intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học hiện sinh cơ bản của Albert Camus qua một số tác phẩm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

78
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày một cách khái quát về chủ nghĩa hiện sinh, luận văn làm rõ quá trình hình thành và sự phát triển tư tưởng triết học hiện sinh của A.Camus qua một số tác phẩm chủ yếu của ông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học hiện sinh cơ bản của Albert Camus qua một số tác phẩm

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------- NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HIỆN SINH CƠ BẢN CỦA ALBERT CAMUS QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Nội - năm 2008
  2. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 2 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH ........................................................... 13 Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh ............................................................................................... 13 1. 1.1 Bối cảnh văn hoá tinh thần cho sự ra đời triết học hiện sinh ............................................ 14 1.1.2.1 Soren Kierkegaard - bậc tiền bối của triết học hiện sinh ................................................ 20 1.1.2.2 E.Husserl - người đặt nền móng lý luận cho triết học hiện sinh..................................... 26 1.2. Quan niệm chung về tồn tại người qua nhãn quan triết học hiện sinh ................................ 31 1.2.1 Tồn tại người nổi lên như một vấn đề triết học ................................................................. 31 1.2.2. Tồn tại người là tồn tại tự do tuyệt đối .............................................................................. 34 1.2.3 Tồn tại người phải là tồn tại đích thực............................................................................... 36 1.2.4 Con quỷ lo âu làm tổ trong thân phận người ( Goeth)......................................................... 38 1.2.5 Tồn tại người luôn vượt qua chính mình (siêu việt hóa) ................................................... 40 1.2.6 Đối mặt với hư vô .............................................................................................................. 41 Chương 2 ALBERT CAMUS – MỘT DÒNG CHẢY MỚI ...................................................... 46 CỦA TRIẾT HỌC HIỆN SINH ................................................................................................. 46 2.1. Albert Camus: cuộc đời và sáng tạo................................................................................. 46 2.2. Sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học hiện sinh của Albert Camus ..................... 54 2.2.1. Kẻ xa lạ và Huyền thoại Sisyphus .................................................................................... 54 2.2.2. Dịch hạch .......................................................................................................................... 72 KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 96
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hiện nay, tiếp biến văn hóa toàn cầu là tất yếu, quá trình đó diễn ra trên cả hai khía cạnh: bộc lộ văn hoá dân tộc ra với thế giới và tiếp nhận văn hoá nhân loại. Trên lộ trình ấy, tiếp nhận văn hoá phương Tây là xu hướng tất yếu. Chủ nghĩa hiện sinh là một phong trào văn hóa – triết học biểu hiện rất rõ diện mạo văn hóa tinh thần của người phương Tây hiện đại. Đây là một trường phái chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý, đặt tính độc đáo của tồn tại người thành vấn đề triết học có vị trí hàng đầu. Chúng tôi cho rằng tìm hiểu chủ nghĩa hiện sinh như sự phản tư triết học về tình cảnh của con người trong điều kiện tồn tại hiện đại là nhu cầu nội tại của triết học, đồng thời góp phần rèn luyện và phát triển năng lực tư duy lý luận. Chủ nghĩa hiện sinh du nhập vào Việt Nam từ ngay khi phong trào này bắt đầu thịnh hành, vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, ở miền Nam Việt Nam và tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là văn học nghệ thuật và lối sống. Sự tiếp nhận và phát triển chủ nghĩa hiện sinh trong suốt gần hai mươi năm ở miền Nam nhìn chung đã gây nên cái nhìn thiếu thiện cảm đối với trào lưu này, nhắc tới nó là người ta nghĩ tới một đời sống truỵ lạc, chủ nghĩa vô chính phủ, tuỳ tiện. Tuy vậy, chủ nghĩa hiện sinh, ở Việt Nam hay bất cứ nơi nào nó hiện diện cũng đã đem lại những hệ quả tích cực khi nó tôn vinh các giá trị của con người, đề cao tự do cá nhân, thức tỉnh con người phải trăn trở trước ý nghĩa của cuộc sống. Và thực sự, chúng ta không thể phủ nhận những ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh đối với sự hình thành các cá nhân có nội tâm, cá tính, độc đáo và sáng tạo. Trong giai đoạn hiện nay, đời sống văn hoá - tinh thần của con người Việt Nam, ở một mức độ nhất định, đang gặp phải những vấn đề của chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa duy khoa học tiềm ẩn sự khủng hoảng tinh thần sâu sắc, nguy cơ điều mà con người phương Tây không thể tránh khỏi khi ở vào
  4. 2 những hoàn cảnh kinh tế, văn hoá - xã hội tương đồng. Chúng tôi cho việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh là con đường có triển vọng để hội nhập văn hóa thế giới và bảo vệ, tạo dựng diện mạo văn hóa Việt. Albert Camus là triết gia tiêu biểu cuối cùng trong trào lưu hiện sinh thế kỷ XX. Tinh thần chung của chủ nghĩa hiện sinh được triển khai trong một tâm hồn nhân bản, cá tính mạnh mẽ và đầy sáng tạo, một con người của hành động với sự quan tâm thực sự đầy trách nhiệm đến thời cuộc. Tư tưởng triết học hiện sinh của Camus chính là những diễn đạt về tồn tại người - một trong những đề tài cơ bản của triết học và nhận được sự hưởng ứng xã hội rộng rãi. Trong đó, quan niệm của Camus về nổi loạn là rất đáng tìm hiểu để hiểu thấu hiểu sâu sắc hơn và tìm thấy giải pháp cho đời sống nội tâm, tinh thần con người thời hiện đại - đang dường không đủ sức chịu đựng những áp lực của cuộc sống, đang ngày càng có thiên hướng muốn nổi loạn, phá huỷ đời sống. Tìm hiểu, nghiên cứu về A. Camus đã được tiến hành rộng rãi trên khắp thế giới nhưng, ở Việt Nam, vẫn còn ít công trình nghiên cứu sâu sắc về chủ nghĩa hiện sinh nói chung và về A.Camus ở góc độ triết học nói riêng. Vì vậy, chúng tôi muốn bước đầu tìm hiểu những tư tưởng triết học hiện sinh căn bản của Camus để góp phần làm phong phú và sâu sắc hơn các nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh, đóng góp một phần tư liệu cho những người quan tâm đến lĩnh vực này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, sáng tạo văn học và triết học, đạo đức học hiện sinh của Camus đã được nghiên cứu sâu rộng. Tuy vậy, do sự hạn chế về ngoại ngữ của bản thân và nguồn tài liệu ít ỏi ở Việt Nam nên, ở đây, chúng tôi chỉ xin trình bày khái quát những tư liệu cơ bản về tư tưởng triết học của Camus. Herbert Lottnan. Albert Camus: A Biography (Cortr Madera: Ginko, 1997). Đây là tác phẩm cung cấp nhiều chi tiết về cuộc đời của Camus nhưng Lottman lại không đưa ra những vấn đề mà Camus đã gặp phải khi cố gắng lưu giữ những giá trị trong một thế giới loạn lạc. Ông đưa ra các ảnh hưởng khác
  5. 3 nhau tới Camus thời trẻ, ví dụ như cái chết của người cha và sự căm ghét án tử hình. Oliver Todd. Albert Camus, a life (New York: Carol & Graf Publishers, 2000). Đây là công trình nghiên cứu rất công phu về cuộc đời của Camus. Todd nói đến những thách thức mà Camus phải đối mặt nhằm xác định và phát triển những giá trị siêu việt trong thế giới đã hoàn toàn bị thế tục hóa. Về quá trình phát triển tư tưởng Camus, Todd viết: "Camus không vướng bận niềm tin vào Chúa, nhưng ông vẫn muốn thiết lập nên những tiêu chí hành xử" [67, 45]*. Sự tự giải phóng khỏi niềm tin vào Chúa này là điểm xuất phát để phát triển quan niệm về cái phi duy lý, nhưng Todd cho rằng thái độ của Camus đối với cái phi duy lý vẫn tiếp tục thay đổi một cách đáng kể trong tiểu thuyết Dịch hạch. Tác giả cho rằng, trong suốt thời gian này, Camus đã bắt đầu ...bản thân mình từ cái phi duy lý và nhận ra sự cần thiết của những phán quyết về giá trị trong quan niệm về nổi loạn [67, 167]. Mặc dù Camus có thể nhận thấy những hệ quả của cái phi duy lý ở thời điểm sớm hơn là thời điểm mà Todd đưa ra, nhưng ông nhận thấy những hệ quả đó đã tạo nên một thế tiến thoái lưỡng nan cho Camus. "Giống như những nhân vật Rieux, Peneloux, Rambert, Camus tìm kiếm nền tảng cho các giá trị của ông" [67, 215]. Theo ông, Camus cho rằng Kitô giáo có những giá trị có ích, nhưng chúng không thể cứu rỗi được thế giới. David Sprintzen, Camus: A critical Examination. Philadenphia: Temple University Press, 1988. Tác giả này bàn về vấn đề nguồn gốc của các giá trị theo quan điểm của Camus. Tác giả cho rằng, tuy Camus cho rằng giá trị chỉ có thể bắt nguồn từ lĩnh vực kinh nghiệm, nhưng ông không làm rõ phương pháp mà Camus rút các giá trị từ kinh nghiệm, mà chỉ khẳng định rằng nó nhất quyết dựa trên việc từ chối các giá trị nằm ngoài kinh nghiệm hay bị áp đặt, được rút ra từ những nguyên lý, mà bản chất của các khái niệm là tính tiền phản tư. Ông là một trong số ít người nhận ra nổi loạn * Từ đây trở đi; - Số thứ nhất chỉ số thứ tự của tài liệu trong Danh mục tài liệu tham khảo - Số thứ hai chỉ số trang của tài liệu tham khảo đó.
  6. 4 không tạo nên các giá trị mà chỉ chứng thực sự tồn tại của các giá trị. Tuy nhiên, Sprintzen lại đưa ra quá ít nội dung về bản chất tiền phản tư của các giá trị mà ông coi là cái biểu hiện kinh nghiệm nội tâm của con người. Thụy Khuê. (http://thuykhue.free.fr/tk01/CAMUS.htm) cho rằng, từ lý thuyết hiện sinh - được xác định là sự đi tìm bản thể của con người, Albert Camus giữ lại những hướng chính, đặc biệt là: nhân bản, phi duy lý như cốt lõi của phận người và dấn thân. Chỉ có hành động và qua hành động thì con người mới thật sự tự do, mới có được bản chất của mình. Tác giả kết luận: có thể nói, Albert Camus là một nhánh lạc quan của hiện sinh, tin là con người có thể có hạnh phúc trong cuộc đời phi duy lý. Ở Việt Nam cũng đã có các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh xuất bản ở miền nam trước năm 1975. Đáng chú ý là các tác giả Trần Thái Đỉnh với Triết học hiện sinh (Nxb Thời Mới, Sài Gòn, 1968), Ý nghĩa thức tỉnh của chủ nghĩa hiện sinh ( tạp chí Văn, số 15, 16, Sài Gòn) đã trình bày một cách có hệ thống và sâu sắc về chủ nghĩa hiện sinh và các đại diện tiêu biểu của nó, đặc biệt là chủ nghĩa hiện sinh công giáo. Những phát biểu của Trần Thái Đỉnh có thể coi là những tri thức giáo khoa căn bản về chủ nghĩa hiện sinh. Tuy nhiên, tác giả này hầu như không trình bày triết hiện sinh của A.Camus mà chỉ dừng lại ở J.P.Sartre. Nguyễn Văn Trung với tập Nhận định (I) ( Nam Sơn xuất bản, 1963) cũng có nhiều bài viết về chủ nghĩa hiện sinh, đặc biệt nhấn mạnh tới sự vong thân của tồn tại người dưới cái nhìn của kẻ khác. Tác giả này đã có một số bài viết về Camus như Một vài cảm nghĩ về Con người phản kháng của Albert Camus, Quê hương lưu đày trong “Người đàn bà ngoại tình” (Văn số 2, 1963), nhưng đây chỉ là những bài viết ngắn để giới thiệu tác phẩm của Camus nhiều hơn là một công trình nghiên cứu, và thiên về loại hình cảm nhận văn học. Bùi Giáng. Tác gia này dường như đặc biệt quan tâm tới Camus, ngoài việc dịch một số tác phẩm của Camus như Ngộ nhận, Mùa hè sa mạc, Con người
  7. 5 nổi loạn, các truyện ngắn in trong tập Sương Tỳ Hải, các nhận định về Camus của ông chủ yếu nằm trong tập khảo luận và phê bình Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại. Ở đây, ông nhấn mạnh rằng,“chúng tôi không dám làm cái việc tổng hợp vô lý những tâm tình của máu và nước mắt hòa nhau, khi con người tài hoa gục đầu trên cuộc đời "xa lạ, dày đặc" mà là muốn "mượn lời linh động uyển chuyển của tâm tình để giới thiệu tấm lòng của ông"[3, 165]. Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý rằng, ở châu Âu, những nhà phê bình khen, chê Camus là nhiều như nhau, vì vậy, khi tìm hiểu tư tưởng Camus phải tỉnh táo cảm nhận tác phẩm của Camus để tránh những ngộ nhận từ căn bản. Ông cho rằng, với câu trả lời cho những câu hỏi không mới: Vũ trụ này, thế giới này là phi lý hay hữu lý? Cuộc đời chúng ta giữa thế giới này có ý nghĩa gì không? Camus đã "vừa đi sát với thời đại, vừa bắt tay với những triết gia của nhân loại đã xao xuyến đi tìm ý nghĩa của vũ trụ và đời người. Không một trang văn nào của Camus không mang nặng những ưu tư xao xuyến của một đời người, trải qua những kinh nghiệm gì thì viết văn và bàn chuyện tư tưởng theo những kinh nghiệm xương máu đó. "Camus là một triết gia chân chính và cũng chính vì thế mà giữa ông và những triết gia nhà nghề có một hố thẳm. Một bên sử dụng ngôn từ tài tình du dương trong một hệ thống rành rẽ, logic, phân minh. Một bên vừa ngập ngừng, vừa mâu thuẫn, cầu mong tìm ra giữa đau thương một niềm vui..."[3, 205]. Tác giả nhận định, Dịch hạch nằm trọn vẹn trong cái nhân sinh quan bi đát của Camus, là “tiếng khóc đoạn trường" của con người trong cõi đời phi lý. Ngộ nhận là một tác phẩm kết tụ những tư tưởng u trầm nhất của Camus “trong một thể thức rắn rỏi dị thường”. Tác phẩm này chung đúc tâm tình, hoài vọng của châu Âu hiện đại chịu vò xé trong bao nhiêu mâu thuẫn giữa cuồng loạn. "Ngộ nhận của Camus đúng là âm thanh của tiếng đời bi thương dằng dặc. Và, nói riêng ra, nó còn mang sắc thái đặc biệt của xã hội châu Âu trong vòng nửa thế kỷ nay. Bên thảm kịch Ngộ nhận, ta thấy rõ một xã hội tan rã. Văn minh vật chất đã ăn ruỗng tâm tư hoài vọng thơ ngây. Con người chết ngột, không thể tìm ra nẻo
  8. 6 tiếp xúc với Nguồn sống thiên thu..."[19, 422]; Caligula tượng trưng cho một tình trạng tinh thần điên đảo của thời hiện đại, một tấm thảm kịch đày đọa tâm thức con người thời nay bị tàn phá bởi hư vô chủ nghĩa. Tác giả cho rằng, nhiều nhà phê bình đã nhận đinh sai lầm một cách tai hại tư tưởng của Camus. Sở dĩ Camus thường nói đến cuộc đời phi lý, đến nghĩa sa mạc của tồn tại, không phải để tán dương hành động điên cuồng của những anh hùng phi lý như Caligula, Martha, v.v., mà "trước sau, Camus chỉ có một mối ưu tư đau đớn: đẩy tư tưởng hư vô đến cùng độ, đẩy chủ nghĩa hư vô đến cuối đường để chúng ta nhìn rõ những hậu quả gớm guốc của nó. Có thế, thì sau đó ta mới đủ sáng suốt đưa tinh thần phản kháng của mình ra để lựa chọn, vượt qua hư vô chủ nghĩa, chinh phục tự do chân chính của con người..."[19, 455]. Theo tôi, những nhận định về Camus của Bùi Giáng rất có ích cho những ai quan tâm đến giá trị thực sự của chủ nghĩa hiện sinh: chiến đấu cho địa vị con người trong thế giới, con người cùng với những tâm tình ưu tư của nó chứ không phải hệ thống lý luận, cơ giới mới là cứu cánh của mọi triết lý. Tuy vậy, văn phong Bùi Giáng rất đặc biệt nên cũng khá khó khăn khi muốn sử dụng những bài viết này làm tư liệu tìm hiểu chủ nghĩa hiện sinh dựa trên những chủ đề của nó. Nguyễn Nam Châu. Tập Sứ mệnh văn nghệ (Đại học xuất bản), bình luận tư tưởng của một số triết gia, nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến thời đại. Trong đó bài viết về Camus có tựa "Albert Camus, con người công phẫn". Tác giả nhấn mạnh, thế hệ của Camus đã tuyệt đối từ chối hết mọi thứ giá trị luân lý, tôn giáo, chính trị, xã hội, họ công phẫn với cái châu Âu đó, như lời Camus nói: "Ác thần của châu Âu ngày nay mang danh các triết gia, họ là Hegel, Marx, Nietzsche, v.v., chúng ta đang sống trong châu Âu của họ"[47, 190]. Ông cho rằng, "Công phẫn trước thời cuộc nhưng chính Camus cũng đi vào ngõ bí: một đằng nói rằng cuộc đời vô nghĩa và người ta được phép làm mọi sự; một đằng bảo rằng con người đừng làm hại kẻ khác, phải thương hại nó, tức kìm hãm tự do của mình. Nhưng ta sẽ nhân danh cái gì để thương xót con người trong khi mà chính con người cũng
  9. 7 chẳng có ý nghĩa gì hết" [47, 203]. Mặc dù niềm công phẫn của Camus là không lối thoát, nhưng dẫu sao "Camus cũng như Sartre đã thức tỉnh nhân loại trước một vấn đề căn bản, bắt họ phải thoát ly ra ngoài cuộc sống hời hợt, vô tư, qua ngày đoạn tháng của họ, buộc mình phải đi tìm một lẽ sống trước khi quyết định một thái độ sống" [47, 204]. Đỗ Đức Hiểu. Trong Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa đã phân tích, nhận xét văn học, triết học hiện sinh trên tinh thần chính là phê phán. Tác giả nhận xét về chủ nghĩa hiện sinh là: quẩn quanh với một thế giới đóng kín, văn học hiện sinh chủ nghĩa chỉ sản sinh ra được những hình tượng con người khắc khoải, dở sống dở chết, con người mơ hồ hay bừng bừng thức dậy với những mê sảng dữ dội, những kí ức huyễn hoặc, những ám ảnh khủng khiếp, những hình bóng mơ hồ, mà nó gọi là thế giới thứ hai, "xao xuyến, náo động, làm chấn động con người và vũ trụ" [24,14]. Tác giả khái lược tư tưởng Camus: khởi điểm của học thuyết Camus là cái phi lý. Cái phi lý diễn tả mối quan hệ giữa con người và xã hội. Nổi loạn là sắc thái đáng chú ý nhất của chủ nghĩa hiện sinh của Camus. Và, "về cơ bản, nổi loạn Camus là nổi loạn siêu hình và vô nguyên tắc" [24, 109]. Tác giả nhận định, về một số khía cạnh, tác phẩm của Camus có những điểm tích cực: nó đứng ở bên kia chủ nghĩa phát xít, không đồng tình với bất công và tội ác, chiến tranh phi nghĩa, với khủng bố dã man. Nhưng tác phẩm của Camus không phân tích, lý giải những hiện tượng và tìm cách khắc phục những nguyên nhân mà, cùng chung như chủ nghĩa hiện sinh, Camus đã biểu hiện quan niệm con người là một hữu thể bất lực trong một "thế giới im lặng khủng khiếp", "giữa sa mạc mênh mông"[24, 117]. Đối với sự tán dương của giới phê bình phương Tây về "chủ nghĩa nhân văn kiểu Địa Trung hải" của Camus, tác giả cho rằng đây lại là điểm yếu cơ bản của ông ta, cũng như của chủ nghĩa hiện sinh nói chung, và là tấn bi kịch của nó: vừa khước từ, vừa chấp nhận, một nghệ thuật vừa khẳng định vừa phủ định. "Camus phản kháng bạo lực phi nghĩa mà ông gọi là lịch sử phi lý tính, song đồng thời ông cũng cự tuyệt bạo lực chính nghĩa mà ông
  10. 8 gọi là lịch sử lý tính; và ông đánh giá ngang hàng hai thứ bạo lực ấy; sai lầm nghiêm trọng của Camus là ở chỗ ấy. Ông tìm đến con đường ôn hòa, nhiều khi thỏa hiệp với kẻ thù của loài người. Từ đó, Camus đi vào con đường chống cộng đáng khinh bỉ". [24, 120] Đối với quan điểm của Camus về sứ mệnh của nghệ thuật và của nhà văn, tác giả cho rằng, việc Camus vứt bỏ cả hai thứ mỹ học: nghệ thuật vị nghệ thuật và cả chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, là những lập luận siêu hình, phi lịch sử và phi giai cấp không có gì mới mẻ và ghê gớm. Kết luận, cũng như những học thuyết hiện sinh chủ nghĩa khác, học thuyết của Camus cũng chất chứa đầy mâu thuẫn và không khỏi dẫn đến bi kịch. Chính vì vậy ảnh hưởng của nó trong cuộc sống hàng ngày rất tai hại ở những xã hội thuộc thế giới tự do. Hoàng Trinh, Phương Tây văn học và con người (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,1969). Trong bài “Anbe Camuy và vấn đề “văn học nổi loạn”, tác giả nhận xét về triết học hiện sinh của Camus: khác với một số nhà triết học hiện sinh đã nâng thuyết hiện sinh thành “bản thể luận”, Camus không bàn đến những vấn đề siêu hình rắc rối, như thực thể, hư vô, tồn tại, bản chất mà chỉ nói đến ý nghĩa sự “sinh tồn” và thân phận con người. Nhìn chung, tác giả chủ yếu phê phán thuyết “phi lý” của Camus, mà ở đó, thứ luân lý mơ hồ và nguỵ biện là hạt nhân. Nổi loạn như là hệ quả của cái phi lý thì không xác định rõ lập trường: ai nổi loạn, nổi loạn chống ai và nổi loạn như thế nào; không phân biệt nổi loạn tiến bộ và nổi loạn phản động. Những nhận định của các tác giả Hoàng Trinh và Đỗ Đức Hiểu về Camus, một mặt, chủ yếu dựa trên tinh thần phê phán; mặt khác, về cơ bản là góc nhìn văn học. Các tác giả có nêu ra một số điểm tích cực của Camus. Tuy vậy, theo tôi, họ chưa bộc lộ được sự thâm trầm của tư tưởng Camus và chủ nghĩa nhân văn sâu sắc trong các tác phẩm của Camus. Trong những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu hay giáo khoa về lịch sử tưởng phương Tây hiện đại, trong đó có chủ nghĩa
  11. 9 hiện sinh. Nguyễn Tiến Dũng: Chủ nghĩa hiện sinh và sự hiện diện ở Việt Nam (LATS triết học, viện Triết học, 1995), Nguyễn Kim Châu: Chủ nghĩa hiện sinh và một vài ảnh hưởng của nó ở miền Nam Việt Nam ( LATS, viện Triết học, 2000). Hai tác giả này chỉ ra những điều kiện kinh tế xã hội cho sự hình thành chủ nghĩa hiện sinh, trình bày một số đại diện tiêu biểu và các phạm trù trung tâm của triết học hiện sinh. Trên cơ sở đó các tác giả xem xét ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học và đời sống ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Đỗ Minh Hợp: Vấn đề bản thể luận trong một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại (LATS triết học, viện triết học, 2000), Khái niệm tồn tại trong triết học hiện sinh (Tạp chí Triết học, số 6, 1998), Chủ nghĩa hiện sinh nhìn từ góc độ văn hoá học (Tạp chí Triết học, số 6, 2000) - các công trình này đem lại cách tiếp cận triết học hiện sinh mới ở Việt Nam: tiếp cận góc độ bản thể luận của - một yếu tố quyết định địa vị của triết học trong lĩnh vực tri thức nhân văn. Cuốn Chủ nghĩa hiện sinh (Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008) đã có phần riêng bàn về A.Camus, tác giả nhận định tư tưởng con người nổi loạn là tư tưởng đặc sắc nhất của Camus đồng thời chỉ ra hạn chế của Camus là không nêu ra được cương lĩnh tích cực nào cho hành động của con người nổi loạn. Trần Hinh, Tiểu thuyết Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX. Phần I, “Tiểu thuyết Camus - một số vấn đề về truyện kể và kể chuyện” là phần mà tác giả dồn nhiều tâm huyết nhất. Hàng loạt những phân tích, nhận định về tiểu thuyết của A.Camus được tác giả trình bày dưới góc độ thi pháp học. Các tác phẩm được phân tích cụ thể: Người xa lạ, Sa đọa, Dịch hạch. Những đánh giá trên phương diện triết học của tiểu thuyết Camus hầu như không đáng kể. Nguyễn Thị Sông Hương. Algier, thành phố trong "Người xa lạ" (L'etranger) của A.Camus, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp 2001. Đây là sự phân tích thuần tuý văn học, về nghệ thuật tả cảnh trong văn chương Camus.
  12. 10 Như vậy, các nghiên cứu về Camus ở Việt Nam hoặc thuộc lĩnh vực văn học hoặc chưa quan tâm đầy đủ đến Albert Camus ở góc độ triết học, triết học hiện sinh. Theo chúng tôi, tìm hiểu nghiên cứu Camus như một hiện tượng văn hóa cần thiết xem xét riêng biệt khía cạnh triết học trong các sáng tác của ông. Điều này là thực sự cần thiết cho việc tìm hiểu lịch sử triết học. Luận văn này được hoàn thành trong cố gắng đưa lại một chân dung Camus – nhà triết học rõ nét hơn. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở trình bày một cách khái quát về chủ nghĩa hiện sinh, luận văn làm rõ quá trình hình thành và sự phát triển tư tưởng triết học hiện sinh của A.Camus qua một số tác phẩm chủ yếu của ông. Để thực hiện mục đích ấy, luận văn sẽ giải quyết những vấn đề sau đây: - Giới thiệu khái quát chủ nghĩa hiện sinh: sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh (bối cảnh văn hóa tinh thần và cội nguồn tư tưỏng), những chủ đề chính của triết học hiện sinh. - Trên cơ sở đó tìm hiểu, phân tích, trình bày, hệ thống hóa, đánh giá sơ lược tư tưởng triết học hiện sinh của A.Camus thông qua việc xem xét cụ thể bốn tác phẩm: Kẻ xa lạ, Huyền thoại Sisyphus, Dịch hạch, Con người nổi loạn. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên nguyên tắc về sự thống nhất giữa triết học và lịch sử triết học. Đồng thời, luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học như phân tích và so sánh, phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần vào lĩnh vực nghiên cứu triết học hiện sinh, đặc biệt là tìm hiểu cụ thể một đại diện cụ thể của nó là Albert Camus, qua đó góp phần vào việc nghiên cứu triết học hiện sinh ở Việt Nam.
  13. 11 - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu phần triết học hiện sinh. 6. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn mạnh dạn trình bày tư tưởng của hai nhà triết học Soren Kierkegaard và E.Husserl như là nguồn gốc tư tưởng cho triết học hiện sinh. - Luận văn khẳng định tư tưởng triết học của Albert Camus là dòng chảy mới của triết học hiện sinh khi ở đây, lần đầu tiên, tồn tại người đã được chỉ ra con đường hiện thực hóa tự do của mình thông qua hành vi nổi loạn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
  14. 12 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH 1.1 Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh Chủ nghĩa hiện sinh, với tư cách là trào lưu văn hoá - triết học, xuất hiện đầu tiên ở Đức ngay sau Thế chiến I và làn sóng mới của nó nổi lên ở Pháp sau Thế chiến II. Có thể thấy chủ nghĩa hiện sinh biểu hiện rõ khủng hoảng kinh tế xã hội trong và sau những cuộc chiến - khi mà tâm trạng lo âu, bi quan, nổi loạn bao trùm lên xã hội. Thuật ngữ này được nhìn nhận rộng rãi theo cách mô tả của J.P.Sartre: tồn tại có trước bản chất. Hãy cứ sống như mình vốn có, Thượng đế đã chết và mọi cái đều được phép. Tuy nhiên, đó chỉ mới là cái nhìn về chủ nghĩa hiện sinh như một trào lưu văn hoá. Chủ nghĩa hiện sinh còn là một khuynh hướng triết học phương Tây nổi trội của thế kỷ XX. Rõ ràng, đó là sự phản ứng của chủ nghĩa phi duy lý chống chủ nghĩa duy lý. Và ở giác độ này, chủ nghĩa hiện sinh là triết học hiện sinh, là một đóng góp lớn cho sự hình thành bản thể luận phương Tây hiện đại. Các nhà hiện sinh coi sự lý giải siêu hình học về tồn tại người của triết học truyền thống là thất bại, không đưa đến những kết quả thoả mãn. Tồn tại người cũng không thể dừng lại ở những chân lý mà khoa học, cả khoa học tự nhiên và tâm lý học đem lại. Những phạm trù của đạo đức học cũng không đủ để định nghĩa tồn tại người. Không từ chối hiệu lực nhất định của những phạm trù khoa học được chi phối bởi khuôn mẫu chân lý hay những phạm trù đạo đức bị chi phối bởi khuôn mẫu của lợi ích và quyền lợi, triết học hiện sinh có thể được định nghĩa như học thuyết triết học mà những phạm trù của nó dựa trên tính đích thực của tồn tại người, là sự cần thiết để có thể nắm bắt sự tồn tại của con người. Họ nhấn mạnh rằng, vấn đề của tồn tại phải là vấn đề tiên quyết
  15. 13 trong triết học. Hiện sinh luôn là duy nhất, cá biệt. Tự do hiện sinh thể không thể công thức hoá. Tồn tại không thể trở thành một đề tài cho khoa học khách quan. Tồn tại phải được phát giác và cảm nhận bởi chính hiện sinh thể cùng với sự trải nghiệm và hoàn cảnh của chính hắn. Chính vì vậy, tồn tại người phải là vấn đề trung tâm và tiên quyết của triết học. Trong và sau các cuộc chiến tranh thế giới của thế kỷ XX, khi châu Âu tìm thấy mình trong cơn khủng hoảng, đối mặt với cái chết, sự huỷ diệt thì phong trào hiện sinh bắt đầu thịnh hành. Chủ nghĩa hiện sinh như một khuynh hướng triết học cũng như một phong trào văn hoá được phổ biến rộng rãi nhất trong những thập niên 40-50 của thế kỷ XX, là thời điểm mà châu Âu đang chìm trong tâm trạng tuyệt vọng, có thể không phải không có hy vọng về việc tái thiết xã hội nhưng tình trạng bi quan cũng đủ để chấp nhận cái nhìn hiện sinh về sự vô mục đích của thế giới, sự buồn nôn, vô nghĩa của cuộc đời. Khi xem xét chủ nghĩa hiện sinh với tư cách là triết học hiện sinh, bên cạnh những điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị là cái đóng vai trò tiền đề quan trọng cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh và cũng đã được đề cập đến trong một số luận văn và luận án viết về triết học hiện sinh (do vậy, chúng tôi không nhắc lại ở đây), chúng ta không thể tách rời bối cảnh văn hoá tinh thần cũng như cội nguồn tư tưởng của nó. 1. 1.1 Bối cảnh văn hoá tinh thần cho sự ra đời triết học hiện sinh Cuối thế kỷ XIX, trong lòng châu Âu bùng nổ cuộc khủng hoảng có cội nguồn từ sức nặng của thứ văn hoá chuyên chế bóp nghẹt nhân cách cá nhân. Soi xét con người cá nhân bằng những giáo lý im lìm của Cơ đốc giáo trong suốt gần hai mươi thế kỷ, những giá trị, chuẩn tắc tuyệt đối đã giam hãm tồn tại người vốn tự do, đột biến và đầy sáng tạo. Tồn tại người rạn nứt, nhiều tầng cảm xúc bị đè nén bừng tỉnh với câu hỏi: hiện sinh của tôi là đích thực hay không đích thực? Và, chính câu hỏi mang ý nghĩa thức tỉnh này đã khởi dấy lên một cách mạnh mẽ những tư tưởng triết học hiện sinh lấy tồn tại người là cứu
  16. 14 cánh của mọi triết lý. Triết thuyết này trở nên có tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội phương Tây lúc bấy giờ. Sự ra đời của triết học hiện sinh trong dòng chảy của lịch sử triết học là biểu hiện của sự biến văn hoá. Cách tiếp cận nhân học văn hoá trong lĩnh vực tri thức nhân văn buộc chúng ta phải tìm hiểu sâu sắc những tiền đề văn hoá cho sự ra đời chủ nghĩa hiện sinh. Trên cơ sở hiểu rõ những tiền đề văn hoá đó, chúng ta có thể có những góc nhìn, những soi rọi triết học hiện sinh từ góc độ nhân học văn hoá. Bối cảnh văn hoá cho sự ra đời chủ nghĩa hiện sinh có phông nền chính là chủ nghĩa duy lý và cuộc khủng hoảng mà nó đưa đến cho châu Âu. Văn hoá châu Âu Cận đại khởi từ văn hoá Phục hưng đã đưa con người vào vị trí trung tâm của mọi sáng tạo văn hoá. Đây là thời đại “khám phá ra con người”. Những sự lý giải con người trên chiều cạnh lý tính diễn ra trong triết học Khai sáng, tới Kant và đạt đến đỉnh cao trong thống triết học Hegel. Lý tính trở thành chiều đo tuyệt đối về tồn tại người, tức nhân tính. Sự tự vận động của lý tính đã kiến tạo nên một hệ thống hoàn hảo điều chỉnh hành vi con người. Những hệ giá trị tuyệt đối được áp dụng trong xã hội một cách triệt để bởi nhà cầm quyền. Không gì dễ dàng hơn là điều khiển đám đông không nhân cách, hay chính là mẫu hình con người đại chúng theo cách gọi của Oterga I Gasset. Con người đại chúng có thái độ thờ ơ với những vấn đề quan trọng, chỉ tiếp nhận những nhận xét, sở thích do người khác đưa ra và được phương tiện truyền thông gán cho chứ không tự mình xây dựng, và, vì vậy, nó là nơi nhận những mỹ từ được nhồi nhét từ kẻ cầm quyền. Con người đại chúng quen với nếp sống theo những khuôn mẫu phổ biến và sợ hãi sự thay đổi do chính mình tạo ra. Kiểu người này không nhìn thẳng vào cô đơn vì nó không có cá tính mạnh mẽ. Tâm hồn nó là một khối đồng tính. “Người ta gán cho tâm thần tập thể, ý thức xã hội những phẩm chất cao cả nhất, kỳ lạ nhất, đôi khi là thần thánh nhất. Đối với Durkheim thì xã hội là Chúa chân chính. Theo tín đồ Cơ đốc giáo Bonalld, tín đồ Tin lành giáo Hégel v.v. thì tâm thần tập thể là cái cao cả, mang tính người lớn hơn nhiều so với con người, là sáng suốt hơn nhiều con người”[25, 133]. Phân
  17. 15 tâm học Freud đã mở ra triển vọng lớn cho việc tìm hiểu tâm lý con người. Không đi vào lý thuyết của Freud, tôi chỉ muốn nói đến sự quan tâm của ông vào cái Ngã bị đè nén bởi cái Siêu Ngã - các cấm đoán xã hội, các chuẩn tắc văn hoá và tình trạng “không thỏa mãn với văn hoá”. Sự ra đời của phân tâm học cho phép chúng ta tiếp cận tình trạng tồn tại người trong mọi nền văn hoá: bị cưỡng chế. Chính bản thân Freud cũng không ủng hộ việc giải phóng tình cảm, mà coi việc đè nén dục vọng là nguyên tắc của tồn tại; đáp ứng các dục vọng tình dục, hiếu chiến, sự phá hủy hay bản năng chết thì không những đe dọa thứ văn hoá áp đặt mà còn đe doạ cả sự kế tục giống nòi người. Bản thân Freud ở một khía cạnh nhất định chính là sản phẩm của nền văn hoá duy lý. Cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với sự bành trướng của phương tiện truyền thông khiến cho cuộc sống con người trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn. Triết học hiện sinh hoàn toàn không phủ định những thành tựu của khoa học đối với sự phát triển toàn diện con người, nhưng vấn đề là sự phát triển của khoa học kỹ thuật tự thân chúng không kéo theo sự phát triển trong lĩnh vực văn hoá tinh thần. Franc đã phải nói: “loài người hiện đại không còn khả năng tạo ra tính người”. Như vậy, cần phải tỏ thái độ đối với sự phát triển tiếp theo trên bình diện nhân cách con người, nếu không, con người không còn năng lực đồng cảm và sẽ uỷ thác mọi vấn đề về nhân tính, nhân phẩm cho khoa học. Điều này được Berdyaev cảnh báo trong triết học lịch sử của mình. Ông xác định rõ ràng rằng, lịch sử là lịch sử loài người và lịch sử của những số phận cá nhân chứ không phải là lịch sử của lãnh tụ, nên thái độ với lịch sử phải là thái độ có nhân cách, có trách nhiệm, có đạo đức. Ông phản đối thái độ xác tín đối với tính có quy luật của lịch sử. Tâm thế tin tưởng một cách vô căn cứ vào tương lai tốt đẹp mà không biết suy nghĩ nghiêm túc về việc bắt đầu xây dựng tương lai đó như thế nào (Berdyaev gọi là Tiến bộ giáo) sẽ hình thành một lớp người vô ơn với di sản quá khứ, tàn nhẫn với hiện tại và vô trách nhiệm với tương lai. Hơn nữa, nó còn tạo ra tâm lý thù hằn
  18. 16 giữa các thế hệ do niềm tin vào sự vượt trội tất yếu của thế hệ sau so với thế hệ trước và như vậy, tạo ra sự xa lạ ngày càng lớn giữa người với người. Chủ nghĩa vô thần trở thành một nguyên nhân quan trọng cho các vấn đề của triết học hiện sinh. Sự sụp đổ truyền thống tôn giáo ở châu Âu, một mặt, làm mất đi những giá trị nhân bản, hướng thiện trong đời sống tinh thần của xã hội mà tất cả tôn giáo đều hướng đến; mặt khác, điều đó làm cho ý thức về sự vô nghĩa, vô giá trị của đời sống càng trở nên trầm trọng. Sau cái chết của Chúa là cái chết của con người. Andre Malraux đã viết trong bài diễn văn đọc trước Đại hội văn hoá Liên hợp quốc (1948): “Thảm kịch của châu Âu chính là cái chết của con người” [47, 188]. Triết học hiện sinh đến lúc tất yếu phải xuất hiện. Cá nhân con người trong nhiều thế kỷ đã bị đẩy vào hậu trường bởi những hệ thống tư tưởng không quan tâm đến tính độc đáo của con người cá nhân, khinh rẻ khát vọng sống, tình cảm cá nhân. Triết học hiện sinh khẳng định tự do của con người, từ chối việc ý thức cá nhân phụ thuộc vào những khái niệm trừu tượng hay các cấu trúc xã hội đã bị phi nhân tính hoá. Triết học này là biểu tượng nổi loạn chống lại những tư tưởng và định chế một mặt đã kìm hãm tự do cá nhân, mặt khác, lại biến cá nhân thành kẻ chối bỏ trách nhiệm, trước hết là trách nhiệm với chính bản thân mình. Trước và cùng với chủ nghĩa hiện sinh, đã xuất hiện nhiều sự phản kháng từ các phong trào xã hội nhằm chống văn hoá tuyệt đối hoá, nhưng chỉ có triết học hiện sinh đã tìm ra lối thoát: không phải đập phá các giá trị hiện tồn, mà tương đối hoá các giá trị và đồng thời tuyệt đối hoá sự tự do lựa chọn có trách nhiệm những giá trị của cá nhân cho chính họ. Kết luận về bối cảnh văn hoá cho sự ra đời triết học hiện sinh, tôi xin trích nhận xét của Mounier: “Tưởng là cũng không nên quên những điều kiện lịch sử đã tạo nên triết thuyết này. Chủ nghĩa hiện sinh được coi như một phản ứng chống lại một thế giới trong đó chủ nghĩa duy vật khoa học đã bành trướng tới độ muốn chối bỏ thực tại chủ quan nội tại trong tâm hồn con người. Bước đầu tiên của chủ nghĩa
  19. 17 hiện sinh khi đi vào trong thế giới như quay cuồng trong tốc độ máy móc, là kéo con người ra khỏi sự mù quáng về quảng cáo, rứt con người khỏi cái cảnh cứ bám riết lấy sự vật ngoại giới cũng như cách xã giao hời hợt bên ngoài để đi sâu vào một cuộc kiếm tìm một cuộc sống có tính người đích thực hơn” [58, 141] 1.1.2 Cội nguồn tư tưởng triết học hiện sinh Nếu như coi sự quan tâm đến tồn tại người với nhân cách, nhân tính và sự sống động, độc đáo là nét cơ bản nhất của triết học hiện sinh, thì khi tìm về cội nguồn tư tưởng của nó, người ta phải ngược về tận Socrates, St.Augustin, Pascal, v.v. bởi sắc thái hiện sinh trong các triết lý ấy. Socrates là nhà triết học đầu tiên đã đặt con người, mục đích tồn tại của con người, các đặc điểm của bản tính con người vào trung tâm những suy ngẫm của mình. Socrates đã chỉ ra rằng, không thể nghiên cứu con người theo con đường mà người ta nghiên cứu các đối tượng vật lý: Có thể mô tả đối tượng vật lý thông qua các thuộc tính khách quan của chúng, trong khi đó, chỉ có thể mô tả và xác định con người thông qua các đặc tính của tâm hồn con người. Con người là thực thể thường xuyên tìm kiếm bản thân mình, thể nghiệm bản thân và điều kiện tồn tại của mình. Chính tâm thế thử nghiệm, phê phán đối với cuộc sống là cái quyết định giá trị của cuộc sống. Socrates nói rằng, "không có sự trải nghiệm thì cuộc sống không còn là cuộc sống dành riêng cho con người"[25, 221]. Thánh Augustin, theo nhận xét của Foulquié, là “triết gia thuộc phái hiện sinh vì ta có thể tìm thấy nơi thánh nhân cũng như thấy nơi tất cả những người nào có một đời sống cá nhân mãnh liệt, những thái độ giống như thái độ của phái hiện sinh tân thời, đó là cách sống thực sự, không giả dối” [58, 134]. Trong Thú tội, thông qua việc thuật lại những tội lỗi của đời sống xa rời Thiên Chúa của mình, ông đã thể hiện tâm trạng hiện sinh lo âu và xao xuyến, bất an. Từ đó, ông chú trọng đến sự hiện hữu của cá nhân mà theo ông là sự hiện hữu gắn với hiện hữu
  20. 18 của Thiên Chúa, thấu hiểu bản thân và thấu hiểu Thiên Chúa, “sống biết Thiên Chúa chính là biết mình”. Blaise Pascal được nhìn nhận như là người đầu tiên, tuy sống trong thời đại của chủ nghĩa cơ giới, nhưng lại bảo vệ cá nhân vì ông đã nhận ra bản chất và ý nghĩa quan trọng của hiện sinh cá nhân. Pascal đưa ra quan điểm mà sau này được các nhà hiện sinh phát triển: con người đánh mất mình trong sự lạc hướng nhằm tránh phải nghĩ tới bản chất yếu đuối, hữu hạn của chính mình, làm như vậy họ thoát khỏi sự tất yếu phải phán xét cuộc sống của họ có phải là không có giá trị gì hay không. Lẩn trốn sự phán xét này rất quan trọng với họ bởi dường như đúng là cuộc sống của họ không có giá trị. Lẩn tránh việc định giá cuộc sống, con người đồng thời cũng lãng quên bản thân mình theo nghĩa là họ đã từ bỏ bất kỳ cơ hội nào để tiếp cận với cuộc sống theo cách có thể khiến họ sống với nó trọn vẹn. “Thảng hoặc, khi tôi đặt mình để xem xét những trạng thái đau khổ khác nhau của con người, nỗi đau và nguy hiểm mà với nó họ phơi bày con người của mình, tại toà án hay trong cuộc chiến…tôi khám phá ra rằng mọi bất hạnh của con người đều xuất phát từ những sự kiện cá nhân, rằng họ không thể ngủ yên trong căn phòng của mình… Nhưng xem xét kỹ lưỡng hơn, khi mà, sau khi tìm kiếm nguyên nhân của sự đau khổ, tôi tìm thấy nguyên nhân của nó rồi thì tôi lại nhận ra rằng chỉ có một lý do thực sự, ấy là, sự nghèo nàn mang tính bản chất của đời sống hữu hạn và yếu đuối của chúng ta, điều đó khủng khiếp đến nỗi không có gì có thể làm ta nguôi lòng được một khi nghĩ đến nó [77, 139]. Đọc Pascal, người ta bị ám ảnh khi ông mô tả cảm giác rợn ngợp của con người nhỏ bé trước vũ trụ mênh mông trong tác phẩm Hai cái vô cùng: “một cái hư vô đối với cái vô cùng, một cái toàn thể đối với cái hư vô, một cái trung gian ở giữa cái toàn thể và hư vô. Vô cùng xa cách để hiểu những cái cực kia, cứu cánh của sự vật và nguyên lý của chúng đều bị giấu trong một bí ẩn không thể nào khám phá được đối với con người, do đó con người cũng không sao thấy được cái hư vô nơi con người bước ra và cái vô cùng là nơi con người chìm xuống”[59, 217]. Bằng suy tư của một cá nhân và là một cá nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2