intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng: Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội Thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

50
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được thực hiện với mục tiêu góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và tổng kết hoạt động thực tiễn về công tác thông tin quốc tế đối nội; phân tích thực trạng công tác đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tin quốc tế đối nội ở TTXVN hiện nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng: Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội Thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN QUỐC TẾ ĐỐI NỘI thông tấn xã Việt Nam THỜI KỲ HỘI NHẬP (khảo sát hoạt động của ban biên tập tin thế giới TTXVN, giai đoạn năm 2006-2008) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60.32.01 LUẬN VĂN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đinh Văn Hưởng HÀ NỘI - 2008
  2. Mục lục Trang Mở đầu ......................................................................................................................................1 Chương 1: Những vấn đề chung về tin quốc tế đối nội và vài nét về TTXVN............................................................................................9 1.1. Vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của tin quốc tế đối nội ..............................................9 1.1.1 Khái niệm tin quốc tế đối nội...................................................................................9 1.1.2 Vai trò của tin quốc tế đối nội................................................................................10 1.1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ của tin quốc tế đối nội ...........................................................11 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tin quốc tế đối nội ..................................12 1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tin quốc tế đối nội ....................................12 1.2.2. Nhiệm vụ của TTXVN trong công tác đưa tin quốc tế đối nội.............................13 1.3. Lực lượng, đối tượng, địa bàn của tin quốc tế đối nội ........................................15 1.3.1. Lực lượng làm tin quốc tế đối nội.........................................................................15 1.3.2. Đối tượng của tin quốc tế đối nội .........................................................................16 1.3.3. Địa bàn của tin quốc tế đối nội .............................................................................16 1.4. Giới thiệu khái quát về TTXVN và Ban Biên tập Tin Thế giới .........................17 1.4.1. TTXVN – Cơ quan thông tấn nhà nước ...............................................................17 1.4.2. Về Ban Biên tập tin Thế giới của TTXVN ...........................................................25 Tiểu kết chương 1 .........................................................................................................28 Chương 2: Tin quốc tế đối nội TTXVN và những thách thức trong thời kỳ hội nhập ..........................................................................................30 2.1. Khái quát về tin quốc tế đối nội TTXVN .............................................................30 2.1.1. Nguồn tin, tiềm năng thông tin quốc tế đối nội của TTXVN hiện nay ............................................................................................30 2.1.2. Quy trình xử lý tin quốc tế đối nội........................................................................32 2.2. Tin quốc tế đối nội là nguồn tin quan trọng của TTXVN ..................................57
  3. 2.2.1. Tin chính trị-ngoại giao ........................................................................................57 2.2.2. Tin quân sự-an ninh ..............................................................................................59 2.2.3. Tin kinh tế .............................................................................................................61 2.2.4. Tin văn hóa, xã hội ...............................................................................................64 2.2.5. Tin khoa học công nghệ, môi trường ....................................................................65 2.2.6. Tin thiên tai, sự cố ................................................................................................66 2.2.7. Tin liên quan đến Việt Nam ..................................................................................68 2.2.8. Sự giống và khác nhau giữa tin quốc tế đối nội TTXVN và tin quốc tế đối nội của các cơ quan thông tin đại chúng khác trong thời kỳ hội nhập ..........................................................................................70 2.3. Vai trò của tin quốc tế đối nội TTXVN trong thời kỳ hội nhập ..................................................................................................73 2.3.1. Tin quốc tế đối nội phản ánh kịp thời những sự kiện thời sự trên thế giới ......................................................................73 2.3.2. Tin quốc tế đối nội là nguồn tin tin cậy giúp các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách .......................................................76 2.3.3. Tình hình sử dụng tin quốc tế đối nội TTXVN trên báo chí hiện nay ..............................................................................78 2.4. Tin đối nội TTXVN với những thách thức trong xu thế hội nhập....................................................................................................79 2.4.1. Báo chí nói chung trong xu thế hội nhập ..............................................................80 2.4.2. Tin quốc tế đối nội TTXVN với những thách thức trong xu thế hội nhập ................................................................81 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................87 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao tính cạnh tranh tin quốc tế đối nội đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập ..................................................88 3.1. Định hướng phát triển tin quốc tế đối nội TTXVN hiện nay ..........................88 3.2. Yêu cầu đối với tin quốc tế đối nội đáp ứng nhu cầu của độc giả thời kỳ hội nhập ................................................89
  4. 3.2.1. Nhanh và tuyệt đối chính xác ............................................................................89 3.2.2. Đúng định hướng ...............................................................................................90 3.2.3. Đa dạng hóa các đề tài .......................................................................................91 3.3. Một số giải pháp nâng cao tính cạnh tranh tin quốc tế đối nội TTXVN đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập ..........................................92 3.3.1. Về lãnh đạo, chỉ đạo ..........................................................................................92 3.3.2. Về công tác tổ chức cán bộ, tuyển chọn và đào tạo ...........................................93 3.3.3. Về nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ....................................................96 3.3.4. Đa dạng hóa nội dung thông tin .........................................................................98 3.3.5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh của tin quốc tế đối nội TTXVN ..............................................................................................100 3.3.6. Một số giải pháp khác ........................................................................................102 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................104 Kết luận: ....................................................................................................................105 Danh mục tài liệu tham khảo:
  5. Bảng các chữ viết tắt CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH-HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa KTTK: Kinh tế tham khảo TTG: Tin Thế giới TTGTK: Tin Thế giới tham khảo TTK: Tin tham khảo TTKĐB: Tin tham khảo đặc biệt TTX: Thông Tấn xã TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam VNTTX: Việt Nam Thông tấn xã WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nằm trong hệ thống thông tin báo chí, thông tin quốc tế đối nội có một vai trò rất quan trọng. Thông tin đối nội là cầu nối Việt Nam với thế giới bên ngoài. Nó có khả năng tạo nên một bức tranh toàn cảnh, sinh động, luôn biến đổi về tình hình thế giới. Những thông tin ấy không chỉ đáp ứng nhu cầu được thông tin, mở rộng tầm nhìn của công chúng mà còn nhằm hình thành dư luận xã hội, hành vi xã hội của nhân dân trong nước trước những vấn đề quốc tế. Thông tin quốc tế đối nội góp phần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, xây dựng và tăng cường tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Là cơ quan thông tấn Nhà nước đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng, TTXVN có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống thông tin báo chí quốc gia. TTXVN không chỉ phục vụ công tác thông tin, nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự của các cơ quan thông tin đại chúng trong cả nước, mà còn trực tiếp cung cấp thông tin cho bạn đọc trong và ngoài nước, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đối nội và đối ngoại. TTXVN hiện đang cung cấp 35 sản phẩm thông tin thuộc nhiều loại hình khác nhau. Thông tin của TTXVN nhiều về số lượng, đa dạng về nội dung, phong phú về loại hình. Mảng tin quốc tế đối nội là một mảng tin lớn, quan trọng của TTXVN do Ban Biên tập Tin Thế giới đảm nhiệm thông qua hai tuyến tin phổ biến và tham khảo. Hiện nay, Ban Biên tập tin Thế giới ra 12 ấn phẩm: Tin Thế giới (là bản tin phổ biến ra tất cả các ngày trong tuần); Các bản tin tham khảo: 1
  7. Tóm tắt tin quốc tế (ra đầu buổi sáng hằng ngày, trừ ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật); Báo cáo tham khảo nội bộ (phần quốc tế, ra hằng ngày, trừ thứ bảy và chủ nhật); Tin nhanh (ra hai buổi sáng, chiều tất cả các ngày trong tuần); Tin tham khảo (ra hằng ngày, trừ thứ bảy và chủ nhật); Tin kinh tế hằng ngày (phần II của bản tin tham khảo); Tài liệu tham khảo đặc biệt (ra hằng ngày, trừ thứ bảy và chủ nhật); Tin kinh tế quốc tế (tham khảo, ra hằng tuần); Tin thảm khảo chủ nhật (ra hằng tuần); Tài liệu tham khảo chuyên đề (ra hằng tháng); Các vấn đề quốc tế (tài liệu tham khảo ra hằng quý). Thông tin quốc tế đối nội của TTXVN là nguồn thông tin quốc tế chủ yếu cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng, đồng thời là nguồn thông tin tham khảo quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành, quản lý của các đồng chí lãnh đạo. Nội dung thông tin, ngoài việc phản ánh có tính định hướng tình hình quốc tế và khu vực, nhất là những sự kiện, vấn đề có liên quan đến Việt Nam, còn phản ánh kịp thời diễn biến của những điểm nóng trên thế giới. Nguồn tin quốc tế của TTXVN có nhiều thế mạnh như: TTXVN mua và trao đổi thông tin với nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới và khu vực (AFP, REUTERS, AP, Tân Hoa Xã, ITAR-TASS ….) với phần mềm khai thác thuận tiện, bảo đảm tin nhanh, phong phú; TTXVN có mạng lưới phân xã ngoài nước trải khắp các khu vực với 26 phân xã, hàng ngày gửi về tổng xã khoảng 120 tin bài. Nguồn tin của phóng viên TTXVN ở các nước nay trở thành nguồn tin quan trọng lớn thứ hai sau tin mua của các hãng thông tấn nước ngoài và được đánh giá là tin cậy về mặt chính trị, có sàng lọc tin theo nhu cầu trong nước. Đây là nguồn thông tin trực tiếp nhất, có tính chất phản ánh những điều “mắt thấy tai nghe”. Phóng viên TTXVN thường trú ở các nước, ngoài 2
  8. nhiệm vụ thông tin về các sự kiện quốc tế còn thu thập những thông tin về Việt Nam – một nguồn tin có vai trò thiết thực đối với độc giả Việt Nam. Ngoài ra, đội ngũ biên tập viên, phóng viên làm tin quốc tế đối nội ở tổng xã hùng hậu (hơn 100 người), có lập trường tư tưởng vững vàng có khả năng khai thác nhiều nguồn thông tin phong phú. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, nguồn thông tin quốc tế ngày càng đa dạng, phong phú, nhiều tờ báo đã tự đảm đương được phần tin quốc tế của mình qua việc khai thác tin từ mạng internet, một nguồn tin không những khá nhanh mà còn rất đa dạng. Có những tờ báo đã cử phóng viên trực tiếp tới nhiều điểm nóng trên thế giới để viết tin bài. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng đa dạng, các nguồn thông tin quốc tế đối nội có thể đến với độc giả bằng nhiều kênh khác nhau. Điều đó cho thấy TTXVN đang mất dần sự độc quyền về nguồn tin và thông tin quốc tế đối nội đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Vấn đề nâng cao hiệu quả thông tin trong thời kỳ hội nhập lại càng đặt ra một cách cấp thiết. Vì vậy, để các sản phẩm thông tin quốc tế đối nội của TTXVN nâng cao được khả năng cạnh tranh và duy trì được ưu thế, tin quốc tế đối nội TTXVN phải đáp ứng được những tiêu chí cơ bản: nhanh, kịp thời, chính xác và đúng định hướng. 2. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, thông tin trên báo chí nước ta nói chung và TTXVN nói riêng mặc dù đã có nhiều đổi mới trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả, nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Là một hãng thông tấn quốc gia nhưng công tác thông tin của TTXVN giai đoạn hiện nay vẫn có lúc chưa nhanh. Thông tin của TTXVN tuy đã được 3
  9. nâng cao một bước về chất lượng, nhưng hiệu quả và khả năng cạnh tranh còn chưa cao. Trong Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, Chính phủ đã định hướng xây dựng TTXVN thành một hình tập đoàn truyền thông quốc gia mạnh, có sức cạnh tranh cao. Xây dựng một số phân xã khu vực hoặc phân xã điểm trong hệ thống phân xã trong nước, tiếp tục mở rộng mạng lưới phân xã nước ngoài. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin của TTXVN, trong đó có tin quốc tế đối nội trong giai đoạn hiện nay. Tuy có nhiều thế mạnh nhưng tin quốc tế đối nội TTXVN vẫn phải tiếp tục được nâng cao chất lượng. Trong thời kỳ hội nhập, luồng thông tin từ bên ngoài tràn vào nước ta rất đa dạng và phong phú. Trong một thế giới đầy ắp các sự kiện, có nhiều nguồn thông tin dồn dập đến từ nhiều hướng khác nhau nên việc đưa tin không hề đơn giản. Vì vậy, việc nghiên cứu công tác thông tin quốc tế đối nội trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và TTXVN nói riêng là một việc làm cần thiết nhằm đánh giá đúng thực trạng; chỉ ra những ưu nhược điểm, nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp đẩy mạnh công tác thông tin quốc tế đối nội, nâng cao hiệu của công tác này, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với lý do đó, chúng tôi chọn đề tài "Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội Thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập" làm luận văn Thạc sĩ khoa học báo chí tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài 4
  10. Việc nghiên cứu về công tác đưa tin quốc tế đối nội (trong lĩnh vực báo chí) cũng đã xuất hiện trên các bài báo, bài tạp chí, các bài phát biểu, các ý kiến của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cán bộ chuyên trách và một số nhà nghiên cứu, nhà báo. Các ý kiến, phát biểu này nhìn chung thường đề cập đến tình hình chung, có tính định hướng, rút ra những bài học, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thông tin quốc tế đối nội. Hiện nay, cũng đã có một số khóa luận tốt nghiệp đại học đề cập đến vấn đề thông tin quốc tế đối nội, nhưng chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề tổng quát về thông tin quốc tế đối nội, gồm cả phần lý luận và thực tiễn. Trong danh mục nhóm đề tài thể loại thông tấn của Phòng tư liệu Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có khoảng 30 luận văn, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về thể loại báo chí thông tấn. Cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về thông tin quốc tế đối nội, trong đó có nghiên cứu về tuyến tin quốc tế đối nội của TTXVN. Ví dụ như khóa luận: “Quá trình xử lý tin quốc tế vào Việt Nam và sự thể hiện trên mặt báo của của tin quốc tế” của Hồ Hương Giang, khóa luận cử nhân báo chí, khoa Báo chí Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, năm 1995; “Dịch tin và tin dịch” của Trần Long Hải, khóa luận cử nhân báo chí, khoa Báo chí Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, năm 1996; "Sự tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ tin quốc tế và ngôn ngữ tin trong nước” của Nguyễn Phương Anh, khóa luận cử nhân báo chí, khoa Báo chí Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, năm 2000; … Nhưng chưa có một luận văn nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về vấn đề Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội của TTXVN thời kỳ hội nhập. 5
  11. Kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn này sẽ đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của công tác tin quốc tế đối nội. Trên cơ sở đó đi sâu khảo sát thực tiễn hoạt động công tác đưa tin quốc tế đối nội ở TTXVN, làm rõ thực trạng, những điểm mạnh và yếu, những đặc thù của công chúng giai đoạn hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả tin quốc tế đối nội của TTXVN nói riêng và tin quốc tế đối nội nói chung. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Luận văn được thực hiện với mục tiêu góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và tổng kết hoạt động thực tiễn về công tác thông tin quốc tế đối nội; phân tích thực trạng công tác đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tin quốc tế đối nội ở TTXVN hiện nay. Luận văn còn đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tin quốc tế đối nội của TTXVN trong bối cảnh chung của thông tin quốc tế đối nội hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Xác định những nội dung cơ bản của tin quốc tế đối nội, vị trí, tầm quan trọng, mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung, lực lượng, đối tượng, địa bàn; đường lối, quan điểm, phương châm, phương pháp tiến hành công tác đưa tin quốc tế đối nội. Khảo sát, phân tích thực trạng trong công tác đưa tin quốc tế đối nội của Ban Biên tập tin Thế giới của TTXVN giai đoạn 2006-2008 để rút ra những ưu, nhược điểm trong công tác đưa tin quốc tế đối nội của TTXVN. 6
  12. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đưa tin quốc tế đối nội của TTXVN đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong thời kỳ hội nhập. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này bao gồm: Các văn kiện của Đảng, Nhà nước, của các Bộ, ban, ngành, địa phương về tin quốc tế đối nội; công tác chỉ đạo và hoạt động đưa tin quốc tế đối nội của TTXVN. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về tin quốc tế đối nội là rất rộng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi khảo sát công tác đưa tin quốc tế đối nội của Ban Biên tập tin Thế giới của TTXVN trong giai đoạn 2006-2008, thời kỳ mà đất nước ta bắt đầu hội nhập tích cực, chủ động và toàn diện nhất. 6. Cơ sở lý luận và Phương pháp luận nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin báo chí nói chung và tin quốc tế đối nội nói riêng. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp khảo sát, thống kê: khảo sát, đọc, phân tích, rút ra những kết quả hoạt động trong công tác đưa tin quốc tế đối nội của TTXVN. 7
  13. Phương pháp phân tích, tổng hợp: được thực hiện trên các ấn phẩm để tìm ra những đặc điểm về nội dung và hình thức, thế mạnh của tin quốc tế đối nội TTXVN. Phương pháp đối chiếu, so sánh: để rút ra những ưu, nhược điểm của công tác thông tin quốc tế đối nội so với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới của đất nước. Từ đó, xác định rõ vai trò, đặc điểm của tin quốc tế đối nội của TTXVN trong hệ thống thông tin báo chí. Phương pháp chuyên gia tư vấn: phỏng vấn, trao đổi với các nhà báo, các biên tập viên trong lĩnh vực đưa tin quốc tế đối nội. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đề tài sẽ có những đóng góp nhất định trong việc tổng kết thực tiễn và bổ sung làm sáng tỏ thêm lý luận về tin quốc tế đối nội, đặc biệt là việc đổi mới và nâng cao chất lượng đưa tin quốc tế đối nội của TTXVN hiện nay, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, học tập của sinh viên chuyên ngành báo chí và những người làm công tác thông tin, tuyên truyền, văn hóa-tư tưởng, những người quan tâm đến lĩnh vực này nói chung. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để cán bộ, phóng viên, biên tập viên TTXVN đang làm tin quốc tế đối nội tham khảo, vận dụng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đưa tin quốc tế đối nội trên các ấn phẩm của mình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của TTXVN trong thời kỳ hội nhập. 8. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Những vấn đề chung về tin quốc tế đối nội và vài nét về TTXVN 8
  14. Chương 2: Tin quốc tế đối nội TTXVN và những thách thức trong thời kỳ hội nhập Chương 3: Một số giải pháp nâng cao tính cạnh tranh tin quốc tế đối nội TTXVN đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập Kết luận Tài liệu tham khảo Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự chương, mục trên. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIN QUỐC TẾ ĐỐI NỘI Và VÀI NÉT VỀ THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM 1.1. VAI TRÒ, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA TIN QUỐC TẾ ĐỐI NỘI 1.1.1. Khái niệm tin quốc tế đối nội Trong tiếng Anh, tin được gọi là news; tiếng Nga là Hoboctb; người Trung Quốc gọi là tân văn. Những từ trên đều bắt nguồn từ nghĩa đen là “mới”. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản lần đầu năm 1988, tái bản năm 2006 viết: “Tin là điều được truyền đi, báo đi cho biết về sự kiện, tình hình xảy ra”. Giáo trình “Các thể loại báo chí thông tấn” của PGS-TS Đinh Văn Hường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004 đưa ra định nghĩa: Tin là 9
  15. một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông tấn, trong đó thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người đã, đang và sẽ xảy ra trong đời sống, có ý nghĩa chính trị, xã hội nhất định [14, 23]. Cũng theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, từ “quốc tế” được định nghĩa là “Các nước trên thế giới trong quan hệ với nhau”, còn “đối nội” là “đối với trong nước, trong nội bộ, nói về đường lối, chính sách của nhà nước, của một tổ chức”. Trước đây, đã có nhiều người gọi loại tin quốc tế đối nội là tin dịch. Tuy nhiên, cách gọi như thế tạo ra cách hiểu không chính xác của loại tin tức này. Đó là, thứ nhất, nó khiến người ta nghĩ rằng tin quốc tế được dịch vào tiếng Việt như dịch các loại văn bản ngoại ngữ khác; thứ hai, nó dễ nhầm lẫn với loại tin dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài nhằm mục đích phát sóng đối ngoại… Do vậy, xét về phương diện thuật ngữ, thuật ngữ “tin quốc tế đối nội” có nội hàm xác định hơn. Có thể hiểu, “tin quốc tế đối nội” là loại tin quốc tế được chuyển dịch từ một số ngoại ngữ vào tiếng Việt cho công chúng báo chí Việt Nam; hoặc do các phóng viên Việt Nam tác nghiệp ở nước ngoài trực tiếp viết về các vấn đề quốc tế và các vấn đề quốc tế có liên quan đến Việt Nam. Nhưng không phải tất cả các loại tin quốc tế đều được dịch hoặc viết để trở thành tin quốc tế đối nội. Những tin quốc tế được dịch hoặc viết để trở thành tin quốc tế đối nội phải là những tin đã, đang và sẽ xảy ra trong đời sống, có ý nghĩa chính trị, xã hội nhất định đối với người dân Việt Nam. 1.1.2. Vai trò của tin quốc tế đối nội 10
  16. Tin quốc tế đối nội có vai trò rất quan trọng trong hệ thống thông tin báo chí nói chung. Bất kỳ một tờ báo nào (báo in, báo điện tử), bất kỳ một chương trình thời sự nào (của Đài Truyền hình, Đài Phát thanh) đều dành một diện tích, một thời lượng nhất định để thông tin về các vấn đề quốc tế. Thông tin quốc tế đối nội là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới bên ngoài. Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 15/9/1945, TTXVN ra đời. Trong suốt quá trình cách mạng, chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc, thông tin đối nội đã được làm tốt. Đặc biệt, TTXVN , cơ quan thông tấn duy nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phát những thông tin quốc tế đối nội ngay từ những năm đầu thành lập. Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thông tin quốc tế đối nội phản ánh cuộc đấu tranh của nhân loại chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và những thành tựu của chủ nghĩa xã hội. Tin quốc tế đối nội cũng tuyên truyền, phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nhờ đó mà nhân dân dân Việt Nam càng có thêm quyết tâm đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong suốt hàng chục năm qua, TTXVN đã đạt được những thành công to lớn trong việc chuyển dịch tin quốc tế đối nội vào tiếng Việt phục vụ cho nhiều cơ quan thông tin đại chúng và đặc biệt là phục vụ công chúng báo chí Việt Nam. Ngày nay, trong một thế giới không ngừng phát triển, thông tin quốc tế đối nội càng có vai trò vô cùng quan trọng. Nó phản ánh đầy đủ tình hình thế giới trên các lĩnh vực. Thông tin quốc tế đối nội mang đến cho người đọc Việt Nam hiểu được lịch sử đấu tranh, truyền thống văn hóa, sự phát triển kinh tế, 11
  17. những phát minh khoa học, những cuộc xung đột và nguyên nhân của nó … của các nước trên thế giới. Những thông tin ấy ngoài việc đáp ứng nhu cầu được thông tin, mở rộng tầm nhìn của công chúng, còn nhằm hình thành dư luận xã hội, hành vi xã hội của nhân dân trong nước trước những vấn đề quốc tế. 1.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của tin quốc tế đối nội Mục tiêu của tin quốc tế đối nội là thông tin đầy đủ, nhanh và bao quát được tất cả những vấn đề lớn của thế giới, nổi bật là những sự kiện chính trị, ngoại giao, quân sự, an ninh, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ lớn đến với công chúng báo chí. Nhiệm vụ của tin quốc tế đối nội là phản ánh diễn biến tình hình thế giới mang tính định hướng cao, những hoạt động ngoại giao, hội nhập tích cực, chủ động của nước ta cũng như phản ánh kịp thời dư luận thế giới nhiều mặt về Việt Nam, giúp lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc nhận định tình hình thế giới và góp phần hoạch định chính sách đối ngoại trong bối cảnh thế giới liên tục biến động phức tạp, có nhiều mối quan hệ đan xen. Như trên đã trình bày, không phải tất cả tin quốc tế đều được dịch để trở thành tin quốc tế đối nội. Có những tin quốc tế được dịch nguyên văn để lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham khảo, nắm tình hình. Khi trở thành tin quốc tế đối nội đăng trên các ấn phẩm báo chí thì đã là những tin dành cho tất cả công chúng báo chí. Nhiệm vụ của thông tin quốc tế đối nội hiện nay là phục vụ có hiệu quả cho công cuộc đổi mới, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, tin quốc tế đối nội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tin tức của báo chí cách mạng Việt Nam. 12
  18. 1.2. QUAN ĐIểM CủA ĐảNG Và NHà NƯớC Về THÔNG TIN QUốC Tế ĐốI NộI 1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thông tin quốc tế đối nội Báo chí nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự giám sát và xây dựng của nhân dân. Báo chí là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Các cơ quan báo chí hoạt động theo định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhằm phản ánh, hướng dẫn và hình thành dư luận xã hội lành mạnh. Trong điều kiện đổi mới mạnh mẽ, mở cửa và hội nhập với thế giới, thời đại “bùng nổ thông tin”, theo định hướng công tác tư tưởng của Đảng, cánh cửa thông tin ngày càng mở rộng, nhiều chiều, đề cập nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của đời sống xã hội, báo chí nước ta được quyền chuyển tải đến công chúng các loại thông tin, song phải phản ánh đảm bảo đúng chức năng của báo chí cách mạng. Thông tin đa dạng, nhiều chiều nhưng phải có tính định hướng, tính giáo dục, tính văn hóa, tính khoa học. Các thông tin dù là chính trị, kinh tế hay các vấn đề văn hóa, xã hội, khoa học-công nghệ… đều phải đảm bảo nguyên tắc tính đảng, tính chân thật, tính nhân dân. Thông tin quốc tế là cần thiết, nhưng phải thể hiện đúng đướng lối đối ngoại, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển. Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đang có bước tiến như vũ bão. Tốc độ truyền bá thông tin nhanh khiến các phương tiện thông tin đại 13
  19. chúng ngày càng tác động sâu xa đến mọi lĩnh vực của đời sống, trở thành một động lực thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng trật tự thông tin thế giới chưa bình đẳng. Do đó, báo chí có trách nhiệm thông tin cho nhân dân trong và ngoài nước thấy rõ những sự kiện từ kinh tế đến chính trị, văn hóa… đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới mà không ảnh hướng đến đường lối đối ngoại của Đảng ta. “Trong lãnh đạo báo chí, Đảng có sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan báo chí. Các báo, đài phải phát tin thống nhất. Các báo, đài địa phương, ngành và đoàn thể không được đưa tin trái với nội dung tin của TTXVN. Một số vấn đề tế nhị về quan hệ quốc tế cần được cấp có thẩm quyền xem xét về nội dung và cách thức đưa tin, các báo không tự ý đưa tin, nhất là đưa tin theo các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài… Khai thác và sử dụng thông tin báo chí nước ngoài cần phải chọn lọc, đi đúng đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước” [27, 46-47]. 1.2.2. Nhiệm vụ của TTXVN trong công tác đưa tin quốc tế đối nội Mục tiêu tổng quát của TTXVN đến năm 2010 là trở thành một tập đoàn truyền thông mạnh, với tất cả các loại hình hoạt động thông tin đa dạng, phóng phú, có chất lượng và hiệu quả cao. TTXVN phải thể hiện được vai trò là một trung tâm thông tin chiến lược quan trọng và đáng tin cậy của Đảng và Nhà nước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công cuộc đổi mới, CNH-HĐH đất nước. Nghị quyết của Đảng ủy TTXVN (khóa XXIII) ban hành tháng 5-2006 chỉ rõ: Mảng thông tin quốc tế đối nội là nguồn thông tin quốc tế chủ yếu cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng, đồng thời là nguồn thông tin tham khảo quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu, lý luận, chỉ đạo, điều hành, 14
  20. quản lý của các đồng chí lãnh đạo và các cơ quan Đảng và Nhà nước. Nội dung thông tin, ngoài việc phản ánh có tính định hướng tình hình quốc tế và khu vực, nhất là những sự kiện, vấn đề có liên quan đến Việt Nam, cần tập trung theo dõi để phản ánh kịp thời diễn biến những “điểm nóng” trên thế giới; tăng cường các loại bài tổng hợp, phân tích, đánh giá, nhận định, bình luận về tình hình, chính sách và chủ trương của các nước lớn (nhất là Trung Quốc, Mỹ, Nga) trong quan hệ song phương và đa phương, ảnh hưởng, tác động của những chính sách, chủ trương này đối với các vấn đề quốc tế và khu vực. Đối với Trung Quốc, chú ý những thông tin liên quan đến những vấn đề có tính lý luận hoặc quan điểm để phục vụ tuyến thông tin báo cáo. Đối với các phân xã nước ngoài cần bám sát tình hình để phản ánh kịp thời diễn biến của các sự kiện với phương châm làm chủ được thông tin bằng cách nâng cao hơn nữa tỷ lệ tin bài do phóng viên của TTXVN thường trú của nước ngoài viết trực tiếp.” Hội nghị toàn ngành TTXVN thường được tổ chức 5 năm một lần. Hội nghị toàn ngành gần đây nhất tổ chức vào năm 2006 xác định về nhiệm vụ của thông tin quốc tế đối nội: - Cần đa dạng hóa nguồn thông tin, chú trọng về thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, kinh nghiệp các nước về CNH, HĐH. - Phải hiểu trong nước quan tâm đến vấn đề gì để dùng thông tin bên ngoài làm rõ những vấn đề trong nước. - Làm rõ xu hướng hiện nay trên thế giới: toàn cầu hóa có tích cực gì, tiêu cực gì? Những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Quan hệ giữa các nước lớn cũng như những vấn đề lớn đang đặt ra cho loài người. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1