Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 6
download
Luận văn được thực hiên với mục tiêu nhằm: đánh giá thực trạng về số lượng, trình độ và cơ cấu nhân lực y tế dự phòng của tỉnh Thái Nguyên. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, trình độ và cơ cấu của cán bộ tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên. Xác định nhu cầu nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC VŨ THỊ THANH HOA THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Thái Nguyên - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC VŨ THỊ THANH HOA THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành : Y học dƣ phòng Mã số : CH 60 72 01 63 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀM THỊ TUYẾT Thái Nguyên - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu điều tra được thực hiện tại tất cả các đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả của luận án Vũ Thị Thanh Hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đàm Thị Tuyết, Trưởng bộ môn Y học xã hội- Trưởng Khoa Y tế công cộng- Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, người cô đã trực tiếp, tận tình, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tại nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học và các Phòng ban chức năng của Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và nghiên cứu tại nhà trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Y tế công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ tại các cơ sở Y tế dự phòng trong toàn tỉnh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các bạn đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014 Học viên Vũ Thị Thanh Hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iv DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Một số khái niệm về quản lý nhân lực và y tế dự phòng ........................... 3 1.2. Phân biệt Y học dự phòng với Y tế công cộng - ....................................... 4 1.3. Định hướng chiến lược quốc gia Y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2020 .... 9 1.4. Định mức biên chế của các cơ sở y tế dự phòng...................................... 10 1.5. Tình hình cơ cấu nhân lực y tế tại khu vực Đông nam Á, Tây Thái Bình Dương và một số quốc gia trong vùng ............................................................ 12 1.6. Thực trạng nhân lực Y tế dự phòng Việt Nam ........................................ 12 1.7. Nhu cầu nhân lực hệ Y tế dự phòng ........................................................ 15 Chương 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21 2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 24 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 25 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 25 3.2. Thực trạng cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên ................................ 26 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng ... 37 3.4. Nhu cầu nhân lực y tế dự phòng từ năm 2014 đến năm 2020 ................. 44 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- iv 4.1. Thực trạng cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên ................................ 50 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng ... 58 4.3. Nhu cầu nhân lực y tế dự phòng từ năm 2014 - 2020 .............................. 62 KẾT LUẬN .................................................................................................... 65 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm CBYT Cán bộ y tế CBYTDP Cán bộ Y tế dự phòng CKI,II Chuyên khoa cấp I, II CSSK Chăm sóc sức khỏe CN Cử nhân CDC Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa bệnh DP- MP Dược phẩm- Mỹ phẩm ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐMBC Định mức biên chế GDYK Giám định y khoa SARS Severe acute respiratory syndrome (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) SR- KST- CT Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng PC Phòng chống TT CSSKSS Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TT YTDPTP Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố TT Trung tâm KN Kiểm nghiệm YTDP Y tế dự phòng YTCC Y tế công cộng XN Xét nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1.Định mức biên chế đối với các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương ............................................................ 10 Bảng 1.2 Định mức tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn ............................... 11 Bảng 1.3. Định mức hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý ................................. 11 Bảng 1.4. So sánh một số chỉ số nhân lực tại khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và một số quốc gia trong vùng .................................. 12 Bảng 1.5. Nhân lực CBYTDP theo tuyến và theo trình độ............................ 13 Bảng 1.6. Ước tính nhu cầu bổ sung nhân lực hệ thống y tế dự phòng từ tuyến trung ương đến tuyến huyện ........................................................... 16 Bảng 1.7 Nhu cầu bổ sung nhân lực y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố ......... 17 Bảng 1.8. Nhu cầu bổ sung nhân lực y tế dự phòng tuyến huyện .................. 18 Bảng 3.1. Phân bố giới và tuổi theo tuyến ...................................................... 25 Bảng 3.2. Phân bố theo thời gian công tác...................................................... 25 Bảng 3.3. Phân bố theo nơi đào tạo ................................................................ 26 Bảng 3.4. Cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh theo tuyến ..................................... 26 Bảng 3.5. Số lượng cán bộ các đơn vị YTDP tuyến tỉnh ................................ 27 Bảng 3.6 Số lượng cán bộ các Trung tâm Y tế huyện ................................... 27 Bảng 3.7. Tỷ lệ cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh hiện có theo TT 08/BYT- BNV so với mức tối thiểu. .............................................................. 28 Bảng 3.8. Tỷ lệ cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh hiện có so với mức tối đa theo TT 08/BYT-BNV .................................................................... 29 Bảng 3.9. Tỷ lệ CB TTYT huyện hiện có so với mức tối thiểu theo TT 08/BYT-BNV .................................................................................. 29 Bảng 3.10. Tỷ lệ cán bộ TTYT huyện hiện có so với mức tối đa theo TT 08/BYT- BNV... 30 Bảng 3.11. Trình độ cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh ...................................... 31 Bảng 3.12. Trình độ cán bộ y tế dự phòng theo tuyến .................................... 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- vi Bảng 3.13. Cơ cấu bộ phận toàn tỉnh so với TT 08/BYT-BNV ..................... 34 Bảng 3.14. Cơ cấu bộ phận tuyến tỉnh so với TT 08/BYT-BNV ................... 35 Bảng 3.15 Cơ cấu bộ phận tuyến huyện so với TT 08/BYT-BNV................. 35 Bảng 3.16. Cơ cấu chuyên môn toàn tỉnh theo TT 08/BYT-BNV ở mức tối thiểu ... 36 Bảng 3.17. Cán bộ y tế dự phòng /10.000 dân ................................................ 36 Bảng 3.18. Mong muốn tiếp tục công việc đang làm ..................................... 37 Bảng 3.19. Lý do không muốn tiếp tục công việc .......................................... 38 Bảng 3.20. Những công việc chuyên môn chính ............................................ 38 Bảng 3.21. Những việc tuyến dưới cần hỗ trợ từ tuyến trên........................... 39 Bảng 3.22. Những công việc tuyến trên cần làm để nâng cao năng lực tuyến dưới.... 39 Bảng 3.23. Nhận xét các bộ phận về năng lực ................................................ 40 Bảng 3.24. Nhận xét về cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng .................. 40 Bảng 3.25. Nhận xét về loại hình và chuyên ngành đào tạo thích hợp........... 41 Bảng 3.26. Đào tạo để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng trong giai đoạn 2014 – 2020 ............................................................................ 41 Bảng 3.27. Những công việc cần hỗ trợ từ tuyến trên .................................... 42 Bảng 3.28. Những công việc cần làm tại đơn vị ............................................. 42 Bảng 3.29. Số cán bộ y tế dự phòng nghỉ hưu các năm theo tuyến ................ 44 Bảng 3.30. Nhu cầu cần bổ sung cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh ở mức tối đa theo TT 08/BYT-BNV .................................................................... 44 Bảng 3.31. Nhu cầu cán bộ y tế dự phòng tuyến huyện ở mức tối đa theo TT 08/BYT-BNV .................................................................................. 45 Bảng 3.32. Nhu cầu cán bộ y tế dự phòng cần tuyển thêm............................. 45 Bảng 3.33. Mong muốn được đào tạo lại của cán bộ y tế dự phòng tuyến Tỉnh ( n=118)... 46 Bảng 3.35. Mong muốn được đào tạo lại của cán bộ y tế dự phòng tuyến Huyện ( n=214) ............................................................................... 47 Bảng 3.36. Loại hình đào tạo thích hợp nhất .................................................. 48 Bảng 3.37. Chuyên ngành đào tạo thích hợp .................................................. 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Cơ cấu bộ phận toàn Tỉnh......................................................................33 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu bộ phận theo tuyến ...................................................................34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Y tế dự phòng là một lĩnh vực rất quan trọng của ngành y tế. Ngay từ thời kỳ Pháp thuộc, lĩnh vực này cũng rất được quan tâm. Trải qua hai cuộc chiến tranh trường kỳ giải phòng Miền Bắc rồi thống nhất đất nước, tiếp đến là thời kỳ khôi phục và xây dựng đất nước, Y tế dự phòng đã luôn vượt qua những khó khăn gian khổ để ngăn chặn và khống chế các bệnh dịch đe doạ tính mạng và sức khỏe của hàng triệu người dân. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Y tế dự phòng đã không ngừng phát triển và mở rộng. Hiện nay mạng lưới y tế nói chung và Y tế dự phòng nói riêng đã mở rộng tới tận các thôn bản. Những hoạt động của hệ Y tế dự phòng đã góp phần nâng cao đến sức khỏe nhân dân [22]. Trong những thập kỷ qua, việc đầu tư cho lĩnh vực y tế dự phòng đã mang lại hiệu quả thiết thực, thể hiện trong việc Việt Nam đã chính thức thanh toán được bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng 7 bệnh truyền nhiễm đạt hơn 90% hàng năm [1],[2]. Đồng thời cũng thể hiện trong việc đẩy lùi các dịch bệnh như SARS, cúm A (H5N1), kiểm soát kịp thời, xử lý các bệnh lây nhiễm từ gia súc như: lở mồm long móng, bệnh dại [8]. Ngành y tế Việt Nam đã kiên trì tuyên truyền, vận động và cùng toàn dân triển khai nhiều biện pháp đảm bảo môi trường sống, chủ động tiêm chủng phòng bệnh, giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời, có hiệu quả các bệnh dịch góp phần quan trọng khống chế, tiến tới thanh toán bệnh truyền nhiễm gây dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân [6]. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được từ sự thay đổi trong tình hình mới, hệ thống Y tế dự phòng Việt nam cũng gặp rất nhiều khó khăn trong khi triển khai các mặt hoạt động, đặc biệt là Y tế dự phòng tuyến quận/huyện. Nhận định cho thấy rằng các Trung tâm Y tế dự phòng quận/huyện có đội ngũ cán bộ vừa thiếu về số lượng và được đào tạo chuyên khoa về lĩnh vực này còn rất hạn chế [3]. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Hệ thống giao thông còn gặp nhiều khó khăn. Địa hình dễ bị chia cắt vào mùa mưa lũ, đặc biệt
- 2 các xã vùng sâu vùng xa, mật độ dân số phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Do điều kiện địa lý phức tạp và tình hình kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế nên khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của dân cư tỉnh Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn...Với đặc điểm như vậy vai trò của cán bộ Y tế dự phòng Thái Nguyên trở nên rất quan trọng trong việc tiếp cận và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay tại tỉnh Thái Nguyên chưa có nghiên cứu đánh giá tổng thể về nhân lực của các cơ sở Y tế dự phòng của tỉnh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu và trình độ của đối tượng này. : Nhân lự ự phòng của tỉnh Thái Nguyên hiện nay số lượ ? Trình độ ra sao? Phân bố có hợp lý không? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế dự phòng của tỉ , chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên” với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng về số lượng, trình độ và cơ cấu nhân lực y tế dự phòng của tỉnh Thái Nguyên năm 2013. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, trình độ và cơ cấu của cán bộ tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên. 3. Xác định nhu cầu nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm về quản lý nhân lực và y tế dự phòng 1.1.1 Khái niệm nhân lực y tế Năm 2006, WHO đã đưa ra khái niệm: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ”. Theo đó, nhân lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế, người làm công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếp cung cấp các dịch vụ y tế. Nó bao gồm CBYT chính thức và cán bộ không chính thức (như tình nguyện viên xã hội, những người CSSK gia đình, lang y...); kể cả những người làm việc trong ngành y tế và trong những ngành khác (như quân đội, trường học hay các doanh nghiệp) [55]. 1.1.2 Khái niệm về quản lý Quản lý được áp dụng từ thời kỳ sơ khai của cuộc sống cộng đồng. Từ sau năm 30 của thế kỷ 20, quản lý mang tính khoa học. Tuy vậy cho đến nay vẫn không có một định nghĩa thống nhất. Có rất nhiều định nghĩa về quản lý [39],[47]. - Quản lý là làm cho mọi người cùng làm việc hăng hái với nhau, sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu; - Quản lý là ra quyết định; - “Quản lý làm cho mọi việc được thực hiện, được quản lý và làm việc thông qua mọi người, quản lý là sử dụng hiệu quả các nguồn lực…” đồng thời cần phải chú ý đến các yếu tố khác như thời gian và các thông tin [47]. 1.1.3 Quản lý nhân lực y tế Ngành Y tế Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ phải làm tốt công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn,
- 4 gian khổ song cũng rất vinh quang. Nhiệm vụ chính trị của Ngành cũng chính là nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở [5]. Quản lý nhân lực là một trong 5 quản lý của ngành y tế đó là quản lý kế hoạch, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý nhân lực và quản lý khoa học kỹ thuật [49]. Nội dung quản lý nào cũng rất quan trọng, phức tạp và gặp không ít khó khăn nhưng có lẽ quản lý nhân lực là quan trọng nhất cũng như phức tạp nhất và khó khăn nhất, vì: “Con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất, quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, cũng là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người, mỗi gia đình” [13] và “Cán bộ là nhân tố quyết định mọi thành công trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước”. Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và coi cán bộ, công chức là lực lượng then chốt để bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [33]. 1.2. Phân biệt Y học dự phòng với Y tế công cộng - 1.2.1. Y học dự phòng Y học dự phòng là cầu nối giữa y học và y tế công cộng. Trong khi y học quan tâm đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho một cá thể thì y tế công cộng quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Mục tiêu hàng đầu của Y học dự phòng là nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng [21]. Vì qui mô của các bệnh mà nước ta đang đối phó rất lớn. Nhu cầu tăng cường cơ sở vật chất y tế hiện đại là cần thiết, nhưng một nhu cầu khác lâu dài hơn và quan trọng hơn là xây dựng một mạng lưới y tế cộng đồng hay y tế dự phòng [36]. Tại sao cần phải xây dựng mạng lưới y tế dự phòng? là vì chúng ta muốn phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các thiết bị hiện đại là để chữa bệnh chứ không ngừa bệnh; các biện pháp phòng bệnh cần một quan điểm mới về y tế.
- 5 Quan điểm của y khoa truyền thống thường quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Tư duy này hun đúc thành những qui định về y đức như có trách nhiệm với cá nhân người bệnh, và các cơ sở vật chất y tế thường được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Ngay cả nghiên cứu y khoa cũng chịu ảnh hưởng bởi tư duy này, vì một nghiên cứu y khoa cổ điển thường bắt đầu với câu hỏi “tại sao bệnh nhân mắc bệnh” [48]. Ngày nay, chúng ta biết rằng nếu hệ thống y tế chỉ để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân thì vẫn chưa đủ. Do đó, quan điểm y khoa truyền thống này đã được triển khai thành một bước cao hơn và qui mô hơn: đó là phòng bệnh và nhận dạng những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao. Nói cách khác, đây chính là quan điểm về y tế dự phòng [37]. Y khoa truyền thống đặt trọng tâm vào việc điều trị và chữa bệnh, còn y tế dự phòng đặt trọng tâm vào việc phòng bệnh. Đối tượng của y khoa truyền thống là cá nhân người bệnh, còn đối tượng của y tế dự phòng là cộng đồng. Đối với y khoa truyền thống, một cá nhân hoặc là có hay không có bệnh, nhưng y tế dự phòng quan tâm đến nguy cơ mắc bệnh của một quần thể. Do đó, chỉ số để đánh giá hiệu quả lâm sàng của y khoa cổ điển là sự thành công trong việc cứu một bệnh nhân, nhưng chỉ số lâm sàng của y tế dự phòng là giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh của một cộng đồng và kéo dài tuổi thọ cho một dân số [43]. Khái niệm y học dự phòng Y tế dự phòng không chỉ quan tâm đến các bệnh truyền nhiễm hay suy dinh dưỡng, mà còn liên quan trực tiếp đến các bệnh mãn tính như tim mạch, viêm xương khớp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, loãng xương, ung thư [46], v.v…
- 6 Y tế dự phòng quan niệm rằng sự phát sinh các bệnh mãn tính là hệ quả của một quá trình tích lũy những rối loạn sinh lý qua phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ. Do đó, can thiệp vào các yếu tố nguy cơ sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở qui mô cộng đồng. Các yếu tố nguy cơ này có thể chia thành 2 nhóm: nhóm có thể can thiệp được và nhóm không thể can thiệp được. Các yếu tố không có thể can thiệp được như tuổi tác và di truyền. Nhưng các yếu tố có thể can thiệp được như dinh dưỡng, vận động thể lực, lối sống (hút thuốc lá, thói quen rượu bia..), môi trường sống (như nước, không khí, phương tiện đi lại…) v.v… Từ đó, các chiến lược y tế dự phòng là làm thay đổi các yếu tố có thể can thiệp được để nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng [48]. Chức năng cơ bản của y tế dự phòng Nhiệm vụ của y tế dự phòng là phát hiện, xác định và giám sát các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến yếu tố môi trường, tác hại nghề nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm; Dự báo kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm, các tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất là ở các ổ dịch bệnh mới phát sinh; Phòng chống các bệnh không lây nhiễm như tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp; Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng như phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân; Tham gia quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng như: Các bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng; Xử trí một số trường hợp cấp cứu và điều trị một số bệnh thông thường [11]. 1.2.2. Y tế công cộng Khái niệm y tế công cộng Y tế công cộng là một môn khoa học và nghệ thuật phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức khoẻ thông qua những cố gắng có tổ chức của xã hội.
- 7 Y tế công cộng có nhiều lĩnh vực nhỏ, có thể chia các phần sau: Dịch tễ học, sinh thống kê và dịch vụ y tế. Những vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội, nhân chủng học và sức khoẻ nghề nghiệp cũng là lĩnh vực quan trọng trong y tế công cộng. Trọng tâm can thiệp của y tế công cộng là phòng bệnh trước khi đến mức phải chữa bệnh, thông qua việc theo dõi tình trạng và điều chỉnh hành động bảo vệ sức khoẻ. Nói tóm lại, trong nhiều trường hợp thì chữa bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hơn với phòng bệnh từ trước [36]. Ở Việt Nam, ngành y tế công cộng còn mới và thường nhầm lẫn với ngành y tế dự phòng hay vệ sinh dịch tễ (trước kia). Hiện nay có xu hướng sử dụng thuật ngữ “ y tế công cộng ” hơn vì: Đây là thuật ngữ đang được thế giới sử dụng rộng rãi và bao hàm ý nghĩa liên ngành chứ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực y tế [6]. Lịch sử của y tế công cộng Y tế công cộng là khái niệm hiện đại, mặc dù nguồn gốc có từ xa xưa. Từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh con người, tình trạng ô nhiễm nước và thiếu nguyên tắc trong việc bố trí rác thải có thể tạo ra véc-tơ lây truyền dịch bệnh. Nhiều tôn giáo cổ xưa cũng đã đưa ra quy định trong hành vi liên quan đến sức khoẻ, từ các loại thức ăn nào thì được dùng, cho tới đánh giá hành vi nào được buông thả theo khoái cảm, chẳng hạn uống rượu hay quan hệ tình dục [50]. Những chính phủ đã thiết lập nên nơi có quyền lãnh đạo và phát triển chính sách sức khoẻ cộng đồng và những chương trình chống lại các nguyên nhân gây bệnh nhằm bảo đảm sự ổn định, an toàn, phồn vinh của quốc gia. Lịch sử phát triển y tế công cộng ở Việt Nam, từ ngày thành lập nước 1945, Việt
- 8 Nam đã khẳng định y học dự phòng luôn là ưu tiên hàng đầu, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Theo tinh thần đó, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống vệ sinh dịch tễ học theo mô hình Liên Xô, nhấn mạnh vào việc phòng và chống các bệnh truyền nhiễm. Bởi lúc đó bệnh truyền nhiễm đóng vai trò chủ yếu trong cấu trúc bệnh tật ở Việt Nam, hoàn toàn có thể khống chế được thông qua các biện pháp đặc hiệu như dùng vắc-xin và không đặc hiệu như tuyên truyền [6]. Mục đích y tế công cộng Các can thiệp của y tế công cộng tập trung vào vấn đề phòng bệnh hơn là chữa bệnh, thông qua các giám sát các trường hợp và khuyến khích các hành động tốt cho sức khoẻ. Thêm vào đó, trong nhiều trường hợp, chữa một bệnh này có ý nghĩa sống còn để phòng ngừa các bệnh khác. Nhiều quốc gia đã có cơ quan chính phủ riêng, thường là Bộ Y tế chịu trách nhiệm về các vấn đề sức khoẻ trong gia đình. Ở Hoa Kỳ vấn đề y tế công cộng bắt đầu thu thập từ các cục y tế bang và địa phương. Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đặt tại Atlanta, mặc dù có cơ sở tại Hoa Kỳ, nhưng cũng không liên quan tới vấn đề sức khoẻ tại nhiều quốc gia khác mà họ chịu trách nhiệm [51]. Y tế công cộng đóng vai trò hết sức quan trọng trong nổ lực ngăn ngừa bệnh tật tại các nước đang phát triển, cùng với hệ thống y tế địa phương thông qua các tổ chức phi chính phủ [9]. Y tế công cộng có 9 chức năng cơ bản: - Theo dõi và phân tích tình hình sức khoẻ. - Giám sát dịch tể học, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh. - Xây dựng chính sách và kế hoạch y tế công cộng.
- 9 - Quản lý có tính chiến lược các hệ thống và dịch vụ sức khoẻ cộng đồng. - Quy chế và thực hành pháp luật để bảo vệ sức khoẻ cộng cộng. - Phát triển nguồn nhân lực và lập kế hoạch trong y tế công cộng. - Tăng cường sức khoẻ, sự tham gia của xã hội trong công tác chăm sóc sức khoẻ và làm cho người dân có ý thức thực hiện được đó là quyền lợi của mình. - Đảm bảo chất lượng dịch vụ sức khoẻ cho cá nhân và cho cộng đồng. - Nghiên cứu phát triển và thực hiện các giải pháp y tế công cộng mang tính chất đổi mới [8]. 1.3. Định hướng chiến lược quốc gia Y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2020 a) Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm khống chế, loại trừ tiến tới thanh toán các bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành như các bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn, giun, sán...); các bệnh do côn trùng truyền (sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản...); bệnh dại. Đồng thời áp dụng các biện pháp tích cực để ngăn chặn có hiệu quả các bệnh dịch nguy hiểm và các bệnh mới xuất hiện (HIV/AIDS, SARS, cúm A(H5N1),...); sẵn sàng chủ động đối phó với nguy cơ khủng bố sinh học, hoá học. b) Giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ bệnh uốn ván trẻ sơ sinh. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm loại trừ và thanh toán các bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ em như sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản, viêm gan vi rút..., đồng thời mở rộng việc sử dụng vắc-xin để phòng ngừa các bệnh khác. c) Chủ động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan tới môi trường, nghề nghiệp, học đường, chế độ dinh dưỡng, lối sống có hại, tai nạn và thương tích. d) Nâng cao năng lực mạng lưới y tế dự phòng theo hướng hiện đại hoá. Xây dựng và củng cố trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện [28].
- 10 1.4. Định mức biên chế của các cơ sở y tế dự phòng 1.4.1. Định mức biên chế đối với các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương Bảng 1.1.Định mức biên chế đối với các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng [23] ≤1 triệu >1 - 1,5 triệu Đơn vị dân dân Trung tâm Y tế dự phòng 55 56 – 65 Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS 25 26 – 30 Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội 40 41 – 50 Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản 25 26 – 35 Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ 12 13 – 14 Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm 25 26 – 30 Trung tâm Nội tiết 15 16 – 20 Trung tâm Phòng, chống sốt rét 20 21 – 30 Trung tâm Giám định y khoa 12 13 – 15 Trung tâm Giám định pháp y 12 13 – 15 Trung tâm Giám định pháp y tâm thần 6 7–9 1.4.2 Định mức biên chế đối với các Trung tâm đặc thù a) Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế (đối với những tỉnh, thành phố có Cửa khẩu): Biên chế là 15, thêm mỗi cửa khẩu tăng thêm 7 biên chế. Riêng thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội biên chế tối thiểu 50. b) Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ lao động và Môi trường: Biên chế 30 đối với những tỉnh có ít nhất là 5 Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao[10]. 1.4.3 Định mức biên chế đối với Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Dân số ≤100.000 dân : Định mức biên chế 25 - 30 người Dân số >100.000 - 150.000 dân : Định mức biên chế 31 - 35 người Dân số >150.000 - 250.000 dân : Định mức biên chế 36 - 40 người
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2212 | 509
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 283 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 148 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 92 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 80 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Khảo sát đặc điểm và chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an
123 p | 26 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa y học cổ truyền của bệnh viện Quân Y 175
108 p | 63 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa Y học cổ truyền của Bệnh viên Quân y 175
108 p | 16 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
102 p | 67 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng và mối liên quan chỉ số non-HDL-C với các thể y học cổ truyền ở bệnh nhân rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp
108 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh
109 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên
73 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ
85 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
77 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
78 p | 47 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố Thái Nguyên
81 p | 57 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu tình trạng kháng Insulin ở bệnh nhân suy tim điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên
84 p | 43 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại thành phố Lạng Sơn
86 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn