Luận văn Thạc sĩ y học: Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc Dao tại một số xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
lượt xem 4
download
Mục tiêu của Luận văn Thạc sĩ y học: Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc Dao tại một số xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhằm: đánh giá thực trạng và sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng năm 2015. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng năm 2015. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ y học: Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc Dao tại một số xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC TRẦN NGỌC THÚY THỰC TRẠNG VÀ SỬ DỤNG NHÀ TIÊU Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN, NĂM 2016
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC TRẦN NGỌC THÚY THỰC TRẠNG VÀ SỬ DỤNG NHÀ TIÊU Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 60.72.01.63 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA THÁI NGUYÊN, NĂM 2016
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, em luôn nhận được sự dạy bảo, hướng dẫn tận tình và sự tạo điều kiện tối đa của các thầy giáo, cô giáo và người thân. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, bộ phận sau đại học, khoa y tế công cộng trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện từ việc trang bị kiến thức qua các môn học đến cách thu thập, xử lý số liệu làm luận văn. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa – Phó khoa y tế công cộng, trưởng bộ môn Sức khỏe môi trường, Sức khỏe nghề nghiệp, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên là người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân, trạm y tế các xã Phan Thanh, Vũ Nông, Ca Thành huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đặc biệt là các ông/ bà chủ tịch ủy ban, các trạm trưởng trạm y tế, nhân viên y tế thôn bản và toàn bộ các hộ gia đình người dân tộc Dao đã hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu để hoàn thành luận văn. Và cuối cùng để có được kết quả này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè trong lớp cao học K18 khóa học 2014 – 2016, bố mẹ tôi, chồng con tôi và những người thân trong gia đình đã kịp thời động viên tôi về tinh thần và hỗ trợ về vật chất để giúp tôi hoàn thành khóa học và luận văn này. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016 Tác giả Trần Ngọc Thúy
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc Dao tại một số xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” là do tự bản thân tôi thực hiện. Tất cả những số liệu trong đề tài do tôi tham gia thu thập, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi xin đảm bảo tính khách quan, trung thực của các số liệu và kết quả xử lý trong nghiên cứu này. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016 Tác giả Trần Ngọc Thúy
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BYT Bộ y tế HGĐ Hộ gia đình KAP Knowledge Attitude Practice: Kiến thức, thái độ, thực hành HVS Hợp vệ sinh MTQG Mục tiêu quốc gia THCS Trung học sơ sở THPT Trung học phổ thông TC, CĐ, ĐH Trung cấp, Cao đẳng, Đại học TTYT Trung tâm y tế VSMT Vệ sinh môi trường UBND Ủy ban nhân dân YTTB Y tế thôn bản WHO World Health Organization: tổ chức y tế thế giới WTO World Toilet Organization: hội nhà vệ sinh thế giới
- MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3 1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 3 1.1.1. Khái niệm về môi trường .......................................................................... 3 1.1.2. Định nghĩa sức khỏe .................................................................................. 3 1.1.3. Khái niệm sức khỏe môi trường ................................................................. 3 1.1.4. Khái niệm về nhà tiêu ............................................................................... 3 1.2. Thực trạng sử dụng nhà tiêu hiện nay ..................................................... 4 1.2.1. Tầm quan trọng của việc xử lý phân và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ...... 4 1.2.2. Những quy định của nhà tiêu hợp vệ sinh.................................................. 6 1.2.2.1.Những quy định chung ............................................................................ 6 1.2.2.2.Những quy định về xây dựng, sử dụng và bảo quản đối với các loại nhà tiêu ................................................................................................................ 9 1.2.3. Thực trạng sử dụng nhà tiêu trên thế giới ................................................. 12 1.2.4. Thực trạng sử dụng nhà tiêu ở Việt Nam ................................................. 14 1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình 1.3.1. Nguồn lực, hoạt động của các cán bộ y tế thực hiện chương trình vệ sinh môi trường ........................................................................................................... 18 1.3.2. Sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể ................................................ 19 1.3.3. Về phía người dân. .................................................................................... 20 1.3.3.1.Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân .......................................... 20 1.3.3.2. Phong tục tập quán, thói quen của cộng đồng người dân tộc Dao......... 21 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 23 2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................. 23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 23
- 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 23 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 24 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 24 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 24 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu........................................................... 24 2.2.2.1.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................... 24 2.2.2.2.Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính ........................................................... 25 2.3. Các chỉ số nghiên cứu ................................................................................ 26 2.3.1. Thực trạng sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình ...................................... 26 2.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao ................................................................................................................ 26 2.3.2.1. Về phía nguồn lực, hoạt động của cán bộ y tế thực hiện chương trình vệ sinh môi trường ..................................................................................... 26 2.3.2.2. Về phía các ban ngành đoàn thể của xã ................................................. 26 2.3.2.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân ......................................... 26 2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin .............................................................. 27 2.4.1. Phỏng vấn ................................................................................................. 27 2.4.2. Quan sát .................................................................................................... 27 2.4.3. Phỏng vấn sâu............................................................................................ 27 2.4.4. Thảo luận nhóm ........................................................................................ 27 2.5. Cách đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành .......................................... 27 2.5.1. KAP của người dân tộc Dao ..................................................................... 27 2.5.2. Cách phân loại nhà tiêu ............................................................................ 28 2.6. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 28 2.7. Sai số và hạn chế sai số ................................................................................ 29 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................... 29 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 30
- 3.1. Thực trạng và sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao ở 3 xã huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ............................................................................................ 30 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .................................................................. 38 Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 51 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 65 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 68
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ...................................... 30 Bảng 3.2 Tỷ lệ các loại nhà tiêu HGĐ đang sử dụng tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ................................................................................. 32 Bảng 3.3 Đánh giá việc sử dụng nhà tiêu của các hộ gia đình tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .......................................................... 32 Bảng 3.4 Tỷ lệ loại nhà tiêu hai ngăn HGĐ đang sử dụng tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .......................................................... 33 Bảng 3.5 Tỷ lệ loại nhà tiêu chìm có ống thông hơi HGĐ đang sử dụng tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ......................................... 33 Bảng 3.6 Tỷ lệ loại nhà tiêu thấm dội nước HGĐ đang sử dụng tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .......................................................... 34 Bảng 3.7 Tỷ lệ loại nhà tiêu tự hoại HGĐ đang sử dụng tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .......................................................... 34 Bảng 3.8 Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm quan sát đối với nhà tiêu hai ngăn tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ...................................................................................................... 35 Bảng 3.9 Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm quan sát đối với nhà tiêu thấm dội nước tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ................................................................................................ 37 Bảng 3.10 Số lượng cán bộ y tế chuyên trách chương trình vệ sinh môi trường ở 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ................................... 38 Bảng 3.11 Số lượng cán bộ trạm y tế, y tế thôn bản thực hiện chương trình vệ sinh môi trường ở 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ....... 38
- Bảng 3.12 Tỷ lệ các cán bộ y tế tham gia công tác vệ sinh môi trường được tập huấn về vệ sinh môi trường ............................................................ 39 Bảng 3.13 Tỷ lệ cán bộ y tế tham gia công tác vệ sinh môi trường của xã đã thực hiện truyền thông về về sinh môi trường ................................ 39 Bảng 3.14 Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ............................................... 40 Bảng 3.15 Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .......................................................... 40 Bảng 3.16 Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ............................................... 41 Bảng 3.17 Kiến thức của người dân về sử dụng nhà tiêu tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng........................................................................ 45 Bảng 3.18 Thái độ của người dân về vấn đề không có nhà tiêu ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh ............................. 45 Bảng 3.19 Thái độ của người dân về vấn đề mỗi gia đình cần có nhà tiêu riêng ....................................................................................................... 46
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ..................................... 31 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ các hộ gia đình có nhà tiêu tại 3 xã, huyện Nguyên bình, tỉnh Cao Bằng ............................................................................ 31 Biểu đồ 3.3 Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu hai ngăn ........... 46 Biểu đồ 3.4 Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu thấm dội nước .. 47 Biểu đồ 3.5 Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu tự hoại .............. 47
- DANH MỤC HỘP KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH Hộp 3.1 Ảnh hưởng của nguồn lực và hoạt động của cán bộ y tế đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ................................................................................... 42 Hộp 3.2 Nhu cầu tập huấn về vệ sinh môi trường để nâng cao hiệu quả truyền thông nhằm làm tăng tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân ............. 43 Hộp 3.3 Ảnh hưởng của sự quan tâm của ban ngành đoàn thể đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân ............................................................. 44 Hộp 3.4 Ảnh hưởng của kiến thức đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân ........................................................................................................... 48 Hộp 3.5 Ảnh hưởng của phong tục tập quán đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .... 49
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sự ô nhiễm của môi trường sống đã dẫn đến những hiểm họa sinh thái tiềm tàng, mà hậu quả chưa thể nào lường trước được. Vì thế vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn thế giới bởi tầm quan trọng của nó đến sức khỏe con người [23]. Vệ sinh môi trường bao gồm rất nhiều vấn đề như vấn đề về nước sạch, xử lý rác thải, … nhưng vấn đề sử dụng nhà tiêu đặc biệt được quan tâm nhất là ở những vùng nông thôn. Ở đó vệ sinh môi trường còn kém, các công trình vệ sinh còn đơn sơ, chưa đúng tiêu chuẩn, chất thải của người và gia súc chưa được xử lý đúng cách, chưa đảm bảo vệ sinh, tập quán dùng phân người và gia súc để bón ruộng và hoa màu vẫn còn tồn tại góp phần làm phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân. Bởi phân người từ lâu đã được biết đến là nguồn gây ô nhiễm môi trường, truyền nhiễm bệnh tật cho con người. Nếu không được quản lý, xử lý đúng kỹ thuật, phân người sẽ là nguồn lan truyền vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng đường ruột ra môi trường bên ngoài, lây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng [23]. Nhiều nghiên cứu về thực trạng sử dụng nhà tiêu cho thấy số HGĐ có nhà tiêu và số HGĐ sử dụng nhà tiêu HVS còn chiếm tỷ lệ thấp. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn thì tỷ lệ HGĐ người Dao ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có nhà tiêu chiếm 29,4%, tỷ lệ số HGĐ có nhà tiêu hai ngăn
- 2 chiếm 11,4%, nhà tiêu tự hoại 2,0%, nhà tiêu thấm dội nước 0,6% và tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS mới chỉ đạt 16,7% [54]. Nguyên Bình là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Cao Bằng, địa hình chủ yếu là đồi núi chia cắt phức tạp, trình độ dân trí không đồng đều, nền kinh tế phát triển chậm. Tại đây chủ yếu có các dân tộc Tày, Nùng, H’mong, Dao sinh sống, trong đó người Dao chiếm tỉ lệ 60%. Theo báo cáo thống kê cho biết tỉ lệ các hộ gia đình có nhà tiêu năm 2013 (29%) và năm 2014 (31%). Các nhà tiêu hầu hết không đảm bảo vệ sinh. Phần lớn những hộ gia đình không có nhà tiêu họ thường đi ra ngoài vườn hay bờ suối, bụi cây. Kèm theo đó là trình độ học vấn còn thấp và họ vẫn giữ những phong thục tập quán lạc hậu. Chính bởi những phong tục tập quán của cộng đồng người dân tộc nói chung và cộng đồng người dân tộc Dao nói riêng còn nhiều lạc hậu như vậy nên đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng sử dụng nhà tiêu của người dân ở các vùng miền và cũng đã thống kê được tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân ở các tỉnh thành. Nhưng tại sao cho đến nay tỷ lệ sử dụng nhà tiêu HVS vẫn còn thấp. Thực trạng sử dụng nhà tiêu của cộng đồng người Dao ở Cao Bằng cụ thể như thế nào, có khác cộng đồng người Dao ở những nơi khác hay không. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao. Để trả lời những vấn đề đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở ngƣời dân tộc Dao tại một số xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”, với các mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng và sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng năm 2015. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng năm 2015.
- 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm về môi trường Môi trường là toàn thể hoàn cảnh tự nhiên (đất, nước, không khí, ánh sáng, vi sinh vật…), hoàn cảnh xã hội (phong tục tín ngưỡng, sinh hoạt, văn hóa, nghề nghiệp, gia đình,…) tạo thành những điều kiện sống bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe con người [14]. 1.1.2. Định nghĩa về sức khỏe Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tật.” [14] 1.1.3. Khái niệm sức khỏe môi trường Sức khỏe môi trường là “Trạng thái sức khỏe của con người liên quan và chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh” [14]. 1.1.4. Khái niệm về nhà tiêu - Nhà tiêu là hệ thống thu nhận, xử lý tại chỗ phân và nước tiểu của con người. Việc sử dụng nhà tiêu HVS và xử lý phân đúng kỹ thuật sẽ là thay đổi theo chiều hướng tốt mô hình bệnh tật ở nông thôn cũng như cải thiện được môi trường đang ngày một ô nhiễm [14]. - Nguyên tắc xử lý phân: tập trung, cách ly, biến thành vô hại và không làm ô nhiễm môi trường đất – nước- không khí. - Yêu cầu đối với một nhà tiêu HVS [14]: + Không làm nhiễm bẩn đất xung quanh + Không làm nhiễm bẩn các nguồn nước dùng để ăn uống và sinh hoạt + Không có mùi hôi thối, không làm hấp dẫn côn trùng + Không để cho ruồi nhặng tiếp xúc với phân + Vị trí xử lý phân phải sạch sẽ, dễ thoát nước, kín
- 4 + Dễ sử dụng bảo quản và dễ sửa chữa + Phương pháp xử lý đơn giản, giá thành hạ + Phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán từng địa phương + Được người dân chấp nhận và tham gia. 1.2. Thực trạng sử dụng nhà tiêu 1.2.1. Tầm quan trọng của việc xử lý phân và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh Nhu cầu bài tiết của con người không thể thiếu được trong sự sống của mình. Với lượng phân người hàng ngày thải ra môi trường là hàng chục ngàn tấn đã và đang góp phần làm ô nhiễm môi trường ở các mức độ khác nhau. Việc quản lý, thu gom và xử lý không HVS sẽ là hiểm họa của rất nhiều bệnh tật đối với con người. Mặt khác trong phân người chứa rất nhiều mầm bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe của cộng đồng (trên 50 loại vi khuẩn gây bệnh có trong phân người), nếu không được thu gom và xử lý HVS sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường xung quanh và gây nên nhiều loại bệnh tật trong đó có bệnh tiêu chảy, giun sán, ngoài da, phụ khoa, mắt và các bệnh khác. Trên toàn thế giới hàng năm có gần 2 tỷ người bị lây nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun đũa, giun tóc và giun móc) [51]. Chỉ tính riêng bệnh tiêu chảy cũng chiếm 4,1% gánh nặng bệnh tật và gây tử vong cho 1,8 triệu người mỗi năm trên toàn cầu (tính cả bệnh tả). Ước tính, 88% trường hợp này qui cho việc sử dụng nước không an toàn, thiếu nhà tiêu HVS và hành vi vệ sinh kém [27]. Ở Việt Nam, ước tính các bệnh liên quan tới nước và vệ sinh chiếm 7,5% gánh nặng bệnh tật [9]. Môi trường nước là trung gian lây truyền các mầm bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền theo đường phân - miệng và có thể gây ra những vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Sử dụng nước sinh hoạt và nhà tiêu không HVS làm gia tăng tỷ lệ bệnh tật của người dân và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của cộng đồng. Nước bị nhiễm phân được phát hiện qua
- 5 việc xét nghiệm nước tìm thấy sự có mặt của các vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là Escherichia Coli. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long việc sử dụng loại cầu tiêu ao cá đã gây ô nhiễm nặng nề cho tất cả các nguồn nước bề mặt. Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường sống là đất. Các thành phần vật lý, hóa học của đất liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người. Đất là nơi trồng trọt, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm hàng ngày của con người. Môi trường đất bị ô nhiễm do quản lý phân người không tốt có thể thông qua nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày, bụi bặm hoặc qua tay của người nhiễm bẩn không rửa để gây bệnh cho con người [23]. Tình trạng quản lý phân người không tốt trong đó có việc sử dụng các loại nhà tiêu không HVS hay không sử dụng nhà tiêu ở một số HGĐ đã gây ô nhiễm đất, nước, không khí, làm cho ruồi nhặng phát triển, phát tán các loại vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, ở các vùng nông thôn, tập quán sử dụng phân người trong sản xuất nông nghiệp đã có từ xa xưa và cho đến nay ở nhiều vùng vẫn còn sử dụng. Phân người có đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển và có thể thay thế được nhiều loại phân bón hóa học khác. Sử dụng phân người để làm phân bón cho cây trồng vừa tiết kiệm được đầu tư sản xuất, vừa tránh được thoái hóa đất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng phân người chưa được xử lý đúng lại là một trong những nguồn ô nhiễm nhất là mối nguy hại trực tiếp cho sức khỏe của người nông dân và lan truyền các mầm bệnh nguy hiểm cho cộng đồng. Theo kết quả nghiên cứu tại Thái Nguyên của Hoàng Anh Tuấn cho thấy số hộ gia đình có sử dụng phân để bón ruộng và hoa màu là 90,2%, trong đó số HGĐ sử dụng phân ủ chỉ có 17,1% [54]. Theo nghiên cứu khác của Hoàng Thị Thu Hà cho thấy số HGĐ sử dụng phân để
- 6 bón ruộng chiếm tỉ lệ 49% lại rơi vào những HGĐ không có nhà tiêu hoặc có nhà tiêu nhưng không HVS, còn đối với các HGĐ có nhà tiêu HVS thì 100% không sử dụng phân bón ruộng [54]. Việt Nam là một nước nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều bất kỳ mùa nào cũng có khả năng làm cho mầm bệnh là trứng giun sán có khả năng phát triển. Như vậy ở đất, nước, không khí, thực phẩm đều có mặt của các loại ký sinh trùng gây bệnh đường ruột cho người. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng nhà tiêu HVS, quản lý và xử lý phân còn nhằm mục đích làm giảm sự ô nhiễm môi trường và giảm sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Trong thời gian qua Việt Nam đang gặp phải những thách thức rất lớn trong việc khống chế các dịch bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Để hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm tỉ lệ mắc bệnh, dịch liên quan đến phân, nước, từng bước cải thiện và nâng cao sức khỏe cộng đồng cần tập trung đẩy mạnh các hành vi vệ sinh cá nhân và đặc biệt là quản lý tốt các nguồn phân thông qua việc xây dựng và sử dụng các loại nhà tiêu HVS cũng như sử dụng phân đúng cách trong sản xuất nông nghiệp. 1.2.2. Những quy định của nhà tiêu hợp vệ sinh 1.2.2.1.Những quy định chung Tiêu chuẩn ngành về nhà tiêu HVS theo quyết định 08/2005/QĐ- BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế (BYT) [11] và theo thông tư số 27/2011/TT – BYT ngày 24/6/2011 quy định bốn loại nhà tiêu HVS bao gồm: nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước và nhà tiêu tự hoại dùng cho HGĐ. Các nhà tiêu này được quy định là loại nhà tiêu HVS về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu sau:
- 7 a) Cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với người, động vật và côn trùng. b) Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân (vius, vi khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Các nội dung, quy định này quy định tình trạng vệ sinh của nhà tiêu. Các yêu cầu về thiết kế, vật liệu, kích thước, kĩ thuật xây dựng, độ bền và các khía cạnh khác của nhà tiêu tuân theo hướng dẫn của BYT. Quy định này áp dụng để kiểm tra, giám sát, đánh giá và phân loại tình trạng vệ sinh của các loại nhà tiêu HVS được quy định trong quyết định này. Một số loại nhà tiêu HVS như: Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ: là nhà tiêu có hai ngăn kín, ở một thời điểm chỉ sử dụng một trong hai ngăn, có cả phân và tro trong ngăn sử dụng (nước tiểu tách riêng). Khi một trong hai ngăn đầy sẽ được đậy kín để ủ, thường ủ ít nhất 6 tháng trước khi được dùng làm phân bón ruộng. Nhà tiêu tự hoại: là nhà tiêu đảm bảo tốt nhất quá trình thu gom phân, cô lập và tái sinh phân với các ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc. Loại nhà tiêu này đảm bảo tốt nhất và không gây ô nhiễm môi trường. Các nhà ven sông cần sử dụng loại nhà tiêu này để hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên loại này tương đối đắt tiền [11].
- 8 Nhà tiêu thấm dội nước: là nhà tiêu đơn giản được sử dụng phổ biến ở vùng nông thôn. Nhà tiêu gồm phần nhà xí có tường bao quanh, bệ có hố, ống xi phông để tạo hút nước và ống dẫn phân. Bể chứa phân có một ngăn, trên thành hố có lỗ thấm để cho nước dư thừa từ hố thấm lọc qua lớp đất xung quanh làm sạch chất ô nhiễm. Sử dụng loại nhà tiêu này cần phải dội nước cho mỗi lần đi vệ sinh để đưa phân xuống hố và tạo nút nước chống mùi hôi. Nhưng không nên dùng loại nhà tiêu này ở vùng trũng, dễ ngập nước hay vùng khan hiếm nước. Nhà tiêu chìm có ống thông hơi: là loại nhà tiêu sử dụng vi khuẩn kị khí để phân hủy phân. Sau khi đi vệ sinh, phân người sẽ rơi xuống hố còn nước tiểu được dẫn ra ngoài bằng rãnh thoát. Sau mỗi lần đi phân được ủ bằng chất độn (tro bếp, mùn cưa, vôi bột hoặc đất bột). Chất độn sẽ làm khô phân, tạo môi trường không thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh. Ống thông hơi góp phần giảm mùi hôi trong nhà tiêu, thoát nhanh hơi nước trong hố phân và khống chế ruồi nhặng. Loại nhà tiêu này có ưu điểm chi phí rẻ, dễ sử dụng và bảo quản đặc biệt thích hơp cho những HGĐ có hạn chế về nước dùng. Tuy nhiên có nhược điểm là vẫn còn mùi khó chịu, có thể làm ô nhiễm nguồn nước và không sử dụng được ở nơi đất chật, người đông, vùng ngập nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2227 | 509
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 292 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú và nguồn lực tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông
93 p | 203 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 161 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 83 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa y học cổ truyền của bệnh viện Quân Y 175
108 p | 67 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng phương pháp tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng
122 p | 55 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa Y học cổ truyền của Bệnh viên Quân y 175
108 p | 17 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
102 p | 70 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng và mối liên quan chỉ số non-HDL-C với các thể y học cổ truyền ở bệnh nhân rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp
108 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu tác dụng của thủy châm chế phẩm chứa nọc ong trên mô hình động vật gây viêm và thoái hóa khớp gối
83 p | 43 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh Bắc Kạn
73 p | 53 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh
109 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ
85 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
117 p | 61 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại thành phố Lạng Sơn
86 p | 53 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố Thái Nguyên
81 p | 61 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn