Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội trong quá trình đô thị hóa
lượt xem 11
download
Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng rõ những biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa và những nhân tố ảnh hưởng tới sự biến đổi nói trên. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội trong quá trình đô thị hóa
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ HÀ THỊ MAI PHƢƠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội – 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ HÀ THỊ MAI PHƢƠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Hoàng Bá Thịnh Hà Nội – 2014
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bằng cách này hay cách khác đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Nếu không có sự giúp đỡ ấy, tôi không thể hoàn thành luận văn của mình. Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Bá Thịnh – Người thầy đã tận tình chỉ dẫn, định hướng, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn. Nhờ có sự chỉ bảo tận tình của thầy mà tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ của mình. Với tôi Thầy giống như một người Thầy, một người Cha dìu dắt tôi trên con đường học vấn và cuộc sống. Tiếp theo tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã động viên, cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Những người khác mà tôi vô cùng biết ơn những Thầy Cô trong khoa xã hội học, những người đã cung cấp nền tảng kiến thức và giúp tôi hoàn thành mọi thủ tục bảo vệ luận văn. Hà Nội, năm 2014 Hà Thị Mai Phƣơng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................... 3 4. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu ......................................................... 4 5. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 4 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xã hội học .......................... 5 8. Khung phân tích ............................................................................................ 6 9. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU .......... 8 1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................. 8 1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 12 1.2.1.Các khái niệm cơ bản............................................................................ 12 1.2.1.1. Khái niệm dân số ................................................................................ 12 1.2.1.2. Khái niệm cơ cấu dân số và biến đổi cơ cấu dân số .......................... 13 1.2.1.3. Khái niệm đô thị hóa và quá trình đô thị hóa .................................... 14 1.2.2. Lý thuyết ............................................................................................... 16 1.2.2.1.Lý thuyết đô thị hóa ............................................................................. 16 1.2.2.2. Lý thuyết biến đổi xã hội .................................................................... 20 1.2.2.3.Lý thuyết biến đổi dân số .................................................................... 22 1.3. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu .............................................................. 23 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ CHIỀU CẠNH BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI .......................................................................................................... 35 2.1. Vài nét về dân số Hà Nội ....................................................................... 35
- 2.2. Một số biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội trong quá trình đô thị hóa .... 39 2.2.1. Cơ cấu tuổi dân số. ............................................................................... 40 2.2.2.Cơ cấu giới tính dân số. ........................................................................ 53 2.2.3. Cơ cấu nghề nghiệp dân số.................................................................. 59 CHƢƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI ......................................................................... 68 3.1.Chính sách của Hà Nội về dân số kế hoạch hóa gia đình .................... 68 3.2. Đô thị hóa ................................................................................................ 69 3.3. Sự gia tăng tự nhiên và di cƣ................................................................. 73 3.3.1. Gia tăng tự nhiên ................................................................................. 73 3.3.2. Di cư ...................................................................................................... 76 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1.Một số chỉ tiêu tăng trưởng Kinh tế - Xã hội Hà Nội...................... 28 Bảng 1.2: Giá trị sản xuất Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản theo giá hiện hành. (Hà Nội năm 2008-2013) ................................................................................ 31 Bảng 1.3. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành ............................. 33 Bảng 2.1: Biến động tự nhiên dân số khu vực Hà Nội giai đoạn năm 2008- 2013..37 Bảng 2.2 cơ cấu tuổi – giới tính dân số thành thị/ nông thôn Hà Nội 2009 ... 43 Bảng 2.3: Cơ cấu nhóm tuổi dân số Hà Nội năm 2013 .................................. 46 Bảng 2.4: Cơ cấu tuổi- giới tính dân số thành thị và nông thôn Hà Nội 1/4/2013 ........................................................................................................... 49 Bảng 2.5: Sự gia tăng dân số theo cơ cấu tuổi của Hà Nội năm 2009 và năm 2013 ..51 Bảng 2.6: Dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên theo tình trạng hoạt động kinh tế, giới tính và nông thôn, đô thị (người), 2009 ................................................... 59 Bảng 2.7: Dân số Hà Nội từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chia theo nghề nghiệp, nông thôn và đô thị (người) ................................................................ 61 Bảng 2.8: Cơ cấu lao động đang làm việc trong độ tuổi phân theo ngành kinh tế (%) ............................................................................................................... 62 Bảng: 2.9. Số người thiếu việc làm, thất nghiệp và không hoạt động kinh tế từ 15 tuổi trở lên ở Hà Nội tính đến 1/1/2014 ..................................................... 63 Bảng 2.10. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo nghề nghiệp............ 65 Bảng 2.11: Cơ cấu lao động đang làm việc trong độ tuổi phân theo ngành kinh tế (%) ............................................................................................................... 66 Bảng 3.1: Tỷ suất dân nhập cư và xuất cư Hà Nội qua các năm .................... 78 Bảng 3.2: Tỷ lệ và số lượng người di cư đến Hà Nội qua các năm ................ 79
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Dân số trung bình Hà Nội qua các năm ..................................... 36 Biểu đồ 2.2: Mật độ dân số Hà Nội so với các thành phố lớn Việt Nam ...... 38 Biểu đồ 2.3: Dân số trung bình Hà Nội qua các năm phân theo khu vực thành thị - nông thôn ................................................................................................. 39 Biểu đồ 2.4: Tháp dân số cơ cấu tuổi – giới tính Hà Nội 2009 ...................... 41 Biểu đồ 2.5: Tháp cơ cấu tuổi – giới tính dân số khu vực thành thị Hà Nội năm 2009 ......................................................................................................... 44 Biểu đồ 2.6: Tháp cơ cấu tuổi – giới tính dân số khu vực nông thôn Hà Nội năm 2009 ......................................................................................................... 44 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu tuổi-giới tính dân số Hà Nội năm 2013 ........................ 45 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu tuổi-giới tính dân số thành thị Hà Nội năm 2013 .......... 47 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu tuổi-giới tính dân số nông thôn Hà Nội năm 2013 ........ 47 Biểu đồ 2.10: So sánh tháp tuổi dân số Hà Nội năm 2009 và năm 2013 ....... 50 Biểu đồ 2.11: Tỷ số giới tính Hà Nội từ năm 2005-2013 ............................... 54 Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ tăng dân số theo giới tính của Hà Nội từ năm 2006- năm 2013 ................................................................................................................. 55 Biểu đồ 2.13: Cơ cấu giới tính khu vực nội thành Hà Nội qua các năm ........ 56 Biểu đồ 2.14: Cơ cấu giới tính khu vực nông thôn Hà Nội qua các năm ....... 57 Biều đồ 3.1 : Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên Hà Nội qua các năm ................. 73
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo tờ Newizv, dẫn báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết, năm 2009 nhân loại đã bước qua một giới hạn rất quan trọng là dân thành thị trên hành tinh chúng ta đã vượt số dân nông thôn. 60 năm trước dân số trên thế giới phân bố theo tỷ lệ: 70% ở nông thôn, 30% ở thành thị. Tới giữa thế kỷ 21 tỷ lệ có thể đổi ngược - ở thành thị có tới 70% số dân toàn cầu và đạt con số 5,3 tỷ người. Trong đó châu Á chiếm 63% (3,3 tỷ người), châu Phi – gần 25% (1,2 tỷ người). Nguyên nhân của sự biến đổi dân số đô thị nói trên không chỉ do sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn. Mà do quá trình đô thị hóa kéo theo sự chuyển dịch dân cư nông thôn vào đô thị. Sức hút từ đô thị và lực đẩy từ nông thôn tăng. Lực đẩy dân số ở nông thôn phát sinh từ việc đông dân, ít đất canh tác, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, cuộc sống nghèo nàn lạc hậu, việc mở rộng quy môi đô thị. Sức hút của đô thị đến từ các khu công nghiệp, điều kiện văn hóa giáo dục, y tế... Ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đặc trưng của quá trình đô thị hóa là sự tăng nhanh dân số đô thị, tạo nên những điểm dân cư đô thị cực lớn làm mất cân đối trong sự phát triển hệ thống dân cư, tạo nên những biến đổi trong cơ cấu dân số. Mà như chúng ta đã biết, dân số là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế, biến đổi xã hội đất nước, nó có tầm quan trọng hàng đầu đối với kinh tế - chính trị của một quốc gia. Đây vừa là lực lượng lao động vừa là người tiêu dùng trong xã hội. Hàng năm các quốc gia luôn tổ chức các cuộc điều tra dân số, xoay quanh những vận động của dân số như: quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, biến động về dân số… Từ 1
- những số liệu thực tế có được, giúp các nhà quản lí có thể thấy nhận diện rõ bức tranh dân số của quốc gia đang diễn tiến như thế nào để có những định hướng phát triển dân số phù hợp vừa phát triển kinh tế bền vững và đảm bảo giáo dục, an sinh xã hội. Bên cạnh đó các dự báo dân số trong tương lai cũng có ý nghĩa quyết định tới mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong việc hoạch định các chính sách, chiến lược quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển. Song song với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa cũng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Ngân hàng Thế giới (WB) đã đánh giá Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á. Nếu năm 1986, tỉ lệ dân cư sống tại đô thị Việt Nam mới 19% (khoảng 11,8 triệu người) thì đến năm 2010 đã tăng lên 30,5% (khoảng 26,3 triệu người), dự báo đến năm 2020 sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Theo xu thế phát triển của cả nước, Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố có mức và tốc độ đô thị hóa đạt cao nhất. Cũng theo báo cáo đánh giá đô thị hóa của Word Bank tỷ lệ đô thị hóa ở Hà Nội 2010 là 30 - 32% và sẽ nhảy vọt thành 55 - 65% vào năm 2020.[16;tr 3] Đặc biệt sau quyết định mở rộng thủ đô 8/2008, địa giới hành chính Hà Nội tăng lên gấp 3,6 lần so với trước kia. Điều này tạo nên nhiều biến đổi sâu sắc về sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, về cách tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức, văn hóa, dân số... Chính vì thế, việc quy hoạch dân cư nhằm chỉnh trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện cho việc mở rộng, phát triển kinh tế - xã hội là một chính sách lớn được các cấp ủy Đảng và chính quyền nhân dân Thủ đô Hà Nội đặc biệt quan tâm. Vì vậy, việc nhận thức những ảnh hưởng từ sự biến đổi dân số là điều rất cần thiết. Xuất phát từ những thực tế trên tôi lựa chọn đề tài: “Biến đổi cơ 2
- cấu dân số Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” với mong muốn khắc họa bức tranh dân số Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa lý luận Trong quá trình nghiên cứu về biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa luận văn đã vận dụng một số lý thuyết xã hội học như: lý thuyết đô thị hóa, lý thuyết biến đổi dân số, lý thuyết biến đổi xã hội, và các phương pháp nghiên cứu xã hội học. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc khẳng định và phát triển hệ thống các lý luận, phương pháp, khung phân tích trong nghiên cứu xã hội học về các vấn đề liên quan đến dân số, gia đình, nghề nghiệp,đô thị. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu này đồng thời cũng mong muốn góp phần làm cơ sở giúp các nhà quản lý, hoạch định chiến lược của Thủ đô Hà Nội có được những phân tích ý nghĩa cho việc quy hoạch phát triển thủ đô và giải quyết các vấn đề về kinh tế - xã hội, môi trường, việc làm, đời sống của người dân. 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Biến đổi cơ cấu của dân số ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. 3.2. Khách thể nghiên cứu Dân số Hà Nội. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Biến đổi cơ cấu của dân số ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa (từ năm 2008-2013) Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung mô tả những biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội trong quá trình đô thị hóa qua số liệu Tổng Cục Thống kê. 3
- Ở đây luận văn tập trung mô tả 3 biến đổi của cơ cấu dân số là biến đổi cơ cấu tuổi , cơ cấu giới tính dân số và cơ cấu nghề nghiệp dân số. Bên cạnh đó chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi cơ cấu dân số này trong quá trình đô thị hóa. 4. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 4.1. Mục đích của nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng rõ những biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa và những nhân tố ảnh hưởng tới sự biến đổi nói trên. 4.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu. - Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về biến đổi cơ cấu dân số hiện nay. - Phân tích những biến đổi của cơ cấu tuổi dân số, cơ cấu giới tính dân số và cơ cấu nghề nghiệp dân số Hà Nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa. - Phát hiện những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của biến đổi cơ cấu dân số đến tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính và cơ cấu nghề nghiệp dân số dân số Hà Nội biến đổi như thế nào trong quá trình đô thị hóa?, - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới những biến đổi cơ cấu dân số trên ở Hà Nội? 6. Giả thuyết nghiên cứu - Tỷ trọng người già và trẻ em trong cơ cấu tuổi dân số Hà Nội đang có xu hướng gia tăng, nhóm dân số trong độ tuổi lao động vẫn chiếm ưu thế nhưng có nhiều biến động. 4
- - Tỷ số giới tính nhóm tuổi trẻ em ở Hà Nội ngày càng tăng, cơ cấu giới tính toàn Hà Nội chung đang hướng tới cân bằng giới tính. - Cơ cấu nghề nghiệp dân số Hà Nội đang chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng lao động trong khu vực dịch vụ và công nghiệp. - Quá trình đô thị hóa cùng những chính sách của Đảng nhà nước trong từng thời điểm lịch sử cụ thể đã tạo nên những thay đổi về mức sinh, sự di cư.. là nguyên nhân ảnh hưởng mạnh tới biến đổi cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính và cơ cấu nghề nghiệp dân số ở Hà Nội. 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học 7.1. Phƣơng pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận Mac xít và hệ thống lý luận phương pháp xã hội học đại cương trong toàn bộ nội dung của đề tài làm cơ sở cho việc xem xét và giải thích các sự kiện xã hội trong các mối quan hệ biện chứng và trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội. Phương pháp này giúp xem xét sự vận động, biến đổi của cơ cấu dân số trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội mới. Đồng thời phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp lịch sử -cụ thế cũng giúp xem xét quá trình biến đổi về cơ cấu dân số Hà Nội quá trình đô thị hóa trong mối quan hệ biện chứng với các chính sách, nghị định, quy định pháp luận về dân số kế hoạch hóa gia đình, các chính sách về hôn nhân…trong mối quan hệ tác động ảnh hưởng tới những biến đổi về cơ cấu dân số ở Hà Nội. 7.2.Cơ sở dữ liệu của nghiên cứu Số liệu được sử dụng trong luận văn lấy từ số liệu gốc của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và điều tra biến động dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2013 của tổng cục thống kê. 5
- 7.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu khác khác Ngoài cơ sở dữ liệu trên luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích nhiều tài liệu thứ cấp khác. Phương pháp này được áp dụng để tra cứu, tổng hợp các báo cáo tổng kết, các tài liệu báo chí sẵn có liên quan đến biến đổi dân số phục vụ cho nghiên cứu của đề tài: Niêm giám thống kê Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2013; điều tra lao động việc làm năm 2013 của Tổng cục Thống kê; Báo cáo kinh tế xã hội Hà Nội năm 2009 và năm 2013… 8. Khung phân tích Chính sách phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Quá trình đô thị hóa Biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội Cơ cấu tuổi Cơ cấu giới Cơ cấu dân số tính nghề nghiệp 6
- 9. Kết cấu luận văn Ngoài các phần: mở đầu; kết luận và khuyến nghị; danh mục tài liệu tham khảo; luận văn có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Một số biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội Chương 3: Những yếu tố ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội 7
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU 1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu Dân số là lĩnh vực nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như địa lý học, sinh học, kinh tế học, giáo dục học, xã hội học...Đặc biệt trong những năm trở lại đây, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ tác động đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội trong đó không thể không nói đến dân số. Rất nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến dân số đã xuất hiện với nhiều chiều hướng nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau. Đề tài “Nghiên cứu một số đặc trưng chất lượng dân số của một vài vùng dân cư miền Bắc Việt Nam” (Năm 2000) do PGS.TS Nguyễn Văn Yên, khoa Sinh Học, Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội chủ nhiệm, nghiên cứu ở 6 xã thuộc 2 huyện Đông Hưng và Quỳnh Phụ, Thái Bình. Bằng những phương pháp thường được sử dụng trong cả Nhân học, Y học, Môi trường và Xã hội học...đề tài đã mô tả rõ thực trạng chất lượng dân số của địa bàn nghiên cứu qua các chỉ số về văn hóa xã hội, môi trường, bệnh tật qua đó nhấn mạnh cần mở rộng triển khai các chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình với công tác vệ sinh môi trường, lồng ghép các chương trình này với phát triển kinh tế xã hội. Từ đó nghiên cứu khẳng định đây chính là nhân tố quan trọng, làm tốt công tác này chính là nhân tố quan trọng cho việc nâng cao chất lượng dân số. Luận án Tiến Sỹ Kinh Tế của Bùi Minh Tiệp (năm 2012) về “tác động của biến đổi cơ cấu dân số tuổi đến tăng trưởng kinh tế”. Luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về biến đổi cơ cấu tuổi dân số và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế ở các nước trên thế giới. Từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Qua phân tích tình hình dân số Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến biến đổi cơ cấu tuổi dân số và tác động của nó đến tăng trưởng kinh 8
- tế, luận án đã chỉ rõ, đây mới là nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Quan điểm này là một bước tiến mới so với các nghiên cứu trước kia, thường tập trung phân tích quy mô dân số. Luận án cũng chỉ rõ giai đoạn nào của biến đổi cơ cấu tuổi dân số ở Việt Nam tác động tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (thúc đẩy/ kìm hãm thu nhập bình quân đầu người), từ đó có hướng chuẩn bị cho giai đoạn tới. Bên cạnh đó, bằng kết quả phân tích định lượng và phương pháp hợp lý hóa khoa học, luận án đã xây dựng mô hình và ước lượng tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam. Nghiên cứu giúp các nhà làm chính sách có cách nhìn rõ hơn và tận dụng tốt cơ hội dân số và giải quyết hiệu quả một các thách thức góp phần tăng trưởng kinh tế và chuẩn bị cho thời kỳ dân số già. Ngoài ra còn có rất nhiều các công trình, đề tài nghiên cứu dưới các góc độ khác liên quan tới dân số như giáo dục, y tế và môi trường... Dƣới góc độ xã hội đã có một số nghiên cứu về dân số và các mối quan hệ nhƣ: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc Gia “ Kiến tạo để đánh giá nhanh chất lượng dân số cộng đồng nông thôn” lấy ví dụ ở Nam Định, Thái Bình, Quảng Ngãi (mỗi tỉnh 1 xã), thực hiện trong 2 năm 2001 -2003 do PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa trưởng khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chủ nhiệm. Bằng phương pháp điều tra xã hội học kết hợp với phân tích tài liệu, nhóm nghiên cứu đề tài đã phân tích hệ thống chất lượng dân số nông thôn Việt Nam hiện nay, kiến tạo chỉ số PQI và bộ chỉ thị đơn, áp dụng chỉ số PQI để đánh giá nhanh chất lượng dân số và tìm giải pháp cải thiện dân số tại các xã địa bàn nghiên cứu. Qua cách tính của chỉ số PQI trong nghiên cứu có thể áp dụng đánh giá nhanh chất lượng dân số trên một thôn, xã, huyện hay một tỉnh thành hoặc cả nước. Từ đó có thể lập nên 9
- một bản đồ bằng phương pháp GIS để đánh giá xã/huyện nào chỉ số chất lượng dân số còn thấp, thấp ở mặt nào: thể lực, trí lực, văn hóa tinh thần hay môi trường...Từ đó chúng ta có kế hoạch tổng thể để đầu tư theo vùng, tỉnh hoặc huyện nhằm nâng cao chất lượng dân số ở những xã còn thấp. Luận án Tiến Sĩ của Đặng Xuân Thao, (năm 2000) viện xã hội học “về mối quan hệ giữa dân số việc làm ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nghiên cứu đã phân tích, chứng minh làm rõ mối quan hệ tương tác giữa dân số việc làm ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa qua các số liệu điều tra, khảo sát, so sánh vi mô và vĩ mô tìm ra quy luật chung và những phát hiện đặc thù. Tình trạng quá tải dân số sẽ dẫn đến thất nghiệp, việc làm và nghèo đói. Ngược lại, khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển tạo ra nhiều việc làm, lại thiếu lao động đặc biệt là lao động có chất lượng cao. Nghiên cứu là cơ sở giúp các nhà quy hoạch nắm rõ để đề ra những chính sách dân số, giải pháp việc làm phù hợp cho từng giai đoạn, từng vùng miền cụ thể. Luận văn thạc sỹ xã hội học của Lê Thanh Hồng (2008) với đề tài “ các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số của đô thị Hà Nội” luận văn nghiên cứu 11 yếu tố kinh tế xã hội tác động đến chất lượng dân số đô thị ở Hà Nội: thu nhập và phân phối thu nhập; lao động và việc làm; giao thông liên lạc; sức khỏe; giáo dục; nhà ở; môi trường; cuộc sống và gia đình; sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ; trật tự an toàn công cộng; văn hóa và giải trí…qua đó nhận thức rõ yếu tố nào tác động trực tiếp, yếu tố nào tác động gián tiếp đến chất lượng dân số từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền và sự hoạt động có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể; thực hiện các giải pháp về tăng trưởng kinh tế, nâng cao chỉ số GDP, tạo điều kiện vật chất để nâng cao các tiêu chí khác trong chỉ số phát triển nguồn nhân lực; nâng cao các chỉ tiêu 10
- phát triển phúc lợi xã hội cho người dân; tăng cường giáo dục đào tạo và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện tốt chính sách dân số… nhằm nâng cao chất lượng dân số đô thị thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Xã hội học của Đỗ Thị Thanh Hương (2012) về “ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số dân tộc Pà Thẻn, Huyện Quảng Bình, Tỉnh Hà Giang”. Bằng phương pháp phân tích tài liệu của dự án “Nghiên cứu đánh gia, xây dưng mô hình can thiệp nâng cao chất lượng dân số một số dân tộc có số dân dưới 10.000 người” và các phương pháp nghiên cứu xã hội học khác đề tài đã mô tả chất lượng dân số dân tộc Pà Thẻn qua các chỉ báo về thể chất, trí tuệ và tinh thần và cơ cấu dân số. Qua đó khẳng định chính sách xã hội, cụ thể là cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản (dân số, y tế, giáo dục) và phát triển kinh tế là các yếu tố quan trọng, tác động quyết định đến chất lượng dân số dân tộc. Vì vậy, các ngành chức năng cần đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật hỗ trợ để nâng cao chất lượng dân số cho người dân trong vùng. Nhìn chung, các nghiên cứu về dân số đã có đều đi sâu vào một góc độ nào đó của dân số như: dân số với tăng trưởng kinh tế, chất lượng dân số, dân số giáo dục... chưa có một nghiên cứu nào mô tả một bức tranh khái quát về dân số và phân tích theo chiều ngược lại, là tại sao dân số thời kỳ này lại như vậy, yếu tố nào chi phối xu hướng phát triển dân số thời điểm đó...để tìm ra những ảnh hưởng của bức tranh dân số tại thời điểm đó đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó có cái nhìn hai chiều trong việc quy hoạch phát triển dân số và kinh tế xã hội phù hợp. Xuất phát từ ý nghĩa trên luận văn chọn hướng nghiên cứu về Biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. 11
- 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1.Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Khái niệm dân số Theo PGS.TS Vũ Thị Thuyền & TS. Lưu Bích Ngọc trong tài liệu dân số học, viện dân số và các vấn đề xã hội: Dân số là dân cư được xem xét , nghiên cứu ở góc độ: quy mô, cơ cấu và chất lượng. Quy mô, cơ cấu dân số trên một lãnh thổ không ngừng biến động do có người được sinh ra, có người bị chết, có người di cư đến và có ng ười di cư đi, hoặc đơn giản chỉ là theo năm tháng, bất cứ ai cũng chuyển từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác. Như vậy, nói đến dân số là nói đến quy mô, cơ cấu , chất lượng và những yếu tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết và di cư. Vì vậy, dân số thường được nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh lẫn trạng thái động. - Nghiên cứu dân số ở trạng thái tĩnh: Nghiên cứu trạng thái dân cư tại một thời điểm (thời điểm điều tra, hoặc tổng điều tra dân số): Số lượng, phân bố, cơ cấu dân số theo một hay nhiều tiêu thức như: Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp… - Nghiên cứu dân số ở trạng thái động: Nghiên cứu ba dạng vận động của dân cư: Vận động tự nhiên thông qua sinh và chết; Vận động cơ học tức là đi và đến; Vận động xã hội bao gồm những tiến triển về học vấn, nghề nghiệp, mức sống, hôn nhân… Kết quả của 3 dạng vận động nêu trên là tập hợp dân cư đổi mới liên tục, hay nói một cách khác là xảy ra quá trình tái sản xuất dân số . Năm 1958, Liên hợp quốc xác định rằng “Dân số học là khoa học nghiên cứu về dân số, về cơ bản liên quan đến quy mô, cơ cấu và sự phát triển dân số”. 12
- Dân số luôn luôn biến động theo thời gian và không gian. Những biến động về dân số có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi các nhân, gia đình và toàn xã hội. Nhằm đảm bảo sự kiểm soát nhất định đối với vấn đề dân số của một quốc gia thì quốc gia thường có những cuộc điều tra dân số để làm cơ sở đánh giá, nhân định và đưa ra những chính sách đối với vấn đề dân số của quốc gia Nhìn chung từ các quan điểm trên có thể kết luận chung rằng: Dân số là tập hợp người sống trong một lãnh thổ nhất định, gắn với các chỉ tiêu đặc trưng là tỷ suất sinh, tỷ suất tử và biến đổi dân số cơ học. 1.2.1.2. Khái niệm cơ cấu dân số và biến đổi cơ cấu dân số Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành các nhóm theo một hay nhiều tiêu thức (mỗi một tiêu thức là một đặc trưng nhân khẩu học nào đó).[25;tr25] Có rất nhiều loại cơ cấu dân số như: Cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn , trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, mức sống , thành thị nông thôn…Việc nghiên cứu cơ cấu dân số cho phép chúng ta nghiên cứu một cách tỷ mỉ và kỹ lưỡng hơn dân số của một địa phương. Trong các loại cơ cấu dân số thì hai cơ cấu quan trọng nhất là cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính. Bởi vì cơ cấu theo tuổi và giới tính là các đặc tính quan trọng của bất kỳ nhóm dân số nào, nó ảnh hưởng đến mức sinh, mức chết, di dân trong nước và quốc tế, tình trạng hôn nhân, lực lượng lao động, thu nhập quốc dân thuần túy, kế hoạch phát triển giáo dục và an sinh xã hội. Cơ cấu dân số theo tuổi được thể hiện thông qua sự phân chia dân số theo từng độ tuổi, nhóm 5 độ tuổi hoặc 10 độ tuổi hoặc các nhóm tuổi trẻ em (0-14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15-59 tuổi), nhóm tuổi già (trên 60 tuổi). Cơ cấu giới tính là sự phân chia dân số thành hai nhóm nam và nữ. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay
40 p | 196 | 58
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN)
111 p | 669 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thực trạng và giải pháp
123 p | 170 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hành vi tiêu dùng thực phẩm thịt lợn an toàn của cư dân đô thị (Nghiên cứu tại khu đô thị Đặng Xá và khu đô thị Ecopark)
102 p | 149 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quan hệ xã hội của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
106 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay
127 p | 77 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô
137 p | 85 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, Lào Cai
110 p | 39 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
120 p | 47 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại Hà Nội hiện nay
140 p | 52 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hiện tượng xăm mình của giới trẻ Hà Nội hiện nay
110 p | 53 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Định hướng việc làm cho sinh viên ngành Xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn & Trường Đại học Công Đoàn
126 p | 63 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường Đại học Công đoàn
104 p | 52 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
113 p | 102 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
142 p | 45 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp Thanh Trì, Hà Nội
131 p | 13 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh Đắk Lắk (Nghiên cứu trường hợp tại phường Tự An và phường Thắng Lợi
142 p | 51 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư
91 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn