Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa làng cổ Đông Hòa Hiệp huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
lượt xem 8
download
Luận văn nghiên cứu những nét đặc trưng cơ bản trong hệ thống di sản văn hóa ở làng cổ Đông Hòa Hiệp, để bước đầu chứng minh Đông Hòa Hiệp là một làng cổ văn hóa – lịch sử ở Tiền Giang đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và mang giá trị đặc trưng của di sản văn hóa vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Dựa trên cơ sở lý luận về làng văn hóa, dựa vào kết quả khảo sát di sản văn hóa làng Đông Hòa Hiệp, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa quý báu của nhân dân Đông Hòa Hiệp tỉnh Tiền Giang nói riêng, của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa làng cổ Đông Hòa Hiệp huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 LÊ THỊ HÀ VĂN HÓA LÀNG CỔ ĐÔNG HÒA HIỆP HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ THU YẾN TRÀ VINH, NĂM 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Trà Vinh, ngày 30 tháng 9 năm 2015 Học viên thực hiện Lê Thị Hà -i-
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên cho tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Trà Vinh - Phòng khoa học Công nghệ và Đào tạo sau đại học - Khoa Ngôn ngữ, Văn hóa, Nghệ thuật Khmer Nam Bộ - quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Văn hóa học, những người truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về văn hóa, làm cơ sở cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời tri ân đặc biệt đến cô giáo – PGS. TS Phạm Thị Thu Yến, người đã hướng dẫn khoa học cho tôi. Trong suốt thời gian qua, mặc dầu quỹ thời gian của cô rất hạn hẹp, song cô luôn quan tâm, theo dõi và góp ý kịp thời cho tôi. Những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của cô đã giúp rất nhiều cho tôi trong việc giải quyết các vấn đề khoa học. Tôi xin chân thành cám ơn đến Ban giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý di tích tỉnh Tiền Giang, những người đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi theo học chương trình này và trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin cám ơn chính quyền địa phương và toàn thể bà con nhân dân làng cổ Đông Hòa Hiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, nghiên cứu những vấn đề liên quan, góp phần giúp cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn ! Trà vinh, ngày 30 tháng 9 năm 2015 Học viên Lê Thị Hà -ii-
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: “Văn hóa làng cổ Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” Khoảng thời gian khảo sát: Từ 2014 đến nay Địa điểm khảo sát: -Xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. -Xã Tân Hòa, huyện Long Hồ; Phường 3, 5 Vĩnh Long. Mô tả cuộc khảo sát tiêu biểu: Chúng tôi đã tiến hành 2 cuộc khảo sát định lượng (phiếu khảo sát), định tính (phỏng vấn sâu) song song vào khoảng thời gian tháng 4, 5, 6 năm 2015. Cuộc khảo sát định lượng được tiến hành với 150 phiếu khảo sát, đối tượng chủ yếu là người dân Đông Hòa Hiệp. Cuộc khảo sát định tính kéo trong 3 tháng với nhiều đối tượng khảo sát khác nhau như: người dân, chủ nhà cổ, cán bộ quản lý văn hóa, đại diện chính quyền; 15 cuộc phỏng vấn sâu với nhiều thời điểm khác nhau (do có nhiều vấn đề phát sinh cần làm rõ). Các kết quả số liệu khảo sát được tính toán bằng phần mềm exel, SPSS… Mục đích của đề tài là bước đầu phác thảo bức tranh văn hóa của làng cổ Đông Hòa Hiệp, phân tích thực trạng tồn tại của di sản, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp nhằm bảo vệ, phát huy những giá trị di sản văn hóa vốn có. Một số nội dung chính của luận văn. -Luận văn sử dụng một số thuật ngữ khoa học quen thuộc của ngành văn hóa học, nhân học, xã hội học…như các khái niệm văn hóa của UNESCO, Trần Quốc Vượng, Hồ Chí Minh; các khái niệm về làng, xã, ứng xử văn hóa. Cơ sở lý thuyết của luận văn chủ yếu dựa trên 3 thuyết văn hóa là “Vùng văn hóa”, “Bản sắc vùng”, “Địa –văn hóa”. -Làng Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là làng cổ hiếm hoi ở vùng văn hóa Đồng bằng Nam bộ; với lịch sử trên 300 năm tồn tại và phát triển, di sản văn hóa của làng Đông Hòa Hiệp được thể hiện rõ nét trên cả 2 phương diện: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. +Văn hóa vật thể của làng Đông Hòa Hiệp được thể hiện qua các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (đình, chùa, miếu), các công trình dân dụng (nhà cổ) và hệ thống cảnh quan -iii-
- của làng. Hiện tại làng Đông Hòa Hiệp có 1 đình cổ, 2 ngôi chùa, 10 ngôi nhà cổ trên 100 năm, trong đó có 8 cơ sở văn hóa được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Điểm đặc biệt trong hệ thống văn hóa vật thể tại đây là những công trình nhà cổ rất có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc. 10 ngôi nhà cổ tại Đông Hòa Hiệp đều là những ngôi nhà rường với kết cấu gỗ; trong nhà được bài trí nhiều đồ dùng xưa như: hương án, tủ thờ, tủ chè, ván ngựa (tấm phản), bàn nghế, trường kỉ; hệ thống liễn đối, bao lam…Tất cả đều được trang trí, chạm khắc tỉ mỉ, sắc sảo. Một số nhà cổ xây dựng có ảnh hưởng kiểu kiến trúc biệt thự Pháp, tuy nhiên bên trong vẫn được bài trí theo phong cách truyền thống phương Đông, giản đơn nhưng rất tinh tế… +Văn hóa phi vật thể làng Đông Hòa Hiệp khá đa dạng và phong phú, đặc điểm này được thể hiện qua hệ thống tín ngưỡng, lễ nghi, tôn giáo, lễ hội, các nghề truyền thống, văn hóa dân gian. Người dân làng này vẫn giữ lối sống đơn giản, hòa nhã thường xuyên quan tâm, tương trợ lẫn; các hệ thống giá trị truyền thống vẫn được lưu và tiếp nhận những nét văn hóa tiến bộ mới.. -Văn hóa làng Đông Hòa Hiệp là nét “văn hóa làng cổ” hiếm hoi ở Nam Bộ, nó tiêu biểu cho văn minh miệt vườn sông nước; với hệ thống cảnh quan, sinh thái đa dạng, rộng mở; với lịch sử hình thành, tích tụ lâu đời – Đông Hòa Hiệp chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc trưng vùng Đồng bằng Nam Bộ. Chính vì vậy, cần xây dựng hệ thống giải pháp, chính sách hỗ trợ, nhằm bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa mà làng Đông Hòa Hiệp đang lưu giữ. -iv-
- EXECUTIVE SUMMARY * Research Title: "Ancient Culture of Dong Hoa Hiep Village, Cai Be District, Tien Giang Province’’ * Survey Period: From January 2014 to present. * Place of survey: - Dong Hoa Hiep Village, Cai Be District, Tien Giang Province. - Long Ho District; Tan Hoa Village ,Vinh Long City; Ward 3; Ward 5 Vinh Long. * Describing typical survey: We have conducted two quantitative survey (survey bill), qualitative (interview) parallel in the period of June 4, 5 and 6, 2015. The survey was conducted with 150 votes, most in Dong Hoa Hiep. Qualitative survey lasted for 3 months with many different respondents as: people, old house owners, cultural managers, government representatives; 15 in-depth interviews with many different times (due to the many problems that need to be clarified). The results of the survey data are calculated by the Excel, SPSS ... * The aim of the research is to preliminarily sketch ancient culture of Dong Hoa Hiep village, analyzing existing situation of heritage, since then we will devise protective measures to target and promote values inherent cultural heritage. * Some of the main contents of the thesis. - Thesis uses some familiar scientific terms of the culture : anthropology, sociology ... as the cultural concept of UNESCO, Tran Quoc Vuong, Ho Chi Minh ; the concept of the village, cultural behavior. The theoretical basis of the thesis is mainly based on three cultural theories "cultural zone", "regional identity", "cultural georaphy." -Dong Hoa Hiep Village , Cai Be District, Tien Giang Province is a rare ancient village in the southern plain culture; with a history of over 300 years of existence and development, cultural heritage of Dong Hoa Hiep village is clearly shown on the 2 aspects: tangible and intangible culture. -v-
- + Material culture of Dong Hoa Hiep village is expressed through religious institutions and beliefs (temples, pagodas and shrines) and civil engineering (ancient houses) and the system of village landscape. Currently Dong Hoa Hiep village has 1 old temples, 2 ancient pagodas, 10 old houses over 100 years, there are 8 establishments listed cultural relics at provincial level. A special feature of the system in this material culture is that the ancient buildings are very valuable in terms of history and architecture. 10 ancient houses are at Dong Hoa Hiep made of beam houses with wood structure; furnished house with many old appliances as: altar, tea chests, couches (flat board), tables, chairs, sofa, distiches, outhouses …All are decorated, elaborately carved, sharp. Some ancient buildings were influenced by French villa architecture, but inside decorated in the style of traditional orient, simple but very delicate ... + Intangible Culture in Dong Hoa Hiep village is quite diverse and rich, this trait is expressed through belief systems, rituals, religions, festivals, traditional crafts, folklore. The people of this region remain simple lifestyle, gentle , mutual care and assistance; the traditional value system has been saved and received new progressive culture .. -Dong Hoa Hiep Village valve is turned sharp "old village culture" rare in the South, it represents delta civilization ; the landscape system and ecological diversity, openness; with development history, ancient accumulation - Dong Hoa Hiep contains many cultural values which stands for typical Southern Plains. Therefore, it needs to be built a system solution, supporting policies to preserve and promote the exiting cultural heritage of Dong Hoa Hiep village. -vi-
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii EXECUTIVE SUMMARY .......................................................................................v PHẦN DẪN LUẬN ...................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................7 6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................8 7. Bố cục của luận văn .............................................................................................8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .. 10 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................10 1.1.1. Hệ thống khái niệm ..................................................................................10 1.1.1.1. Khái niệm “văn hóa”, “vùng văn hóa”, “không gian văn hóa”,“di sản văn hóa”. .........................................................................................................10 1.1.1.2. Khái niệm “làng”, “xã” và mối “quan hệ làng –xã”. .........................14 1.1.2. Lý thuyết tiếp cận các vấn đề nghiên cứu. ...............................................16 1.2. Cơ sở thực tiễn: Tổng quan về tỉnh Tiền Giang, huyện Cái Bè và làng Đông Hòa Hiệp ................................................................................................................22 1.2.1. Khái quát về Tỉnh Tiền Giang .................................................................22 1.2.2 Khái quát về huyện Cái Bè. .......................................................................23 1.2.3. Khái quát về làng Đông Hòa Hiệp. ..........................................................24 1.2.4. Lịch sử hình thành làng Đông Hòa Hiệp..................................................26 1.3.Tiểu kết Chương 1 ...........................................................................................29 -vii-
- Chương 2: DI SẢN VĂN HÓA LÀNG ĐÔNG HÒA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG ...............................................................................................30 2.1.Di sản văn hóa vật thể ......................................................................................30 2.1.1. Nhà cổ.......................................................................................................30 2.1.1.1. Số lượng, thời gian xây dựng. ............................................................30 2.1.1.2. Về tổ chức không gian nhà cổ............................................................31 2.1.1.3. Đặc điểm kết cấu nhà cổ Đông Hòa Hiệp. .........................................34 2.1.1.4. Họa tiết, hoa văn trang trí. .................................................................36 2.1.1.5. Văn hóa dựng nhà của người Đông Hòa Hiệp ...................................38 2.1.1.6. Một số ngôi nhà cổ điển hình .............................................................40 2.1.2. Đình ..........................................................................................................46 2.1.2.1. Khái quát về đình ở Nam Bộ. ............................................................46 2.1.2.2. Đình ở làng Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. ..........47 2.1.3. Chùa ..........................................................................................................54 2.1.3.1. Chùa Phước Ân ..................................................................................54 2.1.3.2. Chùa Thiên Hòa .................................................................................56 2.2. Di sản văn hóa phi vật thể...............................................................................58 2.2.1. Tín ngưỡng dân gian ................................................................................58 2.2.2. Lễ hội truyền thống. .................................................................................61 2.2.3. Nghề thủ công truyền thống. ....................................................................65 2.2.4.Văn hóa dân gian (thơ, ca, hò, vè, nghệ thuật trình diễn, diễn xướng…) .....68 2.3. Mối tương quan giữa làng cổ Đường Lâm (Hà Tây –Hà Nội) và Làng Đông Hòa Hiệp (Cái Bè – Tiền Giang) ...........................................................................73 2.4. Tiểu kết Chương 2 ..........................................................................................77 Chương 3: LÝ GIẢI HỆ GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG ĐÔNG HÒA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG ..........................................................................................................79 3.1. Lý giải hệ giá trị đặc trưng của làng Đông Hòa Hiệp từ góc nhìn địa – văn hóa .. 79 3.1.1.Văn hóa làng Đông Hòa Hiệp – nét đặc trưng của nền văn hóa miệt vườn ....79 -viii-
- 3.1.2. Sự phong phú, đa dạng của cảnh quan sinh thái làng Đông Hòa Hiệp ....81 3.1.3. Đông Hòa Hiệp có cộng đồng dân cư sinh sống lâu đời, phát triển liên tục trong lịch sử ........................................................................................................83 3.1.4. Văn hóa ứng xử của con người làng Đông Hòa Hiệp ..............................85 3.2. Một số ý kiến kiến nghị ..................................................................................92 3.2.1. Kiến nghị về việc khoanh vùng, quy hoạch làng cổ Đông Hòa Hiệp ......92 3.2.2. Một số kiến nghị về công tác bảo tồn những giá trị đặc trưng. ................94 3.2.3. Kiến nghị về việc khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa....................98 3.3. Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................102 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................107 PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................110 PHỤ LỤC I: BẢN ĐỒ TỈNH TIỀN GIANG, HUYỆN CÁI BÈ, XÃ ĐÔNG HÒA HIỆP VÀ PHÂN VÙNG BẢO VỆ .....................................................................110 PHỤ LỤC II: KHOANH VÙNG KHU VỰC BẢO VỆ I, II ..............................113 PHỤ LỤC III: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT ..........................................................126 PHỤ LỤC IV: MỘT SỐ BẢNG SỐ LIỆU KHẢO SÁT ....................................129 PHỤ LỤC V: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU ..................................................133 PHỤ LỤC VI: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VĂN HÓA LÀNG ĐÔNG HÒA HIỆP ..154 -ix-
- PHẦN DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài 1. Thứ nhất, xuất phát từ vai trò và những giá trị vô cùng quan trọng của làng Đông Hòa Hiệp. Nằm bên cạnh dòng sông Cái Bè hiền hòa, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho 40 km về hướng Đông Bắc, làng cổ Đông Hòa Hiệp (thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là một trong những di sản văn hóa quý giá của vùng đất Nam Bộ. Tuy không nổi tiếng như làng cổ Đường Lâm ở Bắc Bộ hay làng cổ Phước Tích ở Trung Bộ, song với bề dày lịch sử hơn 300 năm tồn tại và phát triển, cùng với nét kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà cổ nằm xen lẫn những vườn cây ăn trái xum xuê bên dòng sông Tiền, Đông Hòa Hiệp vẫn là ngôi làng cổ mang đậm dấu ấn thời gian và thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Với đặc trưng về cảnh quan, kiến trúc, những sinh hoạt văn hóa, ẩm thực,…Đông Hòa Hiệp xứng đáng là một địa danh đặc biệt của tỉnh Tiền Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Có lẽ giá trị lớn nhất được thể hiện ở hình ảnh những ngôi nhà cổ mang đậm nét kiến trúc văn hóa nhà vườn Nam bộ với niên đại hàng trăm năm. Các ngôi nhà ở đây dù đã trải qua chiều dài thời gian và những biến cố của chiến tranh nhưng vẫn giữ được những giá trị kiến trúc truyền thống của người Việt, chứa đựng vẻ đẹp cổ kính, truyền thống. Cùng với những ngôi nhà cổ, miệt vườn xanh mướt, người dân Đông Hòa Hiệp còn gìn giữ, phát huy giá trị của các nghề thủ công truyền thống, lễ hội, tín ngưỡng, thơ ca, hò vè…Đông Hòa Hiệp mang đầy đủ những giá trị văn hóa tiêu biểu của những ngôi làng cổ mà nhiều người muốn tìm về để tìm hiểu, nghiên cứu và thưởng ngoạn. 2. Thứ hai, xuất phát từ ảnh hưởng của làn sóng đô thị hóa. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh và mạnh như hiện nay, không ít những làng quê Việt Nam đang dần bị mai một, Đông Hòa Hiệp cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng của xu hướng đó. Việc mở rộng không gian thị trấn Cái Bè, việc xây dựng các công trình đô thị, cầu đường, khu dân cư, xí nghiệp. Cùng với thực trạng một số người dân còn chưa -1-
- nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa của làng và với sự mai một của thời gian đã khiến một số ngôi nhà cổ bị xuống cấp, nhiều nét đẹp văn hóa đã bị lãng quên…tất cả đang đặt ra một bài toán khó cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị kiến trúc – cảnh quan của làng cổ Đông Hòa Hiệp. 3. Thứ ba, tuy là điểm nhấn văn hóa khá đặc biệt tại vùng sông nước miền Tây – Nam Bộ, song làng cổ Đông Hòa Hiệp chưa được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng. Những công trình nghiên cứu về làng cổ Đông Hòa Hiệp có rất ít, hầu như đây là mảng đề tài còn bị bỏ ngỏ và chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào. Giai đoạn trước có một số bài báo và một số sách có đề cập đến nhưng phần trình bày rất ngắn gọn chỉ trong vài trang giấy hoặc thiên về cảm xúc của tác giả khi được đến tham quan làng cổ với tư cách là một khách du lịch. Thiết nghĩ, cần có những công trình nghiên cứu về làng Đông Hòa Hiệp một cách tổng quan, chi tiết, phản ánh đúng, đủ những đặc trưng của vùng đất này như: tính lịch sử, tính đa dạng cảnh quan, tính truyền thống nhân văn, các hệ thống giá trị di sản vật thể, phi vật thể… 4. Lý do cá nhân: Là người con sinh ra và lớn lên tại Tiền Giang, công tác tại sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh nhà, chúng tôi luôn tha thiết và quyết tâm phục vụ hết mình cho công tác nghiên cứu văn hóa. Việc nghiên cứu, khảo sát, phát hiện, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa là một trong những vấn đề cần thực hiện trọng tâm cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Tiền Giang hiện nay. Đó là trách nhiệm chung của toàn tỉnh, của ngành văn hóa, trong đó có bản thân chúng tôi. Với mục đích bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của quê hương mình, chúng tôi đã cùng đồng nghiệp thực hiện việc lập hồ sơ lý lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp (thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) để trình Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, xếp hạng làng Đông Hòa Hiệp là làng cổ. Trong điều kiện công tác đó, bản thân tác giả mong muốn làng cổ Đông Hòa Hiệp được vươn mình tỏa sáng, nhằm khẳng định rằng làng văn hóa Đông Hòa Hiệp có đủ điều kiện, tiêu chí được xếp là làng cổ, góp phần có thêm địa chỉ văn hóa, làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của tỉnh nhà. -2-
- Chính vì 4 lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Văn hóa làng cổ Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang” làm luận văn thạc sĩ cho mình với hy vọng sẽ góp thêm những tài liệu khoa học về vấn đề văn hóa làng cổ, cũng như có điều kiện tìm hiểu thêm về lịch sử, đặc trưng mảnh đất mà mình đã được sinh ra, lớn lên và đang góp sức xây dựng, cống hiến. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Như đã nói ở phần lý do chọn đề tài, viết và nghiên cứu về làng cổ Đông Hòa Hiệp hầu như chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào. Để hoàn thiện luận văn chúng tôi tham khảo và nghiên cứu rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau, gồm sách, báo, tạp chí viết về văn hóa truyền thống, làng cổ, đất và người Nam Bộ nói chung; gồm cả nguồn tài liệu trên internet, những tư liệu cá nhân qua các chuyến khảo sát thực tế…Để có một cách nhìn khách quan, đa chiều, trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề chúng tôi xin giới thiệu một số các công trình nghiên cứu, các bài viết có liên quan tiêu biểu sau: Nhóm các tài liệu nghiên cứu về làng xã nói chung: Nghiên cứu về làng xã và văn hóa làng xã Việt Nam nói chung đã có rất nhiều công trình được công bố trong khoảng vài chục năm qua. Có thể kể đến các giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam của các giả Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm, Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa của Ngô Đức Thịnh... Tiêu biểu cho nhóm những công trình dạng này là các tác phẩm của 3 tác giả: Lê Văn Quán, Đinh Khắc Thuần, Vũ Ngọc Khánh. Tác phẩm “Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam” của GS-TS Lê Văn Quán, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2006 là một công trình văn hóa được nghiên cứu công phu, biên độ nội dung rất rộng, từ những vấn đề học thuật, đến văn hóa Việt Nam qua các thời kì, văn hóa ngoại lai và ứng xử văn hóa. Đây là tài liệu cần tham khảo khi muốn tìm hiểu văn hóa chung hay văn hóa vùng miền Việt Nam… Tác phẩm “Tục lễ cổ truyền làng xã Việt Nam”, tác giả Đinh Khắc Thuần, Nxb Khoa học xã hội nhân văn, 2006, đây là một công trình có giá trị về mặt sử liệu, chuyên nghiên cứu về các tục lệ làng xã có từ thế kỉ XVII qua các “khoán ước”, “thị lệ”, “điều -3-
- lệ”, “tục lệ”, “hương lệ”… phổ biến ở vùng Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An. Tuy chỉ nghiên cứu ở “miền ngoài” song đây là tài liệu để so sánh, đối chiếu văn hóa làng xã “đàng trong – đàng ngoài”, “xưa- nay” rất cần thiết và hữu hiệu… Tác phẩm “Làng cổ truyền Việt Nam”, “Nghiên cứu văn hóa cổ truyền Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Khánh, đây là những công trình rất quan trọng trong bước đầu tìm hiểu về văn hóa cổ truyền, làng cổ Việt Nam. Tác giả Vũ Ngọc Khánh đã nghiên cứu sâu nhiều cụm vấn đề như kết cấu làng xã, văn hóa dân gian, văn hóa gia đình, văn hóa dòng họ, văn hóa làng, kinh tế làng, tín ngưỡng làng. Ngoài ra ông còn nghiên cứu, trích dẫn một số làng cụ thể như Mộ Trạch (Bình Giang, Hải Dương), làng An Ấp (Hương Sơn, Hà Tĩnh)… Ngoài ra một số công trình nghiên cứu về văn hóa làng cổ ở miền Bắc, miền Trung, tiêu biểu như: “Hỏi đáp về các làng cổ Việt Nam”, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2009. “Khảo cứu văn hóa dân gian làng cổ Đông Phù” của Nguyễn Quang Lê, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2011. “Văn hóa truyền thống làng cổ Lệ Mật” của Tạ Duy Hiện, Nxb Văn hóa Thông tin viện Văn hóa, 2009. “Làng cổ Đường Lâm” của Quang Minh, Nxb Bộ văn hóa thể thao du lịch – Tổng cục du lịch, 2010. “Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử văn hóa Đường Lâm”, UBND tỉnh Hà Tây, 2004. “Không gian văn hóa nhà ở truyền thống Làng Việt cổ Đường Lâm và hướng phát triển bền vững” của Đỗ Xuân Đức - Nguyễn Thị Thu Hà, Nxb Viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững, 2011. “Làng di sản Phước Tích” của Hội kiến trúc sư Việt Nam, Sở văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, 2004….. Nhóm các tài liệu nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ. Viết về mảng đề tài văn hóa dân gian, lễ hội, phong tục, đình, miếu ở miền Nam. Cố nhà văn Sơn Nam được xem là một cây đại thụ với hàng loạt các công trình nghiên cứu có giá trị như: Các tác phẩm: “Đình, miếu và lễ hội dân gian miền Nam”, “Đồng bằng sông Cửu Long - Nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn”, “Nói về miền Nam, cá tính miền Nam, thuần phong mỹ tục Việt Nam”, “Đồng bằng sông Cửu Long: Nét sinh hoạt xưa”, “Tiếp cận với đồng bằng sông Cửu Long”, “Truyền thống gia đình Nam -4-
- Bộ”…Hơn 20 đầu sách được Nxb Trẻ xuất bản, tái bản nhiều lần, Sơn Nam xứng đáng được mệnh danh là “Ông già Nam bộ”, các tác phẩm của ông chủ yếu dưới dạng khảo cứu, ông đi nhiều, trải nghiệm nhiều và cho ra đời những công trình nghiên cứu về nhiều mặt. Tuy nội dung các công trình này phản ánh chưa sâu, chưa trọn vẹn song khi đọc ta vẫn hình dung ra được vùng đất, con người Nam Bộ, với đầy đủ những mặt sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lao động sản xuất, trang phục, các món ăn, các lễ hội, các phong tục tập quán… Tác phẩm “Một số vấn đề về văn hóa tộc người ở Nam bộ và Đông Nam Á”, Nxb Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh của tác giả GS Ngô Văn Lệ. GS Ngô Văn Lệ là một học giả nổi tiếng trong chuyên ngành Nhân học, ông đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, tác phẩm “Một số vấn đề về văn hóa tộc người ở Nam bộ và Đông Nam Á” là tuyển tập những vấn đề được chọn lọc từ nhiều công trình khác, trong đó có 2 vấn đề cần quan tâm là: Một số vấn đề về tộc người ở đồng bằng Sông Cửu Long và Làng Nam bộ trong quá trình công nghiệp hóa. Ngoài ra còn có một số các công trình có nội dung gần, đáng chú ý như: “Văn hóa dân gian Nam bộ những phác thảo”, tác giả Nguyễn Phương Thảo, Nxb Văn hóa Thông tin, 2008; “Văn hóa đồng bằng Nam bộ”, tác giả Võ Sĩ Khải, Nxb Khoa học xã hội, 2002; “Miền Đông Nam bộ lịch sử và phát triển”, Nguyệt san tạp chí Xưa và Nay, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; “Phong tục dân gian Nam bộ và Phật giáo”, tác giả Thích Đồng Bổn, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2007… Nhóm các tài liệu nghiên cứu về vùng đất Tiền Giang. Nghiên cứu về lịch sử Tiền Giang, Tiến sĩ Nguyễn Phúc Nghiệp có nhiều bài nghiên cứu hay, chuyên sâu, là tài liệu tham khảo bổ ích trong quá trình thực hiện luận văn. Trải qua hơn 20 năm giảng dạy môn Lịch sử và Nghiên cứu khoa học, ông đã dành trọn niềm đam mê để nghiên cứu, biên khảo nhiều tác phẩm về nhân vật và các sự kiện lịch sử tỉnh Tiền Giang, về các địa danh lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của một số địa phương, vùng đất và các ngành nghề trong tỉnh Tiền Giang…. Hai tác phẩm “Tiền Giang: con người và sự kiện” (đồng tác giả), và “Những trang ghi chép về lịch sử - văn hóa Tiền Giang”, đã giúp người đọc có một -5-
- cái nhìn khát quát nhất về vùng đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng ở miền quê Nam Bộ. Tác giả Nguyễn Ngọc Minh cũng có một số bài nghiên cứu cụ thể về văn hóa truyền thống của tỉnh nhà, trong số đó “Nhà cổ Cái Bè” do Sở văn hóa thể thao tỉnh Tiền Giang xuất bản 2013, được xem là công trình nghiên cứu trực diện về hệ thống nhà cổ ở Đông Hòa Hiệp, trong bài nghiên cứu của mình tác giả đi sâu phân tích giá trị nghệ thuật kiến trúc nhà ở của cư dân Cái Bè, đồng thời cũng đề cập đến những vấn đề văn hóa làng cổ, làng nghề truyền thống, tiềm năng phát triển du lịch của Tiền Giang nói chung và làng cổ Đông Hòa Hiệp nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Văn hóa làng cổ Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang” luận văn nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản sau: - Nghiên cứu những nét đặc trưng cơ bản trong hệ thống di sản văn hóa ở làng cổ Đông Hòa Hiệp, để bước đầu chứng minh Đông Hòa Hiệp là một làng cổ văn hóa – lịch sử ở Tiền Giang đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và mang giá trị đặc trưng của di sản văn hóa vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. - Nghiên cứu, phân tích, hình thành những kết luận khoa học về làng cổ Đông Hòa Hiệp từ đặc điểm địa lý, kinh tế, lịch sử hình thành đến những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của làng. - Dựa trên cơ sở lý luận về làng văn hóa, dựa vào kết quả khảo sát di sản văn hóa làng Đông Hòa Hiệp, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa quý báu của nhân dân Đông Hòa Hiệp tỉnh Tiền Giang nói riêng, của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Để đạt được mục tiêu này, luận văn có 3 nhiệm vụ: - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về làng văn hóa, làng cổ nói chung, luận văn sẽ lựa chọn các di sản văn hóa điển hình của làng Đông Hòa Hiệp để khảo cứu, từ đó chỉ ra những đặc điểm riêng của di sản văn hóa làng Đông Hòa Hiệp. - Khảo sát, đánh giá thực trạng và sự biến đổi của hệ thống di sản văn hóa làng Đông Hòa Hiệp trong giai đoạn hiện nay. -6-
- - Đề xuất những phương hướng và một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ Đông Hòa Hiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Đề tài sẽ cố gắng tiếp cận và nghiên cứu một số phương diện cơ bản các vấn đề văn hóa của làng Đông Hòa Hiệp, đó là hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của làng. - Phạm vi nghiên cứu: Một số phương diện văn hóa nổi bật trong quá khứ và hiện tại ở làng Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu thêm một số làng cổ như Đường Lâm (Hà Nội), Phước Tích (Thừa Thiên Huế), Xã Tân Hòa, huyện Long Hồ và Phường 3, 5 thuộc TP. Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long để có sự so sánh điểm tương đồng, khác biệt… 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp điều tra điền dã, phân tích khảo cứu, phương pháp diễn giải và quy nạp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp so sánh lịch đại và so sánh đồng đại, phương pháp phân tích - tổng hợp…trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn khách quan. Trong đó 3 phương pháp được chúng tôi sử dụng nhiều nhất là: - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Được chúng tôi sử dụng để tiếp cận và tận dụng những tư liệu, thông tin của nhiều lĩnh vực nhất là lĩnh vực địa lý học, sử học, văn hóa học, xã hội học…để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu trong đề tài này. -Phương pháp điều tra xã hội học: Với phương pháp này chúng tôi chọn cách tiếp cận điều tra điền dã, nghiên cứu trực tiếp đối tượng. Tác giả chọn nhiều thời điểm và đối tượng quan sát khác nhau như thời điểm trong tuần, ngày, đối tượng như lãnh đạo địa phương, người dân trong khu vực làng cổ, chủ sở hữu nhà cổ, những người không là chủ sở hữu nhà cổ, những khách du lịch tham quan… để tìm ra các ý kiến khách quan trong việc khoanh vùng, quy hoạch, xếp hạng làng cổ và các phương án bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ. -7-
- -Phương Pháp kiểm định thực chứng, điền dã dân tộc học: Tác giả luận văn sẽ đi thực tế nhiều đợt tới làng Đông Hòa Hiệp để tiếp cận các di sản văn hóa (thăm nhà cổ, đình, miếu, vườn trái cây, cơ sở làm bánh, gặp gỡ chủ thể văn hóa, khách du lịch…) tìm hiểu, lý giải những vấn đề khoa học đặt ra; tuyệt đối không dựa trên các nguồn tài liệu có sẵn để suy diễn… 6. Đóng góp của luận văn Sau khi luận văn được hoàn thành, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp được những giá trị về mặt lý luận, thực tiễn như sau: - Kế thừa lý thuyết làng văn hóa và di sản văn hóa, chỉ ra các tiêu chí xác định làng văn hóa ở tỉnh Tiền Giang. - Miêu thuật, lý giải những nét cơ bản của hệ giá trị văn hóa làng cổ Đông Hòa Hiệp. - Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp có tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị văn hóa làng trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế xã hội hiện nay ở Đông Hòa Hiệp. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn tại địa phương và là một tài liệu tham khảo, học tập bổ ích, đáng tin cậy. 7. Bố cục của luận văn Đề tài ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính gồm có 3 chương: Chương 1: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu” - Chương này chủ yếu đề cập những vấn đề chung nhất như hệ thống các khái niệm, những tiêu chí để xác định văn hóa làng cổ. Bên cạnh đó chúng tôi cũng bắt đầu đề cập đến những vấn đề liên quan tới làng cổ Đông Hòa Hiệp như đặc điểm địa lý, kinh tế, lịch sử hình thành làng Đông Hòa Hiệp. Tất cả những nội dung này đều cung cấp cho người đọc một bức tranh Đông Hòa Hiệp chung nhất, khái quát nhất… Chương 2: “Di sản văn hóa làng Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang”. Đây là chương chính của luận văn. Luận văn sẽ hệ thống, phân tích tất cả -8-
- những di sản văn hóa của làng bao gồm cả di sản văn hóa vật thể (nhà cổ, đình, chùa) và di sản phi vật thể (tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công, văn hóa dân gian, phong tục tập quán)... Chương 3: “Lý giải hệ giá trị đặc trưng và vấn đề bảo tồn, phát huy làng Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang”. Chương 3 chúng tôi sẽ đề cập 3 vấn đề lớn là nhận diện những giá trị đặc trưng của làng Đông Hòa Hiệp, văn hóa ứng xử của con người làng Đông Hòa Hiệp (ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) và một số kiến nghị trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. -9-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn