhau. Một người già đang ốm (là đối tượng) thì những người con (của người già đó) có mục đích là cha khỏi ốm. Nhưng người hàng xóm (vốn tính ích kỷ, ganh ghét) của người ốm đó thì lại có mục đích là người già đó ốm nặng hơn. Do vậy, vấn đề của những người con là: “làm cách nào để cha khỏi ốm”, còn vấn đề của người hàng xóm là “làm thế nào để ông ấy ốm nặng hơn ”. Cùng một hiện tượng tự nhiên như núi lửa đang phun trào, thì nó có thể là đối tượng của sự nhận thức đối với nhà khoa học, lại có thể là đối tượng của nghệ thuật đối với nghệ sĩ nhiếp ảnh. Vấn đề đặt ra đối với nhà khoa học 13
  17. là “nguyên nhân của núi lửa đang phun trào này là gì”, vấn đề đặt ra đối với nghệ sĩ nhiếp ảnh là “chụp núi lửa này như thế nào để biểu hiện được cái hồn của nó trong tấm ảnh”. Đạt được mục đích thì vấn đề đặt ra đã giải quyết xong. Giải quyết một vấn đề đặt ra là đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Có thể là những nhu cầu về sức khỏe, vui chơi, giải trí, nhu cầu về nhận thức, nhu cầu thưởng thức cái đẹp, nhu cầu được an toàn… Động cơ hoạt động của con người xuất phát từ những nhu cầu. Trong tâm lí học người ta cho rằng: “những đối tượng đáp ứng nhu cầu này hay nhu cầu khác nằm trong hiện thực khách quan một khi chúng bộc lộ ra, được chủ thể nhận biết sẽ thúc đẩy, hướng dẫn con người hoạt động. Khi ấy nó trở thành động cơ của hoạt động” [40, tr.175]. Nói cách khác nhu cầu là nguyên nhân khởi đầu của các hành động của con người, là điểm xuất phát của những giải thích khoa học về các hành vi hướng đích của con người. Hoạt động giải quyết vấn đề của con người luôn gắn liền với nhu cầu, thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ngay cả trong trường hợp như: trong lớp học, giáo viên đưa ra bài toán đố yêu cầu các em học sinh giải. Trong lớp có em học sinh không muốn làm (không có nhu cầu nhận thức) nhưng vẫn làm một cách gò ép. Vậy nhu cầu ở đây xuất hiện ở em học sinh đó là nhu cầu được an toàn (không muốn giáo viên trách mắng hay phạt). Trong trường hợp này, hoạt động giải quyết vấn đề của em học sinh (giải bài toán) không phải xuất phát từ nhu cầu giải bài toán đó (nhu cầu về nhận thức) mà là nhu cầu được an toàn. Nghĩa là việc giải quyết vấn đề vẫn nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Có một tình huống mà ở đó có nhiều vấn đề nẩy sinh. Và có một vấn đề mà để giải quyết được nó người ta buộc phải giải quyết nhiều vấn đề khác. Tình huống có nhiều vấn đề nẩy sinh như: Một tai nạn máy bay xẩy ra. Trong tình huống này có những vấn đề như: Nguyên nhân của tai nạn này là gì; có bao nhiêu người thiệt mạng, bao nhiêu người còn sống sót cùng với tên tuổi 14
  18. của họ; Ai chịu trách nhiệm trong vụ tai nạn này, đền bù cho những gia đình nạn nhân ra sao. Có những vấn đề mà giải quyết chúng đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề khác ví dụ như: “Làm thế nào để công ty đang kinh doanh lỗ lớn đến kinh doanh thu lợi nhuận cao”. Giải quyết vấn đề này gắn liền với giải quyết hàng loạt vấn đề đặt ra như: “Giải quyết vấn đề nhân sự của công ty”; “giải quyết vấn đề quản lý tài chính của công ty”; “giải quyết vấn đề thị trường của công ty”; “giải quyết vấn đề chiến lược kinh doanh của công ty”; “giải quyết vấn đề sản xuất của công ty”. “Sáng tạo” có quan hệ với “vấn đề” như thế nào? Sáng tạo là hoạt động giải quyết vấn đề sáng tạo. Vấn đề sáng tạo là vấn đề có mục đích tạo ra cái mới có giá trị hoặc là vấn đề yêu cầu được giải quyết một cách tối ưu. Ví dụ vấn đề sáng tạo: “Làm thế nào tạo ra được một loại nhiên liệu khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường” mục đích là “tạo ra một loại nhiên liệu khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường”. Vấn đề sáng tạo như: “Làm thế nào nạo vét được cái hồ này trong thời gian ngắn nhất với chi phí tài chính ít nhất”. * Định nghĩa về sáng tạo Đứng trên lập trường duy vật biện chứng, chúng tôi định nghĩa sáng tạo như sau: Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra cái mới có giá trị giải quyết vấn đề đặt ra một cách hiệu quả đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Trước hết sáng tạo là hoạt động của con người, là sự sáng tạo của con người, chứ không phải là hoạt động của động vật, hoạt động của tự nhiên hay hoạt động của một lực lượng siêu nhiên nào đó. Nói cách khác, chỉ có sáng tạo ở con người, không có sáng tạo ở động vật hay ở tự nhiên nói chung, và cũng không phải là sáng tạo của lực lượng siêu nhiên. 15
  19. Kitô giáo nói đến Thượng Đế, Hồi giáo nói đến thánh ALa như là Đấng tối cao sáng tạo ra hết thảy, sáng tạo ra vũ trụ, vạn vật, sáng tạo ra con người. Theo thế giới quan duy vật biện chứng, thế giới có bản chất là vật chất, thống nhất trong tính vật chất, thế giới không do một thần thánh nào sáng tạo ra. Theo cách nói của Hêraclit thì thế giới là một chỉnh thể, nó không do một thần thánh nào tạo ra và cũng không do một người nào tạo ra, thế giới đã, đang và sẽ là ngọn lửa muôn đời sinh động, cháy bùng lên và tắt đi theo những quy luật nhất định. Nói cách khác, theo quan điểm duy vật biện chứng không thể nói đến sự sáng tạo của lực lượng siêu nhiên vì không có sự tồn tại của lực lượng siêu nhiên. Con người, xã hội loài người là một bộ phận của tự nhiên, cho nên có thể nói đến sự sáng tạo ở một bộ phận của tự nhiên. Còn đối với toàn bộ tự nhiên nói chung thì sao, có sáng tạo không? Đã có tư tưởng cho rằng ở tự nhiên (nói chung) có sự sáng tạo. Thời cổ đại ở Hy lạp đã có quan niệm như vậy: “Xuất phát từ quan niệm cho rằng không có sự tồn tại nào là vĩnh viễn, bởi thế giới luôn tồn tại trong quá trình chuyển hóa bất tận, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã gắn bản chất của sự sáng tạo với các quá trình diễn biến, chuyển hóa đó và cuối cùng dẫn đến một trạng thái tồn tại nhất định như là kết quả của sự sáng tạo” [14, tr.14]. Theo quan điểm duy vật biện chứng thì tự nhiên nói chung không có sáng tạo mặc dù trong tự nhiên có quá trình phát triển. Có sự khác nhau gì giữa việc người Ai Cập cổ đại tạo ra kim tự tháp với việc hình thành Vịnh Hạ Long, giữa việc con người chế tạo ra rôbốt và sự xuất hiện sự sống trong tự nhiên. Con người tạo ra kim tự tháp, rôbốt là hoạt động hướng đích, có ý thức. Còn tự nhiên “tạo ra” vịnh Hạ Long, “tạo ra” sự sống là hoạt động vô thức mù quáng, không có mục đích, tự nhiên không hình dung được kết quả mà nó tạo ra, đó không phải là hành vi mang tính tinh thần. Nói cách khác, sáng tạo trước hết phải là hoạt động tinh thần, hoạt động có mục đích, ở tự nhiên nói chung việc hình thành động, thực vật và cả con người không phải 16
  20. là hoạt động tinh thần, tự nhiên “không ý thức được sự xuất hiện con người”. Cho nên, không thể nói đến sự sáng tạo của tự nhiên nói chung. Sáng tạo không có ở động vật. Sự phát triển của động vật bậc cao chỉ đạt đến trình độ tâm lý động vật chưa đạt đến trình độ ý thức. Sáng tạo gắn liền với ý thức. Sáng tạo là sự biểu hiện trình độ phản ánh của ý thức hơn nữa là trình độ cao nhất của phản ánh ý thức. Bản chất của phản ánh ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo. Phản ánh ý thức ra đời và phát triển có nguồn gốc tự nhiên và xã hội (vai trò của lao động, ngôn ngữ). Sáng tạo không đồng nhất với phản ánh ý thức. Sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra sản phẩm sáng tạo trong đó có tham gia những yếu tố không chỉ là của ý thức mà có cả những yếu tố hoạt động của cơ thể, những yếu tố ở bên ngoài con người như năng lượng, nguyên vật liệu, công cụ v.v. Sự hình thành sản phẩm sáng tạo thường là sự tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó hoạt động của ý thức là yếu tố trung tâm. Sáng tạo là hoạt động thể hiện trình độ cao nhất của con người. Là hoạt động mà ở đó vượt qua trình độ kinh nghiệm, của cái đã có vươn lên chiếm lĩnh những giá trị mới trên cơ sở những cái cũ. Hoạt động sáng tạo của con người thúc đẩy sự phát triển của khoa học – công nghệ, của nền sản xuất, của đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người. Không những thế sáng tạo tạo ra sự phong phú và đa dạng về nguồn của cải vật chất và sản phẩm tinh thần. Sáng tạo tạo ra “thiên nhiên thứ hai”, một thế giới mới. “Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người…”. Sáng tạo bắt đầu diễn ra khi nẩy sinh vấn đề sáng tạo cho đến khi sản phẩm sáng tạo ra đời. Có thực tế là sản phẩm sáng tạo chỉ được xác nhận là “sản phẩm” của sáng tạo khi sản phẩm đó được kiểm nghiệm, được sử dụng. Khi đó giá trị của sản phẩm mới được công nhận. Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người. Do vậy sáng tạo là hoạt động có mục đích, dựa trên cơ sở hoạt động của ý thức. Mục đích của sáng tạo chính là tạo ra sản phẩm sáng tạo - cái mới có giá trị. Sự sáng tạo là cả 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2