intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng mang gen Beta Thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng bệnh ở phụ nữ dân tộc thiểu số, 15-49 tuổi, có chồng huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: Tiêu Kính Đằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm: xác định tỷ lệ mang gen bệnh beta Thalassemia và mô tả đặc điểm một số chỉ số huyết học ở phụ nữ dân tộc thiểu số, 15-49 tuổi, có chồng huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng bệnh Thalassemia ở phụ nữ dân tộc thiểu số, 15-49 tuổi, có chồng huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng mang gen Beta Thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng bệnh ở phụ nữ dân tộc thiểu số, 15-49 tuổi, có chồng huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC NGUYỄN THỊ ÁNH THỰC TRẠNG MANG GEN BETA THALASSEMIA VÀ KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH DỰ PHÒNG BỆNH Ở PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ, 15-49 TUỔI, CÓ CHỒNG HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG MÃ SỐ: 60.72.01.63 THÁI NGUYÊN - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ ÁNH THỰC TRẠNG MANG GEN BETA THALASSEMIA VÀ KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH DỰ PHÒNG BỆNH Ở PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ, 15-49 TUỔI, CÓ CHỒNG HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG Mã số: 60.72.01.63 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀM KHẢI HOÀN THÁI NGUYÊN - 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi cùng nhóm nghiên cứu. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 09 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Ánh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đàm Khải Hoàn – Bộ môn Y học cộng đồng – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, là người thầy đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo (bộ phận Sau đại học), Bộ môn Y học cộng đồng, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác để tôi yên tâm học tập và hoàn thành được khóa học này. Qua đây, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thực mới và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin được được tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Thái nguyên, ThS Nguyễn Kiều Giang – Giám đốc Trung tâm Huyết học và Truyền máu bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới, cán bộ Trạm Y tế xã Tân Sơn, xã Nông Hạ, xã Như Cố huyện Chợ Mới đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi tới gia đình, bạn bè, người thân lòng biết ơn sâu sắc. Những người luôn luôn ở bên, ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 09 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Ánh
  5. iii MỤC LỤC Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục ...........................................................................................................iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... iv Danh mục các bảng ........................................................................................... v Danh mục các hình ........................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. Thực trạng mang gen beta Thalasemia và đặc điểm một số chỉ số huyết học ở người mang gen bệnh. ............................................................................. 3 1.1.1. Khái quát về bệnh Thalassemia, beta Thalassemia ................................. 3 1.1.2. Thực trạng mang gen beta Thalasemia trên thế giới............................... 6 1.1.3. Thực trạng mang gen beta Thalasemia tại Việt Nam ............................. 7 1.1.4. Đặc điểm một số chỉ số huyết học ở người mang gen beta Thalassemia.. 9 1.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng bệnh Thalassemia.. 11 1.2.1. Một số khái niệm về hành vi sức khỏe.................................................. 11 1.2.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng bệnh Thalassemia trên thế giới ..................................................................................................... 13 1.2.3. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng bệnh Thalassemia tại Việt Nam .................................................................................................... 17 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 21 2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 21 2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22 2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu ....................................................................... 23
  6. 2.6. Tiêu chuẩn đo lường, phân loại và đánh giá ........................................... 27 2.7. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 30 2.8. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 31 2.9. Khống chế sai số ...................................................................................... 31 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................... 32 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 33 3.1. Đặc điểm chung của phụ nữ dân tộc thiểu số, 15-49 tuổi, có chồng huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................................... 33 3.2. Thực trạng mang gen beta Thalassemia và đặc điểm một số chỉ số huyết học ở phụ nữ dân tộc thiểu số, 15-49 tuổi, có chồng ...................................... 36 3.3. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng bệnh Thalassemia ở phụ nữ dân tộc thiểu số, 15-49 tuổi, có chồng ................................................ 41 Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 46 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 46 4.2. Tỷ lệ mang gen beta Thalassemia và đặc điểm một số chỉ số huyết học ở phụ nữ dân tộc thiểu số, 15-49 tuổi huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ............... 48 4.3. Kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng bệnh Thalassemia ở phụ nữ dân tộc thiểu số, 15-49 tuổi huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................. 56 KẾT LUẬN .................................................................................................... 62 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 75
  7. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT cs. : cộng sự DTTS : Dân tộc thiểu số ĐTV : Điều tra viên ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu Hb : Huyết sắc tố (Hemoglobin) MCV : Thể tích trung bình một hồng cầu (Mean corpuscular volume) MCH : Số lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu (Mean corpuscular hemoglobin) MCHC : Nồng độ huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu (Mean corpuscular hemoglobin concentration) HBA1, HBA2 : Ký hiệu 2 gen nằm trên nhiễm sắc thể thứ 16 RBC : Số lượng hồng cầu (Red blood cell) RDW : Hình thái kích thước hồng cầu (Red cell Distribution Width) THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTGDSK : Truyền thông giáo dục sức khỏe TMTM : Thiếu máu tan máu TTHHTM : Trung tâm huyết học và truyền máu WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
  8. v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 Ước tính tỷ lệ lưu hành bệnh Thalassemia trên thế giới 7 Bảng 1.2 Tình hình mang gen bệnh beta Thalassemia tại Việt Nam 8 Bảng 2.1 Biến số, định nghĩa, phân loại biến số nghiên cứu 23 Bảng 3.1 Đặc điểm về độ tuổi và dân tộc của đối tượng nghiên cứu 34 Bảng 3.2 Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 34 Bảng 3.3 Đặc điểm nghề nghiệp và điều kiện kinh tế của đối tượng 34 nghiên cứu Bảng 3.4 Đặc điểm về tuổi kết hôn của đối tượng nghiên cứu 35 Bảng 3.5 Đặc điểm quan hệ huyết thống giữa cặp vợ chồng và tình 36 trạng di trú của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.6 Nguồn thông tin về phòng chống bệnh Thalassemia 36 Bảng 3.7 Phân bố tần số mang gen beta Thalassemia theo dân tộc 37 Bảng 3.8 Phân bố số lượng hồng cầu, kích thước hồng cầu trung bình 38 (RBC, RDW) theo tỷ lệ mang gen beta Thalassemia Bảng 3.9 Phân bố nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC) 38 theo tỷ lệ mang gen bệnh beta Thalassemia Bảng 3.10 Phân bố thể tích trung bình hồng cầu (MCV) theo tỷ lệ mang 39 gen bệnh beta Thalassemia Bảng 3.11 Phân bố số lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH) 39 theo tỷ lệ mang gen bệnh beta Thalassemia Bảng 3.12 Phân bố tình trạng thiếu máu theo số lượng hồng cầu và tỷ lệ 40 mang gen bệnh beta Thalassemia
  9. v Bảng 3.13 Phân bố tình trạng thiếu máu theo nồng độ hemoglobin và tỷ 41 lệ mang gen bệnh beta Thalassemia Bảng 3.14 Kiến thức dự phòng bệnh Thalassaemia của đối tượng nghiên cứu 42 Bảng 3.15 Thái độ dự phòng bệnh Thalassemia của đối tượng nghiên cứu 44 Bảng 3.16 Thực hành dự phòng bệnh Thalassemia của đối tượng nghiên cứu 45
  10. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 21 Hình 2.2 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu cắt ngang 22 Hình 2.3 Sơ đồ xác định thứ bậc của quan hệ huyết thống 29 Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ thiếu máu chung theo nồng độ hemoglobin 40 của đối tượng nghiên cứu Hình 3.2 Biểu đồ phân bố tình trạng thiếu máu theo nồng độ 41 hemoglobin và tỷ lệ mang gen bệnh beta Thalassemia Hình 3.3 Biểu đồ kiến thức chung về dự phòng bệnh Thalassemia 42 của đối tượng nghiên cứu Hình 3.4 Biểu đồ thái độ chung về dự phòng bệnh Thalassemia 43 của đối tượng nghiên cứu Hình 3.5 Biểu đồ thực hành chung về dự phòng bệnh Thalassemia 45 của đối tượng nghiên cứu
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu máu tan máu (Thalassemia) không phải là bệnh mới, bệnh hiếm mà là bệnh lý tan máu di truyền phổ biến nhất ở nước ta cũng như trên thế giới [29]. Tùy theo sự thiếu hụt tổng hợp ở mạch alpha, beta hay ở cả hai mạch mà gọi là alpha Thalassemia, beta Thalassemia hay alpha-beta Thalassemia [1]. Trong nhóm bệnh này thì beta Thalassemia là bệnh phổ biến. Điều trị bệnh Thalassemia nói chung và beta Thalassemia nói riêng đang là một bài toán phức tạp và là một thách thức cho ngành y khoa toàn cầu, đặc biệt là các thể nặng: 86,79% bệnh nhân Thalassemia bị chậm phát triển chiều cao và 90,57% chậm phát triển về cân nặng, bệnh thể nặng có thể khiến một đứa trẻ chết trước 3 tuổi nếu không được điều trị [21], [36], [57], [63]. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, liên quan chặt chẽ với nguồn gốc dân tộc và có tính địa dư rõ rệt [62]. Theo liên đoàn Thalassemia quốc tế, có tới 70 triệu người mang gen beta Thalassemia trên thế giới, riêng khu vực Châu Á là 60 triệu người [29]. Ở Việt Nam, tỷ lệ người dân mắc bệnh phân bố trong cả nước, khác nhau tùy từng địa phương, từng nhóm dân tộc, đặc biệt là ở đối tượng người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc tỷ lệ mang gen bệnh rất cao: Mường (25,0%), Tày (12,0%), Nùng (10,7%) [5], [16], [33]. Đây chính là nhóm đối tượng có nguy cơ cao truyền gen bệnh sang thế hệ sau và một trong các yếu tố quyết định đến việc trẻ sinh ra có bị mắc bệnh Thalassemia thể nặng hay không phụ thuộc vào hành vi dự phòng bệnh của nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, hành vi dự phòng bệnh Thalassemia trong cộng đồng và y tế còn thấp. Nghiên cứu của Ngô Mạnh Quân chỉ có 10,2% đối tượng đến đăng ký kết hôn ở quận Hoàn Kiếm có kiến thức đầy đủ về bệnh. Theo Nguyễn Kiều Giang có 11,0% đối tượng đạt mức độ kiến thức khá
  12. 2 tốt về dự phòng bệnh Thalassemia, 3% đối tượng đã làm xét nghiệm tự nguyện sàng lọc bệnh trước khi kết hôn hoặc khi mang thai [5], [27]. Huyện Chợ Mới nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Kạn, với dân dân số 36.747 người, toàn huyện có 7 dân tộc anh em sinh sống: Kinh (20%), Tày (56,9%), Dao (17,0%), còn lại là các dân tộc Nùng, Mông, Hoa, Sán Chay. Với đặc thù là một huyện người dân tộc thiểu số chiếm chủ yếu, trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế còn hạn chế, ít có biến động dân số. Đó là những điều kiện thuận lợi cho bệnh beta Thalassemia lan rộng trong cộng đồng. Việc sàng lọc phát hiện người mang gen bệnh và mô tả kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng bệnh của người dân để hạn chế phát sinh các thể nặng trong cộng đồng người dân các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt ở nhóm đối tượng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là rất cần thiết. Do đó câu hỏi chúng tôi đặt ra: Tỷ lệ mang gen bệnh beta Thalassemia ở phụ nữ dân tộc thiểu số, độ tuổi sinh đẻ, có chồng tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn hiện nay là bao nhiêu? Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng bệnh của nhóm phụ nữ này như thế nào? Để trả lời hai câu hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng mang gen beta Thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng bệnh ở phụ nữ dân tộc thiểu số, 15-49 tuổi, có chồng huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn” với mục tiêu như sau: 1. Xác định tỷ lệ mang gen bệnh beta Thalassemia và mô tả đặc điểm một số chỉ số huyết học ở phụ nữ dân tộc thiểu số, 15-49 tuổi, có chồng huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn năm 2016. 2. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng bệnh Thalassemia ở phụ nữ dân tộc thiểu số, 15-49 tuổi, có chồng huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
  13. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Thực trạng mang gen beta Thalasemia và đặc điểm một số chỉ số huyết học ở người mang gen bệnh 1.1.1. Khái quát về bệnh Thalassemia, beta Thalassemia 1.1.1.1. Thalassemia Thalassemia là nhóm bệnh máu di truyền bẩm sinh có đặc điểm chung là gây tan máu thường xuyên dẫn đến thiếu máu mạn tính. Bệnh gặp cả ở nam và nữ. Trong máu có ba loại tế bào là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cẩu. Mỗi tế bào máu đều có đời sống nhất định và thường xuyên được thay thế. Hồng cầu là tế bào màu đỏ, trong hồng cầu có chứa huyết sắc tố có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể. Trung bình mỗi ngày có khoảng gần 1% lượng hồng cầu già của cơ thể chết đi (gọi là tan máu sinh lý) và tương ứng có một lượng hồng cầu mới được sinh ra từ tủy xương. Thiếu máu là tình trạng giảm huyết sắc tố dưới mức bình thường, biểu hiện dễ nhận thấy là da xanh, niêm mạc nhợt. Thiếu máu do nhiều nguyên nhân như do dinh dưỡng, mất máu (xuất huyết, rong kinh...), do tan máu... Tan máu là tình trạng hồng cầu vỡ quá nhanh, quá nhiều so với mức sinh lý bình thường. Khi tan máu nhiều hoặc kéo dài, tuỷ xương không sản xuất kịp hồng cầu mới để bù đắp, cơ thể sẽ bị thiếu máu [29]. 1.1.1.2. Beta Thalassemia Bệnh này do thiếu hụt sự tổng hợp chuỗi beta globin, gây thừa tương đối chuỗi alpha globin trong phân tử hemoglobin. Tùy theo chuỗi beta tổng hợp được ít hay không tổng hợp được mà phân ra β+ Thalassemia hay β0 Thalassemia. Biểu hiện lâm sàng và huyết học của beta Thalassemia rất khác nhau tùy thuộc thể bệnh di truyền đồng hợp tử hay dị hợp tử.
  14. 4 * Cơ sở di truyền của beta Thalassemia Những đột biến trong đoạn ADN (acid deoxyribonucleic) làm mất hoặc giảm chức năng tổng hợp chuỗi beta globulin của gen beta globulin gây nên hội chứng beta Thalassemia. Các đột biến ở gen beta thường là những đột biến điểm: mất một hoặc vài gốc bazơ, thêm một gốc bazơ vào một điểm nào đó hoặc thay thế một gốc bazơ này bằng một gốc khác. Các loại đột biến do mất hoặc thêm vài gốc bazơ gây nên lệch khung di truyền và làm mất hoàn toàn chức năng của gen beta gây β0 Thalassemia. Một số đột biến ở vị trí nối exon hoặc xung quanh vị trí này có thể gây nên sai lạc trong vị trí này và làm mất chức năng hoàn toàn gen beta globin. Còn những đột biến không làm mất hoàn toàn chức năng của gen beta (như đột biến ở vùng Promotor) gây β+ Thalassemia. * Lâm sàng Bệnh beta Thalassemia biểu hiện lâm sàng được chia thành 3 thế chính: - Thể nặng (major): còn gọi là bệnh Cooley, là thể đồng hợp tử. Kiểu gen: β0/ β0, β+/ β+, β+/ β0. Bệnh thường xuất hiện sớm trong những năm đầu của cuộc sống và tiến triển nặng dần lên. Bệnh nhân có thiếu máu, tan máu mạn tính mức độ nặng hemoglobin (Hb) giảm (Hb
  15. 5 Kiểu gen: β0/β0, β+/β+, β+/β0, β0/βE, β+/βE, β0/β, β+/β, (δβ)0/β, (δβ)0/(δβ)0. Thể này có thiếu máu vừa hoặc nhẹ (Hb: 70-80g/1), bệnh tiến triến chậm và nhẹ, thường kèm theo vàng da, gan, lách to. Bệnh nhân không có thay đổi về thể trạng, chỉ bị thiếu máu mức độ trung bình và đôi khi mới cần truyền máu hoặc không cần truyền [29]. * Chẩn đoán bệnh beta Thalassemia Cách phân loại của D. J. Weatherall, Franklin, Suthat Fucharoen và Winichagoon được sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh như sau [70]: Beta Thalassemia thể nặng (maior): Thiếu máu tan máu mạn tính, xảy ra sớm, Hb thường dưới 60g/l, cần phải truyền máu nhiều lần. Lâm sàng có thiếu máu, vàng da, lách to, bilirubin gián tiếp tăng, có nhiều hồng cầu lưới và nguyên hồng cầu ở máu ngoại vi. Beta Thalassemia đồng hợp tử: HbF tăng cao từ 10-90%, thể tích trung bình hồng cầu (MCV) giảm, hồng cầu nhược sắc, hồng cầu có nhân, hồng cầu hình bia, hồng cầu biến dạng. Cả 2 bố mẹ đều mang gen beta Thalassemia. Beta Thalassemia phối hợp với HbE hay thể dị hợp tử kép (beta Thalassemia/HbE): biểu hiện giống beta Thalassemia đồng hợp tử nhưng nhẹ hơn. Trên điện di thấy HbF tăng cao, kèm theo có nhiều HbE. Trong 2 bố mẹ thì một mang gen beta Thalassemia, một mang gen HbE. Beta Thalassemia thể nhẹ (minor): không có biểu hiện thiếu máu tan máu rõ trên lâm sàng, nồng độ Hb bình thường hoặc gần bình thường, phát hiện được khi nghiên cứu phả hệ hoặc nghiên cứu sàng lọc trên cộng đồng. Beta Thalassemia dị hợp tử: HbA2 tăng trên 3,5%, có thể phối hợp HbF nhưng HbF không vượt quá 10% Hb toàn phần, MCV giảm, có ít nhất một trong hai bố mẹ mang gen beta Thalassemia.
  16. 6 1.1.2. Thực trạng mang gen beta Thalasemia trên thế giới Bệnh Thalassemia được biết đến đầu tiên ở vùng Địa Trung Hải sau đó phổ biến ở hầu hết các quốc gia như: Bắc Phi, Trung Đông, Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Ngày nay, do sự di dân bệnh Thalassemia ngày càng gia tăng và trở lên phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh thực sự tạo ra gánh nặng bệnh tật ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là ở những nước có nền kinh tế chậm hoặc đang phát triển. Trong nhóm bệnh Thalassemia, beta Thalassemia là bệnh phổ biến. Điều trị bệnh Thalassemia nói chung và beta thalassemia nói riêng đang là một bài toán phức tạp và là một thách thức cho ngành y khoa toàn cầu, đặc biệt là các thể nặng: 86,79% bệnh nhân Thalassemia bị chậm phát triển chiều cao và 90,57% chậm phát triển về cân nặng, bệnh thể nặng có thể khiến một đứa trẻ chết trước 3 tuổi nếu không được điều trị [21], [36], [57], [63]. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, liên quan chặt chẽ với nguồn gốc dân tộc. Bệnh phân bố khắp toàn cầu song có tính địa dư rõ rệt, từ Địa Trung Hải qua Trung Đông, một phần của Ấn Độ, Pakistan tới Đông Nam Á và Bắc Phi. Bệnh cũng xảy ra ở phía Nam Liên Xô cũ và Trung Quốc. Tần suất mắc beta Thalassemia ở Sardinia tới 38,0%, phía Bắc Italia là 20,0%. Nghiên cứu ở Pakistan cũng cho thấy rằng beta Thalassemia là rối loạn di truyền phổ biến nhất với tỷ lệ mang gen 5,0-8,0% [62], [64], [72]. Theo liên đoàn Thalassemia quốc tế, có tới 70 triệu người mang gen beta thalassemia trên thế giới chiếm tỷ lệ rất lớn, riêng khu vực Châu Á là 60 triệu người mang gen bệnh [29]. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) có 20,7% dân số thế giới mang gen thalassemia [36].
  17. 7 Bảng 1.1. Ước tính tỷ lệ lưu hành mang gen bệnh Thalassemia trên thế giới [36] Khu vực Dân số (triệu người) Mang gen bệnh Thalassemia Châu Phi 586 41,2 Châu Mỹ 853 4,8 Trung Đông 573 19,0 Châu Âu 879 2,3 Đông Nam Á 1564 44,6 Tây Thái Bình Dương 1761 10,3 Thế giới 6217 20,7 Ở khu vực Đông Nam Á tỷ lệ mang gen beta thalassemia cũng phổ biến, dao động từ 1-10%. Ở Bắc Thái Lan có tỷ lệ mang gen 5-8%, Lào 3-9%, Indonesia 6-10%, Myanmar 4,3%. Điều đáng lưu ý là nhóm dân tộc thiểu số ở nhiều nước có tỷ lệ mắc cao. Bệnh beta Thalassemia xuất hiện ở hầu hết các chủng tộc và tình trạng đồng hợp tử gặp cả ở những người của bộ tộc thuần chủng [32], [42], [72]. 1.1.3. Thực trạng mang gen beta Thalasemia tại Việt Nam Beta Thalassemia là bệnh huyết sắc tố di truyền phổ biến ở Việt Nam [3], [22], [64]. Tỷ lệ người mắc bệnh phân bố trong cả nước, khác nhau tùy từng địa phương, từng nhóm dân tộc, đặc biệt là ở nhóm dân tộc ít người tỷ lệ mang gen bệnh chiếm tỷ lệ khá cao [2]. Dưới đây là bảng tóm tắt tỷ lệ mang gen bệnh beta Thalassemia trong nghiên cứu của một số tác giả trước đây:
  18. 8 Bảng 1.2. Tình hình mang gen bệnh beta Thalassemia tại Việt Nam Đối tượng Tỷ lệ Tác giả Dân tộc nghiên cứu mang gen Miền Bắc Kinh 401 1,49 Nguyễn Công Khanh và cs. [16] Tày 119 11,0 Mường 40 25,0 Bùi Văn Viên [34] Mường 266 20,6 Nùng, Vũ Thị Bích Vân [33] 307 10,7 Mông Hoàng Văn Ngọc [24] Tày 245 9,8 Nguyễn Kiều Giang và cs. [5] Tày 300 12,0 Miền Trung Lê Xuân Chất [33] Kinh 35 2,55 Pako 228 8,33 Nguyễn Đắc Lai [20] Vân kiều 78 2,56 Nguyễn Văn Hòa và cs. [44] DTTS 298 0,67 Nguyễn Văn Hòa và cs. [45] 410 1,2 Sirivara Siridamrongvatana và cs. [68] 399 1,6 Êđê 588 0,3 Trần Thị Thúy Minh [22] M’mông 561 0,2 Phạm Thị Thùy Hoa và cs. [13] 1663 3,7 Nguyễn Trí Nghĩa, Pakô, Vân 132 6,8 Trần Thị Minh Diễm [23] Kiều Miền Nam Kinh 4847 0,7 Sean O’Riordan và cs. [67] Dao 126 4,6 Nguyễn Khắc Hân Hoan [14] Kinh 44.439 0,52
  19. 9 Qua kết quả tổng hợp trên dễ dàng nhận thấy tỷ lệ mang gen beta Thalassemia ở Việt Nam có sự dao động rất lớn, cao nhất là 25,0%. Trong đó, tập trung chủ yếu ở nhóm dân tộc thiểu số ở miền Bắc: Tày (12,0%), Mường (25,0%), Nùng (10,7%) [5], [16], [33]. Ở người mang gen bệnh phần lớn bình thường và không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Đa số các đối tượng này không có hành vi xét nghiệm tự nguyện để sàng lọc. Đây là trở ngại lớn cho công tác dự phòng bệnh trong phát hiện và kiểm soát người mang gen bệnh. Hậu quả là khi hai người mang gen bệnh kết hôn với nhau, con của họ sẽ có 25% không bị di truyền gen bệnh, 50% mang gen bệnh và 25% có biểu hiện lâm sàng của hội chứng tan máu bẩm sinh. Do đó, việc sàng lọc phát hiện người mang gen bệnh là việc hết sức quan trọng trong công tác dự phòng bệnh Thalassemia thể nặng trong cộng đồng. 1.1.4. Đặc điểm một số chỉ số huyết học ở người mang gen beta Thalassemia Các nghiên cứu huyết học trong bệnh Thalassemia có vai trò quyết định chẩn đoán bệnh. * Nghiên cứu về hồng cầu: - Lượng Hemoglobin (Hb) trong thể dị hợp tử đa số là bình thường hoặc gần bình thường (90-110g/1), còn thể đồng hợp tử và thể phối hợp đều giảm rõ rệt (Hb
  20. 10 biến beta cho thấy: MCH trong khoảng 17-28,6pg, còn MCV trong khoảng 56,3–87,3fl [66]. Giá trị MCH tương đương MCV nhưng MCH có độ nhạy kém hơn. MCV của thể dị hợp tử beta Thalassemia là tham số có giá trị để có kế hoạch mang tính chiến lược trong nghiên cứu cộng đồng và có thể sử dụng để chẩn đoán trước sinh, đồng thời còn có thể giúp cho điều trị và phòng biến chứng sớm [41], [66]. - Hình thái hồng cầu: ở thể đồng hợp tử các tác giả đều thấy hồng cầu biến dạng nặng, to nhỏ không đều, nhiều hồng cầu mỏng, hồng cầu mảnh, hình bia, hình giọt nước, hồng cầu bắt màu không đều. Do lượng Hb chứa trong hồng cầu ít nên có nhiều hồng cầu mỏng, sức bền thẩm thấu hồng cầu tăng. Ở thể dị hợp tử, các biến đổi về hồng cầu cũng tương tự như thể đồng hợp tử nhưng mức độ không trầm trọng, vì thế chỉ có hiện tượng thiếu máu nhẹ [3]. - Trong tủy xương: Các chuỗi alpha thừa cũng kết tủa xuống tất cả các tế bào trong suốt quá trình trưởng thành của dòng hồng cầu làm cho hồng cầu non chết trước khi trưởng thành, đó là dấu hiệu báo trước của sự phá hủy hồng cầu và sinh hồng cầu kém hiệu quả [55]. Các nghiên cứu về hồng cầu trên đối tượng mắc bệnh beta Thalassemia ở người Việt Nam cho thấy có sự biến đổi lớn về hồng cầu trong beta Thalassemia như hồng cầu nhược sắc, hemoglobin trung bình hồng cầu dưới 28pg, nhiều hồng cầu nhỏ, thể tích trung bình hồng cầu dưới 85fl, hồng cầu biến dạng nặng, sức bền thẩm thấu hồng cầu tăng, đời sống hồng cầu ngắn và tăng sinh hồng cầu không hiệu quả. Sự biến đổi này nặng nề ở thể đồng hợp tử và thể phối hợp, nhẹ hơn ở thể dị hợp [18], [24], [33]. * Nghiên cứu về thành phần Hb Một tiêu chuẩn đóng vai trò quyết định trong chẩn đoán bệnh beta Thalassemia là điện di huyết sắc tố. Trong bệnh beta Thalassemia, chuỗi beta
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2