intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi Aedes Aegypti và mối liên quan đến sốt dengue/sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Đắk Lắk (2004-2008)

Chia sẻ: Trang Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

697
lượt xem
114
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu đề tài: mô tả một số đặc điểm sinh thái của muỗi Aedes aegypti tại tỉnh Đắk Lắk, xác định mối liên quan của các chỉ số muỗi với sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Đắk Lắk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi Aedes Aegypti và mối liên quan đến sốt dengue/sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Đắk Lắk (2004-2008)

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN -------------- ĐOÀN THỊ MỸ HƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA MUỖI AEDES AEGYPTI VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN SỐT DENGUE/ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI TỈNH ĐẮC LẮC, (2004 - 2008) LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC BUÔN MA THUỘT – 2009
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN -------------- ĐOÀN THỊ MỸ HƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA MUỖI AEDES AEGYPTI VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN SỐT DENGUE/ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI TỈNH ĐẮC LẮC, (2004 - 2008) Chuyên ngành : Ký sinh trùng - Côn trùng Mã số : 607265 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN BÌNH GS TS. ĐẶNG TUẤN ĐẠT BUÔN MA THUỘT - 2009
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, ñược các ñồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng ñược công bố trong bất kỳ một công trình nào
  4. 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành ñề tài này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến: - Ban Giám hiệu, phòng Sau ñại học, bộ môn Ký sinh trùng Côn trùng, Trường Đại học Tây Nguyên và các thầy cô giáo ñã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong qua trình học tập, nghiên cứu. - Ban Giám ñốc Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Phòng Kế hoạch tổng hợp và Quản lý Khoa học, Khoa Côn trùng- Kiểm dịch ñã tạo ñiều kiện, giúp ñỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. - Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đắc Lắc ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian ñiều tra, thu thập số liệu. - Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến TS Nguyễn Văn Bình, GS TS Đặng Tuấn Đạt, TS Phạm Văn Hậu ñã tận tình trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn. - Kính tặng những người thân trong gia ñình, ñồng nghiệp và bạn bè ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Buôn Ma Thuột, tháng 9 năm 2009 Đoàn Thị Mỹ Hương
  5. 5 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Lịch sử bệnh và ñặc ñiểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh 3 sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue 1.1.1. Vài nét về lịch sử bệnh 3 1.1.2. Đặc ñiểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh sốt 4 dengue/ sốt xuất huyết dengue 1.2. Tình hình Sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue và mối liên 7 quan với các chỉ số muỗi Ae. aegypti 1.2.1. Tình hình sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue trên thế 7 giới và trong nước 1.2.2. Đặc ñiểm về vi rút gây bệnh và vật chủ 11 1.2.3. Mối liên quan của các chỉ số muỗi và bọ gậy Aedes 12 aegypti với Sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu 17 2.2. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 17 2.3. Thiết kế nghiên cứu 18 2.4. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu 18 2.4.1. Phương tiện, vật liệu, kỹ thuật ñiều tra muỗi và bọ 18 gậy Ae. aegypti . 2.4.2. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu bệnh nhân 20 2.4.3. Phương tiện và vật liệu phân lập vi rút Dengue 21 2.4.4. Phương tiện nghiên cứu các yếu tố khí hậu 21 2.5. Phương pháp xử lý số liệu 21 2.6. Giới hạn của nghiên cứu 23
  6. 6 Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đặc ñiểm sinh thái của muỗi Aedes aegypti tại Đắc Lắc, 24 (2004-2008). 3.1.1. Phân bố muỗi và bọ gậy Ae. aegypti, theo không gian 24 và thời gian 3.1.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti 34 với yếu tố khí hậu 3.2. Mối liên quan của sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue 45 các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti 3.2.1. Tình hình sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue 45 tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008) 3.2.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti 47 với số mắc Sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue Chương 4 - BÀN LUẬN 50 4.1. Đặc ñiểm sinh thái của muỗi, bọ gậy Ae. aegypti tại tỉnh 50 Đắc Lắc (2004-2008). 4.1.1. Phân bố muỗi và bọ gậy Ae. aegypti theo không gian 50 và thời gian 4.1.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti 54 với yếu tố khí hậu 4.2. Mối liên quan của sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue với 58 các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti 4.2.1. Tình hình sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue 58 tại tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008) 4.2.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti 59 với Sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue KẾT LUẬN 62 KIẾN NGHỊ 64
  7. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Tình hình SXH toàn cầu, (1956-1995) 7 1.2. Số liệu mắc chết do SD/SXHD trên toàn cầu, (1999-2001) 8 1.3. Số mắc và chết do SD/SXHD ở Đông Nam Á, (1990-1997) 8 1.4. Số mắc và chết SD/SXHD/100.000 dân ở Việt Nam, 9 (1998 – 2004) 1.5. Số mắc và chết do SD/SXHD tại các tỉnh Tây Nguyên, 10 (1998-2003) 3.1. Chỉ số mật ñộ muỗi (con/nhà) tại các ñiểm ñiều tra, (2004-2008) 24 3.2. Chỉ số nhà có muỗi (%) tại các ñiểm ñiều tra, (2004-2008) 25 3.3. Chỉ số nhà có bọ gậy (%) tại các ñiểm ñiều tra, (2004-2008) 26 3.4. Chỉ số dụng cụ có bọ gậy (%) tại các ñiểm ñiều tra, (2004 -2008) 27 3.5. Chỉ số Breteau tại các ñiểm ñiều tra theo năm, (2004-2008) 28 3.6. Diễn biến các chỉ số muỗi, bọ gậy và các yếu tố khí hậu 34 theo tháng tại tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008) 3.7. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số mật ñộ muỗi, 35 phân tích ñơn biến 3.8. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số mật ñộ muỗi, 36 phân tích ña biến 3.9. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có muỗi, 37 phân tích ñơn biến 3.10. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có muỗi, 38 phân tích ña biến 3.11. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có bọ gậy, 39
  8. 8 phân tích ñơn biến 3.12. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có bọ gậy, 40 phân tích ña biến 3.13. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số dụng cụ 41 có bọ gậy, phân tích ñơn biến 3.14. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số dụng cụ 42 có bọ gậy, phân tích ña biến 3.15. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số Breteau, 43 phân tích ñơn biến 3.16. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số Breteau, 44 phân tích ña biến 3.17. Phân bố số mắc SD/SXHD theo năm, (2004-2008) 45 3.18. Kết quả phân lập vi rút Dengue theo năm tại tỉnh Đắc Lắc, 46 (2004-2008) 3.19. Diễn biến số mắc SD/SXHD, chỉ số muỗi Ae. aegypti 47 theo tháng tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008) 3.20. Tỷ số nguy cơ của chỉ số muỗi với số mắc SD/SXHD 47 3.21. Diễn biến số mắc, các chỉ bọ gậy theo tháng tại tỉnh Đắc Lắc, 48 (2004-2008) 3.22. Tỷ số nguy cơ của chỉ số bọ gậy với số mắc SD/SXHD 48
  9. 9 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình/ Tên hình/ biểu ñồ Trang Biểu ñồ 2.1. Bản ñồ hành chính tỉnh Đắc Lắc, năm 2006 18 3.1. Diễn biến chỉ số mật ñộ muỗi trung bình (con/nhà) 30 tại các ñiểm ñiều tra theo tháng, (2004 - 2008) 3.2. Diễn biến CSNCM trung bình tại các ñiểm ñiều tra 31 theo tháng, (2004 - 2008) 3.3. Diễn biến CSNBG trung bình tại các ñiểm ñiều tra 32 theo tháng, (2004 - 2008) 3.4. Diễn biến CSDCBG (%) trung bình tại các ñiểm ñiều tra 33 theo tháng, (2004 - 2008) 3.5. Diễn biến chỉ số Breteau trung bình tại các ñiểm ñiều tra 34 theo tháng, (2004 -2008) 3.6. Diễn biến tỷ lệ mắc SD/SXHD trên 100.000 dân ở tỉnh 46 Đắc Lắc theo năm, (2004 - 2008) 3.7. Diễn biến tổng số mắc SD/SXHD theo tháng 47 ở tỉnh Đắc Lắc, ( 2004 - 2008)
  10. 10 KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ae : Aedes BI : Chỉ số Breteau BN : Bệnh nhân BMT : Buôn Ma Thuột CS : Cộng sự CSMĐM : Chỉ số mật ñộ muỗi CSNCM : Chỉ số nhà có muỗi CSNBG : Chỉ số nhà có bọ gậy CSDCBG : Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy RR : Tỷ số nguy cơ (Risk Ratio) SD : Sốt Dengue SXHD : Sốt xuất huyết Dengue TP : Thành phố TTYTDP : Trung tâm y tế dự phòng VSDT : Vệ sinh Dịch tễ WHO : Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
  11. 11 ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt Dengue/ Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây truyền qua trung gian là muỗi Aedes, thuộc phân giống Stegomyia, trong ñó Aedes aegypti là véc tơ gây dịch quan trọng nhất. Lâm sàng của bệnh ñặc trưng bởi sốt, xuất huyết và thoát huyết tương dẫn ñến sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn ñông máu, nếu không ñược chẩn ñoán sớm và ñiều trị kịp thời sẽ dẫn ñến tử vong [1], [25]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 2,5- 3 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh. Trong 50-100 triệu trường hợp mắc sốt Dengue, khoảng 500.000 trường hợp sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện ñiều trị, trong ñó 90% là trẻ em dưới 15 tuổi. Tỷ lệ tử vong trung bình của sốt xuất huyết dengue là 5%. Bệnh lưu hành trên 100 nước thuộc các khu vực khí hậu nhiệt ñới, á nhiệt ñới. Châu Mỹ có số nước mắc cao nhất là 42 nước, kế ñến là Châu Phi 20 nước, khu vực Tây Thái Bình Dương 29 nước, Đông Nam Á 7 nước và Địa Trung Hải 4 nước [25]. Việt Nam là một trong những nước có bệnh dịch lưu hành và ñây cũng là vấn ñề y tế quan tâm của nước ta. Từ năm 1960 ñến nay dịch có xu hướng lan rộng và phát triển với số mắc và chết mỗi năm một tăng. Bệnh chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam, là một trong những nguyên nhân hàng ñầu gây tử vong cho trẻ và tình trạng quá tải tại các bệnh viện trong mùa dịch. Ở Tây Nguyên những năm có dịch lớn là 1983, 1987, 1988, 1991, 1995, 1998 và 2004 với số mắc từ 54,80- 553,38/100.000 dân, số chết từ 0,08 -1,34/100.000 dân. Dịch không có chu kỳ rõ rệt, giữa các dịch lớn này hàng năm bệnh xảy ra rải rác, dịch bệnh chỉ khu trú và phát triển mạnh ở các thị xã, thị trấn ñông dân. [7],[28],[29],[30].
  12. 12 Đến nay, vẫn chưa có thuốc ñiều trị ñặc hiệu và vắc xin phòng bệnh sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue, nên việc phòng chống bệnh chủ yếu dựa vào việc phòng và diệt muỗi truyền bệnh. Vai trò và khả năng truyền bệnh của một số loài muỗi thuộc giống Aedes mà chủ yếu là Aedes aegypti ñã ñược biết từ lâu, song mỗi vùng, mỗi ñịa phương với những phong tục tập quán và hoạt ñộng của người dân, nhất là ñiều kiện tự nhiên khác nhau ảnh hưởng ñến véc tơ truyền bệnh. Để góp phần trong nghiên cứu ñặc ñiểm dịch tễ học sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue, nhất là dự báo dịch bệnh ñể chủ ñộng trong phòng chống, ñề tài “Một số ñặc ñiểm sinh thái của muỗi Aedes aegypti và mối liên quan ñến sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Đắc Lắc, 2004-2008” ñược triển khai với hai mục tiêu: 1. Mô tả một số ñặc ñiểm sinh thái của muỗi Aedes aegypti tại tỉnh Đắc Lắc. 2. Xác ñịnh mối liên quan của các chỉ số muỗi với sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Đắc Lắc.
  13. 13 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch sử bệnh và ñặc ñiểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue 1.1.1 Vài nét về lịch sử bệnh Sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là bệnh lây do muỗi truyền. Lâm sàng SD/SXHD ñược biết từ trên 200 năm nay. Đầu tiên là 2 vụ dịch ở Cario và Batavia- Indonesia năm 1779 và Philadenphia năm 1780. Năm 1906, Bancroft ñã chứng minh véc tơ truyền bệnh là Aedes aegypti.Từ năm 1920 nhiều dịch lớn không gây tử vong xảy ra ở Hy Lạp, Nam Phi, Châu Úc, Nhật, Mỹ. Năm 1944-1945, Sabin phân lập ra vi rút ở Hawai và New Guinea (type 1 và 2). Năm 1954 Florancis Quintos và cộng sự mô tả bệnh Philippines, là bệnh ở thành phố, ña số trường hợp mắc là ở khu người nghèo, bệnh chỉ xảy ra vài tháng trong 1 năm. Năm 1956, dịch lớn xảy ra ở Mannila, Philippines trẻ em mắc nhiều, bắt ñầu bằng sốt, có hội chứng xuất huyết và suy sụp về tuần hoàn, tỷ lệ tử vong khoảng 10%. Ở Thái Lan dịch xảy ra nặng ở Băng Cốc. Cũng năm này Hammon và Sather phân lập 2 type mới- type 3 và 4. Từ 1953-1964 dịch phát triển ở vùng Đông Nam Á: Philippines, Thái Lan (năm 1958, chết 8,3%); Malaysia (chết 8,2%), Việt Nam, Singapore, Miến Điện, CamPuchia, Lào, Ấn Độ, Indonesia và các ñảo ở ven Thái Bình Dương. Từ thập kỷ 1980 ñến nay, dịch tăng dần lên ở khu vực Đông Nam Á nhiệt ñới, bao gồm bán ñảo Đông Dương và Ấn Độ Dương, Trung và Nam Mỹ, các ñảo Thái Bình Dương và các ñảo Caribê (ñặc biệt là Cuba). Ngày nay
  14. 14 SD/SXHD là một trong 10 nguyên nhân chính phải nhập viện và tử vong ở trẻ em ở phần lớn các nước nhiệt ñới Đông Nam Á và Tây Thái Bình dương [10]. 1.1.2. Đặc ñiểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue 1.1.2.1. Sơ lược về véc tơ truyền bệnh Ở Việt Nam, nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh SD/SXHD ñã ñược tiến hành trong nhiều năm bởi Russel và cộng sự năm 1969; Vũ Thị Phan và cộng sự, năm 1970; Nguyễn Trung Thành, Lê Diên Hồng, năm 1971; Vũ Sinh Nam, năm 1990; Đỗ Quang Hà năm 1992. Các tác giả ñều khẳng ñịnh Aedes aegypti là véc tơ chính gây bệnh dịch SD/SXHD ở Việt Nam. Muỗi Aedes albopictus chỉ có mặt trong số rất ít các vụ dịch với chỉ số mật ñộ rất thấp. Như vậy ñến nay Aedes aegypti vẫn là véc tơ chính truyền vi rút Dengue ở Việt Nam trong các vụ dịch SD/SXHD [9], [18], [22], [24], [38], [42]. Muỗi Aedes aegypti có vòng ñời biến thoái hoàn toàn với ấu trùng sống trong nước, chu kỳ phát triển gồm 4 giai ñoạn: trứng, bọ gậy, quăng và muỗi trưởng thành, trong ñó muỗi cái trưởng thành liên quan trực tiếp ñến việc truyền bệnh. Muỗi ñẻ trứng riêng rẽ ở thành, sát phía trên mực nước của các dụng cụ chứa nước. Trứng nở sau khi ngập nước tự nhiên (do mưa) hoặc nhân tạo (do người ñổ nước vào ñể dự trữ). Khi bị rơi vào tình trạng khô hạn tự nhiên, trứng có thể duy trì ñược sự sống tới 6 tháng hoặc lâu hơn. Các nghiên cứu trên thực ñịa và trong phòng thí nghiệm cho thấy muỗi Aedes aegypti chủ yếu thích ñẻ trứng vào nơi nền tối có màu ñặc biệt yêu thích như ñỏ và ñen hơn màu sáng. Bọ gậy Aedes nhìn chung sống ở nơi nước sạch và không bị ô nhiễm. Giai ñoạn trước trưởng thành của muỗi vào khoảng 7 ngày trong ñiều kiện nhiệt ñới [26], trong ñiều kiện phòng thí nghiệm nhiệt ñộ ở 25,2 -25,5oC và ñộ ẩm 88% là 17,1 ± 0,56 ngày [20].
  15. 15 Muỗi Aedes cái hút máu chủ yếu ban ngày với 2 thời ñiểm hoạt ñộng hút máu mạnh nhất là sáng sớm và ngay sau khi mặt trời lặn. Chúng thích ñậu nghỉ ở những nơi tối trong nhà. Muỗi trưởng thành có thể tìm thấy 50 mét xung quanh ổ, với khoảng cách bay tối ña khoảng 200 mét từ ổ bọ gậy/ lăng quăng [26]. Sự phân bố của Ae. aegypti chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu, khí hậu và thời tiết thuận lợi cho sự sinh sản và phát của véc tơ truyền bệnh và dịch phát triển là: Lượng mưa trung bình từ 200-300mm, nhiệt ñộ không khí trung bình 20-300C và ñộ ẩm 80-90% [12]. 1.1.2.2. Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh Mỗi ñịa phương với ñặc ñiểm ñịa lý và phong tục tập quán khác nhau ảnh hưởng ñến sự sinh sản của muỗi Ae. aegypti [1]. Đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về sự biến ñộng của muỗi và các chỉ số bọ gậy Aedes aegypti theo không gian và thời gian. Song các nghiên cứu này hầu hết là mô tả diễn biến theo thời gian tại các ñịa phương khác nhau, chưa tìm hiểu sâu về sinh thái của muỗi, nhất là mối liên hệ với các yếu tố của môi trường. Trước tình trạng thay ñổi khí hậu toàn cầu việc tìm hiểu ñặc ñiểm sinh thái của muỗi là rất quan trọng trong công tác dự báo tình tình dịch bệnh SD/SXHD. Nghiên cứu tình hình dịch Dengue ở Maracay, Venezuela từ 1993 - 2001 và phân tích mối liên quan của số mắc bệnh và các chỉ số (Breteau, bọ gậy/nhà) với các biến số thời tiết cho thấy: SD/SXHD liên quan chặt chẽ với lượng mưa và ñộ ẩm. Đỉnh cao của số mắc trùng với ñỉnh cao của mùa mưa. Hệ số tương quan của số mắc SD với lượng mưa là 0,43 (P < 0,05), hệ số tương quan của số mắc SD với ñộ ẩm tương ñối là 0,40 (P < 0,05) và hệ số tương quan của số mắc SD/SXHD với lượng mưa là 0,26 (P < 0,05) [ 39]. Trần Vũ Phong và Vũ Sinh Nam khảo sát 6357 vật chứa nước tại một số ñiểm ở miền Bắc ghi nhận về sự phân bố, mật ñộ của Aedes aegypti theo
  16. 16 không gian và thời gian rõ rệt. Nghiên cứu cho thấy bọ gậy sinh sản gia tăng có ý nghĩa vào mùa mưa [42]. Nghiên cứu biến ñộng số lượng của muỗi Aedes aegypti tại thị xã Kon Tum, TP. Pleiku và TP. Buôn Ma Thuột trong thời gian 1994 - 1998 của Đặng Tuấn Đạt, Phan Duy Thanh và Cs cho thấy chỉ số muỗi Aedes aegypti tại TP. PleiKu, cao trong tất cả các tháng, cao nhất là các tháng 8-10. Tại thành phố Buôn Ma Thuột, các chỉ số muỗi Aedes aegypti thấp, cao nhất vào tháng 5,6 [3]. Tại TP. Buôn Ma Thuột, nghiên cứu của Hoàng Anh Vường, Võ Thị Hường và cs về dịch tễ SD/SXHD tại Buôn Ma Thuột năm 1998 cho thấy muỗi Aedes aegypti phát triển quanh năm, nhưng số lượng tăng vào những tháng ñầu mùa mưa tháng 5-6, ñặc biệt tháng 6 [31]. Lý Thị Vi Hương, Lê Thị Kim Cúc tìm hiểu thành phần, biến ñộng của muỗi Aedes ở Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc cho thấy có sự liên quan giữa biến ñộng số lượng của trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết với ñiều kiện vi khí hậu của ñịa phương [15]. Lý Thị Vi Hương, Đặng Tuấn Đạt, cs tìm hiểu về phân bố của Aedes aegypti trung gian truyền bệnh SXHD ở Tây Nguyên cho thấy vùng phân bố muỗi Aedes aegypti ở Tây Nguyên chủ yếu ở các khu ñông dân cư như thị xã, thị trấn. Các chỉ số muỗi Aedes aegypti biến ñộng theo thời gian, chủ yếu cao vào mùa mưa, những năm có dịch cao hơn những năm không có dịch và tỷ số này tương quan thuận với lượng mưa [14]. Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước nói chung và tại Tây Nguyên nói riêng của nhiều tác giả Vũ Sinh Nam, Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Ái Phương, Hoàng Anh Vường ... tại vùng Tây Nguyên trong thời gian trước về muỗi Aedes aegypti và vai trò truyền bệnh SD/SXHD cho thấy loài Aedes aegypti có mặt hầu hết ở các ñiểm ñiều tra, nhưng gặp chủ yếu ở thị trấn và
  17. 17 thành phố. Muỗi phát triển quanh năm với ñỉnh cao vào mùa mưa ở vùng Tây Nguyên. Từ các nghiên cứu này, có thể nói rằng rõ ràng các chỉ số vectơ này liên quan với ñiều kiện khí hậu. 1.2. Tình hình SD/SXHD và mối liên quan với các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti. 1.2.1. Tình hình mắc bệnh SD/SXHD trên thế giới và trong nước Gần 3 tỷ người trên hành tinh hiện ñang sống trong vùng có vi rút lưu hành, phần lớn là nơi có khí hậu nhiệt ñới và cận nhiệt ñới. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ 1975 ñến 1995 về sự phân bố SD/SXHD trên toàn cầu ghi nhận 102 nước thuộc 5 khu vực của WHO ghi nhận có bệnh nhân (BN). Trong ñó Châu Mỹ có 42 nước có dịch SD/SXHD lưu hành và là khu vực có SD/SXHD lưu hành thường xuyên, tiếp ñến là khu vực Tây Thái Bình (29 nước), Châu Phi (20 nước), Đông Nam Á (7 nước) và Phía Đông Địa Trung Hải (4 nước) [24]. Khu vực Đông Nam Châu Á và Tây Thái Bình Dương, 3 nước có dịch lưu hành nặng nề là Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, gần ñây những vùng mới cũng báo cáo dịch SD/SXHD như Bu Tan và Đông Ti Mo [6],[37],[42]. Bệnh SD/SXHD trước kia ñược xem là bệnh ở khu vực ñô thị, nhưng ngày nay bệnh xảy ra ở khu vực nông thôn, ven biển và miền núi. Bảng 1.1. Tình hình SXH toàn cầu, (1956-1995) [43] Giai ñoạn Số năm Số trường hợp Số trường hợp trung bình hàng năm 1956- 1980 25 1.547.760 61.910 1981- 1985 5 1.304.305 260.861 1986- 1990 5 1.776.140 355.228 1991- 1995 5 1.704.050 340.810
  18. 18 Bảng 1.2. Số liệu mắc chết do SD/SXHD trên toàn cầu, (1999-2001) [2] Khu vực 1999 2000 2001 của WHO Mắc chết Mắc chết Mắc chết Tây Thái Không báo Không báo 64.006 112 45.603 167 Bình dương cáo cáo Đông Nam 55.405 471 57.997 542 119.707 452 Á Châu Mỹ 322.256 98 400.514 92 406.206 44 Bảng 1.3. Số mắc và chết do SD/SXHD ở Đông Nam Á , (1990-1997) Năm Tổng số mắc Tổng số chết Tỷ lệ C/M(%) 1990 121.401 1.468 1,21 1991 78.742 1.031 1,31 1992 63.769 709 1,11 1993 98.589 750 0,76 1994 90.194 1083 1,20 1995 105.777 1142 1,08 1996 102.229 1923 1,88 1997 136.030 1307 0,76 “Nguồn: từ WHO” [25]
  19. 19 Ở Việt Nam, bệnh SD/SXHD xuất hiện lần ñầu tiên vào năm 1958 ở miền Bắc và 1960 ở miền Nam [11]. Vụ dịch lớn ñầu tiên xảy ra ở 5 tỉnh miền Nam vào tháng 8/1963 và ở 19 tỉnh miền Bắc vào năm 1969 [19]. Dịch SD/SXHD ñã lan rộng tới hầu hết các tỉnh trong cả nước. Từ năm 1970-1974 dịch xảy ra lẻ tẻ ở một số ñiểm trong nội thành Hà Nội với số BN từ vài chục tới hàng trăm trường hợp vào ñiều trị tại các bệnh viện. Trong thời gian ñó dịch cũng lan ra các thành phố, thị xã, thị trấn và các vùng nông thôn [17]. Từ năm 1975-1983 dịch xuất hiện hầu như hàng năm với số BN ngày càng tăng [11]. Những vụ dịch Sốt xuất huyết nặng ñã xuất hiện hầu như trong cả nước vào những năm 1975, 1977, 1978, 1980, 1983, 1987, 1991, 1998. Từ năm 1956 ñến 1995, tổng số người mắc SXHD ở Việt Nam lên tới 1.518.808 trong ñó 14.133 trường hợp tử vong [2] Bảng 1.4. Số mắc và chết sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue/100.000 dân ở Việt Nam, (1998 – 2004) [6]. Năm Số mắc Tỷ lệ /100.000 Số chết Tỷ lệ /100.000 1998 234917 399,50 377 0,50 1999 35.868 46,99 66 0,09 2000 24.060 43,52 52 0,22 2001 42.878 61,45 82 0,19 2002 32.147 40,32 51 0,06 2003 49.691 61,42 72 0,09 2004 77637 94,67 114 0,14 Các tỉnh Tây Nguyên (Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum), từ năm 1983 - 1988, các năm có dịch SD/SXHD là 1983, 1987, 1988 với số mắc từ 94,55-
  20. 20 129,67/100.000 dân, số chết từ 0,89- 1,34/100.000 dân. Giữa các dịch lớn này hàng năm bệnh xảy ra rải rác, nơi tập trung nhiều nhất là thành phố Buôn Ma Thuột, rồi ñến thị xã Pleiku, nơi tập trung ñông dân nhất [27]. Từ 1989- 2000, bệnh xảy ra hàng năm và những năm có dịch lớn là: 1991, 1995, 1997, 1998. Dịch không có quy luật thành chu kỳ rõ rệt, lớn nhất là năm 1998, dịch xảy ra với số mắc 553,38/100.000 dân, tỷ lệ chết /mắc: 0,07. Tỉnh Đắc Lắc là tỉnh có số mắc cao nhất, chỉ tính trong 8 năm từ 1991- 1998 số mắc là 155,80/100.000 dân, chết 0,18/100.000 dân, tỷ lệ chết/ mắc là 0,11. Năm 1998 dịch phát triển ra nhiều huyện, thị nhưng cũng tập trung ở những nơi ñông dân cư như thành phố, thị xã, thị trấn. Bảng 1.5. Số mắc và chết do sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue tại các tỉnh Tây Nguyên từ năm 1998-2003 [27] Năm Số mắc Mắc/100.000 Số chết chết/100.000 % chết/mắc 1998 14.652 553,38 10 0,38 0,07 1999 888 29,75 0 0,00 0,00 2000 479 15,79 1 0,03 0,21 2001 1.089 29,75 2 0,06 0,18 2002 1655 52,76 2 0,06 0,12 2003 908 26,36 2 0,06 0,22 Tỉnh Đắc Lắc là một trong bốn tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, với mật ñộ dân số 134,05 người/km2, ñộ cao trung bình khoảng 500-800m, nhìn chung thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 ñến tháng 10 Mùa khô từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Nhiệt ñộ trung bình giao ñộng từ 22 -230C, những vùng có ñộ cao thấp như Buôn Ma Thuột nhiệt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2