Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của hộ gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa
lượt xem 9
download
Luận văn làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về đô thị hóa, về lao động việc làm ở Việt Nam hiện nay; đánh giá sự biến đổi của cơ cấu lao động, việc làm của các hộ gia đình trong quá trình đô thị hóa; đề xuất các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình ở các vùng đô thị hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của hộ gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----*----*----*---- DƯƠNG THÙY TRANG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Xã hội học Hà Nội - 2013
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----*----*----*---- DƯƠNG THÙY TRANG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Xã hội học Mã số : 60.31.30 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Bá Thịnh Xác nhận của GVHD Xác nhận chủ tịch hội đồng PGS. TS. Hoàng Bá Thịnh PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa Hà Nội - 2013
- MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ 3 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ...................................................................... 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 5 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 6 3. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn ................................................................. 6 4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................. 12 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................ 13 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 13 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 14 8. Khung lý thuyết ............................................................................................. 16 9. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 17 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 18 1.1.1. Khái niệm đô thị hóa ............................................................................... 18 1.1.2. Khái niệm hộ gia đình.............................................................................. 20 1.1.3. Khái niệm lao động và cơ cấu lao động ................................................... 21 1.1.4. Khái niệm việc làm .................................................................................. 24 1.1.5. Khái niệm thất nghiệp .............................................................................. 25 1.3. Mối quan hệ giữa đô thị hóa với cơ cấu lao động và việc làm ..................... 25 1.2. Cơ sở lý luận. ............................................................................................. 26 1.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội ......................................................................... 26 1.2.2. Lý thuyết đô thị hóa ................................................................................ 28 1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 30 CHƢƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA .................................................................................................. 33 2.1. Biến đổi về cơ cấu kinh tế và mục đích sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa .......................................................................................................... 33 2.1.1. Chuyển đổi nền kinh tế ............................................................................ 33 2.1.2. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất ............................................................ 35 2.2. Biến đổi về cơ cấu lao động việc làm.......................................................... 39 2.2.1. Về quy mô hộ gia đình ............................................................................. 39 2.2.2. Về quy mô dân số và lực lượng lao động của các hộ gia đình .................. 41 1
- 2.2.3. Biến đổi lao động, việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ........... 42 2.2.4. Di cư của lực lượng lao động ................................................................... 54 CHƢƠNG 3: BIẾN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN 3.1. Điều kiện sống của hộ gia đình được cải thiện ............................................ 60 3.1.1. Điều kiện nhà ở của các hộ gia đình ......................................................... 61 3.1.2. Tiện nghi trong gia đình ........................................................................... 63 3.2. Ảnh hưởng của biến đổi cơ cấu lao động tới thu nhập của gia đình ............. 67 3.2.1. Tự đánh giá về kinh tế của gia đình ........................................................ 74 3.2.2. Đánh giá về thu nhập so với nhu cầu cơ bản của gia đình ........................ 78 3. 2.3. Dự báo về thu nhập trong 5 năm tới ........................................................ 80 3.2.4. Đánh giá mức độ hài lòng về nghề nghiệp việc làm, thu nhập và chi tiêu của gia đình. ......................................................................................... 83 3.3. Một bộ phận dân cư giảm mức sống ........................................................... 86 3.4. Nông dân thất nghiệp và thị trường lao động khó khăn .............................. 86 3.5. Đau ốm bệnh tật.......................................................................................... 90 3.6. Tệ nạn xã hội gia tăng ................................................................................. 90 3.7. Sự bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc việc làm ....................... 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận ......................................................................................................... 93 2. Khuyến nghị .................................................................................................. 95 2.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước………………………………………….. ... 95 2.2. Đối với chính quyền địa phương, cơ sở……………………………… ........ 96 2.3. Đối với người dân…………………………………………………….. ....... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………. ........ 99 PHỤ LỤC 2
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. CNH: công nghiệp hóa 2. ĐTH: đô thị hóa 3. KCN: khu công nghiệp 4. HĐH: hiện đại hóa DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Nguyên nhân biến động đất nông lâm ngư nghiệp ............................ 38 Biểu đồ 2.2: Khoảng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ..................................... 39 Biểu đồ 3.1: Đánh giá mức sống của gia đình sau khi thu hồi đất ......................... 60 Biểu đồ 3.2: Tiện nghi trong gia đình 2011. .......................................................... 64 Biểu đồ 3.3: Đánh giá về thu nhập so với nhu cầu cơ bản của gia đình .................. 78 Biểu đồ 3.4: Dự báo thu nhập của hộ gia đình trong 5 năm tới .............................. 80 Biểu đồ 3.5: Những khó khăn gia đình gặp phải .................................................... 90 Danh mục bảng Bảng 1: Cơ cấu giới tính, trình độ học vấn và độ tuổi người trả lời ........................ 15 Bảng 2.1: Diện tích đất của các hộ gia đình năm 2005 và năm 2011 .................... 36 Bảng 2.2: Số người sống chung trong gia đình ........................................................ 40 Bảng 2.3: Số người bình quân và số người trong độ tuổi lao động bình quân trong một hộ gia đình ........................................................................................... 41 Bảng 2.4: Nghề nghiệp chính của các thành viên trong độ tuổi lao động của gia đình nông thôn ...................................................................................................... 43 Bảng 2.5: Nghề nghiệp chính của các thành viên gia đình theo giới tính năm 2011 ...................................................................................................................... 52 Bảng 2.6: Nghề nghiệp chính của các thành viên theo độ tuổi năm 2011 ............... 53 Bảng 2.7: Số người di cư đi làm ăn xa ............................................................... 56 Bảng 2.8: Số người di cư đến địa phương khác làm ăn ......................................... 57 Bảng 3.1: Nhà ở của Hà Nội và Bắc Ninh năm 2005. ............................................ 62 Bảng 3.2: Nguồn thu nhập chính của gia đình tại Hà Nội, Bắc Ninh năm ............. 69 Bảng 3.3: Nguồn thu nhập chính của gia đình theo nghề nghiệp năm 2005 ............ 70 Bảng 3.4: Nguồn thu nhập chính của gia đình theo nghề nghiệp năm 2011 ............ 71 3
- Bảng 3.5: Nguồn thu nhập chính của gia đình theo khoảng tuổi ............................ 72 Bảng 3.6: Tự đánh giá về kinh tế hộ gia đình. ....................................................... 75 Bảng 3.7: Tự đánh giá kinh tế gia đình theo nghề nghiệp ...................................... 76 Bảng 3.8: Tự đánh giá mức độ kinh tế gia đình chia theo giới tính, trình độ học vấn. ...................................................................................................................... 77 Bảng 3.9: Đánh giá thu nhập so với nhu cầu cơ bản của gia đình theo nghề nghiệp .................................................................................................................. 79 Bảng 3.10 : Dự báo về thu nhập của gia đình trong 5 năm tới theo nghề nghiệp .... 81 Bảng 3.11: Dự báo về thu nhập của gia đình trong 5 năm tới giới tính, học vấn ..... 82 Bảng 3.12 : Đánh giá mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm .......................... 84 Bảng 3.13: Đánh giá mức độ hài lòng thu nhập và chi tiêu ................................... 84 Bảng 3.14: Đánh giá về mức độ tham gia của phụ nữ vào các công việc gia đình hiện nay ................................................................................................................ 92 4
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong vòng 20 năm qua, ở Việt Nam tốc độ phát triển đô thị hóa tăng lên đáng kể làm thay đổi nền kinh tế - xã hội. Ở tầm vĩ mô, đô thị hóa là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa: phát triển mạnh các ngành công nghiệp - dịch vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn đến năm 2020. Đô thị hóa nông thôn là một quá trình phát triển tất yếu của một quốc gia, đặc biệt đối với nước ta đang trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Đô thị hóa đã, đang và sẽ mang lại các mặt tích cực như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội rõ rệt, đồng thời cũng nảy sinh những mặt tiêu cực như thu hẹp đất đai canh tác nông nghiệp, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, các vấn đề xã hội nảy sinh… Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa vẫn còn tồn tại không ít những bất cập đặt ra cần phải giải quyết: vấn đề việc làm cho nông dân bị mất đất phương pháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, dãn dân…Đặc biệt là vấn đề lao động-việc làm đối với một bộ phận lớn dân cư nông thôn bị rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm khi bị thu hồi đất đai phục vụ mục tiêu đô thị hóa. Cùng với quá trình đô thị hóa là xu hướng diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp dẫn tới việc chuyển đổi về cơ cấu lao động việc làm của người dân. Việc xây dựng các khu chế xuất, các khu công nghiệp, liên doanh với nước ngoài mở rộng đô thị cũ và xây dựng các khu đô thị mới đã làm thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp. Quá trình này diễn ra một cách nhanh chóng với việc một bộ phận diện tích canh tác chuyển sang mục đích khác dẫn đến sức ép về việc làm ở các khu vực nông thôn. Tình trạng thu nhập trong nông nghiệp thấp và tỷ lệ lao động nông thôn không có việc làm, dễ nảy sinh tệ nạn xã hội đã và đang gây ra những vấn đề xã hội nhức 5
- nhối. Vì thế, việc thu hồi đất nông nghiệp cần phải tính đến những hệ quả kinh tế xã hội lâu dài. Trên mảnh đất Hà Nội và Bắc Ninh là những nơi diễn ra quá trình đô thị hóa với tốc độ mạnh đã tác động tích cực sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống dân cư nông thôn. Tuy nhiên quá trình đô thị hoá cũng khiến cho những khu vực này phải đối mặt với nhiều thách thức lớn lao: vấn đề dân số, nghề nghiệp, việc làm, tình hình rác thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường, sự biến đổi về văn hoá, đạo đức lối sống…. Một trong những vấn đề đáng quan tâm đó là sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của người nông dân. Vấn đề đặt ra là việc làm của người dân ở đây đã thay đổi như thế nào dưới tác động của quá trình đô thị hóa? Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp cơ sở cho việc xây dựng chính sách, các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề lao động việc làm. Vì vậy nghiên cứu về cơ cấu lao động, việc làm của các hộ gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn. Xuất phát từ những thực tế trên tôi lựa chọn đề tài: “Biến đổi cơ cấu lao động việc làm của hộ gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa” 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hóa diễn ra hết sức nhanh chóng, nhất là trong 10 năm trở lại đây. Theo thống kê cho thấy năm 1990 cả nước có 461 đô thị, 3 thành phố trực thuộc trung ương dân số đô thị khoảng 13 triệu người. Đến năm 2005 cả nước có 679 đô thị tăng gấp 1,4 lần so với năm 1990, tỉ lệ đô thị hóa là 27,2%. Trong 13 năm từ 1990 đến năm 2003, Nhà nước đã thu hồi 697.410 ha đất phục vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Tính đến tháng 12/2012, mạng lưới đô thị Việt Nam đã được phát triển với 765 đô thị, tỷ lệ đô thị hoá đạt 32% trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương.[18; trang 51] Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đang là một quá trình phát triển tất yếu của hầu hết các quốc gia hiện nay. Đi liền với quá trình này là chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước nhiều thành phố, khu công nghiệp, thị trấn, thị tứ mới mọc lên. 6
- Đô thị hoá đã làm thay đổi và tác động đến nhiều các lĩnh vực của đời sống trong xã hội. Trong đó, có vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm cũng được sự quan tâm nhiều của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề lao động việc làm trong quá trình đô thị hóa được công bố trên các ấn phẩm khoa học chuyên nghành khác nhau như: Lê Hồng Thái, 2002, Nghiên cứu vấn đề lao động việc làm nông thôn - Đề tài khoa học cấp Bộ. Đề tài chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến dịch chuyển chậm lao động ở nông thôn là: việc phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng, đất nông nghiệp/người quá thấp lại có xu hướng ngày càng thấp hơn khiến nông dân có ít tích lũy cho phát triển sản xuất phi nông nghiệp, chất lượng lao động ở nông thôn quá thấp dẫn đến khả năng chuyển đổi nghề thấp. “Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà nội , thực trạng và giải pháp”- Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia, 2002. Nội dung được đề cập đến trong cuốn sách là phân tích, đánh giá thực trạng, ảnh hưởng tích cực và những vướng mắc của quá trình đô thị hóa ở vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội, đồng thời nêu lên những bức xúc trong quá trình giải quyết việc đề bù khi Nhà nước thu hồi đất. Trên cơ sở đó tác giả kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết ảnh hưởng của đô thị hóa đối với nông thôn và hoàn thiện chính sách đền bù khi thu hồi sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội. “Thực trạng thu nhập, đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia”. Đề tài độc lập cấp nhà nước - 2005 do Nguyễn Văn Thường làm chủ nhiệm đề tài. Nghiên cứu này được thực hiện tại 8 tỉnh/ TP: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hà Tây, Cần Thơ và Bình Dương. Đề tài đã đánh giá thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia hiện nay. Một số khó khăn, tồn tại được đề cập đến: một số người chưa nhận thấy những 7
- mặt đạt được của công tác thu hồi trong việc phát triển kinh tế- xã hội; chưa có một chiến lược quy hoạch rõ ràng; kế hoạch thu hồi chưa gắn với kế hoạch tái định cư; chưa có chính sách đồng bộ; vấn đề bức xúc trong giải quyết thu nhập, đời sống và việc làm không phải diễn ra đều ở tất cả các địa phương; đội ngũ làm công tác thu hồi thiếu cả về số lượng và chuyên môn... Đề tài đưa ra dự báo nhu cầu thu hồi đất những năm tới. Các quan điểm đưa ra gồm: Việc thu hồi đất là cần thiết, phải đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống cho người có đất bị thu hồi, cần đảm bảo hài hoà giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của người dân có đất bị thu hồivà cần tuân theo nguyên tắc thị trường. Giải pháp đưa ra theo ba nhóm: Cơ chế, chính sách; tổ chức và quản lý; công tác chỉ đạo và thực hiện. Đề tài nghiên cứu “Thị trường đất công nghiệp và thương mại và những tác động tới người nghèo Việt Nam - Kết quả nghiên cứu tại 6 tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Tây, Quảng Nam, Bình Định, Long An và Cần Thơ” Ngân hàng phát triển Châu Á - nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo - 2005. Mục tiêu nghiên cứu là khảo sát các quy trình, giao dịch đất đai trên thị trường đất đai công nghiệp và thương mại; xem xét những tác động của chúng tới các hộ gia đình bị thu hồi đất; cung cấp thông tin cho quá trình hoạch định chính sách nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của thị trường đất đai, phát triển thị trường đất đai theo hướng có lợi hơn với người nghèo. Đề tài: “Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở nước ta”. Đề tài chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà Nước - năm 2009 do Lê Xuân Bá chủ nhiệm. Đề tài tập trung phân tích chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và thị trường lao động nông thôn. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu lao động nông nghiệp, nông thôn, yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn. Phân tích thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn của nước ta trong những năm gần đây, tập trung vào việc phân tích thực trạng tạo việc làm phi nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu lao động giữa 8
- loại nghề nghiệp ở các vùng hoặc giữa các vùng khác nhau trong cả nước. Dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH ở nước ta từ nay đến năm 2020. Đề xuất định hướng các giải pháp, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo yêu cầu CNH, HĐH và ĐTH. Cuốn sách “Việc làm ở nông thôn. Thực trạng và giải pháp” tác giả Chu Tiến Quang, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, năm 2001. Đề tài tập trung nghiên cứu về cơ cấu việc làm ở nông thôn từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết việc làm cho người nông dân. “Nghiên cứu sự biến đổi nông thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”. Đề tài NCKH.QT.09.45 do Hoàng Thu Hương làm chủ nhiệm đề tài, năm 2010. Đề tài tập trung phân tích điều kiện tự nhiên - kinh tế và xã hội phục vụ cho phát triển CNH và ĐTH trong giai đoạn hiện nay của xã Đông Thọ. Phân tích những biến động về kinh tế, xã hội và môi trường của xã Đông Thọ trong quá trình CNH và ĐTH ở xã Đông Thọ. Tìm hiểu những biến động về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương; biến động về lao động, việc làm và thu nhập của người dân có đất bị thu hồi trong quá trình CNH và ĐTH ở xã Đông Thọ. Đề xuất những định hướng nhằm hạn chế những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong quá trình CNH và ĐTH xã Đông Thọ. Các công trình trên đã quan tâm đến vấn đề việc làm và sự chuyển đổi về việc làm, lao động trong quá trình đô thị hóa. Các đề tài đã đưa ra cách tiếp cận về chính sách việc làm, đánh giá thực trạng vấn đề chuyển đổi việc làm ở những khu vực đô thị hóa ở Việt Nam nói chung; đề xuất quan điểm và phuơng hướng giải quyết vế đề lao động việc làm định hướng một số chính sách cụ thể về thay đổi cơ cấu lao động việc làm ở khu vực nông thôn và đô thị trong quá trình đô thị hóa. 9
- Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên khảo cũng đã có nhiều bài báo công bố trên các tạp chí về đề tài biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân nông thôn trong quá trình đô thị hóa nước ta như: “Biến đổi kinh tế-xã hội vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa”, Nguyễn Hữu Minh, Tạp chí xã hội học số, năm 2005. “Công nghiệp hóa và những biến đổi gia đình nông thôn Việt Nam” (Nghiên cứu trường hợp xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương), Hoàng Bá Thịnh. Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba: “Việt Nam hội nhập và phát triển”. Thế giới, năm 2008. “Chính sách đối với phụ nữ nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa”, Hoàng Bá Thịnh, Tạp chí Cộng sản, số 816, năm 2010. “Biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Hoàng Bá Thịnh. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: “Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội: Văn hiến, Anh hùng, Vì hòa bình”. Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010. “Những quan điểm cơ bản của Đảng và Chính phủ về quy hoạch đô thị và đô thị hóa”.Hoàng Bá Thịnh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 1, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, năm 2011. “Biến đổi cơ cấu việc làm và thu nhập của người dân nông thôn trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa”, Hoàng Bá Thịnh. Hội thảo khoa học quốc tế: “Một số vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay”, năm 2011. Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ, tiến sỹ viết về vấn đề sự biến đổi cơ cấu lao động việc làm ở một số tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh với những cách tiếp cận khác nhau trong đó có cả tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, và xã hội học: Luận án tiến sỹ xã hội học Lê Hải Thanh “Sự biến đổi cơ cấu lao động – việc làm ở nông thôn ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” năm 2006. Trong công trình này tác giả đã nghiên cứu về thực trạng biến đổi lao động - việc làm của nông dân ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh: sự chuyển dịch về cơ 10
- cấu nông nghiệp, thực trạng kinh tế và lao động việc làm ở khu vực này, những vấn đề về tiền lương, tiền công và thu nhập ở khu vực nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Sự thay đổi về nghề nghiệp và khả năng tìm kiếm việc làm của người dân ở khu vực nông thôn ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả cũng đưa ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình này như đường lối, chính sách Nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng dự báo về xu hướng biến đổi trong thời gian tới. Nhưng đề tài chưa tập trung đi sâu để đưa ra các giải pháp giải quyết những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa. Luận văn thạc sỹ xã hội học Nguyễn Thị Vĩnh Hà: “Tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu lao động việc làm của các hộ gia đình ở huyện Từ Liêm- Hà Nội” năm 2006. Đề tài đã nêu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đô thị hóa, về lao động - việc làm ở Việt Nam hiện nay. Đánh giá sự biến đổi về cơ cấu lao động, việc làm của các hộ gia đình dưới tác động của quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Liêm. Phát hiện những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình ở huyện Từ Liêm - Hà Nội giai đoạn 2000 - 2005. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình ở các vùng đô thị hóa ở Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010. Nhìn chung các nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến quá trình đô thị hóa và những tác động đến đời sống của người dân vùng quy hoạch thu hồi đất. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến mối quan hệ tương tác giữa đô thị hóa với sự biến đổi về cơ cấu lao động việc làm của các hộ gia đình chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của quá trình đô thị hóa. Một đặc điểm quan trọng khác trong các nghiên cứu về biến đổi cơ cấu lao động hầu như ít có nghiên cứu nào đánh giá vấn đề này trên góc độ xã hội học về biến đổi cơ cấu lao động việc làm của hộ gia đình. Chính vì vậy nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết nhằm phát hiện những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đối với cơ cấu lao động, việc làm của các hộ gia đình nằm trong vùng đô thị hóa. Trên cơ sở kế thừa những công trình, cuốn sách, 11
- bài viết…đề tài tập trung vào làm rõ thực trạng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn từ đó đưa ra những khuyến nghị thiết thực giúp cho quá trình đô thị hóa ở nông thôn đạt hiệu quả cao nhất. 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa lý luận Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu. Đề tài đã vận dụng các lý thuyết xã hội học có liên quan: lý thuyết đô thị hóa, lý thuyết biến đổi xã hội nhằm tìm hiểu và đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến sự biến đổi về cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc khẳng định và phát triển hệ thống các lý luận, phương pháp, khung lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học về các vấn đề liên quan đến đô thị, lao động, việc làm…Đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu đi sau. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu sẽ cho chúng ta thấy được thực trạng về biến đổi cơ cấu lao động việc làm của các hộ gia đình ở Hà Nội và Bắc Ninh trong điều kiện mới khi diễn ra quá trình đô thị hóa. Từ đó, chỉ ra những thay đổi trong đời sống vật chất, tinh thần của các hộ gia đình nông thôn. Kết quả nghiên cứu đồng thời cũng góp phần làm cơ sở giúp các nhà quản lý, hoạch định chiến lược quy hoạch phát triển nông thôn và giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của 2 địa bàn Hà Nội và Bắc Ninh. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về đô thị hóa, về lao động việc làm ở Việt Nam hiện nay. - Đánh giá sự biến đổi của cơ cấu lao động, việc làm của các hộ gia đình trong quá trình đô thị hóa. 12
- - Chỉ ra những ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm đến đời sống của các hộ gia đình nông thôn. - Đề xuất các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình ở các vùng đô thị hóa. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thao tác hóa các khái niệm, đưa ra khung lý thuyết, các biến số, chỉ báo, giả thuyết nghiên cứu, vận dụng các lý thuyết xã hội học liên quan. - Nhận diện thực trạng chung về sự biến đổi cơ cấu lao động việc làm của các hộ gia đình nông thôn: các nghành nghề nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. - Tìm hiểu những ảnh hưởng của quá trình này đến đời sống của người dân và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm tác động tích cực đến quá trình biến đổi cơ cấu lao động nông thôn. 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Biến đổi cơ cấu lao động việc làm của hộ gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa. 5.2. Khách thể nghiên cứu Các hộ gia đình nông thôn của 4 xã thuộc Hà Nội và Bắc Ninh nơi đang trong quá trình đô thị hóa. 5.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tại khu vực nông thôn của 4 xã thuộc Bắc Ninh, Hà Nội là nơi đang diễn ra quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh tính từ thời điểm năm 2005. 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ cấu lao động, việc làm của các hộ gia đình nông thôn biến đổi như thế nào trong quá trình đô thị hóa khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp? - Sự thay đổi về cơ cấu lao động việc làm có ảnh hưởng như thế nào đến 13
- đời sống của hộ gia đình nông thôn? 6.2. Giả thuyết nghiên cứu Quá trình đô thị hóa diễn ra cùng với việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp đã khiến cho cơ cấu về lao động, việc làm thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: cơ cấu nghề nghiệp của người lao động đang chuyển từ ngành nghề nông nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiệp. Lao động trong hoạt động nông nghiệp giảm thay vào đó là sự gia tăng lao động trong các nghề dịch vụ, công nghiệp. Sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp tác động mạnh mẽ đến việc đời sống của các hộ gia đình nông thôn: điều kiện sống của các hộ gia đình được cải thiện như thu nhập tăng, nhà ở xây dựng kiên cố, tiện nghi trong các gia đình được nâng lên. Nhưng bên cạnh đó quá trình này khiến một bộ phận dân cư giảm mức sống, thị trường lao động khó khăn, tình trạng đau ốm bệnh tật và tệ nạn xã hội gia tăng, tồn tại hiện tượng bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp luận Mác xít Đề tài sử du ̣ng quan điể m của chủ nghiã duy vâ ̣t biê ̣n chứng và chủ nghiã duy vâ ̣t lich ̣ sử làm kim chỉ nam trong suố t qu á trình nghiên cứu . Phương pháp này chính là cơ sở cho việc xem xét và giải thích các sự kiện xã hội trong các mối quan hệ biện chứng và trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội. Áp dụng quan điểm này chúng tôi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình ở địa bàn Hà Nội và Bắc Ninh. Đi sâu lý giải về sự biến đổi việc làm của các hộ gia đình như là kết quả tác động của nhiều yếu tố tác động khác như nghề nghiệp, độ tuổi, số người sống chung… qua xử lý tương quan. Phương pháp này giúp xem xét sự vận động, biến đổi của cơ cấu lao động việc làm của người dân trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và phát triển nông thôn hiện nay. Đề tài vâ ̣n du ̣ng mô ̣t số cách tiế p câ ̣n xã hô ̣i ho ̣c như : phương pháp tiếp cận hệ thống cũng giúp xem xét quá trình biến đổi về cơ cấu lao động và việc 14
- làm của các hộ gia đình nông thôn, dưới tác động của quá trình đô thị hóa trong mối quan hệ biện chứng với các thiết chế xã hội từ đó xác định các định hướng phát triển về cơ cấu lao động và việc làm cho người dân ở những vùng chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa. 7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học 7.2.1. Phân tích dữ liệu thứ cấp Số liệu được sử dụng trong luận văn lấy từ số liệu gốc của cuộc điều tra đề tài “Tác động của quá trình đô thị hoá đến sự phát triển vùng nông thôn giai đoạn 2011 – 2020” với thời gian thực hiện 2 năm đã khảo sát tác động về quá trình đô thị hoá đến sự phát triển khu vực nông thôn tại 10 xã thuộc 5 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, với dung lượng mẫu 3000 đại diện hộ gia đình nông thôn, do PGS.TS Hoàng Bá Thịnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường và Các vấn đề xã hội) làm chủ nhiệm đề tài. Trong luận văn sử dụng một phần số liệu nghiên cứu từ đề tài trên, trừ những phần sử dụng dữ liệu khác có trích dẫn nguồn. Luận văn đã sử dụng số liệu điều tra của 4 xã thuộc 2 tỉnh Hà Nội và Bắc Ninh để làm cơ sở dữ liệu. Mỗi xã khảo sát 300 hộ gia đình. Bảng 1: Cơ cấu giới tính, trình độ học vấn và độ tuổi ngƣời trả lời (Đơn vị: %) Về cơ cấu giới tính của ngƣời trả lời Đơn vị (%) Nam 44,7 Nữ 55,3 Trình độ học vấn của ngƣời trả lời Tiểu học 13,8 Trung học cơ sở 57,0 Trung học phổ thông 18,7 Trung cấp chuyên nghiệp 4,6 Cao đẳng 1,4 Đại học 3,2 Trên đại học 0,2 Không biết chữ 0,5 Về độ tuổi của ngƣời trả lời Dưới 40 tuổi 33,4 15
- Từ 40-45 tuổi 16,2 Từ 46-55 tuổi 26,0 Trên 55 tuổi 24,3 7.2.2. Các phƣơng pháp khác Phƣơng pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này áp dụng để tra cứu, tổng hợp các báo cáo tổng kết; thu thập các tài liệu sẵn có liên quan đến đô thị hóa, lao động và việc làm phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Tác giả luận văn thực hiện 10 phỏng vấn sâu cá nhân: 1 phỏng vấn sâu lãnh đạo, 9 phỏng vấn sâu người dân bị thu hồi đất đai tại xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nhằm tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến lao động, việc làm và những ảnh hưởng của biến đổi cơ cấu lao động đến đời sống của các hộ gia đình sau khi diễn ra việc thu hồi đất. 8. Khung lý thuyết Chính sách phát triển kinh tế - xã hội Đời sống của các hộ gia đình nông thôn: Quá trình Đô thị hóa (Điều kiện sống đƣợc cải thiện, thu nhập tăng, một bộ Giới tính phận dân cƣ giảm mức sống, thất Biến đổi cơ cấu nghiệp, tệ nạn xã Độ tuổi lao động, việc làm hội, ốm đau bệnh và đời sống của tật…) các hộ gia đình Biến đổi cơ cấu lao Trình độ học vấn động việc làm: (Biến đổi về quy mô, cơ cấu lao Nghề nghiệp động,việc làm; giảm lao động nông nghiệp, tăng lao 16 động phi nông nghiệp, di cƣ…)
- 9. Kết cấu luận văn Ngoài các phần: Mở đầu; Phần nội dung, Kết luận và Kiế n ngh ị; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài: làm rõ về cơ sở lý thuyết, các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu. Chương 2: Biến đổi cơ cấu lao động việc làm của các hộ gia đình nông thôn. Chương này tập trung vào phân tích thực trạng biến đổi cơ cấu lao động việc làm từ các lĩnh vực nông nghiệp đang dần chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp, các hình thức di cư đi làm ăn của người dân. Chương 3: Đánh giá những tác động của quá trình biến đổi cơ cấu lao động việc làm của các hộ gia đình nông thôn hiện nay. Đề tài tập trung đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực, của quá trình biến đổi cơ cấu lao động việc làm đến đời sống của các hộ gia đình. Trên cơ sở những phân tích của các Chương 1, 2, 3 đề tài sẽ tóm lược lại những phát hiện chính trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đối với sự biến đổi cơ cấu lao động việc làm nông thôn theo hướng tích cực. 17
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm đô thị hóa Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các vùng đô thị và làm nâng vai trò của đo thị đối với sự phát triển của xã hội”. [6; tr 6] Theo cách tiếp cận nhân khẩu và địa lý kinh tế, quá trình đô thị hóa chính là “sự di cư từ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là đô thị”.[17; tr 4] Đó cũng là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia. Theo Phạm Ngọc Côn “Đô thị hóa là một quá trình biến đổi các khu vực lãnh thổ đô thị. Khu vực lãnh thổ ban đầu có thể là cánh đồng nông nghiệp-lâm nghiệp, đất trống, đồi trọc hay khu dân cư nông thôn.[14] Theo Nguyễn Ngọc Tuấn: “Đô thị hóa là quá trình mở rộng mạng lưới các thành phố và phổ biến lối sống thành thị, tập trung dân cư và đẩy mạnh các hoạt động kinh tế khác nhau trên lãnh thổ, đô thị hóa là chỉ tiêu để xác định mức độ phát triển của một quốc gia”. [9; tr 6] Theo Phạm Hùng Cường thì: Đô thị hóa là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp diễn ra trên một không gian rộng lớn mà người ta có thể biểu thị nó qua các yếu tố sau: - Sự tăng nhanh của tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân. - Sự tăng lên của số lượng các đô thị đồng thời với sự mở rộng của các không gian đô thị. - Sự chuyển hóa về lối sống phân tán sang tập trung từ điều kiện hạ tầng kinh tế đơn giản sang phức tạp và có thể nảy sinh nhiều yếu tố được coi là những hậu quả trong quá trình đô thị hóa như sự khó khăn về nhà ở, sự gia tăng các khu nhà ổ chuột nạn ô nhiễm môi trường. [9, tr 6] Những dấu hiệu định lượng của quá trình đô thị hóa được nghiên cứu khá kỹ lưỡng dựa trên cơ sở tiếp cận nhân khẩu học và địa lý kinh tế. Tuy nhiên để 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay
40 p | 197 | 58
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN)
111 p | 961 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thực trạng và giải pháp
123 p | 222 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hành vi tiêu dùng thực phẩm thịt lợn an toàn của cư dân đô thị (Nghiên cứu tại khu đô thị Đặng Xá và khu đô thị Ecopark)
102 p | 151 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quan hệ xã hội của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
106 p | 166 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay
127 p | 78 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô
137 p | 91 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, Lào Cai
110 p | 41 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
120 p | 49 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại Hà Nội hiện nay
140 p | 59 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hiện tượng xăm mình của giới trẻ Hà Nội hiện nay
110 p | 60 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Định hướng việc làm cho sinh viên ngành Xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn & Trường Đại học Công Đoàn
126 p | 68 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường Đại học Công đoàn
104 p | 53 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
113 p | 111 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp Thanh Trì, Hà Nội
131 p | 14 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sở hữu và sử dụng bảo hiểm y tế của người dân thành phố Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp phường Kim Giang, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội)
133 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh Đắk Lắk (Nghiên cứu trường hợp tại phường Tự An và phường Thắng Lợi
142 p | 51 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư
91 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn