intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò văn hoá truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

17
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Vai trò văn hoá truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng" nhằm làm rõ thực trạng vai trò văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển DLCĐ tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng hiện nay. Đồng thời đề ra một số chính sách và khuyến nghị nâng cao và phát huy vai trò văn hóa truyền thống Tày, Nùng trong phát triển du lịch cộng đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò văn hoá truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN LƯƠNG VĂN LA VAI TRÒ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TÀY, NÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Mã số: 8310301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ CAO THẮNG HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Vai trò văn hoá truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Cao Thắng. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Lương Văn La
  3. LỜI CẢM ƠN Chặng đường 2 năm qua được học tập dưới mái Trường Đại học Công Đoàn, tôi vô cùng biết ơn thầy giáo hướng dẫn Luận văn TS. Lê Cao Thắng. Từ khi lựa chọn ý tưởng nghiên cứu, trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình, tôi được thầy tận tình, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên. Xin gửi đến thầy lời biết ơn chân thành về những gì thầy đã dạy tôi, trao cho tôi niềm tin, tình yêu, lòng say mê và giúp tôi khám phá và hiểu được biết bao nhiêu điều hấp dẫn của ngành xã hội học. Công trình nghiên cứu này là kết quả tích lũy kiến thức, kinh nghiệm mà tôi may mắn được học hỏi từ các thầy cô giáo của khoa Xã hội học - Trường Đại học Công Đoàn. Trân trọng cảm ơn các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu luận văn và có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn của tôi được hoàn thiện. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp cùng cơ quan công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài, đặc biệt trong quá trình thực hiện điều tra bảng hỏi. Họ động viên, chia sẻ và theo dõi từng bước tiến triển của tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, là những người tôi luôn thầm cảm ơn mỗi ngày, đó chính là gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi thực hiện tốt Luận văn. Trân trọng cảm ơn và tri ân tất cả!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 6 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 11 7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 11 8. Khung lý thuyết ............................................................................................. 12 9. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 13 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TÀY, NÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ......................................................................................... 14 1.1. Các khái niệm công cụ ............................................................................. 14 1.1.1. Khái niệm vai trò .........................................................................................14 1.1.2. Khái niệm văn hóa.......................................................................................14 1.1.3. Khái niệm văn hoá truyền thống .................................................................16 1.1.4. Khái niệm cộng đồng ..................................................................................16 1.1.5. Khái niệm du lịch cộng đồng ......................................................................18 1.1.6. Khái niệm vai trò của văn hóa truyền thống đối với du lịch cộng đồng .......................................................................................................................19 1.2. Các lý thuyết vận dụng ............................................................................ 22 1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội.........................................................................22
  5. 1.2.2. Lý thuyết vai trò ..........................................................................................24 1.2.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng....................................................................25 1.3. Một số nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ............... 28 1.3.1. Văn hóa ở nhà sàn .......................................................................................28 1.3.2. Văn hóa sinh hoạt tín ngưỡng .....................................................................29 1.3.3. Văn hóa của các lễ hội truyền thống ...........................................................29 1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................. 32 1.4.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................32 1.4.2. Địa hình........................................................................................................33 1.4.3. Khí hậu.........................................................................................................34 1.4.4. Hệ thống sông ngòi......................................................................................34 1.4.5. Tài nguyên du lịch (viết lại theo hướng tổng hợp của người nghiên cứu) 36 Chương 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TÀY, NÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG ........................................ 40 2.1. Thực trạng văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển du lịch cộng đồng ................................................................................... 40 2.1.1. Số lượng khách du lịch đến với du lịch cộng đồng ....................................40 2.1.2. Doanh thu từ dịch vụ du lịch cộng đồng.....................................................41 2.1.3. Các loại hình dịch vụ du lịch cộng đồng gắn với văn hóa truyền thống Tày, Nùng ..............................................................................................................43 2.2. Vai trò văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển du lịch cộng đồng ............................................................................................. 46 2.2.1. Đánh giá của người dân làm du lịch cộng đồng .........................................46 2.2.2. Đánh giá của khách du lịch .........................................................................50 2.2.3. Đánh giá của các nhà hàng, doanh nghiệp .................................................57 2.2.4. Đánh giá của nhà quản lý ............................................................................58 2.3. Những thuận lợi, khó khăn của văn hóa truyền thống dân tộc Tày,
  6. Nùng trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng .......................................................................................................... 61 2.3.1. Những thuận lợi ...........................................................................................61 2.3.2. Những khó khăn ..........................................................................................62 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 65 Chương 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TÀY, NÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG ............................ 67 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng .................................................................................................. 67 3.1.1. Sức hấp dẫn của người dân địa phương đối với du khách .........................67 3.1.2. Mức độ tiếp cận đến điểm du lịch...............................................................69 3.1.3. Dịch vụ/hạ tầng hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng ..................................70 3.1.4. Kiến thức/kỹ năng của người dân trong phát triển du lịch cộng đồng 71 3.1.5. Vai trò của Chính quyền/chính sách/sự hỗ trợ bên ngoài đến phát triển du lịch cộng đồng........................................................................................................74 3.1.6. Sự tham gia của người dân đến phát triển du lịch cộng đồng ....................77 3.1.7. Nhận thức các tác động từ phát triển du lịch cộng đồng ............................77 3.1.8. Mong muốn mở rộng dịch vụ dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình ....................................................................................................80 3.2. Giải pháp phát huy vai trò văn hóa truyền thống dân tộc Tày, Nùng trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh ...................... 81 3.2.1. Tăng cường vai trò của văn hoá truyền thống với phát triển du lịch ...........81 3.2.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng ........................................................................................................................82 3.2.3. Giải pháp khai thác các giá trị đặc thù về cảnh quan, môi trường, văn hóa, lịch sử của đồng bào dân tộc Tày, Nùng .......................................................83
  7. 3.2.4. Giải pháp nâng cao vai trò của các hoạt động cộng đồng văn hóa dân tộc Tày, Nùng trong phát triển du lịch cộng đồng ......................................................83 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 87 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 93 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DLCĐ : DLCĐ DTTS : Dân tộc thiểu số NTM : Nông thôn mới XDNTM: Xây dựng Nông thôn mới UBND : Ủy ban nhân dân VHTT&DL: Văn hóa thể thao & Du lịch
  9. DANH MỤC BẢNG, HỘP Bảng Bảng 2.1: Số lượt khách du lịch đến với Trùng Khánh giai đoạn 2016 – 2021 .. 40 Bảng 2.2: Doanh thu từ dịch vụ du lịch của Trùng Khánh giai đoạn 2016 – 2021 .................................................................................................. 42 Bảng 2.3. Các loại hình dịch vụ du lịch cộng đồng của các hộ điều tra tại huyện Trùng Khánh ......................................................................... 44 Bảng 2.4: Một số khía cạnh trong phát triển du lịch cộng đồng ....................... 46 Bảng 2.5: Đánh giá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng . 48 Bảng 2.6: Đánh giá sự tham gia của người dân trong phát huy vai trò của văn hóa truyền thống trong phát triển du lịch cộng đồng ....................... 49 Bảng 2.7. Kênh thông tin du khách thấy dễ dàng tiếp cận và tin cậy để tìm hiểu về du lịch cộng đồng tại Điện Biên (hoặc Cao Bằng).............. 51 Bảng 2.8. Lựa chọn đi du lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ................................................................................................. 52 Bảng 2.9. Mức độ hài lòng với những điểm du lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ........................................................... 54 Bảng 2.10. Mức độ hài lòng chung của anh/chị sau khi đến với du lịch cộng đồng tại Cao Bằng ............................................................................ 57 Bảng 2.11. Ý định trở lại du lịch cộng đồng tại Cao Bằng ............................... 57 Bảng 3.1. Nhân tố đánh giá sức hấp dẫn của người dân địa phương đối với du khách ................................................................................................ 67 Bảng 3.2. Yếu tố đánh giá mức độ tiếp cận đến điểm du lịch .......................... 69 Bảng 3.3. Yếu tố dịch vụ/hạ tầng hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng ............. 70 Bảng 3.4. Yếu tố đánh giá sức hấp dẫn của người dân địa phương.................. 72 Bảng 3.5. Yếu tố kiến thức/kỹ năng của người dân trong phát triển du lịch cộng đồng ......................................................................................... 73 Bảng 3.6. Yếu tố vai trò của Chính quyền/chính sách/sự hỗ trợ bên ngoài đến phát triển du lịch cộng đồng ............................................................. 74
  10. Bảng 3.7. Yếu tố sự tham gia của người dân đến phát triển du lịch cộng đồng77 Bảng 3.8. Nhận thức về kinh tế ......................................................................... 78 Bảng 3.9. Nhận thức về tác động văn hóa – xã hội .......................................... 79 Bảng 3.10. Nhận thức du lịch cộng đồng tác động môi trường ........................ 80 Bảng 3.11. Mong muốn mở rộng dịch vụ dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình .................................................................... 81 Hộp Hộp 2.1: Phỏng vấn sâu: Bà chủ nhà hàng Phương Cưu: Thác bản Giốc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng .............................. 58 Hộp 2.2: Trích thảo luận nhóm với phòng văn hóa huyện Trùng Khánh, ........ 60
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa, để phát triển nhanh và bền vững, mỗi quốc gia, dân tộc phải biết phát huy năng lực nội sinh của nền văn hóa dân tộc, lấy việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa làm động lực tinh thần, mới có thể sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, biến các nguồn lực đó trở thành sức mạnh cho sự phát triển bền vững đất nước. Đảng, Nhà nước ta xác định chiến lược phát triển của đất nước là phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó cũng là quá trình hướng tới sự phát triển xã hội bền vững, phát triển một cách hài hòa từ kinh tế tới văn hóa, xã hội, lấy con người làm trung tâm, phát triển con người một cách toàn diện. Để phương thức phát triển này trở thành hiện thực, mỗi người Việt Nam phải biết tự lực, tự cường vươn lên với năng lực nội sinh của chính mình, với bản lĩnh và cốt cách văn hóa của dân tộc mình. Trong những năm qua, việc đẩy mạnh vai trò của văn hóa truyền thống trong du lịch cộng đồng (DLCĐ) ở Việt Nam khẳng định văn hóa truyền thống là nội dung đích thực của du lịch, tạo sự độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn của sản phẩm du lịch Việt Nam, góp phần tạo dựng hình ảnh du lịch Việt Nam trong lòng du khách và bạn bè quốc tế. Các biểu hiện trực quan về văn hóa du lịch như cảnh quan, danh lam thắng cảnh được tôn tạo và hình thành; kiến trúc các công trình du lịch như cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở vui chơi giải trí, điểm tham quan đã có sự kết hợp hài hòa tính dân tộc và hiện đại; thiết kế nội thất của cơ sở vật chất du lịch gần gũi với môi trường, với nét đẹp truyền thống từ chất liệu đến sắp đặt, bài trí theo văn hóa địa phương... ngày càng được quan tâm, thu hút nhiều du khách [25]. Chính văn hóa truyền thống đã tạo thêm sự hấp dẫn du lịch, tăng thêm khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam, được bạn bè và du khách trong và ngoài nước đánh giá cao. Trùng Khánh là huyện miền núi biên giới của tỉnh Cao Bằng có bề dày
  12. 2 về lịch sử văn hóa, là vùng đất có tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú. Hiện tại, toàn huyện có 21 di tích, trong đó 16 di tích đã được xếp hạng, bao gồm: 04 di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh [24]. Bên cạnh đó, Trùng Khánh còn có tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và phong phú, còn giữ được nhiều nét nguyên sơ, tạo hóa ban tặng cho Trùng Khánh nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, hấp dẫn và nổi tiếng như: Thác Bản Giốc nằm trên biên giới hai nước Việt - Trung thuộc xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh; động Ngườm Ngao, hồ Thăng Hen; Mắt thần núi... Đặc biệt, tuyến hành lang biên giới Trùng Khánh với địa hình đặc biệt đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Trùng Khánh là cư trú của 04 dân tộc anh em với những nét văn hóa đặc trưng văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày, Nùng,...đây là những điều kiện đặc trưng để phát triển DLCĐ. Với một kho tàng các giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể đặc sắc còn lưu giữ tại các bản, làng, các xóm của huyện Trùng Khánh, kết hợp với sự thân thiện, mến khách của đồng bào dân tộc là điều kiện vô cùng thuân lợi để phát triển các mô hình DLCĐ. Nhưng thực trạng hiện nay văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển DLCĐ tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng như thế nào? Giải pháp nào để nâng cao vai trò VHTT của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển DLCĐ tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng? Với tất cả những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Vai trò văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng cho phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng” làm luận văn thạc sĩ ngành Xã hội học. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Vai trò của văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng là chủ đề mang tính thời sự, thu hút được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Có thể nói rằng, vấn đề văn hóa trong phát triển du lịch sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm và thu nhập của tất cả người dân các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
  13. 3 2.1. Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động phát triển DLCĐ trên thế giới Đã có nhiều nghiên cứu về các mô hình DLCĐ trên thế giới. Nghiên cứu của Crouch và Rictchie đã đưa ra mô hình và học thuyết về khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch. Những kết quả nghiên cứu lần lượt được công bố vào năm 1994, 1995, 1999, 2000, và đến năm 2003, mô hình đầy đủ và hoàn thiện về các tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh của điểm đến đã được đưa ra. Mô hình của Crouch và Rictchie (2003) được coi là nghiên cứu nền tảng, là cơ sở lý luận cho những nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của điểm đến. Cụ thể, mô hình đã chỉ ra 36 tiêu chí sử dụng để đánh giá tính cạnh tranh, được chia làm 5 nhóm, bao gồm: Nguồn lực và các yếu tố hỗ trợ, nguồn lực và các yếu tố thu hút khách chủ đạo, các hoạt động quản lý điểm đến, các yếu tố chính sách, quy hoạch phát triển điểm đến, nhóm các yếu tố định tính [19]. Bộ Du lịch của Brazil đã tiến hành “Nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của 65 điểm đến quan trọng cho sự phát triển của du lịch vùng”. Nghiên cứu đã sử dụng 13 tiêu chí để đánh giá khả năng cạnh tranh của điểm đến, bao gồm: Cơ sở hạ tầng, Dịch vụ và trang thiết bị du lịch; Khả năng tiếp cận điểm đến; Điểm tham quan vui chơi; marketing; chính sách công; Liên kết vùng; Mức độ kiểm tra giám sát; Nền kinh tế vùng; Năng lực kinh doanh; Các khía cạnh xã hội; Các khía cạnh môi trường; Các khía cạnh văn hóa [14]. Bên cạnh những nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của điểm đến, những mô hình đánh giá về khả năng thu hút của điểm đến cũng dần phổ biến trên toàn thế giới. Đầu tiên phải kể đến là đánh giá về mức độ hấp dẫn (thu hút) của điểm đến du lịch trên trang web TripAdvisor- một trong những trang web du lịch lớn trên thế giới đánh giá chất lượng những điểm đến du lịch. Nghiên cứu của Vengesayi (2003) đã chỉ ra cách thức đánh giá điểm đến dựa trên sự kết hợp các tiêu chí xuất phát từ cả hai phương diện, giữa khả năng cạnh tranh và khả năng thu hút của điểm đến. Theo tác giả, sự kết hợp hai khái niệm đánh giá điểm đến sẽ đưa ra một mô hình đánh giá toàn diện về
  14. 4 các yếu tố của điểm đến. Cách tiếp cận này cho phép các nhà quản lý điểm đến có thể so sánh những gì điểm đến đang sở hữu với những gì khách du lịch cần có ở một điểm đến để từ đó có những thay đổi và điều chỉnh phù hợp. Cùng với mô hình, Vengesayi (2003) đã đưa ra định nghĩa cho khả năng thu hút và cạnh tranh của điểm đến du lịch, đó là khả năng một điểm đến có thể mang lại những lợi ích kinh tế, xã hội, và vật chất cho cộng đồng dân cư của điểm đến cũng như làm hài lòng khách du lịch 2.2. Các nghiên cứu về hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam Ở Việt Nam, phát triển DLCĐ đã không còn là lĩnh vực mới. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trong nước đều tập trung vào mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển DLCĐ, đánh giá thực trạng phát triển DLCĐ để từ đó đề xuất các giải pháp mang tính đặc thù của địa phương nhằm phát triển DLCĐ. Một số nghiên cứu tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân, các mô hình có sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ: Bùi Thị Hải Yến (2012) trong cuốn sách “Du lịch cộng đồng” đã đưa ra một số lý thuyết về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, cũng như dẫn chứng về một số mô hình phát triển du lịch dựa vào văn hóa cộng đồng tại một số nước trong khu vực ASEAN [34]. Tác giả Phạm Trung Lương và cộng sự (2002) với đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà, Hải Phòng”, đã phân tích thực trạng và nhấn mạnh vào sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường du lịch của từng thành phần tham gia [19]. Tác giả Đào Duy Tuấn (2012) với nghiên cứu Khai thác các giá trị VHTT phục vụ phát triển du lịch- nghiên cứu trường hợp làng Mộng Phu, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển văn hóa dựa vào du lịch bằng ma trận SWOT, từ đó đề xuất các giải pháp khai thác các giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch cho địa phương trong thời gian tới [26].
  15. 5 Tác giả Nguyễn Thị Hường (2011) với nghiên cứu “DLCĐ miền núi phía Bắc Việt Nam (nghiên cứu trường hợp bản Sá Séng, Tà Phìn, Sâp, Lào Cai và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình)” đã làm rõ được giá trị văn hóa tộc người trong việc khai thác du lịch, cũng như đánh giá được tác động của DLCĐ đối với hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường tại hai địa phương là Lào Cai và Hòa Bình [15]. Tác giả Hà Nam Khánh Giao và Huỳnh Diệp Trâm Anh với nghiên cứu “Bản sắc văn hoá vùng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam thời kỳ hội nhập” đẫ nêu quan quan điểm phát triển của văn hóa thiểu số ở nước ta ngày nay là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển đất nước đặc biệt là phát triển chung và du lịch. Các yếu tố cơ bản của phát triển du lịch bền vững. Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số để tăng cường phát triển nguồn lực văn hóa. Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng dân tộc hiện đang hoạt động du lịch văn hóa vùng dân tộc thiểu số tăng, thúc đẩy du lịch Phát. triển, thậm chí trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của địa phương. Bảo vệ di sản văn hóa Các dân tộc thiểu số đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên du lịch văn hóa Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng dân tộc. Phát triển du lịch bền vững gắn với bản sắc văn hoá dân tộc góp phần “biến di sản thành tài sản” tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, chân thực và hấp dẫn khách du lịch trên nền tảng là văn hóa truyền thống. Kiến trúc truyền thống được gìn giữ; trang phục được làm thủ công, vẫn được cộng đồng các dân tộc sản xuất, lưu truyền; phong tục, tập quán, nghi lễ, lễ hội, âm nhạc, dân ca dân vũ, nghệ thuật tạo hình... được gìn giữ, phát huy [12]. Tác giả Thèn Thị Liên, Nguyễn Thị Thanh Huyền với nghiên cứu “Khai thác giá trị văn hóa của người dao ở tỉnh Phú Thọ. Phục vụ phát triển du lịch cộng đồng” đề cập du lịch cộng đồng được coi là loại hình du lịch mang lại sự phát triển bền vững. Là cơ hội để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương. Trong cơ cấu thành phần dân tộc của tỉnh Phú Thọ,
  16. 6 người Dao chiếm một vị trí rất quan trọng cùng với 2 dân tộc Kinh và Mường. Người Dao ở Phú Thọ với những giá trị văn hóa vừa mang tính truyền thống vừa mang tính đặc trưng vùng miền đây là lợi thế mạnh để khai thác phát triển du lịch cộng đồng tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hôi ở địa phương. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của khách du lịch từ đó nghiên cứu có đánh giá về các hoạt động văn hóa của người Dao mang tính đặc trưng, có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch cộng đồng. Thông qua những đánh giá đưa ra những giải pháp cụ thể, mang tính định hướng đảm bảo tính khả thi cho việc khai thác các giá trị văn hóa của người Dao trong phát triển du lịch cộng đồng ở Phú Thọ [17]. Với những nghiên cứu trên cho thấy, sự quan tâm của các cấp chính quyền cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ sẽ giúp văn hóa của các dân tộc thiểu số được phát huy tại DLCĐ. Các nghiên cứu đã làm rõ được các vấn đề lý luận cũng như phân tích được thực trạng văn hóa truyền thống của các địa phương trong phát triển DLCĐ. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này làm rõ Thực trạng vai trò văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển DLCĐ tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng hiện nay. Làm rõ các yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc Tày, Nùng ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đồng thời để ra một số chính sách và khuyến nghị nâng cao và phát huy vai trò văn hóa truyền thống Tày, Nùng trong phát triển du lịch cộng đồng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây Làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài, bao gồm việc định nghĩa và thao tác hóa khái niệm, các cách tiếp cận lý thuyết nghiên cứu của đề tài, xác định rõ phương pháp nghiên cứu của đề tài. Khái quát các
  17. 7 giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng. Tiến hành điều tra thực nghiệm, thu thập thông tin thực tế Phân tích các số liệu điều tra để nhận diện vai trò các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển DLCĐ huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Tìm hiểu thực trạng vai trò văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển DLCĐ tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng hiện nay. Phân tích làm rõ một số yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc Tày, Nùng ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển DLCĐ của địa phương. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển DLCĐ huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. 4.2. Khách thể nghiên cứu Người dân làm DLCĐ sinh sống tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Khách du lịch đã từng đi DLCĐ tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng Cán bộ quản lý phụ trách có liên quan đến hoạt động DLCĐ tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Các nhà hàng, DN phục vụ khách DLCĐ tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng - Phạm vi về thời gian: Từ tháng 5/2021 đến tháng 7/2022 - Phạm vị về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng vai trò của văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng trong phát triển DLCĐ tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng.
  18. 8 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Khi tiến hành nghiên cứu cần có một phương pháp luận vững chắc làm nền tảng cho những nhận định và đánh giá xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu này dựa trên quan điểm lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết tương tác biểu trưng và lý thuyết vai trò để làm cơ sở nghiên cứu, bởi đây là phương pháp phù hợp với đề tài nghiên cứu về tác động của văn hóa dân tộc Tày, Nùng trong phát triển du lịch cộng đồng tại Huyện Trùng Kháng, tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở của các lý thuyết xem xét đối tượng ở nhiều chiều cạnh, nhiều hoàn cảnh và đặt đối tượng trong các mối quan hệ xã hội khác nhau để đưa ra đánh giá, bàn luận, từ đó đưa ra nhận định, kết luận về đối tượng. Đồng thời, đảm bảo yêu cầu thống nhất, khách quan, phải nhìn nhận đối tượng với chính mối quan hệ, bản chất của đối tượng. 5.2. Phương pháp thu thập thông tin 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu với mục đích tìm hiểu các nghiên cứu, các bài báo,. Một số nguồn tài liệu sử dụng: các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch cộng đồng. Sách, báo, tạp chí Các trang web. Báo cáo các số liệu báo cáo thống kế, các báo cáo kế hoạch quy hoạch phát triển kinh tế xã hội có liên qua đến vai trò của văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Trùng Khánh. Ngoài ra, Luận văn cũng kế thừa, phát triển các kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài nhằm minh họa rõ hơn những vấn đề chính của Luận văn. 5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích của phương pháp trưng cầu ý kiến là để thu thập thông tin sơ
  19. 9 cấp phục vụ mục đích nghiên cứu. Luận văn tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến với 03 nội dung chính: + Tìm hiểu thực trạng văn hóa dân tộc Tày Nùng trong phát triển du lịch cộng đồng tại Huyện Trùng Khánh. + Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của văn hóa dân tộc Tày Nùng đến phát triển du lịch cộng đồng. + Đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế văn hóa dân tộc đến phát triển du lịch cộng đồng. Chọn mẫu trong nghiên cứu: Việc lựa chọn hộ tham gia DLCĐ để phỏng vấn thu thập thông tin dựa trên phương pháp chọn mẫu phân tầng nhằm đảm bảo tính đại diện. Đề tài lựa chọn 120 hộ tham gia làm DLCĐ trên địa bàn huyện Trùng Khánh và 100 khách đang có hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Trùng Khánh. Theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản, tác giả trực tiếp đến các từng hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các khách du lịch lịch trên địa bàn nghiên cứu. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Đề tài phỏng vấn sâu 03 cán bộ lãnh đạo cấp xã, 01 lãnh đạo phòng văn hóa, 01 lãnh đạo cấp huyện và 05 nhà hàng có phục vụ khách du lịch trên địa bàn. - Phỏng vấn sâu lãnh đạo chính quyền các cấp (huyện, xã): Lấy ý kiến đánh giá của họ về việc thực hiện chương trình, chính sách thuộc lĩnh vực du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội - môi trường - an ninh quốc phòng nói chung, như đánh giá về hiệu quả, hạn chế và vướng mắc trong triển khai thực hiện chủ trương chính sách và chiến lược phát triển ngành du lịch trong những năm qua và lấy ý kiến đề xuất nhằm bổ sung và đổi mới thực hiện chính sách cho hiệu quả. - Phỏng vấn sâu đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch: Phỏng vấn sâu đại diện các nhóm doanh nghiệp du lịch sẽ giúp tìm hiểu
  20. 10 những ý kiến đánh giá về tác động của chính sách, đồng thời cũng góp phần tìm hiểu mong muốn, nguyện vọng, vai trò và tiếng nói của họ đối với việc thực hiện và sửa đổi chính sách liên quan đến du lịch. 5.2.4. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, thu thập thông tin qua phân tích, tranh luận trong các loại hội nghị Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia làm căn cứ khoa học, hệ thống khái niệm và các chỉ báo cho đề tài nghiên cứu. Thông qua tư vấn của các chuyên gia làm căn cứ khoa học và dẫn chứng để phân tích trong luận văn. 5.2.5. Phương pháp quan sát Đề tài sử dụng phương pháp quan sát để quan sát những người trả lời trực tiếp với mục đích nhằm thu thập thông tin về ảnh hưởng của ảnh hưởng văn hóa dân tộc và chất lượng dịch vụ du lịch (hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng, nhà ở, cơ sở hạ tầng, giao thông…). 5.2.6. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu bằng SPSS Nguồn số liệu sử dụng dựa trên bộ câu hỏi thiết kế sẵn để thu thập thông tin và phỏng vấn cán bộ chính quyền, cán bộ văn hóa của huyệ Trùng Khánh (bằng cách hỏi trực tiếp bằng phiếu trưng cầu ý kiến, qua email, google driver,). Tổng hợp số liệu qua phần mềm microsoft excel và được xử lý dựa trên phần mềm SPSS 20.0. Thang đo trong nghiên cứu Được sử dụng trong các phỏng vấn để nghiên cứu tình huống và quan sát. Nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu các đối tượng nghiên cứu về sự tham gia, đánh giá về phát triển DLCĐ của địa phương. Sử dụng thang đo likert với 5 mức độ được sử dụng để phân tích đánh giá. Các mức đánh giá được lượng hóa bằng điểm và thang đo tùy theo nội dung của câu hỏi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0