HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
VÕ THANH XUÂN<br />
<br />
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA<br />
CỦA LỄ HỘI ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC<br />
Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY<br />
Chuyên ngành : Văn hóa học<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 31 06 04<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ TRUNG KIÊN<br />
<br />
HÀ NỘI - 2014<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng<br />
tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,<br />
chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn<br />
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.<br />
TÁC GIẢ<br />
<br />
Võ Thanh Xuân<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1<br />
<br />
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ BẢO<br />
TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI Ở TỈNH<br />
KIÊN GIANG<br />
<br />
11<br />
<br />
1.1. Một số khái niệm cơ bản về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa<br />
<br />
11<br />
<br />
1.2. Giá trị văn hóa của lễ hội trong đời sống cộng đồng<br />
<br />
20<br />
<br />
1.3. Truyền thống văn hóa tỉnh Kiên Giang<br />
<br />
23<br />
<br />
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ<br />
VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN<br />
TRUNG TRỰC Ở TỈNH KIÊN GIANG<br />
<br />
35<br />
<br />
2.1. Sự ra đời của lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực<br />
<br />
35<br />
<br />
2.2. Các giá trị văn hóa của lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung<br />
Trực<br />
2.3. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Anh hùng dân tộc<br />
<br />
49<br />
<br />
Nguyễn Trung Trực hiện nay<br />
2.4. Đánh giá chung<br />
<br />
60<br />
63<br />
<br />
Chương 3: XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA LỄ HỘI VÀ KIẾN NGHỊ<br />
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY<br />
GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI ANH HÙNG DÂN TỘC<br />
NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY<br />
<br />
3.1. Xu hướng vận động của lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực<br />
<br />
68<br />
68<br />
<br />
3.2. Những vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn<br />
hóa lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực<br />
3.3. Một số giải pháp<br />
3.4. Một số kiến nghị<br />
<br />
72<br />
75<br />
92<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
97<br />
100<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN<br />
<br />
USD<br />
<br />
:<br />
<br />
Đô la Mỹ<br />
<br />
WON<br />
<br />
:<br />
<br />
Đơn vị tiền tệ Hàn Quốc<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong nền văn hóa Việt Nam tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành<br />
nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của ông cha ta. Ngoài ý nghĩa góp phần<br />
tạo nên sự cố kết cộng đồng, hướng về cội nguồn giúp cân bằng đời sống tâm<br />
linh đồng thời hàm chứa trong đó nhiều giá trị văn hóa truyền thống mà nổi bật<br />
là giá trị giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân ta.<br />
Khắp các địa phương trong cả nước ta thấy ở mỗi gia đình đều có bàn<br />
thờ tổ tiên, dòng họ có nhà thờ họ, cộng đồng làng thì thờ thành hoàng. Thành<br />
hoàng chính là vị thần cai quản che chở cho cả làng thường là người có công<br />
khai phá lập nghiệp cho dân làng, hoặc các Anh hùng dân tộc đã sinh hay mất<br />
ở làng. Với quan niệm “sinh vi tướng, tử vi thần” dân ta luôn trân trọng, biết<br />
ơn những người đã xả thân vì dân vì nước. Những phong tục thờ cúng đó trở<br />
thành lễ hội và lễ hội đó đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của<br />
cộng đồng.<br />
Hàng năm, trên đất nước ta có hàng ngàn lễ hội được tổ chức với nhiều<br />
hình thức và quy mô khác nhau. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị<br />
riêng nhưng bao giờ cũng là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc biệt<br />
mang tính tập thể, cố kết cộng đồng dân tộc, giáo dục đạo đức con người<br />
hướng về cội nguồn, hướng về cái cao cả thiêng liêng của dân tộc.<br />
Lễ hội không chỉ là một không gian, một thời điểm, một hoạt động để<br />
các thành viên được thỏa mãn nhu cầu cộng sinh mà còn là một thành tố cấu<br />
thành nên bản sắc văn hóa của một cộng đồng. Trong lễ hội nhiều hoạt động<br />
mang đậm nét truyền thống với phần lễ nhiều ý nghĩa và phần hội với các<br />
hoạt động đa dạng, phong phú đã tạo nên tính đặc thù của văn hóa cộng đồng.<br />
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần bắt nguồn và phát<br />
triển từ thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, sự giao lưu, tiếp biến của văn<br />
hóa cộng đồng. Lễ hội là môi trường thuận lợi mà ở đó các yếu tố văn hoá<br />
truyền thống được bảo tồn và phát triển. Những yếu tố văn hoá truyền thống<br />
<br />