intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn

Chia sẻ: Tiêu Kính Đằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

31
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được thực hiện với mục tiêu nhằm: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn. Đánh giá kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC TRẦN THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỢT BÙNG PHÁT BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC TRẦN THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỢT BÙNG PHÁT BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẮC KẠN Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 62 72 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hƣớng dẫn khoa học: TS Hoàng Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các tổ chức, cá nhân, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn: - Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau đại học, Phòng NCKH - QHQT, Bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. - Ban chấp hành Đảng uỷ, Ban Giám đốc, các phòng ban chức năng, Khoa Khám bệnh, Khoa Cấp Cứu, Khoa Nội, Khoa Thăm dò chức năng, Khoa Xét nghiệm Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo các bộ môn Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập từ khi còn là sinh viên đại học và học viên sau đại học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tiến sĩ Hoàng Hà chủ nhiệm Bộ môn Lao Trường ĐHYD Thái Nguyên - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn: PGS.TS Nguyễn Văn Tư, PGS.TS Trịnh Xuân Tráng, TS Nguyễn Trọng Hiếu, TS Nguyễn Tiến Dũng đã đóng góp những ý kiến quý báu để luận văn được hoàn chỉnh. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 1 tháng 11 năm 2011 Tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. Trần Thị Hằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn chính xác và trung thực. Tác giả Trần Thị Hằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATS : American Thoracic Society - Hội lồng ngực Hoa Kỳ BPTNMT : Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính CAT : Chronic Obstructive Pulmonary Disease Assessment Test - Bộ câu hỏi đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính CLCS - SK : Chất lƣợng cuộc sống - sức khỏe CNHH : Chức năng hô hấp ĐBP : Đợt bùng phát ERS : European Respiratory Society - Hội Hô hấp Châu Âu FEV1 : Forced expiratory volume in one second - Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên FEVl/FVC : Chỉ số Gaensler FEVl/VC : Chỉ số Tiffeneau FVC : Forced Vital Capacity - Dung tích sống thở mạnh GOLD : Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease - Chƣơng trình toàn cầu về quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trƣơng NHLBI : National Heart, Lung and Blood Institude - Viện huyết học tim phổi Hoa Kỳ RLTK : Rối loạn thông khí RLTKHH : Rối loạn thông khí hỗn hợp RLTKTN : Rối loạn thông khí tắc nghẽn SLT : Số lý thuyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. VC : Vital Capacity - Dung tích sống WHO : World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN........................................................................................... 3 1.1. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ........................................ 3 1.1.1. Định nghĩa về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ................................. 3 1.1.2. Dịch tễ học Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ..................................... 4 1.1.3. Yếu tố nguy cơ............................................................................... 5 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh............................................................................ 7 1.1.5. Sinh lý bệnh ................................................................................. 10 1.2.1. Triệu chứng toàn thân .................................................................. 11 1.2.2. Triệu chứng cơ năng .................................................................... 11 1.2.3. Triệu chứng thực thể .................................................................... 12 1.2.4. Các thể lâm sàng .......................................................................... 12 1.2.5. Phân loại giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính........................ 13 1.2.6. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ..................................... 14 1.3. Đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ..................................... 15 1.3.1. Định nghĩa đợt bùng phát ............................................................. 15 1.3.2. Nguyên nhân đợt bùng phát của BPTNMT .................................. 15 1.3.3. Triệu chứng lâm sàng của đợt bùng phát ...................................... 16 1.3.4. Triệu chứng cận lâm sàng của đợt bùng phát ............................... 17 1.4. Điều trị đợt bùng phát BPTNMT ........................................................ 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 1.4.1. Nguyên tắc điều trị đợt bùng phát BPTNMT ............................... 20 1.4.2. Điều trị cụ thể .............................................................................. 20 1.5. Đánh giá chất lƣợng cuộc sống – sức khỏe bằng thang điểm CAT ..... 24 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 26 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 26 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.......................................................... 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................... 27 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................... 27 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 27 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 27 2.3.2. Cỡ mẫu ........................................................................................ 27 2.3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu ................................................................ 27 2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 27 2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................. 30 2.5. Phƣơng tiện nghiên cứu...................................................................... 34 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 34 2.7. Xử lý số liệu ....................................................................................... 35 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................... 37 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu ........................................ 37 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đợt bùng phát BPTNMT ......... 39 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng ....................................................................... 39 3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................ 44 3.3. Đánh giá kết quả điều trị đợt bùng phát BPTNMT ............................. 47 3.3.1. Thay đổi các triệu chứng lâm sàng sau điều trị............................. 47 3.3.2. Thay đổi các triệu chứng cận lâm sàng sau điều trị ...................... 49 3.3.3. Kết quả điều trị và ngày điều trị trung bình .................................. 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 3.3.4. Đánh giá CLCS – SK bệnh nhân bằng thang điểm CAT .............. 52 Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 54 4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ......................................... 54 4.1.1. Tuổi và giới tính .......................................................................... 54 4.1.2. Tiền sử bệnh ................................................................................ 55 4.1.3. Số đợt bùng phát trong năm của bệnh nhân nghiên cứu ............... 56 4.1.4. Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu ............................ 56 4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ĐBP BPTNMT ...... 57 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng ....................................................................... 57 4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................ 62 4.3. Đánh giá kết quả điều trị đợt bùng phát BPTNMT ............................. 64 4.3.1. Kết quả thay đổi triệu chứng lâm sàng sau điều trị ....................... 64 4.3.2. Kết quả thay đổi triệu chứng cận lâm sàng sau điều trị ................ 66 4.3.3. Kết quả điều trị và ngày điều trị trung bình .................................. 68 4.3.4. Đánh giá CLCS - SK của bệnh nhân bằng thang điểm CAT ........ 68 KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 74 PHỤ LỤC.................................................................................................................. 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Phƣơng trình hồi quy các chỉ số thông khí phổi ở ngƣời Việt .................. 28 Bảng 2.2. Tiêu chuẩn phân loại giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2009 ................... 29 Bảng 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính ....................... 37 Bảng 3.2. Đặc điểm tiền sử của bệnh nhân nghiên cứu ............................................. 38 Bảng 3.3. Số đợt bùng phát của bệnh nhân nghiên cứu/ năm .................................... 38 Bảng 3.4. Đặc điểm về triệu chứng toàn thân ............................................................ 39 Bảng 3.5. Đặc điểm về triệu chứng cơ năng .............................................................. 40 Bảng 3.6. Đặc điểm về triệu chứng thực thể.............................................................. 40 Bảng 3.7. Giá trị trung bình tần số thở, mạch và HA ở hai thể RLTK....................... 42 Bảng 3.8. Tần xuất các lý do vào viện của bệnh nhân nghiên cứu............................ 42 Bảng 3.9. Đặc điểm về giai đoạn bệnh của bệnh nhân nghiên cứu............................ 42 Bảng 3.10. Đặc điểm mức độ bệnh theo phân loại của Athonisen............................. 43 Biểu đồ 3.3. Phân loại các thể rối loạn chức năng thông khí...................................... 43 Bảng 3.11. Phân loại giai đoạn bệnh theo thể rối loạn thông khí ............................... 44 Bảng 3.12. Đặc điểm công thức máu ở bệnh nhân nghiên cứu.................................. 44 Bảng 3.13. Đặc điểm hình ảnh tổn thƣơng trên phim Xquang phổi .......................... 46 Bảng 3.14. Giá trị trung bình các chỉ số thông khí phổi của bệnh nhân ..................... 46 Bảng 3.15. Thay đổi các triệu chứng toàn thân sau điều trị ....................................... 47 Bảng 3.16. Thay đổi các triệu chứng cơ năng sau điều trị ......................................... 47 Bảng 3.17. Thay đổi các triệu chứng thực thể sau điều trị ......................................... 48 Bảng 3.18. Thay đổi tần số mạch, nhịp thở và huyết áp sau điều trị .......................... 48 Bảng 3.19. Đặc điểm công thức máu sau điều trị ...................................................... 49 Bảng 3.20. Thay đổi hình ảnh tổn thƣơng trên phim Xquang phổi sau điều trị ......... 49 Bảng 3.21. Thay đổi giá trị glucose máu, kali máu, SPO2 sau điều trị ....................... 50 Bảng 3.22. Kết quả điều trị và ngày điều trị trung bình ............................................. 50 Bảng 3.23. Điểm trung bình các tiêu chí theo thang điểm CAT ................................ 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. Bảng 3.24. Tổng điểm trung bình trƣớc và sau điều trị theo thang điểm CAT ......... 52 DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ Trang Hình 1.2. Cơ chế bệnh sinh BPTNMT ........................................................................ 7 Hình 2.1. Máy đo chức năng hô hấp.......................................................................... 33 Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo giới ......................................................... 37 Biểu đồ 3.2. Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân ....................................................... 39 Biểu đồ 3.3. Phân loại các thể rối loạn chức năng thông khí...................................... 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh phổi đƣợc các nhà hô hấp quan tâm hàng đầu trong 10 năm gần đây. Bệnh ngày càng gia tăng và có tỷ lệ vong cao. Đây là một bệnh hô hấp diễn biến mạn tính và cấp tính gây ảnh hƣởng trầm trọng tới sức khỏe và chất lƣợng cuộc sống con ngƣời, làm tăng gánh nặng hệ thống chăm sóc sức khỏe của toàn xã hội. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 1990 tỷ lệ mắc BPTNMT chiếm 9,34/1000 dân ở nam giới và 7,33/1000 dân ở nữ giới. Dự tính số ngƣời chịu ảnh hƣởng của BPTNMT sẽ tăng lên gấp 3 - 4 lần trong thập niên này và tính đến năm 2020 BPTNMT sẽ đứng hàng thứ 5 trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu và đến năm 2025 căn bệnh này sẽ chiếm vị trí thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong nói chung [49], [50]. Ở Việt Nam, nghiên cứu tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai (1996 - 2000) số bệnh nhân đƣợc chẩn đoán BPTNMT chiếm 25,2% đứng đầu bệnh lý về phổi, nguyên nhân chủ yếu do hút thuốc lá và ô nhiễm môi trƣờng. BPTNMT là bệnh tiến triển dần dần và không hồi phục, xen kẽ giữa những giai đoạn ổn định là các đợt bùng phát có thể đe dọa tính mạng ngƣời bệnh. Các đợt bùng phát (ĐBP) là nguyên nhân chính làm bệnh nhân phải nhập viện và cũng là nguyên nhân gây tử vong, tăng chi phí điều trị cho ngƣời bệnh. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trung bình mỗi năm bệnh nhân BPTNMT có từ 1 - 3 ĐBP. Do vậy dự phòng và điều trị ĐBP một cách tích cực và đúng sẽ làm giảm đáng kể sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng, giảm số lần nhập viện cũng nhƣ chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân BPTNMT.. Tại Bắc Kạn trong những năm gần đây BPTNMT có xu hƣớng ngày càng tăng do đó việc quản lý, điều trị BPTNMT khi có ĐBP là chủ yếu và vô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 2 cùng cần thiết. Với mong muốn nâng cao chất lƣợng trong công tác điều trị, từng bƣớc kiểm soát có hiệu quả ĐBP của BPTNMT nhằm cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời bệnh, giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân BPTNMT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đợt bùng phát BPTNMT tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn; 2. Đánh giá kết quả điều trị đợt bùng phát BPTNMT tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1.1.1. Định nghĩa về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Năm 1964, danh từ BPTNMT đƣợc sử dụng ở Mỹ để mô tả sự tắc nghẽn lƣu lƣợng khí thở dần dần và không hồi phục [18]. Năm 1992, Hội nghị lần thứ 10 của Tổ chức y tế thế giới đã thống nhất sử dụng cụm từ: BPTNMT trong chẩn đoán và thống kê bệnh tật, năm 1995 đƣợc sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới [19]. Năm 1995, thuật ngữ này đƣợc sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và có nhiều quan niệm, định nghĩa đƣợc ra đời. Theo công ƣớc của Hội hô hấp Châu Âu (ERS - European Respiratory Society) năm 1995: BPTNMT đƣợc định nghĩa là một tình trạng bệnh lý có đặc điểm là hạn chế lƣu lƣợng khí thở ra mạn tính, tiến triển từ từ và không hồi phục do bệnh lý đƣờng thở và khí thũng phổi gây ra [36]. Theo Hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS - American Thoracic Society) năm 1995, định nghĩa BPTNMT là tình trạng đƣợc đặc trƣng bởi sự tắc nghẽn lƣu lƣợng khí thở thƣờng xuyên, tiến triển, không hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần, thƣờng có tăng tính phản ứng đƣờng thở do viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng gây ra [25]. Từ năm 2000, Viện huyết học tim phổi Hoa Kỳ (NHLBI) phối hợp với Tổ chức y tế thế giới đƣa ra chiến lƣợc toàn cầu về phát hiện, xử trí và dự phòng BPTNMT gọi tắt là GOLD (Global Intiative of Chronic Obstructive Lung Disease – 2001 đến 2006). GOLD 2006 định nghĩa BPTNMT là một bệnh có thể phòng và điều trị đƣợc với một số hậu quả ngoài phổi có thể góp phần vào tình trạng nặng của bệnh. Biểu hiện ở phổi của bệnh đƣợc đặc trƣng bởi tình trạng giảm lƣu lƣợng khí thở hồi phục không hoàn toàn. Tình trạng giảm lƣu lƣợng khí thở thƣờng tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 4 viêm bất thƣờng ở phổi do bụi hoặc khí độc hại [42]. 1.1.2. Dịch tễ học Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gia tăng cùng thói quen hút thuốc lá và theo tuổi. Ở Pháp có khoảng 40.000 ngƣời bị suy hô hấp cần phải điều trị bằng oxy tại nhà. Tỷ lệ lƣu hành BPTNMT cao nhất ở những nƣớc có nhiều ngƣời hút thuốc lá. Theo Tzanakis N. (2004) nghiên cứu trên 888 đối tƣợng trên 35 tuổi thấy tỷ lệ lƣu hành của BPTNMT ở Hy Lạp là 8,4% trong đó tỷ lệ mắc ở nam là 11,6% và ở nữ là 4,8% [61]. Ƣớc tính BPTNMT cho mọi lứa tuổi trên toàn cầu khoảng 9,34/1000 dân ở nam và 7,33/1000 dân ở nữ. Ở Châu Âu có khoảng 1,5 đến 3 triệu ngƣời mắc bệnh [53]. Theo nghiên cứu tại 12 nƣớc khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng thấy tỷ lệ mắc thấp nhất ở Hồng Kông và Singapore chiếm 3,5%, cao nhất ở Việt Nam chiếm tỷ lệ 6,7% [32], [42]. Theo Ran P.X. (2005), tỷ lệ mắc BPTNMT ở Trung Quốc là 8,2% trong đó tỷ lệ mắc ở nam là 12,4% và nữ là 5,1% [56]. Nghiên cứu dịch tễ học ở Trung Quốc và Hồng Kông cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT ở những đối tƣợng hút thuốc lá ở Trung Quốc là 14% và Hồng Kông là 17% [62]. Theo thống kê mới của Tổ chức y tế thế giới năm 2007 có tới 210 triệu ngƣời mắc BPTNMT trên toàn thế giới [40]. Theo nghiên cứu của Ngô Quý Châu (2006) nghiên cứu trên 2583 đối tƣợng tại Hà Nội thấy tỷ lệ mắc chung cho cả hai giới là 2,0%, trong đó tỷ lệ mắc ở nam là 3,4% và nữ là 0,7% [4]. Nghiên cứu của Phan Thu Phƣơng (2006) tại huyện Lạng Giang – Bắc Giang thấy tỷ lệ mắc BPTNMT là 3,85% trong đó nam là 6,92% và nữ là 1,42% [16]. Tại Hội thảo hƣởng ứng ngày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 5 phòng chống BPTNMT toàn cầu (1/12/2008) đã công bố BPTNMT đang có xu hƣớng gia tăng ở Việt Nam với tỷ lệ mắc bệnh là 5,2%. 1.1.3. Yếu tố nguy cơ Việc nhận biết các yếu tố nguy cơ của BPTNMT giúp chúng ta phòng, phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm, giảm chi phí cho ngƣời bệnh, gia đình và xã hội. Yếu tố nguy cơ của BPTNMT bao gồm yếu tố ngoại lai và nội lai. Bệnh xuất hiện do sự tƣơng tác của 2 yếu tố này. * Yếu tố ngoại lai: Khói thuốc lá: là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây BPTNMT. Có khoảng 80 - 90% các trƣờng hợp BPTNMT có liên quan đến khói thuốc lá. Những ngƣời hút thuốc lá có tỷ lệ các triệu chứng hô hấp và chức năng phổi bất thƣờng cao hơn ngƣời không hút thuốc lá. Tốc độ giảm FEV 1 theo tuổi và tỷ lệ tử vong do BPTNMT cao hơn những không ngƣời hút thuốc lá. Theo GOLD có 15 - 20% những ngƣời hút thuốc lá có triệu chứng lâm sàng của BPTNMT. Bình thƣờng, FEV1 giảm khoảng 20 - 30 ml/năm ở những ngƣời không hút thuốc lá từ tuổi ba mƣơi, còn ở những ngƣời hút thuốc là FEV1 giảm khoảng 50 – 90 ml/năm. Nếu những ngƣời này ngừng hút sự suy giảm chức năng hô hấp chậm lại nhƣng vẫn không thể trở lại nhƣ ngƣời bình thƣờng. Những ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá do ngƣời khác hút gọi là thuốc lá “thụ động” cũng dễ bị tăng phản ứng đƣờng dẫn khí. Trẻ em tiếp xúc thƣờng xuyên với khói thuốc lá bị suy giảm chức năng hô hấp và không phát triển tối đa khi trƣởng thành [34]. Bụi nghề nghiệp và hoá chất độc hại: tiếp xúc với bụi nghề nghiệp nhƣ bụi than, silic … Hoá chất độc hại, hơi khí độc cũng có thể gây BPTNMT [34], [35], [50]. Sự tiếp xúc này có thể gây ra BPTNMT độc lập với khói Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 6 thuốc, nguy cơ càng cao nếu hút thuốc lá kèm theo. Ô nhiễm không khí: ô nhiễm không khí với khói các nhà máy, khói động cơ giao thông, khói bếp củi… cũng là yếu tố nguy cơ gây BPTNM [50]. Nhiễm trùng: có một số bằng chứng cho thấy sự liên quan giữa nhiễm trùng hô hấp nặng lúc nhỏ với sự gia tăng các triệu chứng hô hấp và suy giảm chức năng phổi khi trƣởng thành. Nhiễm trùng đƣờng hô hấp của trẻ em < 8 tuổi gây tổn thƣơng lớp tế bào tiểu mô đƣờng hô hấp và các tế bào lông chuyển, làm giảm khả năng chống đỡ của phổi. Nhiễm vi rút, nhất là vi rút hợp bào hô hấp có khả năng làm tăng tính phản ứng phế quản. Sự cƣ trú của các vi khuẩn ở đƣờng hô hấp có vai trò quan trọng trong phản ứng viêm và trong các đợt cấp [50]. Tình trạng kinh tế xã hội: điều kiện kinh tế xã hội thấp kém, nhà ở chật trội, không khí kém lƣu thông cũng là yếu tố nguy cơ gây BPTNMT [34]. * Yếu tố nội lai: - Do thiếu 1 - Antitrypsin: là một protein đƣợc sản xuất ở gan, có chức năng bảo vệ các hoạt động của phổi thông qua bảo vệ elastin. Tình trạng thiếu 1 - Antitripsin thƣờng khởi phát bệnh vào khoảng 40 - 50 tuổi ở ngƣời không hút thuốc lá và sớm hơn 10 năm ở những ngƣời hút thuốc lá. Đây là bệnh di truyền gặp ở tất cả các sắc tộc. Tuy nhiên hay gặp nhất ở ngƣời Châu Âu da trắng. Là yếu tố nguy cơ liên quan đến khoảng 1 - 5% những ngƣời mắc BPTNMT ở Hoa Kỳ [34]. Chẩn đoán bằng đo nồng độ 1 - Anitypsin trong huyết thanh (hiện nay Việt Nam chƣa làm đƣợc). - Tăng tính phản ứng phế quản - Trẻ đẻ non Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 7 - Thiếu hụt  globubin miễn dịch dẫn đến nhiễm khuẩn phế quản và làm tăng nguy cơ mắc BPTNMT. - Hội chứng trào ngƣợc thực quản dạ dày 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh Cơ chế bệnh sinh của BPTNMT rất phức tạp, tồn tại nhiều giả thuyết. Khói thuốc Các yếu tố vật chủ và cơ chế khuyếch đại Tình trạng viêm Anti proteinases Các chất chống nhu mô phổi ô xy hoá Stress oxy hoá Proteinases Bệnh lý COPD Hình 1.2. Cơ chế bệnh sinh BPTNMT 1.1.4.1. Cơ chế viêm đường thở * Các tế bào tham gia vào quá trình viêm: - Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil - N): tiết ra một số protease gây phá hủy nhu mô phổi dẫn đến khí phế thũng và tăng tiết nhầy mạn tính. - Đại thực bào: giải phóng ra các chất trung gian hóa học làm tăng quá trình ứng động tế bào bạch cầu đa nhân trung tính vào đƣờng thở. - Tế bào Lympho T, đặc biệt là TCD8 giải phóng ra các cytokin, yếu tố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 8 hoại tử u gây phá hủy phế nang, tăng quá trình viêm và hóa ứng động các tế bào khác từ máu vào đƣờng thở. - Bạch cầu ái toan (Eosinophil - E): các chất trung gian hóa học của tế bào bạch cầu ái toan gây tổn thƣơng biểu mô phế quản. Tất cả các tế bào này đều tăng lên trong BPTNMT, đặc biệt trong đợt bùng phát [29], [40]. * Các chất trung gian hóa học viêm trong BPTNMT [28],[40]: - Leucotrien B4 (LTB4): gây co thắt phế quản, tăng tính thấm thành mạch, tăng tính phản ứng phế quản và chiêu mộ các tế bào viêm vào đƣờng thở. - Interleukin 8 (IL - 8): là hoạt hóa tế bào bạch cầu đa nhân trung tính và điều hòa quá trình viêm mạn tính đƣờng thở. - Yếu tố sao chép (Transcription factor) điều hòa trình diện các gen gây viêm, đây là yếu tố quan trọng trong bệnh sinh của BPTNMT. - Yếu tố hoại tử u α (TNF - α): làm tăng tính phản ứng phế quản, tăng hóa ứng động tế bào bạch cầu đa nhân trung tính và có vai trò chủ yếu trong giai đoạn đầu của quá trình viêm mạn tính trong BPTNMT. - Các chất hóa ứng động: IL - 8, β -Thromboglobulin… 1.1.4.2. Cơ chế mất cân bằng Protease và kháng Protease Ở ngƣời bình thƣờng, hai hệ thống phân giải protein và chống phân giải protein là cân bằng nhau. Khi mất cân bằng giữa protease và kháng protease dẫn tới hậu quả làm tăng hoạt tính elastase gây phá hủy thành phế nang. Hệ thống bảo vệ elastin gồm α1 - Antitrypsin (α1 Pi), α2 - Macroglobolin, elfin, cystatin - C. Các gốc oxy hóa tự do sinh ra trong quá trình viêm ở BPTNMT gây tổn thƣơng và làm giảm khả năng bảo vệ nhu mô phổi của α1Pi. Hệ thống tấn công elastin là elastase đƣợc giải phóng từ bạch cầu đa nhân, đại thực bào có tác dụng giáng hóa elastin và collagen tổ chức. Khói thuốc lá làm tăng số lƣợng tế bào đa nhân trung tính ở phổi và tuần hoàn do Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2