intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Đặc điểm của tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến từ góc nhìn văn hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa văn hóa và văn học, những phương thức biểu đạt của văn hóa trong văn học; làm rõ căn nguyên tồn tại của chất văn hóa trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tiến; khẳng định nét độc đáo về tư tưởng, nội dung, nghệ thuật sáng tác của Nguyễn Ngọc Tiến soi chiếu từ góc độ văn hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Đặc điểm của tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến từ góc nhìn văn hóa

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- ĐẶNG THỊ HOÀI LÊ ĐẶC ĐIỂM CỦA TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TIẾN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- ĐẶNG THỊ HOÀI LÊ ĐẶC ĐIỂM CỦA TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TIẾN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8229030.04 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Văn Đức Hà Nội – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi. Những thành quả khoa học của những tác giả trước mà tôi sử dụng trong luận văn để làm sáng tỏ thêm vấn đề đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể. Không có bất cứ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Học viên Đặng Thị Hoài Lê
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy giáo, cô giáo Phòng Đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng tất cả các thầy giáo, cô giáo trong khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã chỉ bảo, cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Hà Văn Đức – người Thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu đáo và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Sự chỉ bảo tận tâm của thầy đã mang lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức cũng như kĩ năng hết sức quý báu để có thể hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất. Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến những người thân, gia đình, bạn bè đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện thành công luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Học viên Đặng Thị Hoài Lê
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 4 3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 8 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 8 5. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 9 CHƢƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA – VĂN HỌC. TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TIẾN 1.1 Khái lƣợc về mối quan hệ văn hóa - văn học. ................................................. 10 1.1.1 Văn hóa ............................................................................................................ 10 1.1.2 Văn học............................................................................................................. 13 1.1.3 Mỗi quan hệ giữa văn hóa và văn học ............................................................. 14 1.1.4 Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu văn học .............................. 17 1.2 Thể loại tạp văn trong nền văn học Việt Nam đƣơng đại ............................. 20 1.2.1 Khái niệm tạp văn ........................................................................................... 20 1.2.2 Sự khác biệt của tạp văn với các thể loại khác ................................................ 22 1.2.3 Sự nở rộ của thể loại tạp văn trong văn học Việt Nam hiện nay ..................... 25 1.3 Nguyễn Ngọc Tiến – nhà văn của Hà Nội ngàn năm văn hiến ...................... 30 1.3.1 Vài nét về nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến ............................................................. 30 1.3.2 Nguyễn Ngọc Tiến với thể loại tạp văn ............................................................ 30 1.3.3. Đề tài Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tiến .................................... 32 1.4 Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 35 CHƢƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA HÀ NỘI TRONG TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TIẾN 2.1 Không gian từ góc nhìn văn hóa ...................................................................... 37 2.1.1 Không gian Hà Nội nghìn năm văn hiến.......................................................... 37 2.1.2 Không gian cuộc sống và những phong tục sinh hoạt văn hóa Hà Nội .......... 40 2.2 Thời gian từ góc nhìn văn hóa ......................................................................... 55 1
  6. 2.2.1 Thời gian sự kiện trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến ........................................ 55 2.2.2 Thời gian sinh hoạt trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến ..................................... 58 2.3 Ngƣời Hà Nội nhìn từ phƣơng diện văn hóa .................................................. 62 2.3.1 Những nét đẹp của người Hà Nội .................................................................... 62 2.3.2 Những góc khuất của người Hà Nội ................................................................ 70 2.4 Tiểu kết chƣơng 2.................... ..........................................................................73 CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TIẾN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 3.1 Biểu tƣợng văn hóa ........................................................................................... 75 3.1.1 Khái niệm về biểu tượng văn hóa .................................................................... 75 3.1.2.Một số biểu tượng văn hóa Hà Nội trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến... ......... 77 3.2 Ngôn ngữ nghệ thuật. ....................................................................................... 83 3.2.1 Ngôn ngữ mang tính chất khảo cứu. ................................................................ 84 3.2.2 Ngôn ngữ báo chí. ............................................................................................ 88 3.2.3 Ngôn ngữ giản dị, đời thường. ......................................................................... 90 3.3 Giọng điệu.. ........................................................................................................ 93 3.3.1 Giọng điệu ca ngợi, tự hào............................................................................... 95 3.3.2 Giọng điệu suy tư, chiêm nghiệm ..................................................................... 96 3.3.3 Giọng điệu thong thả, chậm rãi. ...................................................................... 97 3.3.4 Giọng điệu hồi tưởng tiếc nuối. .......................................................................99 3.3.5 Giọng điệu tranh biện, đối thoại ....................................................................100 3.4 Tiểu kết chƣơng 3.......................... ..................................................................102 KẾT LUẬN............................................. ...............................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................ ............................................................106 2
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi một quốc gia, một dân tộc, một vùng miền trên thế giới đều có những đặc trưng văn hóa riêng biệt không giống với những quốc gia, dân tộc, vùng miền khác. Văn học không những là một bộ phận quan trọng của văn hóa, chịu sự chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà văn học còn có khả năng nhận thức, phản ánh, là phương tiện truyền tải, lưu giữ, bảo tồn, kiến tạo các giá trị văn hóa và nâng văn hóa lên tầm cao mới. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học vừa là vấn đề có tính lí luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu văn hóa, văn học. Việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là một vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã được vận dụng ở Việt Nam khá phổ biến. Vậy nên, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa giúp chúng ta không những hiểu bản chất của văn học, lý giải văn học mà ta còn nhận diện được bối cảnh văn hóa dân tộc và thời đại, có cái nhìn sâu sắc về đời sống văn hóa của cả một dân tộc… Đầu thế kỉ XXI, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và nhịp sống hiện đại thì thể loại tạp văn trở nên có ưu thế bởi tính chất ngắn gọn,linh hoạt, đa dạng, phản ánh một cách nhanh nhạy, kịp thời một vấn đề nào đó nên đã được nhiều nhà văn quan tâm, thử sức và mang dấu ấn cá nhân của tác giả. Trong những năm gần đây, khi nhắc về các cây bút viết tạp văn nổi tiếng không thể không kể đến Nguyễn Ngọc Tiến. Bốn cuốn tạp văn: 5678 bước chân quanh hồ Gươm, Đi dọc Hà Nội, Đi ngang Hà Nội, Đi xuyên Hà Nội liên tiếp được xuất bản đã thể hiện suy tư sâu sắc, trải nghiệm phong phú, lối viết tự nhiên, linh hoạt, sức sáng tạo dồi dào mạnh mẽ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến về Hà Nội, đã được công chúng đặc biệt chú ý và đón nhận. Đi dọc Hà Nội, Đi ngang Hà Nội là hai cuốn sách đã mang lại Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội cho Nguyễn Ngọc Tiến năm 2012 đã phần nào khẳng định tài năng và tình yêu với Hà Nội của Nguyễn Ngọc Tiến. 3
  8. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu về tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến nhưng nghiên cứu tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến từ góc nhìn văn hóa vẫn chưa nhiều, chưa thực sự trở thành công trình, hệ thống và cũng rất ít công trình tiếp cận được sâu bản chất vấn đề. Trong tạp văn của Nguyễn Ngọc Tiến có nhiều vấn đề văn hóa cần được khai thác và tìm hiểu. Đặc biệt việc nghiên cứu đặc điểm tạp văn của Nguyễn Ngọc Tiến từ góc nhìn văn hóa là việc làm thiết thực, khả quan, hứa hẹn mang lại nhiều điều thú vị, giúp người đọc thấy được rõ hơn văn hóa Hà Nội ngàn năm văn hiến. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Đặc điểm của tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến từ góc nhìn văn hóa” để nghiên cứu, với mong muốn góp thêm một cách nhìn nhận mới, nhận ra những giá trị văn hóa tiềm ẩn dưới những trang viết của Nguyễn Ngọc Tiến. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Ở Việt Nam, hướng tiếp cận văn học từ văn hóa đã xuất hiện từ lâu nhưng đến những năm đầu của thế kỉ XX, hướng tiếp cận này mới được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu và đạt được một số thành tựu nhất định như các công trình nghiên cứu của: Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh… Phan Ngọc trong công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1985) đã vận dụng những yếu tố văn hóa - xã hội để tìm ra những đặc trưng của phong cách Nguyễn Du. Sau đó đến năm 1994, ông đã đưa ra những quan điểm về văn hóa, cách tiếp cận văn hóa trong văn học và đã gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu sau này. Năm 1995, công trình Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại của Trần Đình Hựu đã chỉ ra đặc điểm văn học Việt Nam dưới ảnh hưởng của Nho giáo giai đoạn cuối thời Lê đầu thời Nguyễn. Đến năm 1995, công trình Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam của Trần Ngọc Vương bằng cái nhìn loại hình học cũng đã làm rõ hơn điều này. Tác giả Đỗ Lai Thúy trong Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa của Trần Nho Thìn đã đạt được thành công khi nghiên cứu văn học trung đại dưới góc nhìn văn hóa. Hiện nay, ở Việt Nam đã có rất nhiều tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa cho các công trình nghiên cứu của mình và rất 4
  9. nhiều công trình đạt được nhiều thành tựu nhất định như: Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (Trần Nho Thìn, Nhà xuất bản (Nxb) Giáo dục, 2003); Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học (Nguyễn Bá Thành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004); Nguyễn Bính – hành trình sáng tạo thi ca (Đoàn Đức Phương, Nxb Giáo dục, 2005); Thơ Mới từ góc độ văn hóa – văn học (Luận án Tiến sĩ, Hoàng Thị Huế, Học Viện Khoa học Xã hội, 2007); Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa (Lê Nguyên Cẩn, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2011);… Như vậy, có thể khẳng định rằng hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa đã, đang và vẫn là một hướng đi đúng đắn, khoa học. 2.2. Cho đến nay, Nguyễn Ngọc Tiến đã cho ra đời bốn cuốn tạp văn viết về những gì gần gũi, thân thuộc của Hà Nội từ xưa đến nay và đã được rất được lòng công chúng yêu văn học, yêu Hà Nội. Hiện nay đã có nhiều bài viết, bài báo viết về tạp văn của Nguyễn Ngọc Tiến tuy nhiên đó mới chỉ là những trang viết chỉ dừng lại ở nhận xét khái quát, sơ bộ, bộc bạch ấn tượng, cảm xúc về một cuốn sách hay một bài tạp văn cụ thể nào đó chứ chưa hề có một luận án hay luận văn nào nghiên cứu sâu về đặc điểm tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến từ góc nhìn văn hóa và chỉ ra được dấu ấn riêng của tác giả Nguyễn Ngọc Tiến. Về các bài viết trên báo, tạp chí cũng đã có nhiều tác giả đã dành những đánh giá sâu sắc về tác giả Nguyễn Ngọc Tiến cũng như tạp văn viết về Hà Nội của ông. Trong bài viết Đi dọc Hà Nội khám phá chiều sâu của văn hóa thủ đô, (http://vnexpress.net, 8/2012), tác giả Thanh Huyền đã nhận xét: “Trong cuốn sách mới này, Nguyễn Ngọc Tiến tiếp tục triển khai góc nhìn mới về một số vấn đề - sự kiện, giúp người đọc biết về “người Tràng An thanh lịch” qua thú chơi hoa, qua lịch sử cầu Thê Húc, qua thuốc phiện và rượu lậu của một thời… Tất cả đều được xây dựng trên nền tảng con người, mà nổi trội là những người Hà Nội rất bình thường. Họ là người trồng hoa ở làng Ngọc Hà, là chị công nhân đã có mấy chục năm làm công việc coi sóc đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện Bờ Hồ, và xa nữa về thời gian là những anh chị, cô bác bán hàng rong, người hát xẩm… cùng với các câu vè, 5
  10. lời rao hàng sinh động và lý thú. Đó là những con người đã góp phần làm nên một diện mạo khác của Hà Nội, khác xa với những “dân chơi” của đất kinh kỳ…” Tác giả Xuân Phong với bài viết Nguyễn Ngọc Tiến: Lãng từ đi dọc, ngang Hà Nội trên (https://baotintuc.vn) tháng 9/2012 đã phát hiện ra: “Những trang viết của anh rất thú vị, có nhiều thứ để đọc, để tìm hiểu và người ta nhận ra rằng anh viết rất nghiêm túc, viết có trách nhiệm, một thứ trách nhiệm không ai ràng buộc nhưng lại chặt chẽ hơn tất thảy mọi thứ luật định nào, một thứ ràng buộc cá nhân với mỗi con chữ được đưa ra”. Nguyễn Ngọc Tiến đã đưa người đọc tìm hiểu, khám phá đất và người Thăng Long-Hà Nội, giúp họ càng thêm yêu mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến này. Nhà xuất bản trẻ trong một bài viết Những tác phẩm về Hà Nội của Nguyễn Ngọc Tiến (7/2017) của tác giả Tú Duyên đã có những nhận xét khái quát về các tác phẩm của ông: “Bộ sách khảo cứu về Hà Nội của Nguyễn Ngọc Tiến, là một cuộc phiêu lưu vô cùng đặc biệt mà tác giả đã tạo ra cho những ai yêu mến Hà Nội. Mỗi một tác phẩm, lại có nét riêng biệt cùng với đó là những câu chuyện về con người, xã hội, văn hóa, lịch sử,… được tác giả tái hiện lại vô cùng đặc sắc”. Tất cả những câu chuyện dung dị về Hà Nội giúp chúng ta hình dung ra một Hà nội cổ kính nhưng luôn có những nét riêng biệt, độc đáo. Trong bài viết “Nguyễn Ngọc Tiến – một sử nhân của Hà Nội” trên Báo Người Hà Nội (7/2018) tác giả Thu Hằng với nhiều năm cùng làm việc với Nguyễn Ngọc Tiến và đọc các tác phẩm của ông đã nêu lên nhận xét: “Đọc các ký sự - khảo cứu công phu của Nguyễn Ngọc Tiến thấy ông rất yêu Hà Nội, yêu một cách cụ thể, chi tiết. Những câu chuyện về phở, bia hơi vỉa hè, phố cổ, tiếng chuông tàu điện leng keng, những ngày đầu khi Hà Nội bắt đầu có đèn giao thông, cầu Long Biên được khởi dựng ra sao, nhà vệ sinh công cộng đầu tiên ở đâu... hay những câu chuyện thú vị về những con người bình dị: cô bán hàng rong, người hát xẩm, chị công nhân đã có mấy chục năm làm công việc coi sóc đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện Bờ Hồ, rồi thú chơi hoa, chơi cá cảnh, đi hát cô đầu… của người Hà Nội xưa, tất cả được tái hiện một cách tự nhiên, dung dị để người đọc có thể hình dung ra 6
  11. một Hà Nội cổ kính, đôi khi lại xô bồ nhưng vẫn luôn là một Hà Nội riêng biệt và độc đáo”. Qua đó thấy được một Nguyễn Ngọc Tiến nhẹ nhàng, tỉ mỉ, chính xác, cẩn trọng đến từng chi tiết nhưng cũng hết sức dí dỏm, hài hước. Nhà phê bình Nguyễn Hòa đã dành nhiều lời khen cho cuốn Đi dọc Hà Nội: "Sau khi đọc hết cuốn sách thú vị này, bạn đọc nào đó có thể còn thấy „thòm thèm‟, thậm chí chưa vừa ý, nhưng dẫu sao, vẫn cần phải cảm ơn tác giả. Vì khi mà ngay tại Hà Nội này, cuộc mưu sinh đang kéo nhiều người trong chúng ta vào vòng xoáy của các lợi ích cho hiện tại và tương lai, không có thời gian, thậm chí lơ đễnh khi nhìn về quá khứ, thì ngòi bút tài hoa của Nguyễn Ngọc Tiến vẫn cần mẫn và kỳ công, để viết nên những trang sách không dễ viết. Đó cũng là những trang sách có thể giúp chúng ta hiểu thêm về quá khứ, về dòng chảy văn hóa và dấu ấn của nhiều thế hệ ở Hà Thành, đồng thời nhắc nhở chúng ta rằng, hiện tại và tương lai không đến từ hư vô, mà đến từ quá khứ”. (Đi dọc Hà Nội để thấy một Hà Nội rất khác, http://vdantri.com.vn, Bình Yên) Nhà phê bình Nguyễn Trương Quý nhận xét về cuốn Đi xuyên Hà Nội có nói: “Giọng văn thong thả, chậm rãi, có chút lãnh đạm làm tăng thêm cảm giác “truyền kỳ” của những câu chuyện lạ, nhất là những điều gợi nên suy ngẫm về khoảng cách giữa văn minh và u tối ở một đô thị vừa già cỗi lại vừa lắm nỗi ngây thơ... Nhiều chỗ tác giả chỉ đưa ra những con số và sự kiện mà người đọc cũng nghẹn ngào. Vì nỗi thương mình đã sống trong hoàn cảnh đó, hay thương một xã hội đô thị nhiều dâu bể? Trong cuốn sách này, tính chuyển động, sự trôi dạt nổi lên như một yếu tố chính. Rất nhiều lần Nguyễn Ngọc Tiến nhấn mạnh tới tính động của dòng chảy đời sống Hà Nội. Nó vừa bảng lảng lại vừa trần trụi. Nó đẫm đầy chất tiểu thuyết” [21, tr.6-tr.7]. Như vậy, đã có nhiều bài viết, bài báo viết về tạp văn của Nguyễn Ngọc Tiến tuy nhiên đó mới chỉ là những trang viết chỉ dừng lại ở nhận xét khái quát, sơ bộ, bộc bạch ấn tượng, cảm xúc về một cuốn sách hay một bài tạp văn cụ thể nào đó. Tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến vẫn cần thêm những công trình nghiên cứu chuyên sâu 7
  12. để chỉ ra được dấu ấn riêng của tác giả. Đây cũng là lý do để chúng tôi lựa chọn tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến làm đề tài luận văn. 3. Đối tƣợng, mục đích và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Tạp văn của Nguyễn Ngọc Tiến và các giá trị văn hóa biểu hiện trong các tác phẩm của ông. 3.2 Mục đích nghiên cứu Đề tài “Đặc điểm của tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến từ góc nhìn văn hóa” được triển khai nhằm những mục đích chính sau: - Khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa văn hóa và văn học, những phương thức biểu đạt của văn hóa trong văn học. - Làm rõ căn nguyên tồn tại của chất văn hóa trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tiến. - Khẳng định nét độc đáo về tư tưởng, nội dung, nghệ thuật sáng tác của Nguyễn Ngọc Tiến soi chiếu từ góc độ văn hóa. 3.3 Phạm vi nghiên cứu Để hoàn thành đề tài luận văn, người thực hiện đã khảo sát, nghiên cứu bốn cuốn tạp văn của Nguyễn Ngọc Tiến gồm: - Đi xuyên Hà Nội, Nxb Trẻ, T.P.Hồ Chí Minh, 2015 - 5678 bước chân quanh hồ Gươm, Nxb Trẻ, T.P Hồ Chí Minh, 2016 - Đi dọc Hà Nội, Nxb Trẻ, T.P Hồ Chí Minh, 2017 - Đi ngang Hà Nội, Nxb Trẻ, T.P Hồ Chí Minh, 2017 Tạp văn của Nguyễn Ngọc Tiến nổi bật với nhiều mảng đề tài liên quan đến văn hóa, lịch sử, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn chỉ tập trung làm nổi bật những giá trị thuộc về văn hóa trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến. Những giá trị khác trong tạp văn sẽ được đề cập trong những lần nghiên cứu sau. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 8
  13. - Phương pháp tiếp cận văn hóa – văn học: Phân tích không gian văn hóa, thời gian văn hóa, quan niệm văn hóa, cảm quan văn hóa về con người để giải mã văn hóa các hiện tượng văn học. - Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. - Phương pháp so sánh: So sánh một hiện tượng văn học với các hiện tượng cùng loại hay các hiện tượng đối lập để làm nổi bật bản chất của hiện tượng đem ra so sánh. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích thành từng bộ phận các tài liệu để tìm hiểu sâu sắc về các đối tượng rồi tổng hợp các thông tin đã được phân tích thành một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và bám sát hơn vào đối tượng nghiên cứu. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc 03 chương như sau: Chương 1: Mối quan hệ giữa văn hóa – văn học. Tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến. Chương 2: Những giá trị văn hóa Hà Nội trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến. Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của tạp văn Nguyễn Ngọc Tiến từ góc nhìn văn hóa. 9
  14. CHƢƠNG 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA – VĂN HỌC TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TIẾN 1.1 Khái lƣợc về mối quan hệ văn hóa - văn học 1.1.1 Văn hóa Văn hóa là sức sống nội tại của mỗi dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu về văn hóa, các phương diện của văn hóa, đưa ra khái niệm về văn hóa… đã được các nhà nghiên cứu của nhiều ngành khoa học quan tâm tìm hiểu từ rất lâu. Văn hóa là nền tảng cho mọi ngành khoa học nên từ thế kỉ XIX văn hóa đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học như dân tộc học, văn hóa học, văn học, xã hội học, tâm lý học, ngôn ngữ học,… Nhưng cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra một định nghĩa nhất quán về văn hóa. Văn hóa khái niệm có nội hàm rất rộng với rất nhiều cách hiểu, cách lí giải và tiếp cận khác nhau liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa có thể hiểu như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng nhiều nhà nghiên cứu lại hiểu văn hóa như là lối sống, thái độ ứng xử hay văn hóa có lúc được hiểu như một trình độ học vấn. Khi nói về vấn đề văn hóa, mỗi nhà nghiên cứu lại có một quan điểm khác nhau. Trong cuộc sống hàng này, văn hóa được hiểu là phong cách sống của con người, nghĩa là các hoạt động ăn, ở, đi đứng, cách ứng xử (với đồng loại, môi trường, với bản thân) và cả phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đức tin,… của con người, dân tộc và quốc gia. UNESCO cho rằng : “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng” [19, tr.10] 10
  15. Edouard Herriot cũng đưa ra các hiểu về văn hóa như sau: “Văn hoa là cái còn lại khi ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” (Dẫn theo Nguyễn Thị Hải Hà) [8, tr.1] Văn hóa được định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt là “Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [31, tr.1079]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một cách hiểu về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [12, tr.55]. Theo cách hiểu này, văn hóa bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo và phát minh ra. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [25, tr.3]. Với cách hiểu này, văn hóa là hệ thống những giá trị do con người sáng tạo nên từ tư tưởng, tình cảm, đạo đức, phẩm chất, trí tuệ, tài năng đến ý thức bảo vệ, sức đề kháng và sức chiến đấu của mỗi người, mỗi dân tộc và đối lập hoàn toàn với thiên nhiên. Trong tác phẩm Cơ sở văn hóa Việt Nam và Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [18, tr.24]. Như vậy, theo định nghĩa này thì nội hàm của khái niệm văn hóa bao gồm: Thứ nhất, đó là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm mục đích vì con người. Thứ hai, những giá trị mà con người sáng tạo ra phải 11
  16. mang tính nhân tính. Tóm lại có thể hiểu rằng, có những giá trị do con người sáng tạo ra nhưng nó không phải là văn hóa bởi vì nó không mang tính nhân tính, nó chỉ phục vụ một số những mục đích các cá nhân hay tổ chức nào đó, nó hủy hoại cuộc sống của con người do đó nó không được cộng đồng chấp nhận như: vũ khí hạt nhân, các vũ khí giết người, chạy đua vũ trang, chủ nghĩa khủng bố… Như vậy, khó có thể đưa ra một định nghĩa hay khái niệm về văn hóa. Dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, dựa trên những cách tiếp cận khác nhau phục vụ cho mục đích nghiên cứu khác nhau mà các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có thể lựa chọn một định nghĩa hay khái niệm có nội hàm gần nhất với vấn đề nghiên cứu của mình. Tuy vậy, các định nghĩa về văn hóa đều thống nhất ở một điểm, coi văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra và chỉ có ở con người. Văn hóa thuộc về con người là đặc trưng căn bản để phân biệt con người với động vật, cũng là tiêu chí để phân biệt sản phẩm tự nhiên với sản phẩm nhân tạo. Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của con người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người với xã hội và chính văn hóa tiếp tục tham gia vào việc tạo thế giới vật chất, tinh thần của con người để duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VI, Ban chấp hành Trung ương khóa VII đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh nhưng giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên. Nó là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa là một trong những mục tiêu của chúng ta” [20, tr.2]. Như vậy, chính sách về văn hóa của Đảng đã khẳng định: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ của dân tộc, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vậy nên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 12
  17. 1.1.2 Văn học Văn học theo nghĩa rộng được hiểu đồng nghĩa với văn hóa: “Gọi chung mọi hành vi ngôn ngữ nói – viết và các tác phẩm ngôn ngữ. Nó bao gồm các tác phẩm mà ngày nay có thể xếp vào loại chính trị, triết học, tôn giáo” [27, tr.2]. Văn học theo nghĩa hẹp là tác phẩm văn chương, bao gồm các tác phẩm ngôn từ có tính chất được sáng tác bằng hư cấu, tưởng tượng và không bao gồm các tác phẩm chính trị, triết học, tôn giáo. Văn học bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống, bày tỏ một quan điểm, lập trường của người sáng tác đối với đời sống nhưng văn học lại không phản ánh hiện thực trong ý nghĩa khách quan, phổ quát của sự vật mà nó quan tâm đến một con người kết tinh trong sự vật mà nó nói đến. Ví dụ, khi nói đến thuyền và bến, văn học không chỉ phản ánh thuyền là một phương tiện đi lại của con người hay bến là một hiện tượng tự nhiên bình thường mà nói đến chúng là nói đến những người yêu nhau mà phải xa cách, thể hiện một cách sâu sắc nỗi nhớ thương đợi chờ, tấm lòng son sắt thuỷ chung của người ở nhà đối với người đi xa chưa về “Thuyền ơi có nhớ bến chăng/Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (Ca dao); Văn học nói đến trăng không phải với tư cách là sự vĩnh hằng ngoài vũ trụ mà nhìn trăng như một con người, coi trăng là người chứng giám cho lời nguyện ước, cho tình yêu đẹp của Thúy Kiều – Kim Trọng “Vầng trăng vằng vặc giữa trời/Đinh ninh hai miệng, một lời song song”(Truyện Kiều, Nguyễn Du)… Văn học không chỉ là hoạt động sáng tạo nhà văn mà đồng thời cả người tiếp nhận, thưởng thức văn học cũng mang những chức năng có ý nghĩa xã hội rộng lớn bởi “chức năng là sự biểu hiện ra thế giới bên ngoài các đặc tính của một khách thể nào đó trong một hệ thống các quan hệ nhất định” [33, tr.3]. Tác phẩm văn học là sự biểu hiện sâu sắc nhất về năng lực, trình độ, phẩm chất tinh thần của nhà văn, phản ánh hiện thực đời sống khách quan, xã hội, con người và dựng nên hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nên chức năng của văn học là phản ánh hiện thực. Văn học với hình thức nghệ thuật ngôn đã biểu hiện cái quan hệ mang tính người của loài người vô cùng phong phú, nhiều cung bậc, nhiều hình thái bởi sự vận động không ngừng và bất tận. Văn học giúp người đọc hiểu nội dung, hình thức, cái hay, 13
  18. cái đẹp mà nhà văn muốn nói đến đồng thời văn học cũng giúp người đọc thư giãn tâm hồn, tạo trạng thái cân bằng tâm lí, tinh thần. Vì vậy, có thể khẳng định văn học có chức năng thưởng thức, thư giãn, giải trí. Văn học trau dồi mặt tình cảm, hiểu biết cho con người, và tác động trực tiếp đến nhận thức, tư tưởng, tâm lí, tình cảm của họ. Văn học có vô vàn chức năng: “văn dĩ tải đạo”, văn học làm vũ khí chiến đấu, giáo dục, nhận thức, chức năng thẩm mĩ, giải trí… Chức năng văn học chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài của chỉnh thể, giá trị toàn vẹn lại thuộc thế giới nghệ thuật trong những sự tiếp nhận nghệ thuật khác nhau của mỗi người. Chức năng của văn học có nhiều hay ít tùy thuộc vào cách nhìn, cách lí giải của từng người. 1.1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 1.1.3.1 Văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa Văn hóa ngày càng phát triển và ảnh hưởng trực tiếp vào tất cả các ngành khoa học khác nhau trong đó có văn học. Như vậy, có thể khẳng định văn hóa và văn học không thể tách rời. Văn học đã góp phần to lớn trong việc nhận thức về vai trò của văn hóa trong việc sáng tạo và tiếp nhận văn học trong đời sống xã hội. Văn học là bộ phận của văn hóa, nghiên cứu văn học luôn luôn phải đặt trong mối quan hệ với văn hóa với tư cách là toàn bộ sáng tạo vật chất và tinh thần của con người. Như vậy, văn học luôn luôn bộc lộ rõ nét nhất bản chất văn hóa của một dân tộc, một đất nước và những tác phẩm văn học luôn mang trong mình những biểu hiện đặc trưng văn hóa của một vùng quê, một dân tộc, một đất nước, mặc dù chủ thể sáng tác có hay không ý thức cần phải truyền tải văn hóa vào sáng tác của mình. Vì văn học là sự biểu đạt văn hóa một cách hiển nhiên. Trần Lê Bảo trong Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học cho rằng: “Văn học chẳng những là bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và giao lưu văn hóa. Văn học chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và truyền thống văn hóa đọc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lí văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ” [1, tr.5]. 14
  19. Trong văn học luôn luôn có văn hóa. Nhà văn tiếp nhận văn hóa và tái hiện lại thông qua những tác phẩm của mình. Trong từng tác phẩm văn học Việt Nam thì những nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc trên đất nước được thể hiện rất rõ. Ta bắt gặp bức tranh văn hóa dân gian đa dạng sắc màu trong thể thơ lục bát thuần túy của dân tộc trong Truyện Kiều với việc Nguyễn Du đã chắt lọc văn hóa dân gian tinh tú của dân như ca dao, thành ngữ, tục ngữ. Trong suốt nhiều thế kỉ, ngôn từ trong Truyện Kiều được sử dụng rộng rãi trong các sinh hoạt văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân như ngâm Kiều, vịnh Kiều, bình Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều… Những nét đẹp của văn hóa truyền thống trong các sáng tác của Nguyễn Tuân: nghệ thuật thưởng trà, ngắm hoa, viết thư pháp,… hay văn hóa Hà Nội trong các sáng tác của Thạch Lam trong Hà Nội băm sáu phố phường, Nắng trong vườn, Ngày mai…; trong văn chương Vũ Bằng với Miếng ngon Hà Nội, Miếng lạ miền Nam, Thương nhớ mười hai,… Tác phẩm văn học không chỉ biểu hiện văn hóa mà còn giúp người đọc tìm hiểu những giá trị ẩn tàng của văn hóa, tìm hiểu tâm lí con người, tư tưởng thời đại, tư tưởng nhà văn, giúp lí giải những bi kịch trong cuộc sống như các tác phẩm: Kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Tưởng với kịch Vũ Như Tô, truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, Cha con ngĩa nặng của Hồ Biểu Chánh… Văn hóa tác động đến văn học ở mọi mặt. Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm cũng như nhà văn là một sản phẩm văn hóa. Người đọc khi hướng đến tác phẩm văn học chính là hướng đến văn hóa. Không gian văn hóa chi phối đề tài, chủ đề, nhân vật, các thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác và tiếp nhận. Một nền văn hóa cởi mở, bao dung mới tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, văn học chính là thước đo trình độ văn hóa của một dân tộc, đất nước trong một thời kì lịch sử nhất định. Trần Nho Thìn cho rằng văn hóa là một hệ thống mở “nhân học văn hóa”, “nhân chủng học văn hóa”. Văn hóa Việt Nam còn là sản phẩm của sự ảnh hưởng, giao lưu, tiếp biến văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ… Bất kì một giá trị văn học nào cũng đều bắt nguồn từ một môi trường văn hóa, từ một đời sống văn hóa nhất định. 15
  20. Nhà văn với vốn văn hóa, vốn sống luôn nắm vững tinh thần thời đại đã hình thành tư tưởng thẩm mỹ để sáng tác văn chương. Văn học thành công hay không chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa . Vì vậy, nghiên cứu tác phẩm văn chương từ góc nhìn văn hóa học trong sẽ giúp chúng ta khám phá được chân lí nghệ thuật một cách đúng đắn và đúng hướng hơn. 1.1.3.2 Văn học là sự kiến tạo và kết tinh các giá trị văn hóa Theo Trần Đình Sử: “Văn học là bộ phận quan trọng của văn hóa, sự giàu có của nó về nội dung và hình thức trực tiếp làm giàu cho văn hóa” [16, tr.1]. Ông cũng khẳng định việc sáng tạo ra khúc ngâm, truyện Nôm, hát nói, thơ Mới, kịch nói, truyện ngắn, tiểu thuyết… được xem “là những hiện tượng sáng tạo văn hóa lớn lao của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XX” [16, tr.3]. Văn hóa chính là những ứng xử văn hóa, quy chuẩn đạo đức làm cho con người hoàn toàn khác với loài vật. Các giá trị văn hóa ấy thông qua văn học được đúc kết thành giá trị đạo lí, nâng nó lên tầm tư tưởng và giáo dục cho các thế hệ mai sau. Ví dụ như đạo làm con được đúc kết trong bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời/ Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông/Núi cao biển rộng mênh mông/Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”, những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình, thầy cô, đạo lí làm người: “Ơn cha nặng lắm ai ơi/Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”; “Trời cao, biển rộng, đất dày/ Ơn cha nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên”; “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”, “Uống nước nhớ nguồn”; “Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa”…. Qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi, người đọc có thể cảm nhận được nét đẹp văn hóa Nam Bộ với nhiều khía cạnh hơn và sâu rộng hơn qua hai nhân vật chính Việt và Chiến với tình cảm, truyền thống gia đình, lòng yêu nước, yêu cách mạng. Những vẻ đẹp của con người nơi đây được đã được nâng lên một tầm cao mới khi đi vào những trang viết của Nguyễn Thi, đó là tầm cao của tinh hoa nghệ thuật, khiến cho người đọc cảm thấy mến yêu con người và mảnh đất Nam Bộ. Như vây, khi người đọc tiếp nhận các tác phẩm văn học thì không chỉ cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó mà còn là cảm nhận văn hóa của mỗi vùng 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2