VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
Nguyễn Thị Ngọc Hà<br />
<br />
ĐỀN TÂN LA TRONG ĐỜI SỐNG CỦA<br />
NGƯỜI DÂN XÃ BẢO KHÊ THÀNH PHỐ HƯNG YÊN<br />
<br />
Chuyên ngành : Văn hóa học<br />
Mã số : 60 31 06 40<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
PGS. TS. NGUYỄN THỊ YÊN<br />
<br />
HÀ NỘI, 2016<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.<br />
Các số liệu và nội dung trích dẫn trong luận văn dựa trên nguồn thông tin đảm<br />
bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của Luận<br />
văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào<br />
khác.<br />
Tác giả<br />
<br />
Nguyễn Thị Ngọc Hà<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Trang<br />
1<br />
<br />
Chương 1: Khái quát về xã Bảo Khê và các hình thức tôn giáo tín<br />
ngưỡng<br />
<br />
8<br />
<br />
1.1. Khái quát về xã Bảo Khê<br />
<br />
8<br />
<br />
1.2. Khái quát về các hình thức tôn giáo tín ngưỡng<br />
<br />
15<br />
<br />
1.3. Đền Tân La trong mối liên hệ với hệ thống thờ Bát Nàn tướng quân<br />
<br />
21<br />
<br />
Chương 2: Đền Tân La trong quá trình biến đổi<br />
<br />
25<br />
<br />
2.1. Đền Tân La trước năm 1986<br />
<br />
25<br />
<br />
2.2. Đền Tân La từ năm 1986 đến nay<br />
<br />
32<br />
<br />
2.3. Nhận định về sự biến đổi của đền Tân La<br />
<br />
48<br />
<br />
Chương 3: Đền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê hiện<br />
nay<br />
<br />
53<br />
<br />
3.1. Đền Tân La với sự đóng góp vào đời sống kinh tế, xã hội của người dân<br />
xã Bảo Khê<br />
<br />
53<br />
<br />
3.2. Đền Tân La trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân xã Bảo Khê<br />
<br />
64<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
75<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
77<br />
<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br />
<br />
STT<br />
<br />
Từ/cụm từ viết tắt<br />
<br />
Từ/cụm từ viết đầy đủ<br />
<br />
1<br />
<br />
BQL<br />
<br />
Ban quản lý<br />
<br />
2<br />
<br />
BQLDT<br />
<br />
Ban quản lý di tích<br />
<br />
3<br />
<br />
CBVH<br />
<br />
Cán bộ văn hóa<br />
<br />
4<br />
<br />
CLB<br />
<br />
Câu lạc bộ<br />
<br />
5<br />
<br />
ĐBBB<br />
<br />
Đồng bằng Bắc Bộ<br />
<br />
6<br />
<br />
UBND<br />
<br />
Ủy ban nhân dân<br />
<br />
7<br />
<br />
UV<br />
<br />
Ủy viên<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Là một tỉnh nhỏ nằm ở trung tâm Đồng bằng Châu thổ sông Hồng, Hưng<br />
Yên vẫn còn mang nhiều nét của một làng quê Bắc Bộ xưa kia. Đây là một vùng đất<br />
địa linh nhân kiệt, là nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhân dân Hưng Yên thời kỳ<br />
nào cũng có những nhân vật lỗi lạc xuất hiện mà lịch sử còn ghi: Có người khỏe<br />
như Lê Như Hổ, hiếu đễ như Chử Đổng Tử, không ham danh lợi địa vị như Tống<br />
Trân, thày thuốc giỏi không kém Hoa Đà là Hải Thượng Lãn Ông; các nhà văn, nhà<br />
thơ nổi tiếng như Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh; nhiều vị tướng tài giỏi được sử<br />
sách ca ngợi và nhân dân truyền tụng như Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão,<br />
Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Phạm Bạch Hổ... Số lượng các di tích đình,<br />
đền, chúa, văn miếu… ở Hưng Yên rất phong phú và đa dạng. Theo thống kê, hiện<br />
nay Hưng Yên đứng thứ 2 trong cả nước về số lượng di tích được xếp hạng quốc gia.<br />
Hệ thống các di tích ở Hưng Yên có giá trị cao về mặt lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật;<br />
là nơi chứa đựng và lưu truyền nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.<br />
Nói đến hệ thống các di tích đình, đền, chùa trong quần thể di tích Phố Hiến<br />
Hưng Yên không thể không nhắc đến đền Tân La, một ngôi đền mang đậm dấu ấn<br />
tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam.<br />
Đền Tân La có một vị trí địa lý quan trọng, là di tích cửa ngõ dẫn vào các<br />
điểm di tích trong lòng Phố Hiến. Đền thờ bà tướng Vũ Thị Thục – một vị tướng tài<br />
ba xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào những năm 40 sau công<br />
nguyên.<br />
Đền Tân La được tọa lạc trên một khu đất cao ráo, thoáng mát được bao phủ<br />
bởi rất nhiều cây xanh cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm. Đền nằm ở giữa thôn Đoàn<br />
Thượng, xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên. Đền được xây dựng từ lâu, qua thời<br />
gian được bảo tồn, tôn tạo để thể hiện lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của nhân dân<br />
địa phương với vị tướng có công với đất nước nói chung và cư dân địa phương nói<br />
riêng. Đồng thời đây cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của cư<br />
<br />
1<br />
<br />