intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm tăng huyết áp ở người có Hội chứng chuyển hóa tại Phòng khám, quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Tiêu Kính Đằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được thực hiện với mục tiêu nhằm: xác định một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên. Mô tả mối liên quan giữa huyết áp và một số đặc điểm của hội chứng chuyển hóa. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm tăng huyết áp ở người có Hội chứng chuyển hóa tại Phòng khám, quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên

  1. i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC HOÀNG VIỆT DŨNG ĐẶC ĐIỂM TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƢỜI CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TẠI PHÒNG KHÁM QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 60 72 01 40 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Trịnh Xuân Tráng THÁI NGUYÊN - NĂM 2013 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2013 Tác giả Hoàng Việt Dũng Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  3. iii Lời cảm ơn Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo sau Đại học, Bộ môn Nội Trường Đại Y - Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu, Bộ môn Y học Cổ truyền Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin cám ơn: Lãnh đạo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên đã cộng tác, giúp đỡ tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Với lòng biết ơn chân thành nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: PGS.TS Trịnh Xuân Tráng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tại nhà trường. Tôi xin cám ơn: Các thầy, cô giáo Bộ môn Nội, các bộ môn liên quan đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: Gia đình, bạn bè, các bạn đồng nghiệp cùng tập thể anh chị em học viên lớp cao học Nội K15 đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tác giả Hoàng Việt Dũng Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  4. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMI Chỉ số khối cơ thể (Body mass index) HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương HCCH Hội chứng chuyển hóa HDL-c High Density Lipoprotetin cholesterol HTL Hút thuốc lá ISH Hội tăng huyết áp Quốc tế (Associaton of Hypertension Internation) LDL-c Lipoprotein tỉ trọng thấp (Low Density Lipoprotein cholesterol) NMCT Nhồi máu cơ tim RLGMLĐ Rối loạn glucose máu lúc đói RLLP Rối loạn lipit TĐH Tăng đường huyết THA Tăng huyết áp TMCT Thiếu máu cơ tim VE Vòng eo VM Vòng mông WHO Tổ chức Y tế thế giới (Word Health Organization ) WHR Tỉ lệ vòng bụng/vòng mông (Waist-hip ratio) YTNC Yếu tố nguy cơ Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  5. v MỤC LỤC Trang Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu ......................................................................... 3 1.1. Tình hình bệnh tăng huyết áp ở trên thế giới và ở Việt Nam ................. 3 1.2. Hội chứng chuyển hóa .......................................................................... 16 1.3. Tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa............................................... 27 Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu .................................... 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 30 2.2. Thời gian và địa điểm............................................................................ 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 30 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 31 2.5. Một số tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu ............................... 33 2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu........................................................................36 2.7. Phương tiện nghiên cứu..........................................................................39 2.8. Xử lý số liệu...........................................................................................40 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu. .................................................................... 40 Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu ..................................................................... 41 3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người có hội chứng chuyển hoá trên tăng huyết áp tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên.......................... ....................................................... 41 3.2. Mối liên quan giữa huyết áp và một số đặc điểm của HCCH trên bệnh nhân có HCCH ................................................................................. 49 Chƣơng 4: Bàn luận ....................................................................................... 54 4.1. Một số đặc điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hoá tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên............. ....... ...554 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  6. vi 4.2. Mối liên quan giữa huyết áp và một số đặc điểm của HCCH trên bệnh nhân có HCCH................................................................................. 63 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ............................................................................... Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại huyết áp cho người trưởng thành ( 18 tuổi) theo JNC VI (Joint National Committee VI) ............................................. 3 Bảng 1.2. Định nghĩa và phân loại huyết áp theo WHO - ISH ......................... 4 Bảng 1.3. Phân dộ huyết áp ............................................................................... 4 Bảng 1.4. Chẩn đoán lâm sàng HCCH theo tiêu chuẩn NCEP-ATPIII .......... 18 Bảng 2.1. Phân độ huyết áp ............................................................................ 33 Bảng 2.2. Ngưỡng cắt BMI chẩn đoán thừa cân và béo phì ........................... 34 Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu ....................................... 41 Bảng 3.2. Tỉ lệ sử dụng rượu/bia và thuốc lá của đối tượng nghiên cứu ........ 42 Bảng 3.3. Đặc điểm sử dụng rượu bia ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và không THA ................................................................................. 43 Bảng 3.4. Đặc điểm hút thuốc lá ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và không THA ...................................................................................... 44 Bảng 3.5. Đặc điểm hoạt động thể lực ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và không THA .................................................................................. 44 Bảng 3.6. Đặc điểm THA và không THA ở bệnh nhân có HCCH phân bố theo giới ........................................................................................... 45 Bảng 3.7. Đặc điểm THA và không THA ở bệnh nhân có HCCH phân bố theo nhóm tuổi .................................................................................. 45 Bảng 3.8. Tỉ lệ tăng chỉ số BMI và WHR ở bệnh nhân THA và không THA có HCCH ................................................................................ 46 Bảng 3.9. Đặc điểm huyết áp ở bệnh nhân THA có hội chứng chuyển hóa .......................................................................................................... 46 Bảng 3.10. Biến đổi điện tim ở bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa có tăng huyết áp ................................................................................... 47 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  8. viii Bảng 3.11. Tỉ lệ xuất hiện các tiêu chuẩn của hội chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân mắc HCCH có THA ........................................... 47 Bảng 3.12. Tỉ lệ xuất hiện các tiêu chuẩn của HCCH ở bệnh nhân mắc tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa .......................................... 48 Bảng 3.13. Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa có tăng huyết áp ........................................................................ 48 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa chỉ số tăng vòng eo với tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa ................................................ 49 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa chỉ số tăng triglyceride với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa ................................................................................................... 49 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thấp HDL-C với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa ................. 50 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa chỉ số tăng glucose máu với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa ................................................................................................... 50 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa chỉ số tăng cholesterol với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa ................................................................................................... 51 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa chỉ số tăng LDL-C với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa ...... 51 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tổn thương não với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa ....... 52 Bảng 3.21. Tỉ lệ tổn thương thận ở nhóm bệnh nhân THA và không THA có HCCH .......................................................................................... 52 Bảng 3.22. Tỉ lệ tổn thương tim ở nhóm bệnh nhân THA và không THA có HCCH .......................................................................................... 53 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  9. ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu ........................................................... 31 Biểu đồ Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu ................................... 41 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu .............................. 42 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ mắc tăng huyết áp ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa 43 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là bệnh tim mạch phổ biến trong cộng đồng hiện nay. Bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim, suy tim, suy thận… Trên thế giới, ở các nước đang phát triển, tỉ lệ bệnh tăng huyết áp ở người lớn chiếm khoảng gần 30,0% dân số và có trên nửa dân số trên 50 tuổi có tăng huyết áp [58]. Ở Việt Nam, tỉ lệ THA vào năm 1982 là 11,7% [29], sau đó đã nhanh chóng tăng lên 27,2% vào năm 2008 [5]. Tăng huyết áp là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán của hội chứng chuyển hóa. Đây là một chuỗi các bất thường vể chuyển hoá bao gồm béo bụng, rối loạn chuyển hoá lipid máu, tăng huyết áp và rối loạn dung nạp glucose [48]. Hội chứng chuyển hóa là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong thế kỷ XXI, đây là tập hợp các yếu tố nguy cơ dẫn đến hai bệnh lý chính là bệnh tim mạch và đái tháo đường týp 2. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa gia tăng ngày càng mạnh mẽ khắp thế giới đặc biệt ở các nước đang phát triển, do sự phát triển về kinh tế và những thay đổi về lối sống [48]. Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa ở Mỹ vào năm 2002 là 21,8% [54]; tại Ý vào năm 2005 là 22,3% ở nam và 27,2% ở nữ đối với những người ≥ 20 tuổi [63]. Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa ở Ấn Độ năm 2004 là 31,6%; trong đó nam là 22,9% và nữ là 39,9% [49]. Tại Việt Nam, nghiên cứu ở những người ≥ 40 tuổi ở Hà Nam cho tỉ lệ người mắc hội chứng chuyển hóa là 28,3%; trong đó tỉ lệ nam là 31,7% và nữ là 19,8% [22]. Khảo sát về hội chứng chuyển hóa ở cán bộ tỉnh Bạc Liêu cho tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa rất cao với 55,8% [24]. Những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa có nguy cơ có bị biến chứng nhồi máu cơ tim và/hoặc tai biến mạch máu não cao gấp 3 lần; nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần so với người bình thường [78], [54]. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  11. 2 Tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa có mối quan hệ chặt chẽ. Sự kết hợp của cả hai bệnh làm tăng nguy cơ biến chứng và tử vong cao hơn cho bệnh nhân. Hơn một nửa (52,76%) bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa [28]. Bệnh nhân THA có HCCH sẽ gia tăng thêm các tổn thương ở các cơ quan đích như thận, não, tim. Nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn và cộng sự (2012) trên 341 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát cho kết quả: ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa có nguy cơ bị tổn thương não cao gấp 15,2 lần, tổn thương thận cao gấp 1,9 lần và tổn thương tim cao gấp 2,4 lần so với nhóm chỉ có tăng huyết áp đơn thuần [33]. Tuy nhiên hiện nay có rất ít nghiên cứu về đặc điểm tăng huyết áp ơ bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa. Phòng Khám, quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên là nơi khám, chữa bệnh, theo dõi và quản lý sức khỏe các cán bộ trung cao cấp trên địa bàn tỉnh. Họ là những người luôn phải làm việc trong tình trạng chịu đựng áp lực và cường độ lao động trí óc cao, dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động thể lực… từ đó nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá cao. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của những bệnh nhân bị tăng huyết áp có hội chứng chuyển hoá ở cán bộ diện bảo vệ sức khỏe, từ đó đưa ra những biện pháp quản lý, phòng và điều trị thích hợp nhằm làm giảm nguy cơ biến chứng của bệnh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm tăng huyết áp ở người có Hội chứng chuyển hoá tại Phòng khám, quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên” với 02 mục tiêu: 1. Xác định một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hoá tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên. 2. Mô tả mối liên quan giữa huyết áp và một số đặc điểm của hội chứng chuyển hoá. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  12. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Tình hình bệnh tăng huyết áp ở trên Thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp Theo Tổ chức y tế thế giới (Word Health Organization - WHO) và Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế (International Society of Hypertension - ISH) đã thống nhất đưa ra định nghĩa về tăng huyết áp (THA) như sau: “Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg” [4], [66]. 1.1.2. Phân loại tăng huyết áp Có nhiều cách phân loại THA như phân loại THA của WHO – ISH [79] hay cách phân loại của Liên ủy ban Quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA Hoa Kỳ (Joint National Committee – JNC) [66]. Nhiều tác giả theo trường phái Mỹ sử dụng phân loại theo JNC VI, vì nó đơn giản và có tính chất thực hành, cảnh báo nguy cơ các biến chứng THA nhiều hơn [66]. Bảng 1.1. Phân loại huyết áp cho người trưởng thành (≥ 18 tuổi) theo JNC VI (Joint National Committee VI ) Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HA tối ưu < 120 và < 80 HA bình thường < 130 và < 85 HA bình thường cao 130 – 139 hoặc 85 - 89 Tăng huyết áp THA giai đoạn I 140 – 159 và/hoặc 90 - 99 THA giai đoạn II 160 – 179 và/hoặc 100 - 109 THA giai đoạn III ≥180 và/hoặc ≥ 110 Nguồn: The Sixth report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure (1997)[66] Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  13. 4 Đến năm 1999, WHO-ISH đã đưa ra cách phân loại THA mới: Họ chọn từ “độ” thay cho từ “giai đoạn” vì từ “giai đoạn” chỉ sự tiến triển theo thời gian, do đó không phù hợp cho phân độ. Bảng 1.2. Định nghĩa và phân loại huyết áp theo WHO-ISH Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HA tối ưu < 120 < 80 HA bình thường < 130 < 85 HA bình thường cao 130 – 139 85 - 89 THA giới hạn 140 – 149 90 - 94 THA độ I (“mức độ nhẹ”) 150 – 159 90 - 99 THA độ II (“mức độ trung bình”) 160 – 179 100 - 109 THA độ III (“mức độ nặng”) ≥180 ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90 THA giới hạn 140 – 149 < 90 Nguồn: 1999 World Health Organization-International Society of Hypertension Guidelines for the Management of Hypertension [79] Hầu hết hiện nay người ta sử dụng cách phân loại của JNC VI (Uỷ ban phòng chống THA Hoa Kỳ) do tính chất thực tiễn và khả thi của nó. Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế Việt Nam (2010) [4] (ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010) thì THA được phân độ như sau: Bảng 1.3. Phân độ huyết áp Phân độ huyết áp HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HA tối ưu < 120 và < 80 HA bình thường 120-129 và/hoặc 80-84 Tiền THA 130 – 139 và/hoặc 85 - 89 THA độ I 140 – 159 và/hoặc 90 - 99 THA độ II 160 – 179 và/hoặc 100 - 109 THA độ III ≥ 180 và/hoặc ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90 Nguồn: Bộ Y tế - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (2010) [4] Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  14. 5 1.1.3. Nguyên nhân tăng huyết áp Nguyên nhân THA được chia làm 2 loại: THA nguyên phát và THA thứ phát 1.1.3.1. Tăng huyết áp nguyên phát Phần lớn THA không tìm thấy nguyên nhân hoặc chưa rõ nguyên nhân được gọi là THA nguyên phát hay bệnh THA. Tỉ lệ THA nguyên phát chiếm khoảng 90% THA nói chung [3]. 1.1.3.2. Tăng huyết áp thứ phát: là THA do hậu quả của các bệnh khác như: - THA do bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm thận mạn, thận đa nang… - THA do bệnh nội tiết: hội chứng cường aldosteron tiên phát, hội chứng Cushing, u tuỷ thượng thận, cường giáp, cường tuyến yên... - THA do các bệnh tim mạch: bệnh hẹp eo động mạch chủ, hở van động mạch chủ, bệnh vô mạch (Takayashu)... - THA do thuốc và hoá chất: các hormon chống thụ thai, cam thảo, corticoid, chất gây chán ăn, các thuốc cường alpha giao cảm... - THA do nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén, rối loạn thần kinh. - THA do bệnh chuyển hoá: Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh tăng acid uric máu (bệnh gute) [3], [35]. 1.1.4. Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp THA là bệnh phổ biến, bệnh do nhiều yếu tố nguy cơ (YTNC) gây nên, các YTNC được chia thành 2 nhóm chủ yếu là YTNC có thể thay đổi như BMI, hút thuốc lá... và nhóm YTNC không thể thay đổi như tuổi, tiền sử gia đình có người bị THA... 1.1.4.1. Tuổi THA tăng đần theo tuổi, đặc biệt ở nhóm tuổi có độ tuổi ≥ 60 [35], [42]. Kết quả nghiên cứu tại Hàn Quốc (2001) đã chứng minh THA có liên quan đến tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ THA càng cao [56]. Nghiên cứu tại Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  15. 6 Malaysia (2010) cho thấy độ tuổi tăng theo phân nhóm 10 năm thì nguy cơ mắc THA tăng 2.29 (95% CI: 1.53-3.43) lần giữa các nhóm tuổi [80]. 1.1.4.2. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh THA Tiền sử gia đình (bố, mẹ, anh chị em ruột có người bị THA trước tuổi 60) là YTNC gây THA [3], [35]. Trong nghiên cứu của tác giả Masahiko Tozawa và cộng sự (cs) (2001) cho thấy, sau khi hiệu chỉnh với các YTNC khác như: tuổi, giới, hút thuốc lá, uống rượu thì người có tiền sử gia đình có 1 người, 2 người, ≥ 3 người bị THA có nguy cơ mắc THA cao gấp 2,74 (95%CI: 2,43- 3,10); 4,62 (95%CI: 3,62-5,90) và 6,04 (95%CI: 3,51-10,04) lần so với người không có tiền sử gia đình bị THA [83]. 1.1.4.3. Đái tháo đường Bệnh ĐTĐ và bệnh THA có mối liên quan đặc biệt. THA là hậu quả của ĐTĐ hoặc có thể là YTNC gây ĐTĐ. Nghiên cứu ở Morocco (2012) cho thấy 70,4% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bị THA [46], hay theo nghiên cứu của tác giả Wayne V. Moore và cs (1998) thì có 78,0% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại bệnh viên tuyến trên (huyến huyện trở lên) có THA và 55% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại tuyến y tế cơ sở có THA [64]. 1.1.4.4. Rối loạn lipid máu RLLP máu làm tăng nguy cơ mắc THA và THA cũng có liên quan mật thiệt đến RLLP máu. Trong nghiên cứu có thời gian theo dõi dọc trung bình 14,1 năm của tác giả Ruben O. Halperin và cs (2006) cho thấy, trong tổng số 3110 nam giới, nhóm có total cholesterol (TC) và tỉ số TC/HDL-C (high density lipoprotein – cholesterol) cao trên 4/5 tổng giá trị có nguy cơ mắc THA cao hơn 23,0% và 54,0% so với nhóm có TC và của tỉ số TC/HDL-C chiếm 1/5 tổng giá trị. Nhóm có hàm lượng HDL-C máu cao trên 4/5 tổng giá trị giảm nguy cơ mắc THA 32,0% so với nhóm có hàm lượng HDL-C máu chiếm 1/5 tổng giá trị [52]. Nghiên cứu về RLLP máu ở bệnh nhân THA Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  16. 7 (2007) cho thấy tỉ lệ RLLP máu ở bệnh nhân THA là 68,49%; tăng TC chiếm 49,32%; tăng Triglyceride (TG) là 41,1%; thấp HDL-C là 9,59% và tăng (low density lipoprotein – cholesterol) LDL-C là 31,51% [18]. Tỉ lệ RLLP ở nhóm bệnh nhân THA kịch phát chiếm 97,8%; cao gấp 11,3 lần so với nhóm THA nguyên phát (có tỉ lệ RLLP là 79,6%) và cao gấp 22,0 lần so với nhóm bệnh nhân bệnh nhân khác (có độ tuổi tương tự) [25]. 1.1.4.5. Chỉ số khối cơ thể (Body mass index-BMI) Thừa cân và béo phì là YTNC cao của THA và được xác định bằng chỉ số khối cơ thể. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân THA ở người béo phì cao gấp 2 lần ở những người không bị béo phì [61]. Nghiên cứu về THA ở quần thể người trưởng thành ở thành phố Maracaibo (Venezuela) cho thấy người có BMI ≥ 25 bị THA chiếm tỉ lệ cao so với người có BMI < 25 (47,6% so với 24,2%, theo thứ tự). Nghiên cứu ở Hàn Quốc (2001) cũng chỉ ra rằng BMI và vòng eo (vòng bụng) (VE) liên quan có ý ngĩa thống kê với tỉ lệ THA ở cả nam và nữ [56]. Theo nghiên cứu của Lý Huy Khanh và cs (2011) thì người có BMI ≥ 23 kg/m2 có nguy cơ mắc THA cao gấp 4,7 lần so với người có BMI < 23 kg/m2 [14]. 1.1.4.6. Tỉ lệ vòng eo/vòng mông (Waist-hip ratio - WHR): WHR là giá trị của phép chia giữa số đo chu vi VE và số đo chu vi vòng mông (tại vị trí lớn nhất có thể của vòng mông). Bệnh nhân được gọi là béo phì khi WHR > 0,95 ở nam và WHR > 0,85 ở nữ và WHR có liên quan tới THA [90]. Trong một nghiên cứu tại Nigeria, tác giả Sanya đã chứng minh rằng BMI và WHR có mối liên quan tuyến tính với THA [77], theo tác giả Lý Huy Khanh thì béo phì theo WHR làm tăng nguy cơ THA 3,2 lần [14]. 1.1.4.7. Thói quen hút thuốc lá Trong thuốc lá có nicotin mà nicotin kích thích thần kinh giao cảm làm co mạch ngoại vi gây THA. Hút một điếu thuốc lá làm huyết áp tâm thu Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  17. 8 (HATT) có thể tăng lên 11 mmHg, huyết áp tâm trương (HATTr) tăng lên 9mmHg và tình trạng này có thể kéo dài 20 - 30 phút, hút nhiều có thể có những cơn THA kịch phát nguy hiểm [9]. Hút thuốc lá (HTL) làm xơ cứng động mạch và những trường hợp THA có hút thuốc gặp nhiều biến chứng nguy hiểm của THA so với THA không HTL [86], hay theo tác giả Âu Bích Thủy (2010) nghiên cứu ở đàn ông Việt Nam thì những nam giới hút thuốc từ 30 năm trở lên hoặc 20 gói/năm trở lên có nguy cơ bị THA cao gấp 1.52 lần và 1.34 lần (theo thứ tự) so với nhóm nam giới không bao giờ hút thuốc [82]. 1.1.4.8. Uống nhiều bia, rượu Rượu là một trong số những yếu tố thuận lợi gây THA [3]. Theo WHO thì “rượu làm THA và đó là YTNC của tai biến mạch não, thường thấy phối hợp với bệnh tim, loạn nhịp tim, tăng xuất huyết não”; hàng năm có khoảng 4% tử vong trên toàn thế giới có liên quan đến rượu [91]. Theo nghiên cứu của tác giả Chu Hồng Thắng và Dương Hồng Thái (2008) thì tỉ lệ THA ở nhóm uống rượu cao hơn 1,28 lần so với nhóm không uống rượu [26]. 1.1.4.9. Ăn mặn Muối ăn đóng vai trò quan trọng trong điều hoà thể tích ngoại bào và là yếu tố chính điều hoà huyết áp (HA). Giữa muối ăn và HA có mối quan hệ tiến triển và liên tục, không có ngưỡng rõ ràng [41]. Lượng muối ăn càng nhiều thì HA càng tăng: cứ tăng mỗi 100 mmol muối ăn hàng ngày thì HATT tăng 12 mm Hg và HATTr tăng 7 mm Hg [1]. Bệnh nhân THA nên giảm hàm lượng muối ăn xuống dưới 4g/ngày [53]. Nếu giảm hàm lượng muối ăn hàng ngày ở mức cao (3,3 ± 1,3g/ngày) xuống mức độ trung bình (2,4 ± 1,2g/ngày) sẽ làm giảm 2,1 mmHg HATT, còn nếu giảm hàm lượng muối ăn hàng ngày ở mức trung bình (2,4 ± 1,2g/ngày) xuống mức độ thấp (1,5 ± 0,8g/ngày) sẽ làm giảm 4,6 mmHg HATT [70]. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  18. 9 1.1.4.10. Lối sống tĩnh tại Thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại đối với hệ tim mạch; không vận động được coi là nguyên nhân của 5-13% các trường hợp THA hiện nay [72]. Trong nghiên cứu tổng quan về lợi ích của việc tập thể dục thể thao (2006), Darren E.R. Warburton và cs [88] đã cung cấp những bằng chứng không thể chối cãi về tác dụng của tập thể dục thể thao đối với việc phòng ngừa THA. Nghiên cứu tại Jakarta (Indonesia) cho thấy ở nhóm đối tượng có thói quen vận động giảm nguy cơ mắc THA thấp hơn 0,4 (95%CI: 0,16 – 0,97) lần so với nhóm ít vận động [76] 1.1.4.11. Có nhiều stress (căng thẳng, lo âu quá mức) Yếu tố tâm lý, tình trạng căng thẳng (stress) thường xuyên là một trong những yếu tố thuận lợi gây THA [2][3]. Căng thẳng thần kinh, stress làm tăng nhịp tim. Dưới tác dụng của các chất trung gian hóa học là Adrenalin, noradrenalin làm động mạch bị co thắt dẫn đến THA. 1.1.5. Tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp 1.1.5.1. Tổn thương tim Tổn thương tim có thể gặp gồm có các tổn thương cấp tính như: Phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp; ngoài ra THA sẽ gây các tổn thương mạn tính tại tim như: dày thất trái, suy mạch vành mạn, suy tim... [35]. Bệnh nhân bị THA, sức cản mạch máu tăng lên dẫn đến tim phải tăng hoạt động bù trừ, lâu dài dẫn đến dày thất trái, lưu lượng tim và lưu lượng tâm thu giảm, gây suy tim. Ngoài khám lâm sàng, X quang và điện tim sẽ thấy có biểu hiện này [3]. 1.1.5.2. Tổn thương mạch máu THA là yếu tố sinh vữa xơ động mạch [3]. THA làm tăng độ dày nội mạc động mạch cảnh và phát hiện mảng vữa xơ động mạch cảnh có giá trị cao trong dự báo nhồi máu cơ tim. Động mạch chủ vồng cao, nếu kết hợp vữa xơ Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  19. 10 động mạch có vôi hoá cung động mạch chủ; phình, giãn, bóc tách động mạch chủ, động mạch chậu và động mạch chi dưới. 1.1.5.3. Tổn thương thận THA làm tăng sức cản mạch thận, giảm lưu lượng máu tại thận, từ đó làm cho chức năng thận giảm [3]. THA gây ra nhiều tổn thương tại thận với các biểu hiện như: đái máu, đái ra protein, suy thận... [35]. Tổn thương thận ở người THA có biểu hiện là nồng độ creatinin tăng hoặc độ thanh thải creatinin giảm, có albumin niệu vi thể hoặc đại thể. Tăng creatinin phản ánh giảm mức lọc cầu thận, tăng đào thải protein niệu phản ánh thương tổn cầu thận. 1.1.5.4. Tổn thương mắt THA gây tổn thương mắt theo các mức độ khác nhau [3], các dấu hiệu tổn thương hay gặp ở các bệnh nhân ≥ 40 tuổi [89]. Ở người THA, khám đáy mắt đánh giá tổn thương mắt là dấu hiệu quan trọng để tiên lượng bệnh. Trong nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Anh Tú, Lê Minh Tuấn (2009) thì tỉ lệ bệnh nhân THA có tổn thương võng mạc với các triệu chứng: bắt chéo động – tĩnh mạch chiếm 38,28%, hẹp tiểu động mạch toàn bộ 89,84%; hẹp tiểu động mạch khu trú 13,28%; xuất huyết võng mạc 22,66%; xuất tiết 19,53%, nốt dạng bông 14,66% và phù gai là 8,6% [31]. 1.1.5.5. Tổn thương não THA là YTNC cao dẫn đến các tổn thương não, trong đó tai biến mạch máu não (TBMMN) là biến chứng hay gặp nhất [3]. Các triệu chứng của tổn thương não do THA bao gồm: - Thiếu máu não: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ... - Rối loạn tâm thần do THA, sa sút trí tuệ, động kinh... - Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua: bệnh nhân bị tổn thương thần kinh khu trú (ví dụ: bại liệt nửa mặt, rối loạn ngôn ngữ, liệt trung ương dây thần kinh VII, mù...) nhưng phục hồi hoàn toàn trong 24 giờ. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  20. 11 - Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của động mạch não mà gây những triệu chứng lâm sàng khác nhau như: liệt trung ương 1/2 người, liệt trung ương dây thần kinh VII, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ vòng, thất điều... 1.1.6. Điều trị tăng tăng huyết áp 1.1.6.1. Nguyên tắc điều trị - Điều trị đúng, đủ hàng ngày, theo dõi đều và điều trị lâu dài. - Mục tiêu điều trị là đạt HA mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch. - HA mục tiêu cần đạt là HA < 140/90mmHg hoặc < 130/80mmHg nếu bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao [3], [4], [35]. Do đó phải giải quyết 3 vấn đề là [3]: Điều trị nguyên nhân THA (nếu có); Điều trị triệu chứng THA và Điều trị biến chứng của THA (nếu có) 1.1.6.2. Điều trị không dùng thuốc bằng cách điều chỉnh lối sống - Giảm cân nặng: duy trì chỉ số BMI từ 18,5 - 22,9. - Hạn chế uống rượu: Mỗi ngày uống ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). Một cốc chuẩn tương đương 10g ethanol, tương đương 330 ml bia hoặc 120 ml rượu vang hoặc 30 ml rượu mạnh [4]. - Hoạt động thể lực: HA có thể giảm ở những người hoạt động thể lực mức độ thích hợp như tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày [4]. - Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý: Mỗi ngày ăn không quá 4g muối [53] ngoài ra cần ăn đủ lượng kali, canxi và magiê. Hạn chế ăn chất có nhiều cholesterol, chất mỡ động vật, ăn đủ lượng rau, quả …. - Không hút thuốc lá/thuốc lào. - Tránh lo âu căng thẳng (stress), tránh lạnh [3], [4], [35]. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0