intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Xây dựng đời sống văn hóa trong các xã nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc xây dựng đời sống văn hóa ở các xã nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó luận văn đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh đối với việc xây dựng đời sống văn hóa trong nông thôn mới đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Xây dựng đời sống văn hóa trong các xã nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Long

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH  BÙI VĂN NỞ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TRONG CÁC XÃ NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Trà Vinh, tháng 01 năm 2016 Công trình được hoàn thành tại
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TRI NGUYÊN Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN XUÂN HƯƠNG Phản biện 2: TS. NGUYỄN PHÚC NGHIỆP Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Văn hóa học họp tại Trường Đại học Trà Vinh vào ngày 16 tháng 01 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Thư viện trường Đại học Trà Vinh
  3. -1- ;MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp phát triển nói chung, văn hóa có chỗ đứng đặc biệt quan trọng. Bởi, sự mất cân đối sẽ xảy ra nếu đặt mục tiêu phát triển kinh tế tách rời môi trường văn hóa mà cũng chỉ khi kết hợp hai yếu tố này với nhau mới tạo nên sự phát triển vững chắc. Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn và toàn diện, là một trong những mục tiêu hướng đến nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ những mục tiêu trên để thấy, dưới gốc nhìn nông thôn mới văn hóa phải là sự tổng hòa, bền chặt giữa hai yếu tố hiện đại – tiên tiến và bản sắc – truyền thống. Khi tìm hiểu về văn hóa và con người Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu thống nhất rằng, văn hóa xã là cốt lõi của văn hóa nông thôn, cũng là nơi lưu giữ cái phần hồn cốt của văn hóa dân tộc, để rồi dù trải qua nhiều buổi giao thoa Hán – Việt, Pháp – Việt hay Mỹ - Việt… thì nền văn hóa Việt Nam cũng không chịu sự đồng hóa, tan chảy. Cùng với chức năng về chính trị, kinh tế thì xã là một môi trường nên hình thành, phát triển, lưu giữ và trao truyền văn hóa tới mọi cá thể trong cộng đồng dân cư. Cho nên, dù nông thôn còn nghèo thì người dân vẫn phải có đời sống văn hóa tinh thần cao, cho nên, việc xây dựng đời sống văn hóa trong các xã nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Long là vấn đề đặt biệt quan tâm. Bởi vì, được sinh ra và tắm mình trong môi trường văn hóa với những nét đặc thù về phong tục tập quán, nếp sống, tín ngưỡng, cách ứng xử, ngôn ngữ…mà người dân các xã ấy có được “diện mạo” với nhiều nét không pha lẫn. Sống trong xã, mỗi cá thể có mối quan hệ rằng rịt, nhiều chiều về dòng tộc, họ hàng và các
  4. -2- nhóm lợi ích, các tổ chức xã hội. Đó là cơ sở hình thành nên ý thức cộng đồng trong mỗi người. Đồng thời, cũng được bởi xã “đùm bọc” nên con người sống biết bổn phận, có trách nhiệm và luôn lấy tình nghĩa làm trọng. Nông thôn mới trước hết phải là sự nối tiếp và kế thừa các giá trị tốt đẹp của nông thôn truyền thống, đặc biệt là đời sống văn hóa. Trong bộ 19 tiêu chí nông thôn mới thì có hai tiêu chí thuộc lĩnh vực văn hóa là cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí 06) và văn hóa (tiêu chí 16). Theo như quy định của ngành chức năng thì việc hội tụ được hai tiêu chí này là điều kiện “cần” và “đủ” để khẳng định địa phương ấy đạt chuẩn “nông thôn mới” về văn hóa. Cụ thể: có cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa, người dân biết giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình, khóm, ấp văn hóa, các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống gắn với thuần phong mỹ tục được gìn giữ, phát huy, các di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được thực hiện; môi trường xanh, sạch, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội, người dân được phổ biến và nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, nếu nhìn trên bình diện của sự đa dạng và khác biệt thì mỗi xã là một bản thể. Cho nên, mặc dù thực hiện theo một quy định chung, song mục đích không thể là “sản xuất” ra hàng loạt những xã nông thôn mới giống nhau như sản phẩm công nghiệp. Bởi như vậy sẽ không còn là nông thôn, làng quê Việt Nam truyền thống, thậm chí có thể đánh mất đi cái sắc riêng giữa dòng chung văn hóa làng quê, sự mềm dẻo linh hoạt trong quá trình xây dựng nông thôn mới một lần nửa cần được phát huy, nhất là trong văn hóa cần thêm sự cẩn trọng
  5. -3- nếu không muốn làm rơi rớt, hao mòn đi những giá trị tốt đẹp mà cha ông đã mất hàng nghìn năm trao truyền lại. Thêm vào đó, việc xây dựng nhà văn hóa, sân vận động, tổ chức các phong trào văn nghệ, thể thao, thực hiện các quy định trong việc cưới, việc tang thiết nghĩ vẫn dễ hơn nhiều so với việc xây dựng được trong mỗi cá nhân ý thức cộng đồng. Ở mặt tích cực là tương thân, tương ái, trọng tình, trọng nghĩa, đoàn kết và hạn chế mặt tiêu cực, là tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ. Đồng thời làm thế nào để mối lợi trước mắt không làm cho những người vốn cách nhau cái “giậu mồng tơi” phát sinh mâu thuẫn để những “khóm, ấp trong xã” không là nơi nảy sinh bi kịch do tệ nạn xã hội… Xuất phát từ tình hình trên, tác giả chọn đề tài “xây dựng đời sống văn hóa trong các xã nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn góp một phần nhỏ công sức của mình trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ở địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 3. Mục đích, nhiệm vụ có liên quan đến luận văn - Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc xây dựng đời sống văn hóa ở các xã nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó luận văn đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh đối với việc xây dựng đời sống văn hóa trong nông thôn mới đến năm 2020. - Nhiệm vụ: + Đưa ra quan niệm về tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới, phân tích nội dung, phương thức, nguyên tắc.
  6. -4- + Đánh giá đúng thực trạng về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới, làm rõ những ưu điểm, thành tựu và những hạn chế, yếu kém, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm cần thiết. + Nêu và phân tích những yếu tố tác động, đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu đối với xây dựng nông thôn mới nói chung, xây dựng đời sống văn hóa nói riêng đến năm 2020. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc xây dựng đời sống văn hóa trong các xã nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Long 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu việc xây dựng đời sống văn hóa trong các xã nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Long từ năm 2008. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac – LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: , tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn 6.1. Những đóng góp khoa học của luận văn Luận văn góp phần làm rõ thực trạng về đời sống văn hóa trong các xã nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn hiện nay. Luận giải nội dung, phương thức lãnh đạo đối với nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa các xã nông thôn mới.
  7. -5- 6.2. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 03 chương, 06 tiết nội dung luận văn được cấu trúc như sau: Chương 1: Một số vấn đề chung Chương 2: Thực trạng đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Long Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Long Kết luận
  8. -6- NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm văn hóa: 1.2. Khái niệm đời sống văn hóa 1.3. Khái niệm môi trường văn hóa 1- Tổng thể các loại sản phẩm văn hoá 2- Toàn thể những cảnh quan văn hoá 3- Toàn thể các thiết chế văn hoá. 4- Hệ thống những ứng xử văn hoá 5- Diện mạo những vi môi trường văn hóa (như nếp sống văn hoá nơi công cộng, cơ quan, đơn vị kiểu mẫu, gia đình văn hoá,...) 1.4. Khái niệm nông thôn mới 1.5. Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với việc xây dựng đời sống văn hóa ở vùng nông thôn 1.6. Tổng quan về tỉnh Vĩnh Long 1.6.1. Về điều kiện tự nhiên 1.6.2. Về kinh tế - xã hội 1.6.3. Lịch sử hình thành địa danh hành chính tỉnh Vĩnh Long 1.6.4. Truyền thống yêu nước và chống ngoại xâm 1.6.5. Vị thế của tỉnh Vĩnh Long trong văn hóa miền Tây Nam Bộ Tiểu kết chương 1
  9. -7- Khái niệm đời sống văn hóa là khái niệm chỉ quá trình hoạt động văn hóa thoả mãn các nhu cầu văn hoá, bao gồm hoạt động văn hoá tự thân và sáng tạo sản phẩm văn hóa nhằm thỏa mãn các nhu cầu về hưởng thụ thẩm mĩ và giải trí, về xây dựng môi trường văn hóa và về phát triển và hoàn thiện nhân cách con người. Khái niệm đời sống văn hóa (ĐSVH) được thể hiện ở ba hệ tiêu chí quan trọng sau đây: + Hệ tiêu chí về Mức sống : Toàn bộ những chỉ số mức sinh hoạt vật chất được coi là tiêu chuẩn của xã hội, có thể được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá Văn hóa (những điều kiện lao động sản xuất, thu nhập và những phương tiện thiết yếu để có hoạt động văn hoá) + Hệ tiêu chí về Chất lượng sống là mối tương quan về giá trị giữa các chuẩn mực cuộc sống với hiện trạng về mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần bao gồm: mức sống và mức độ tự do cá nhân, tính dân chủ, an toàn xã hội, trình độ pháp lý, thể chất và dân trí cao.Như thế chúng ta có thể phân biệt mức sống là sự thể hiện của trình độ kinh tế và chất lượng sống là sự thể hiện cuả trình độ xã hội. + Hệ tiêu chí về Lối sống: Tính chất tổng thể của hoạt động và sinh sống của cá nhân và cộng đồng (nhóm hoặc xã hội) nói chung vào một thời điểm nhất định nào đó trong sự phát triển lịch sử, trong một hoàn cảnh xã hội nhất định phù hợp với mức sống và chất lượng sống của xã hội đó. Lối sống thể hiện ở mối quan hệ qua lại trong đời sống con người: lao động, tập quán, sinh hoạt cộng đồng, trong ứng xử. Có thể coi lối sống, đạo đức, nếp sống là thể hiện trình độ văn hóa và là tiêu chí đánh giá sự phát triển văn hóa.
  10. -8- Xây dựng đời sống văn hóa trong các xã nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Long cần được hiểu là toàn bộ các tiêu chí của đời sống văn hóa nói trên phải trở thành các giá trị, các quan niệm, tập quán là truyền thống đã ăn sâu vào hoạt động của làng, xã, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi người dân ở các xã nông thôn.
  11. -9- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐỜI S NG VĂN HÓA TR NG CÁC XÃ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI TỈNH VĨNH L NG 2.1. Đời sống văn hóa trong 22 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Long 2.2 . Thực trạng đời sống văn hóa trong các xã nông thôn mới ở Vĩnh Long 2.2.1. Về giáo dục: 2.2.2. Về Y tế: 2.2.3. Về văn hóa thể thao và an sinh xã hội: 2.2.4. Về nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần của nông dân nông thôn: 2.2.5. Về thu nhập bình quân đầu người và công tác giảm hộ nghèo: 2.2.6. Công tác bảo vệ môi trường nông thôn được đẩy mạnh: 2.2.7. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn vững mạnh, giữ vững quốc phòng an ninh nông thôn: 2.3. Thực trạng đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới cấp huyện ( trường hợp điển hình huyện Bình Tân) 2.4. Thực trạng đời sống văn hóa trong 3 xã tiêu biểu xây dựng nông thôn mới 2.4.1. Xã Thành Đông, huyện Bình Tân 2.4.2. Xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm 2.4.3. Xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình Tiểu kết chương 2
  12. -10- Tỉnh Vĩnh Long có 109 xã, phường, thị trấn; có 89 xã quy hoạch xã nông thôn mới (trong đó, có 22 xã được tỉnh chọn làm điểm). Đến cuối năm 2014 có 12/22 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới. Thông qua việc thực hiện các cuộc vận động trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa như: Gia đình văn hóa, ấp, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, nếp sống văn hóa nơi công cộng…đã từng bước bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, hạn chế các hủ tục lạc hậu và việc tàng trữ, sử dụng sản phẩm văn hóa có nội dung xấu ra khỏi đời sống cộng đồng nông thôn. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định về chính trị, thực hiện nghiêm kỷ cương, pháp luật và quy ước ấp; phát huy dân chủ; củng cố tình làng, nghĩa xóm; kịp thời hòa giải những bất hòa, mâu thuẫn trong cộng đồng; đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường và thực hiện nếp sống vệ sinh ngăn nắp trong mỗi gia đình. Vì thế diện mạo ở các địa phương trong tỉnh nói chung, nói riêng ở 12 xã nông thôn mới ngày càng đổi mới, môi trường cảnh quan chung ngày càng xanh - sạch - đẹp. Tuy nhiên, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, xã hội còn mang tính áp đặt, chưa chú ý đến vai trò chủ thể của cộng đồng trong việc tiếp nhận và sử dụng các thiết chế này. Mặc dù chỉ tiêu hưởng thụ văn hóa của người dân trong những năm đổi mới vừa qua tăng lên gấp nhiều lần so với trước đây nhưng tính sáng tạo văn hóa của nhân dân bị hạn chế do sự áp đặt của “văn hóa đại chúng”. Trong tổ chức thực hiện, năng lực và tầm lãnh đạo xây dựng con người và phát triển văn hóa của các cấp ủy, chính
  13. -11- quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp giữa cán bộ, ban, ngành và đoàn thể trong việc xây dựng con người và phát triển văn hóa, xã hội còn yếu, trách nhiệm chưa rõ ràng. Nhận thức sâu sắc điều đó, Để xây dựng đời sống văn hóa vùng nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long ngoài vai trò của Đảng bộ tỉnh, ngành văn hóa – thông tin, thì mỗi người dân phải ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình. Các cấp ủy Đảng và các ngành có liên quan phải tạo điều kiện phát triển đời sống kinh tế của địa phương, xã, ấp từ đó hình thành cơ sở để phát triển nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa ở nông thôn, hoàn thành mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa ở các xã nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long.
  14. -12- CHƯƠNG 3 MỘT S VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỜI S NG VĂN HÓA TR NG NÔNG THÔN MỚI TẠI TỈNH VĨNH L NG 3.1. Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Long 3.1.1. Vấn đề văn hóa làng truyền thống trong xây dựng nông thôn mới 3.1.2. Vấn đề đô thị hóa và hiện đại hóa trong văn hóa nông thôn hiên nay. 3.2. Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá làng truyền thống trong xây dựng nông thôn mới 3.3. Một số giải pháp xây dựng đời sống văn hóa trong nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Long 3.3.1. Hoàn thiện và củng cố các tiêu chí đã đạt được nâng cao mức sống và chất lượng sống cho nông dân trong nông thôn mới 3.3.2. Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí vùng nông thôn 3.3.3. Xây dựng, hoàn thiện, khai thác có hiệu quả thiết chế văn hóa vùng nông thôn 3.3.4. Phát huy tinh thần dân chủ và đoàn kết trong xây dựng đời sống văn hóa trong nông thôn mới 3.3.5. Tăng cường và phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị để xây dựng đời sống văn hóa Tiểu kết chương 3
  15. -13- Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, xây dựng nông thôn mới nhằm làm cho kinh tế nông thôn phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tăng lên, hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, môi trường xanh, sạch, đẹp; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, khơi dậy tinh thần, ý thức tự lực, tự cường, tự vươn lên của mọi người dân. Xây dựng môi trường sống ở nông thôn ổn định, hòa thuận và dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn cần những bước đi, giải pháp cụ thể, cần phải xác định được ta đang ở đâu, đích đến của ta là gì và những hành động nào cần thiết để đi đến đích. Do vậy, đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung nỗ lực cần giải quyết, trong đó vấn đề cơ bản và lâu dài là phải xây dựng gia đình văn hóa, ấm no hạnh phúc, bởi vì hạt nhân của xã hội là gia đình, gia đình tốt thì xã hội mới tốt và nông thôn như là một xã hội thu nhỏ được tạo lập bởi nhiều gia đình. Tỉnh đã công nhận 223.103 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, 704 khu dân cư văn hóa, 47 xã, phường, thị trấn văn hóa. Hộ dân có điện đạt 97%, nước sạch từ nước máy tập trung đạt 60%, hàng năm giải quyết việc làm cho 25.000 lao động, giảm hộ nghèo 2%. Trật tự an toàn xã hội khá tốt, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân. 9 tháng đầu năm 2012, vận động được trên 25,5 tỉ đồng ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo”, hơn 150 tỉ đồng từ các chương trình an sinh xã hội. Hỗ trợ cất mới trên 1.500 căn nhà cho hộ nghèo, hỗ trợ về giống, vốn, phương án làm ăn, điều trị bệnh, học sinh nghèo có điều kiện đến trường…
  16. -14- Ban chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở, các cấp ủy Đảng, chính quyền có sự quan tâm đúng mức. Tỉnh ủy quyết định phân công tỉnh ủy viên, giám đốc sở, ngành mỗi người trực tiếp hỗ trợ 1 xã; cấp ủy huyện, thị, thành phố phân công cấp ủy trực tiếp chỉ đạo cơ sở; từng xã, phường, thị trấn thành lập tổ công tác chỉ đạo ấp, khóm. Chính quyền phối hợp tốt trong triển khai và hỗ trợ kinh phí. Đặc biệt có sự nỗ lực quyết tâm của Mặt trận, Ban chỉ đạo các cấp và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên so với yêu cầu và chất lượng đặt ra thì phong trào phát triển chưa đều, chất lượng xây dựng hộ và một số khu dân cư chưa cao, chưa thật sự đi vào chiều sâu; bộ mặt văn hóa của một số ít khu dân cư, hộ gia đình chưa thật sự sáng, xanh, sạch, đẹp. Ban chỉ đạo các cấp cần đề ra một số giải pháp cụ thể như: - Kiện toàn, củng cố lại Ban chỉ đạo các cấp và Ban vận động ở khu dân cư thật sự đủ mạnh. Cụ thể hóa các nội dung tiêu chí xây dựng hộ và khu dân cư cho phù hợp. - Triển khai, tập huấn các tiêu chí mới sửa đổi cho Ban chỉ đạo các cấp, đặc biệt là Ban vận động khu dân cư. Triển khai kế hoạch, hướng dẫn gắn các tiêu chí xây dựng khu dân cư văn hóa với nội dung xây dựng nông thôn mới phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Với phương châm "Toàn dân Vĩnh Long chung sức xây dựng nông thôn mới”, phấn đấu đến năm 2015 có 21 xã đạt chuẩn. - Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa vùng nông thôn nói chung và đời sống văn hóa vùng nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tỉnh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay là có một chiến
  17. -15- lược đúng đắn, lâu dài, trên nhiều khía cạnh và bình diện khác nhau tạo cho vườn văn hóa Việt Nam muôn màu, muôn vẻ và thống nhất trong nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành có liên quan mỗi người dân phải ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phát triển đời sống kinh tế của địa phương từ đó hình thành cơ sở để phát triển nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa ở nông thôn. - Có chính sách đầu tư cho văn hóa, đời sống văn hóa vùng nông thôn, đặc biệt là ở những nơi khó khăn, coi trọng đúng mức vị thế văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội. - Có chương trình, kế hoạch nghiên cứu bảo tồn các di sản văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân định cư vùng nông thôn. Tóm lại, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới là sự vận dụng sáng tạo lí luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, hướng đến thực hiện mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa, từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc, để đi đến kết quả cuối cùng là giai cấp công nhân, nông dân và trí thức sẽ trở thành những người lao động của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
  18. -16- KẾT LUẬN Tính đến nay, toàn tỉnh đã công nhận được 223.103 hộ gia đình văn hóa, 704 khu dân cư đạt chuẩn văn hóa, 47 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa. Cuộc vận động đã phát huy được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt thông qua cuộc vận động đã góp phần giúp cho hộ dân có điện đạt 97%, hàng năm giải quyết việc làm cho 25.000 lao động, giảm tỉ lệ hộ nghèo hàng năm 2%. Ngoài ra, cuộc vận động đã góp phần giải quyết khá tốt về trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Nổi bật nhất vẫn là công cuộc vận động xây dựng Quỹ "Vì người nghèo”. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2012 toàn tỉnh đã vận động được trên 25,5 tỉ đồng ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo” và hơn 150 tỉ đồng thực hiện các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, Vĩnh Long đã hỗ trợ cất mới trên 1.500 căn nhà cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, hỗ trợ về giống, vốn, phương án làm ăn, trợ cấp đột xuất và hỗ trợ hộ nghèo trong điều trị bệnh, học sinh nghèo có điều kiện đến trường… Phải nói rằng, cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa trong nông thôn mới ở Vĩnh Long có những thuận lợi cơ bản: Trước tiên là thống nhất được Ban chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở, các cấp ủy Đảng có sự quan tâm đúng mức, sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền. Để góp phần nâng cao chất lượng cuộc vận động ở địa bàn dân cư, Tỉnh ủy có quyết định phân
  19. -17- công tỉnh ủy viên, giám đốc sở ngành trong tỉnh mỗi người trực tiếp hỗ trợ 1 xã; cấp ủy huyện, thành phố phân công cấp ủy viên là trưởng ban ngành trực tiếp chỉ đạo cơ sở và từng xã, phường, thị trấn thành lập tổ công tác chỉ đạo ấp khóm do thường vụ hoặc cấp ủy viên làm tổ trưởng. Chính quyền phối hợp tốt trong triển khai và hỗ trợ kinh phí cho cuộc vận động. Đặc biệt có sự nỗ lực quyết tâm của Mặt trận và Ban chỉ đạo các cấp, sự phấn đấu kiên trì vận động của Ban vận động khu dân cư và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân. Nhờ đó, cuộc vận động đã giúp cho Mặt trận và các đoàn thể thật sự đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, góp phần xây dựng thực lực chính trị ở cơ sở. Tuy nhiên so với yêu cầu và chất lượng đặt ra thì phong trào phát triển chưa đều, chất lượng xây dựng hộ và một số khu dân cư chưa cao, chưa thật sự đi vào chiều sâu; bộ mặt văn hóa của một số ít khu dân cư, hộ gia đình chưa thật sự sáng, xanh, sạch, đẹp, chất lượng còn thấp. Do đó, sắp tới, Ban chỉ đạo các cấp cần đề ra một số giải pháp cụ thể như: Sớm kiện toàn, củng cố lại Ban chỉ đạo các cấp và Ban vận động ở khu dân cư thật sự đủ mạnh để tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo. Cụ thể hóa các nội dung tiêu chí xây dựng hộ và khu dân cư cho phù hợp với tình hình địa phương và sự chỉ đạo của Trung ương. Sớm triển khai tập huấn các tiêu chí mới sửa đổi cho Ban chỉ đạo các cấp, đặc biệt là Ban vận động khu dân cư để đi vào thực hiện đạt hiệu quả. Ban Thường trực UBTƯMTTQ các cấp tiếp tục triển khai kế hoạch, hướng dẫn gắn các tiêu chí xây dựng khu dân cư văn hóa với nội dung xây dựng nông thôn mới phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Với phương châm "Toàn dân Vĩnh Long chung sức
  20. -18- xây dựng nông thôn mới”, phấn đấu đến năm 2015 có 21 xã đạt chuẩn, chúng tôi sẽ tiếp tục đổi mới phương thức vận động để xây dựng thành công chương trình này. Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa vùng nông thôn nói chung và đời sống văn hóa vùng nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tỉnh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Trong quá trình thực hiện bên cạnh những thuận lợi và thành tựu chúng ta còn phải đối mặt với những khó khăn, hạn chế. Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải có một chiến lược đúng đắn lâu dài, trên nhiều khía cạnh và bình diện khác nhau để làm thế nào tạo cho vườn văn hóa Việt Nam muôn màu, muôn vẻ và thống nhất trong nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà chúng ta đang xây dựng. Để xây dựng đời sống văn hóa vùng nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long ngoài vai trò của Đảng bộ, tỉnh, ngành văn hóa – thông tin, thì mỗi người dân phải ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình. Các cấp ủy Đảng và các ngành có liên quan phải tạo điều kiện phát triển đời sống kinh tế của địa phương, xã, ấp từ đó hình thành cơ sở để phát triển nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa ở nông thôn. Cần phát huy khía cạnh kinh tế trong văn hóa, tức hiệu quả trong kinh doanh, hiệu quả hoạt động văn hóa nghệ thuật qua con đường biểu diễn, trình diễn, du lịch văn hóa… Ngoài ra, phải chú ý đến chính sách đầu tư đặc biệt cho văn hóa, đời sống văn hóa vùng nông thôn đặc biệt là ở những nơi khó khăn, thiếu thốn ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay. Vì nếu không có đầu tư lớn, không có chính sách tốt thì không tạo được tiền đề cho phát triển hoạt động văn hóa. Song song đó, phải có thái độ và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1