Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân
lượt xem 5
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm: đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường đất, nước xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Phân tích thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân và một số yếu tố liên quan tại khu vực khai thác mỏ Núi Pháo huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ KIM LIÊN THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHU VỰC KHAI THÁC MỎ NÚI PHÁO VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ KIM LIÊN THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHU VỰC KHAI THÁC MỎ NÚI PHÁO VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 8720163 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HÀ XUÂN SƠN Thái Nguyên - Năm 2018
- i LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn và kính trọng em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Y tế Công cộng, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Hà Xuân Sơn - người thầy luôn tận tình dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn các em sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu để tôi hoàn thành Luận văn này. Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập và hoàn thành Luận văn.. Xin trân trọng cảm ơn./. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018 Học viên Nguyễn Thị Kim Liên
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018 Học viên Nguyễn Thị Kim Liên
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... vii DANH MỤC CÁC HỘP ................................................................................ viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3 1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 3 1.2. Ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ trên thế giới và Việt Nam ..... 5 1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ÔNMT của người dân và một số yếu tố liên quan ................................................................................... 13 1.4. Một số thông tin về mỏ Núi Pháo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên...... 18 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 22 2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 22 2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23 2.5. Kỹ thuật thu thập và đánh giá các chỉ số nghiên cứu............................... 27 2.5.1. Nghiên cứu định lượng ......................................................................... 27 2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 30 2.7. Phương pháp khống chế sai số ................................................................. 30 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 30 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 31
- iv 3.1. Thực trạng ÔNMT đất và nước xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2017 .......................................... 31 3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ÔNMT của người dân khu vực nghiên cứu và một số yếu tố liên quan ............................ 39 Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 48 4.1. Thực trạng ÔNMT đất và nước xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2017 .......................................... 48 4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ÔNMT của người dân khu vực nghiên cứu và một số yếu tố liên quan ............................ 58 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 65 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 68 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 79
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBYT Cán bộ y tế cs Cs CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu GDP Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc nội) KAP Knowledge Attitude Practice (kiến thức, thái độ, thực hành) KLM Kim loại màu KLN Kim loại nặng Max Maximum (giá trị lớn nhất) Min Minimum (giá trị nhỏ nhất) MT Môi trường ÔNMT Ô nhiễm môi trường QCVN Quy chuẩn Việt nam SL Số lượng SPSS Statistical Package for the Social Sciences (phần mềm thống kê thường dành cho các ngành khoa học xã hội) TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân UNEP United Nations Environment Programme (Ccương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc) USD United States Dollar (đồng đô la Mỹ) X Số trung bình
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp ........................... 31 Bảng 3.2. Tỷ lệ mẫu đất nông nghiệp đạt quy chuẩn về KLN........................ 31 Bảng 3.3. Hàm lượng kim loại nặng trong nước ăn uống ............................... 33 Bảng 3.4. Tỷ lệ mẫu nước ăn uống đạt quy chuẩn về KLN............................ 33 Bảng 3.5. Hàm lượng kim loại nặng trong nước bề mặt ................................. 35 Bảng 3.6. Tỷ lệ mẫu nước bề mặt đạt quy chuẩn về KLN.............................. 35 Bảng 3.7. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu ...................................... 39 Bảng 3.8. Kiến thức của người dân về phòng chống ÔNMT ......................... 41 Bảng 3.9. Thái độ của người dân về phòng chống ÔNMT ............................. 42 Bảng 3.10. Thực hành của người dân về phòng chống ÔNMT ...................... 43 Bảng 3.11. Liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành của người dân về phòng chống ÔNMT ..................................................................... 46 Bảng 3.12. Liên quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với thực hành của người dân về phòng chống ÔNMT ......................................................... 46 Bảng 3.13. Liên quan giữa kiến thức về các biện pháp phòng chống ÔNMT với thực hành về phòng chống ÔNMT của người dân ................. 47 Bảng 3.14. Liên quan giữa thái độ với thực hành của người dân về phòng chống ÔNMT ................................................................................ 47
- vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Ô nhiễm KLN trong đất nông nghiệp theo khoảng cách đến khu vực mỏ Núi Pháo ........................................................................ 32 Biểu đồ 3.2. Ô nhiễm KLN trong nước ăn uống theo khoảng cách đến khu vực mỏ Núi Pháo ............................................................................... 34 Biểu đồ 3.3. Ô nhiễm KLN trong nước mặt theo khoảng cách đến khu vực mỏ Núi Pháo...................................................................................... 36 Biểu đồ 3.4. Nguồn tiếp cận thông tin phòng chống ÔNMT của người dân .. 40
- viii DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 3.1. Kết quả thảo luận nhóm về thực trạng ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ Núi Pháo .................................................................... 37 Hộp 3.2. Kết quả phỏng vấn sâu về thực trạng ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo ........................................... 38 Hộp 3.3. Kết quả thảo luận nhóm về thực trạng KAP phòng chống ÔNMT của người dân ........................................................................................ 44 Hộp 3.4. Kết quả phỏng vấn sâu về thực trạng KAP phòng chống ÔNMT của người dân ........................................................................................ 45
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động khai thác mỏ trên thế giới góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Tuy nhiên hoạt động này cũng gắn liền với nhiều tác động môi trường và xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tượng ô nhiễm môi trường và các yếu tố nguy cơ cho sức khỏe, bệnh tật của con người. Do thời gian hoạt động của dự án khai thác mỏ thường khá dài, thậm chí tới hàng trăm năm, nên lượng chất thải là khá lớn và tác động đến môi trường khá phức tạp, ảnh hưởng đến tất cả các hợp phần của môi trường. Đối với con người, bụi và các kim loại nặng, nguồn phóng xạ và nguyên tố độc hại, khí độc hại ở những vùng bị ô nhiễm sẽ đi vào thức ăn, nguồn nước gây tác động xấu đến sức khỏe [20]. Theo nghiên cứu năm 2007 của viện Blacksmith về 10 nơi ô nhiễm nhất trên thế giới thì cho kết quả đến 4 nơi là ô nhiễm liên quan đến kim loại ở các khu mỏ khai thác. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chì trung bình vượt quá giới hạn cho phép trong không khí và đất cao hơn gấp 10 lần so tiêu chuẩn quốc gia, ở Norilsk Nickel của Nga cho thấy bụi và ô nhiễm KLN là ô nhiễm chính tại các khu vực khai thác và luyện kim. Những kết quả nghiên cứu mới đây về sức khỏe của cộng đồng dân cư tại khu vực này cho thấy tỷ lệ ung thư cao gấp 1,5 lần so với các vùng khác [56]. Việt Nam có khoảng 5.000 mỏ và điểm khoáng sản gồm 60 loại khoáng sản khác nhau. Trong các mỏ khoáng sản của ta thường lẫn các kim loại dễ gây ra những bệnh cho dân cư như thiếu máu, các bệnh về thận, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, tim mạch, ung thư, giảm trí nhớ, đột biến gen... Thái Nguyên là một trong những tỉnh có trữ lượng khoáng sản lớn nhất cả nước. Với những tiềm năng lớn về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản từ quy mô nhỏ đến lớn. Nhiều mỏ khai thác không hề có ranh giới giữa khu khai thác mỏ với khu dân cư, mặt
- 2 khác mức hiểu biết về môi trường khai thác với sức khỏe của công nhân cũng như cư dân ở đây rất hạn chế. Và những tác động tiêu cực tới môi trường do hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến khoáng sản là không thể tránh khỏi. Tình hình môi trường đất, nước tại một số khu vực khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên đã và đang là những vấn đề nhức nhối. Theo kết quả điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên năm 2007, có tới 31 cơ sở gây ô nhiễm môi trường và 17 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân [36]. Tại đây có Mỏ Núi Pháo, là mỏ đa kim có trữ lượng Vonfram lớn nhất Thế giới - nơi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân sống xung quanh mỏ [1]. Chính vì vậy, để đánh giá được thực trạng môi trường đất, nước khu vực dân cư xung quanh mỏ Núi Pháo và mức độ hiểu biết, thái độ cũng như việc thực hành các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân tại đây ra sao? Những yếu tố nào có liên quan? Chúng tôi tiến hành đề tài “Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân”, với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường đất, nước xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2017. 2. Phân tích thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân và một số yếu tố liên quan tại khu vực khai thác mỏ Núi Pháo huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về môi trường Theo Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội khóa 13 định nghĩa: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [35]. Theo nghĩa rộng: môi trường là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Theo nghĩa hẹp, thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người [49]. Môi trường tự nhiên là các yếu tố tự nhiên bao gồm: đất, nước, không khí, cây cỏ, tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố liên quan... đảm bảo cho con người có khả năng tồn tại và phát triển. Môi trường xã hội bao gồm các vấn đề chính trị, đạo đức, tôn giáo, văn hoá, pháp luật, phong tục, tập quán, văn hoá ứng xử, chính sách... 1.1.2. Khái niệm về ÔNMT ÔNMT là sự làm thay đổi tính chất lý học, hóa học, sinh vật học của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường [51]. Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. Chất ô nhiễm là những chất có thể ở dạng rắn, lỏng, khí [49].
- 4 Hiện nay, khắp nơi trên thế giới, ở các nước phát triển cũng như ở các nước đang phát triển đều bị nhiễm bẩn môi trường như nhiễm bẩn không khí, nhiễm bẩn các lưu vực nước, nhiễm bẩn đất, nhiễm bẩn do các hoạt động công nghiệp, các hoạt động nông nghiệp, nhiễm bẩn do sinh hoạt... − ÔNMT đất: là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm khi nồng độ của chúng tăng lên quá mức an toàn , đặc biệt là các chất thải rắn của ngành khai thác mỏ [31]. Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có: Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt. Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp. − ÔNMT nước: là khi thành phần của nước bị biến đổi lí học, hóa học, sinh học khác xa với trạng thái tự nhiên ban đầu của nó và nước đó không thể phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt của con người và sinh vật [49]. Tác hại của ÔNMT nước đối với sức khỏe con người chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm các hợp chất hữu cơ, các hóa chất độc hại và ô nhiễm kim loại nặng [31]. − ÔNMT không khí là ô nhiễm do các chất có sẵn trong tự nhiên hoặc hành động của con người làm phát sinh các chất ô nhiễm trong không khí [51]. 1.1.3. Khái niệm về sức khỏe môi trường Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Sức khoẻ là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tật”. Sức khỏe môi trường là “trạng thái sức khỏe của con người liên quan và chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh”.
- 5 Con người phụ thuộc vào môi trường xung quanh và được hình thành từ môi trường này, cho nên việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe con người. Trạng thái sức khoẻ con người là tiêu chuẩn tổng hợp nhất của tình trạng môi trường. Trong tổng số các bệnh tật của con người có tới 25% bệnh tật liên quan đến môi trường, trong đó có tới 80% các loại bệnh gây nên do nước hoặc liên quan đến nước. Người ta thấy 80% tất cả các bệnh ung thư liên quan đến môi trường (hút thuốc, dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác) [49]. Môi trường và sức khỏe con người có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu sử dụng khai thác hợp lý nó sẽ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế, sức khỏe cho con người và ngược lại nếu không biết cách bảo vệ, xây dựng phát triển và sử dụng môi trường sống hợp lý thì môi trường sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ, tạo ra các yếu tố nguy cơ cho sức khoẻ, bệnh tật. 1.2. Ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ trên thế giới ÔNMT do khai thác mỏ đang là vấn đề toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu là mối nguy cơ tích luỹ sinh học các chất ô nhiễm kim loại nặng ngày càng tăng trong động vật, thực vật và con người. Hoạt động khai thác khoáng sản phát triển mạnh từ thập kỷ trước ở nhiều quốc gia giàu tài nguyên như Nga, Mỹ, Australia, Campuchia, Indonesia, Phillipines, Trung Quốc, Ấn Độ... Khai thác mỏ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng nguyên liệu khoáng sản. Khai thác khoáng sản là nguồn thu quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia. Tuy nhiên khai thác mỏ cũng gắn liền với nhiều tác động môi trường và xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tượng mất đất canh tác, xói lở, suy thoái tài nguyên và nguồn nước. Do đặc thù nên ngành khai thác khoáng sản dẫn tới suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước,... là rất lớn.
- 6 Ở Hàn Quốc theo nghiên cứu của Jo I. S và cs năm 2004 chỉ ra nồng độ trung bình của Cd, Cu, Pb và Zn trong lớp đất mặt của ruộng lúa (0 - 15cm) tương ứng là 0,11 mg/kg (dao động từ 0 đến 1,01 mg/kg); 0,47 mg/kg (dao động 0 - 41,6 mg/kg); 4,84 mg /kg (dao động 0 - 66,4 mg/kg) và 4,47 mg/kg (dao động 0 - 96,7 mg/kg). Trong ruộng vườn, hàm lượng trung bình của Cd, Cu, Pb, Zn, As và Hg trong đất mặt là 0, 150 mg/kg; 2,30 mg /kg (dao động 0 - 27,8 mg/kg); 16,60 mg /kg (dao động 0,33 - 106 mg/kg); 0,44 mg/kg (dao động 0 - 4,14 mg/kg) và 0,05 mg/kg (dao động 0,01 - 0,54 mg/kg) [64]. Theo nghiên cứu của Sabine Martin và cs năm 2009 về tác động của KLN tới sức khoẻ con người đã nhận định rằng nói chung, con người bị tiếp xúc với các kim loại này do ăn phải (uống rượu hoặc ăn) hoặc hít phải (thở). Làm việc hoặc sinh sống gần một khu công nghiệp sử dụng các kim loại này và các hợp chất của chúng làm tăng nguy cơ bị phơi nhiễm cũng như sống gần một nơi mà các kim loại này đã được xử lý không đúng cách. Sinh kế của lối sống cũng có thể đặt ra những rủi ro cao hơn về tiếp xúc và tác động đến sức khoẻ do các hoạt động săn bắt và tập trung [69]. Nghiên cứu của Yongming Luo và cs năm 2009 về ô nhiễm KLN và khắc phục hậu quả ở đất nông nghiệp Châu Á chỉ ra rằng hầu hết các nước châu Á, với sự nhấn mạnh đến Trung Quốc, đang trải qua sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Một số đất nông nghiệp ở vùng ngoại ô của hầu hết các thành phố và khu vực tưới tiêu ở Trung Quốc bị ô nhiễm một phần bởi các KLN như Cd, As, Zn, Cu và Hg, dẫn đến sự nhiễm bẩn kim loại các sản phẩm nông nghiệp và có nguy cơ tiềm ẩn đối với con người sức khỏe [71]. Ở khu vực Nam Delhi, Ấn Độ, năm 2013 các nhà nghiên cứu Ashish Joshi và cs đã tiến hành đánh giá chất lượng nước ở khu vực gần mỏ khai thác khoáng sản tại trên bốn khu ổ chuột của South Delhi và chỉ ra rằng các vấn đề thường gặp về nguồn nước tại đây là tình trạng ô nhiễm nước (28%, n = 11),
- 7 số nước sạch được cấp để thay thế không đủ (12%, n = 5) và mùi hôi (7%, n = 3). Phần lớn những người được hỏi cảm thấy không lo ngại gì từ nguồn nước, trong khi 95% (n = 38) người tham gia cảm thấy rằng chất lượng nước có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và hơn 2/3 số người tham gia (83%, n = 33) nước ô nhiễm có thể gây ra nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc rối loạn đường ruột [55]. Năm 2014, Carla Candeias và cs tiến hành nghiên cứu về xác định nguồn và đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với các KLN và các vật liệu nguy hiểm trong khu vực khai khoáng: nghiên cứu trường hợp của mỏ Panasqueira (miền Trung Bồ Đào Nha) chất thải của Barroca Grande và các đập tràn mở có nồng độ As, Cd, Cu, Pb, W, và Zn cao như vậy (hàm lượng trung bình trong vật liệu chất thải thô nhiều hơn As = 7142 mg/kg; Cd = 56 mg/kg, Cu = 2501 mg/kg, Pb = 172 mg/kg, Sn = 679 mg/kg, W = 5400 mg/kg và Zn = 1689 mg/kg. Các nồng độ vượt quá các giá trị xác định cho phần trăm thứ 90 của vùng Nam Bồ Đào Nha (như As 157 mg/kg, Cu 108 mg/kg, Ni 62 mg/kg, Pb 117 mg/kg, Zn 134 mg/kg) [57]. Theo kết quả nghiên cứu của Ping Zhuang và cs năm 2014 về môi trường đất nông nghiệp gần các mỏ ở phía Nam Trung Quốc, tại vị trí đỉnh núi mỏ Dabaoshan có hàm lượng một số KLN ở mức rất cao như: nồng độ Cu, Zn, Pb và Cd trong đất lúa đã vượt quá nồng độ cho phép tối đa đối với đất nông nghiệp Trung Quốc. Nồng độ KLN (mg/kg, trọng lượng cơ thể khô) trong rau dao động từ 5,0 đến 14,3 đối với Cu, 34,7 đến 170 đối với Zn; từ 0,90 đến 2,23 đối với Pb và 0,45 đến 4,1 đối với Cd. Nồng độ Pb và Cd trong hạt gạo vượt quá giới hạn cho phép tối đa ở Trung Quốc. Chế độ ăn uống của Pb và Cd thông qua việc tiêu thụ gạo và một số loại rau nhất định đã vượt quá mức chế độ ăn kiêng được đề nghị. Tình trạng hàm lượng KLN của cây lương thực trồng ở vùng lân cận của mỏ Dabaoshan và những hàm ý của chúng đối với sức khoẻ con người cần được nghiên cứu sâu hơn [71].
- 8 Nghiên cứu của Hui Hu, Qian Jin and Philip Kavan năm 2014 về ô nhiễm KLN ở Trung Quốc chỉ ra rằng ô nhiễm nghiêm trọng từ các ngành công nghiệp cụ thể ở một số khu vực, như tỉnh Sơn Đông. Trong năm 2010, ngành công nghiệp đã chỉ chiếm 0,24% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Sơn Đông, nhưng Cr thải ra trong ngành này chiếm 41,70% trong tổng lượng phát thải Cr của tỉnh. Tương tự, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các sản phẩm kim loại chỉ chiếm 0,08% giá trị sản lượng công nghiệp của tỉnh, nhưng Cr thải ra trong ngành này chiếm 45,1% tổng lượng phát thải [61]. 1.2.2. Ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ tại Việt Nam Việt Nam là một nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã góp phần đáng kể trong việc phát triển nền kinh tế của đất nước. Khoáng sản và các sản phẩm chế biến của khoáng sản đã có một phần xuất khẩu, tăng giá trị GDP. Hai loại khoáng sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là dầu khí và than (năm 2012 khoảng 10 tỷ USD) [29]. Nhưng các hoạt động khai thác khoáng sản đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh: sử dụng chưa thực sự có hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải rắn; làm ảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất; làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; gây tiếng ồn và chấn động; sự cố môi trường [29]. Theo Lê Đình Thành năm 2012 khi nghiên cứu môi trường tại mỏ than Lộ Trí, Quảng Ninh cho thấy khi hoạt động của mỏ than thì khu vực xung quanh khoảng 200m bụi phát sinh trong khu vực này rất lớn. Với quy mô sản xuất 500.000 tấn than/năm ở mỏ Lộ Trí thì lượng bụi phát sinh ước tính khoảng 550 - 700 tấn bụi/năm. Ngoài ra trong quá trình khai thác than còn tạo ra các loại khí độc hại [44].
- 9 Năm 2011 Đặng Văn Minh đã tiến hành nghiên cứu về môi trường đất khu vực khai thác thiếc tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cho kết quả như sau tại khu vực mỏ sắt Trại Cau bị ô nhiễm As nghiêm trọng, đặc biệt là đất ruộng. Mẫu nhiễm As cao nhất tương ứng với mức 35,15 mg/kg, vượt 2,93 lần TCCP; mẫu M1 thấp nhất với mức tương ứng là 13,9 mg/kg, vượt 1,56 lần TCCP. Hàm lượng Pb tổng số trong các mẫu nghiên cứu đều rất lớn, cao nhất là mẫu M1 với Pb = 405 mg/kg, vượt TCCP 5,8 lần; thấp nhất song cũng vượt 1,6 lần TCCP. Hàm lượng Cd tổng số trong đất nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn, dao động trong khoảng từ 0,4 mg/kg đến 3,8 mg/kg [32]. Theo nghiên cứu của Hà Thị Lan năm 2011 về hiện trạng ô nhiễm đất tại khu vực khai thác khoáng sản huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy hàm lượng Asen trong tất cả các mẫu đất nghiên cứu đều cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT, vượt từ 1,18 lần đến 12,21 lần. Hàm lượng chì trong đất nghiên cứu đều cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT, vượt từ 2,7 lần đến 133,68 lần. Hàm lượng Cd trong đất chênh lệch khá lớn, dao động từ 193,79 mg/kg đến 9357,88 mg/kg; trong đó có 2 mẫu vượt 2,795 lần và 12,57 lần [28]. Năm 2014, Phạm Xuân Tích và cs đã tiến hành nghiên cứu về những vấn đề khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên. Các tác giả cho biết hầu hết hàm lượng Hg đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép trong các mẫu nước (DTM1: 0,0044 mg/l; DTM2: 0,0024 mg/l). Đối với hàm lượng kim loại trong đất, hàm lượng As ở mẫu đất DTD2 vượt quy chuẩn cho phép 35,17 mg/kg [42]. Nghiên cứu của Hà Xuân Sơn (2015) nghiên cứu áp dụng giải pháp can thiệp giảm thiểu ảnh hưởng của ÔNMT tới sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích - Thái Nguyên cho thấy Hàm lượng trung bình của một số KLN trong các môi trường: đất, nước mặt, nước ăn uống xung quanh khu vực khai thác mỏ Tân Long và Hà Thượng cao hơn TCCP:
- 10 chì cao hơn từ 3,2 lần đến 18,2 lần; cadimi cao gấp 1,6 lần đến 20,4 lần; Asen cao gấp 1,37 lần đến 6 lần, khi so sánh với QCVN 03:2015/BTNMT (giới hạn tối đa đối với đất nông nghiệp: As 15mg/kg; Cd 1,5 mg/kg; Pb 70 mg/kg) [37]. Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ... Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc. Theo nghiên cứu của Dương Thị Thanh Xuyến (2017) về những mâu thuẫn và xung đột trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch và sa khoáng titan khu vực tại tỉnh Bình Thuận cũng chỉ ra ra rằng việc khai thác tài nguyên khoáng sản Titan sẽ tạo ra các xung đột với việc phát triển kinh tế; gây ÔNMT nước mặt và nước ngầm bằng chất thải hóa chất tuyển khoáng và chất phóng xạ từ sa cát [54]. 1.2.3. Ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ tại tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở trung du và miền núi Bắc bộ, với diện tích tự nhiên 3.526,64 km2. Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Thái Nguyên có nguồn khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các khu vực giáp ranh thành phố Thái Nguyên, Đại Từ, Đồng Hỷ, Võ Nhai,… Phát hiện khoảng 177 điểm quặng và mỏ khoáng sản, với khoảng 45 mỏ đang hoạt động khai thác. Các hoạt động khai thác diễn ra với tình trạng khai thác bừa bãi, gây suy thoái môi trường, làm mất cân bằng sinh thái ở nhiều nơi [53]. Nguyễn Duy Hải (2011) nghiên cứu thực trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nghiên cứu biện pháp sinh học để phục hồi đất sau khai thác thiếc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2212 | 509
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 285 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 155 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 94 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 81 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Khảo sát đặc điểm và chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an
123 p | 28 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa y học cổ truyền của bệnh viện Quân Y 175
108 p | 63 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa Y học cổ truyền của Bệnh viên Quân y 175
108 p | 16 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
102 p | 70 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng và mối liên quan chỉ số non-HDL-C với các thể y học cổ truyền ở bệnh nhân rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp
108 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh
109 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên
73 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ
85 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
77 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
78 p | 47 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố Thái Nguyên
81 p | 58 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu tình trạng kháng Insulin ở bệnh nhân suy tim điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên
84 p | 43 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại thành phố Lạng Sơn
86 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn