VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
BÙI TƯỜNG VÂN<br />
<br />
TRANG PHỤC NỮ CỦA NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG<br />
(XÃ HÙNG ĐỨC – HUYỆN HÀM YÊN – TỈNH TUYÊN QUANG)<br />
<br />
Chuyên ngành : Văn hóa học<br />
Mã số : 60 31 06 40<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
TS. Nguyễn Mỹ Thanh<br />
<br />
HÀ NỘI, 2016<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này<br />
hoàn toàn trung thực và không lặp trùng lặp với các đề tài khác trong cùng<br />
lĩnh vực.<br />
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.<br />
<br />
Tác giả<br />
<br />
Bùi Tường Vân<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1<br />
Chương 1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................ 8<br />
1.1. Người Dao Quần Trắng ở xã Hùng Đức và thôn Văn Nham .............................. 8<br />
1.2. Đặc điểm về kinh tế............................................................................................ 10<br />
1.3. Đặc điểm về xã hội ............................................................................................. 13<br />
1.4. Một số đặc điểm về văn hóa ............................................................................... 14<br />
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 22<br />
Chương 2. Trang phục nữ truyền thống của người Dao Quần Trắng và biến<br />
đổi.............................................................................................................................. 24<br />
2.1. Quá trình làm ra bộ trang phục .......................................................................... 24<br />
2.2. Các thể loại Y phục ............................................................................................ 32<br />
2.3. Đồ trang sức ....................................................................................................... 43<br />
2.4. Các mô típ hoa văn trang trí trên trang phục ..................................................... 45<br />
2.5. Một số thay đổi của bộ trang phục cổ truyền ..................................................... 48<br />
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 50<br />
Chương 3. Những giá trị và vấn đề biến đổi của bộ trang phục nữ người Dao<br />
Quần Trắng.............................................................................................................. 52<br />
3.1. Giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ ............................................................................ 52<br />
3.2. Giá trị văn hóa .................................................................................................... 57<br />
3.3. Những nhận định xung quanh việc biến đổi trang phục nữ người Dao Quần<br />
Trắng ở thôn Văn Nham............................................................................................ 61<br />
3.4. Một số ý kiến về vấn đề bảo tồn trang phục nữ truyền thống của người Dao<br />
Quần Trắng ................................................................................................................ 70<br />
Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 71<br />
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số là đề tài được các nhà nghiên cứu<br />
quan tâm từ lâu. Văn hóa Dao Quần Trắng nằm trong chỉnh thể văn hóa<br />
Việt Nam, góp phần làm đa dạng nền văn hóa dân tộc. Cùng với tiếng nói<br />
và chữ viết, trang phục truyền thống không những chứa đựng giá trị lịch sử,<br />
nhân văn, mà còn là nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc nói<br />
chung và tộc người Dao Quần Trắng nói riêng, góp phần tạo nên sự thống<br />
nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc anh em, khẳng định bản sắc<br />
văn hóa Việt Nam.<br />
Trong phạm vi của đề tài của mình, tôi xin phép được nghiên cứu ở một<br />
góc nhỏ nhưng tiêu biểu đó là “Trang phục nữ người Dao Quần Trắng (xã<br />
Hùng Đức - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang)”. Có thể nói rằng sáng<br />
tạo ra trang phục, ra vẻ đẹp, đầu tiên có lẽ là nữ giới. Họ không chỉ là người<br />
tạo ra chúng, mà còn phát huy tối đa tài năng của mình để tạo ra bộ trang<br />
phục đó, từ hoa văn, màu sắc đến bố cục các hoạ tiết trang trí… Đồng thời<br />
họ cũng là người lưu giữ vốn văn hóa truyền thống đó.<br />
Tìm hiểu về ý nghĩa của bộ trang phục, ngoài yếu tố ảnh hưởng của môi<br />
trường sống, hay kỹ thuật chế tạo ra nó, còn có những quan niệm về cái<br />
đẹp, tâm lý tộc người - chủ nhân của bộ trang phục. Những yếu tố đó tạo<br />
nên phong cách, cá tính, hình thức riêng của từng dân tộc, đó là dấu ấn mà<br />
tính truyền thống được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Và khi nhìn dưới góc độ<br />
tiếp cận văn hóa học để chỉ ra cái riêng của bộ trang phục nữ, người ta có<br />
thể thấy được cái riêng của người Dao Quần Trắng, khi nhìn thấy sự khác<br />
biệt đó chúng ta có thể nhận ra nét bản sắc riêng hàm chứa trong nó.<br />
Mặt khác, tiến trình văn hóa cũng là kết quả của một tiến trình lịch sử<br />
của dân tộc đó mà trang phục luôn lưu giữ một cách rõ nét nhất những tín<br />
hiệu lịch sử của dân tộc đó. Tìm hiểu về trang phục là tìm hiểu về cội<br />
nguồn, thị hiếu, gu thẩm mỹ thông qua những họa tiết, hoa văn, các môtip,<br />
1<br />
<br />
biểu tượng, hình ảnh, hay bố cục và cả màu sắc đó là tư duy nghệ thuật của<br />
cá nhân tộc người được thể hiện trên từng loại chất liệu vải, rồi phương<br />
phát dệt, nhuộm, bố cục các bộ phận trang phục cũng là những phát hiện vô<br />
cùng quan trọng.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu và xuất bản về người Dao<br />
Quần Trắng. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, tôi chỉ xin tập trung tổng<br />
quan tình hình nghiên cứu về trang phục nữ của người Dao Quần Trắng nói<br />
chung và trang phục nữ giới nói riêng, cũng như những nghiên cứu về vùng<br />
đất Tuyên Quang – đặc biệt là thôn Văn Nham – xã Hùng Đức – huyện Hàm<br />
Yên của tỉnh Tuyên Quang - địa bàn nghiên cứu của luận văn.<br />
Về trang phục của người Dao Quần Trắng, đã có một số công trình nghiên<br />
cứu nhắc đến. Song chỉ là mục nhỏ trong các chuyên khảo hoặc một vài bài<br />
báo giới thiệu một cách tổng quát về trang phục của họ.<br />
Do vậy, tư liệu còn rất sơ sài thiếu cụ thể, duy có cuốn “Người Dao ở Việt<br />
Nam” của Bế Viết Đăng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam<br />
Tiến. Cuốn sách là một công trình khá đầy đủ và tổng quát về người Dao nói<br />
chung và Dao Quần Trắng nói riêng ở Việt Nam, là nguồn tư liệu quý, đáng<br />
tin cậy và cần thiết cho những ai quan tâm tới những dân tộc này. Cụ thể, các<br />
tác giả có đề cập đến trang phục của 7 nhóm người Dao ở Việt Nam, cuốn<br />
sách giới thiệu khá chi tiết về những nét chung của người Dao, cũng như hình<br />
thái kinh tế, sinh hoạt vật chất, sinh hoạt xã hội cũng như một số tục lệ chủ<br />
yếu trong đời sống của người Dao, rồi đến tôn giáo tín ngưỡng, văn học nghệ<br />
thuật và tri thức dân gian. Trong chương thứ ba, các tác giả đã viết về trang<br />
phục của người Dao nói chung và người Dao Quần Trắng nói riêng nhưng<br />
không nhiều, miêu tả khá sơ lược có 3 trang (từ trang 161 đến trang 163),<br />
trong đó tập trung miêu tả trang phục người phụ nữ như khăn, áo, yếm.<br />
Nhưng cũng chưa đi sâu vào khâu tả trang phục và hoa văn cũng như cách<br />
cắt may.v.v…<br />
2<br />
<br />